Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
225,5 KB
Nội dung
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA-UBND Tiên Yên, ngày tháng 4 năm 2015 ĐỀ ÁN Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015 - 2020 PHẦN MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết xây dựng Đề án Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách nhằm thúc đẩy phân luồng, đáp ứng nhu cầu học tập và cung - cầu lao động của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo và cân đối nguồn nhân lực. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung quan trọng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là bắt buộc, là điểm xuất phát của chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để học sinh sau tốt nghiệp THCS tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là định hướng cho người học sau tốt nghiệp THCS có thể tiếp tục học lên một bậc học phù hợp với năng lực, nguyện vọng hoặc chọn lựa một nghề thích hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh. Học sinh sau tốt nghiệp THCS, tùy theo năng lực, điều kiện và nguyện vọng của bản thân, có thể lựa chọn một trong các luồng sau: (1) Học tiếp lên trung học phổ thông tại các trường trung học phổ thông (dành cho một số học sinh có năng lực tốt, có thiên hướng nghiên cứu chuyên môn cao và có nguyện vọng học lên Đại học, Cao đẳng). (2) Học trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên, trước đây gọi là Bổ túc trung học phổ thông, tại các trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên. (3) Học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề (dành cho số học sinh có năng lực trung bình khá và có thiên hướng kỹ thuật, thực hành). (4) Tham gia lao động sản xuất ngay mà chưa qua đào tạo nghề. Về bản chất, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là sự phân hoá theo nhóm lớn đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS. Đó là những nhóm học sinh có cùng định hướng, cùng nguyện vọng sau tốt nghiệp THCS. Về mục tiêu, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là nhằm phát huy năng lực của người học tốt nhất theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện mà họ có được. Về ý nghĩa, 1 phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hoá xu hướng phân hoá của học sinh sau tốt nghiệp THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của học sinh và nhu cầu xã hội. Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS lành mạnh, đúng hướng thông thoáng thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả xã hội (mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, cơ cấu nhân lực được cải thiện, tránh được lãng phí xã hội trong giáo dục …). Thực hiện không tốt việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS cũng có nghĩa là chúng ta vô tình xô đẩy một bộ phận đông đảo học sinh sau tốt nghiệp THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh, về điều kiện gia đình không được tiếp tục học mà phải nghỉ học, phải tham gia lao động sản xuất mà không có kỹ năng nghề qua đào tạo. Mặt khác, có không ít học sinh đáng lẽ chỉ cần tốt nghiệp THCS là có thể học ngay trung cấp chuyên nghiệp nhưng các em lại đi đường vòng, học và tốt nghiệp trung học phổ thông rồi thi đại học, cao đẳng không đỗ mới quay lại học trung cấp chuyên nghiệp, gây lãng phí thời gian, tài chính một cách không cần thiết. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS giúp tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của học sinh. Đối với huyện Tiên Yên, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi trình độ dân trí và mặt bằng chất lượng giáo dục còn hạn chế, điều kiện hoàn cảnh của nhiều gia đình còn khó khăn, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện tại và trong thời gian tới khi Tiên Yên tái lập thị xã là rất lớn, Do vậy, phân luồng sẽ góp phần tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, thực hiện phổ cập giáo dục trung học và đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện trong tình hình mới. Tuy nhiên trong những năm qua, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở của huyện Tiên Yên còn có những bất cập, khó khăn: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học chuyên nghiệp và học nghề (theo luồng thứ 3) rất thấp (từ 0%-5,9%), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên của huyện (theo luồng 2) chiếm không quá 3% mỗi năm; nhận thức của học sinh, phụ huynh và nhân dân về nghề nghiệp chưa cao, chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn và năng lực của học sinh; công tác tư vấn hướng nghiệp chưa phát huy hiệu quả; cơ sở vật chất của các đơn vị trên địa bàn có chức năng, nhiệm vụ dạy nghề còn thiếu,… Như vậy, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chẳng những không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh mà còn đa dạng hoá phương thức học, luồng học cho người học, tạo điều kiện thích hợp cho nhiều người học và cho cả việc học lên của họ. Nếu học sinh có nhu cầu nguyện vọng và năng lực thì việc học lên có nhiều cơ hội như học liên thông, liên kết, từ xa, vừa học vừa làm, 2 Để công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS ở huyện Tiên Yên thực sự triệt để, đạt hiệu quả, Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên xây dựng Đề án “Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015 - 2020”. II. Căn cứ pháp lý Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020; Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề 2011-2020; Quyết định 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí học tập, cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến 2014 – 2015; Nghị quyết 01-NQ/TV ngày 12/11/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020”; Quyết định số 