- Hoạt động và giao tiếp.
3.1 Tránh cho trẻ chứng kiến mâu thuẫn sảy ra giữa cha mẹ đặc biệt là bạo lực gia đình.
biệt là bạo lực gia đình.
Chuyện bất đồng quan điểm giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Từ những ý kiến bất đồng này có thể dẫn đến những cuộc tranh luận hay nặng nề hơn là những cuộc cãi vã, hành hạ, đánh đập nhau. Vợ chồng xung khắc nhau nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau để đi đến một quyết định giải pháp hợp lí nhất có ảnh hướng rất tích cực tới trẻ. Lúc đó sẽ là một tấm gương rất tốt cho con cái noi theo. Nhưng tranh luận mà có cãi cọ, chửi bới thậm chí đánh đập nhau sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển mọi mặt của trẻ.Trẻ cảm thấy rơi vài một tâm trạng chán chường, bế tắc, không muốn tiếp xúc với bạn bè và sống thu mình lại hoặc có trẻ phản ứng lai bằng cách đánh bạn bè, học tập sa sút, lao vào các tệ nạn xã hội. Nhiều cặp vợ chồng không hài lòng về người bạn đời của mình cũng không nên chỉ trích nhau trước mặt con. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, cần biết chọn không gian và thời gian thích hợp để cả hai cùng tranh luận.Tránh để trẻ nghe thấy hoặc chứng kiến tận mắt mâu thuẫn hoặc bạo lực sảy ra giữa cha mẹ.Hôn nhân sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái những đứa trẻ phải sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc bố mẹ thường xuyên cãi cọ, đánh đập nhau còn bị tác động nhiều hơn những đứa trẻ bố mẹ bỏ nhau.
Cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự phát triển của trẻ nhỏ. Những trẻ sống trong một gia đình không hạnh phúc sẽ sống thu mình lại hay thậm chí còn trở nên ngang bướng . Nhưng những đứa trẻ có được gia đình yên ấm, bố mẹ thuận hòa sẽ được phát triển tâm sinh lý và thể chất một cách toàn diện nhất.