3429/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Đề án Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Dự thảo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; III. Đối tượng, phạm vi của Đề án - Phạm vi: Đề án tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của các trường học có cấp học THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên và đề xuất các chỉ tiêu, điều kiện, giải pháp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trong giai đoạn 2015 – 2020. - Đối tượng: các giải pháp thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Yên. - Khách thể: Học sinh sau tốt nghiệp THCS tại các trường học trên địa bàn huyện Tiên Yên; các ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân và dạy nghề trên địa bàn huyện, tỉnh. IV. Tên gọi, mục đích, yêu cầu Đề án 3 - Tên gọi: Đề án “Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015 - 2020”. - Mục đích: Xây dựng phương án, giải pháp nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên Yên trong tình hình mới. - Yêu cầu: Đề án đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên giai đoạn 2015 - 2020 được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS giai đoạn 2012 - 2014; đề xuất các mục tiêu, định hướng đến năm 2020 và các giải pháp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của huyện. V. Phương pháp tiến hành lập Đề án - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; - Phương pháp khảo sát, điều tra; thống kê; mô hình; dự báo - Phương pháp phân tích chính sách; - Phương pháp chuyên gia qua tư vấn, hỗ trợ, hội thảo; - Các phương pháp toán và ứng dụng công nghệ thông tin. 4 PHẦN I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 1. Khái quát đặc điểm tình hình huyện Tiên Yên Tiên Yên là một huyện miền núi, gồm có 12 xã và thị trấn với 122 thôn, bản, khu phố. Trong đó có 5 xã khó khăn (Hà Lâu, Điền Xá, Phong Dụ, Đại Dực, Đại Thành) chiếm tỷ lệ 41,7%; dân số trên 5 vạn người, trong đó dân tộc thiểu chiếm tỷ lệ 50,2%; kinh tế - xã hội của địa phương không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 29,17% (năm 2010) xuống còn 4,62% (năm 2014); phong trào xây dựng nông thôn mới được tổ chức rộng khắp trong toàn huyện 1 , kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội - giáo dục đã được chú trọng xây dựng 2 , 12/12 đơn vị xã và thị trấn có điện lưới quốc gia, có đường giao thông thuận lợi đến trung tâm xã, đây cũng chính là những động lực cho giáo dục phát triển vững chắc. Tuy nhiên, huyện còn gặp một số khó khăn nhất định: Địa bàn huyện trải rộng, có nhiều thôn khe bản vùng sâu, vùng xa; dân cư phân tán; một số thôn bản đường giao thông đi lại khó khăn; dân trí còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Huyện chưa có khu công nghiệp, chưa các công ty, xí nghiệp, công xưởng để thu hút lực lượng lao động, đa số làm nghề tự do, phát triển kinh tế hộ gia đình (dịch vụ, thương mại, vận tải, nông - lâm - ngư nghiệp, ). 2. Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh lớp 9 trung học cơ sở - Hệ thống giáo dục của huyện Tiên Yên trong những năm qua tương đối hoàn chỉnh, thống nhất với đầy đủ các cấp học đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Năm học 2014 – 2015, toàn huyện có 36 trường, 01 Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên. Trong đó có 13 trường mầm non (12 trường công lập, 01 trường tư thục), 8 trường tiểu học, 4 trường THCS, 5 trường TH&THCS, 01 trường PTDT bán trú TH&THCS, 01 trường PTDT bán trú THCS, 01 trường THCS&THPT Dân tộc Nội trú Tiên Yên, 03 trường THPT (02 trường công lập, 01 trường dân lập), 01 trường PTDT Nội trú THCS&THPT. Như vậy 12/12 xã, thị trấn đã có cấp học THCS. - Tổng số học sinh lớp 9 toàn huyện hàng năm dao động trong khoảng trên dưới 700 học sinh/năm. Trong đó, số học sinh dân tộc thiểu số thuộc các xã 1 Năm 2014, huyện có 3 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đến cuối năm 2015, huyện đạt chuẩn nông thôn mới với 9/11 xã đạt chuẩn. 2 Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia tăng từ 21,9% năm 2010 (7/32 trường) lên 47,2% năm 2014 (17/36 trường). Phấn đấu đến tháng 11/2015 đạt 75% (27/36 trường). 5 vùng cao chiếm khoảng 39%. Tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS hàng năm đạt xấp xỉ 100%. Bảng 1. Quy mô học sinh lớp 9 tốt nghiệp trung học cơ sở các năm TT Trường Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Tổng số Tỷ lệ TN Tổng số Tỷ lệ TN Tổng số 1 THCS Thị trấn 80 100 87 100 103 2 THCS Tiên Lãng 68 100 51 100 71 3 THCS Hải Lạng 64 100 97 100 60 4 THCS Đông Ngũ 99 100 92 100 110 5 PTDTBT THCS Phong Dụ 108 100 75 100 54 6 PTDTBT TH&THCS Hà Lâu 74 98,6 46 100 42 7 TH&THCS Điền Xá 13 100 24 100 16 8 TH&THCS Yên Than 69 100 39 100 33 9 TH&THCS Đồng Rui 31 100 29 100 28 10 TH&THCS Đại Dực 27 100 30 100 22 11 TH&THCS Đại Thành 22 100 23 100 13 12 THPT Hải Đông 71 100 82 100 83 13 PTDTNT THCS&THPT Tiên Yên 30 100 28 100 57 Tổng cộng 756 99,9 703 100 692 2.2. Quy mô mạng lưới các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở dạy nghề - Trên địa bàn huyện Tiên Yên có 01 Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm đào tạo nghề mỏ (cơ sở 4) thuộc trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm VINACOMIN - Trên địa bàn tỉnh (đến cuối năm 2013): Có 44 cơ sở đã đăng ký và tham gia đào tạo nghề (23 cơ sở công lập và 21 cơ sở thuộc các doanh nghiệp và tư nhân) gồm: 2 trường cao đẳng nghề; 3 trường trung cấp nghề; 6 trung tâm dạy nghề; 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng có dạy nghề, 2 trường trung cấp chuyên nghiệp; 26 đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Các cơ sở này có được phân bố tại 14 huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên sự phân bố này không đồng đều mà chủ yếu tập trung tại 2 thành phố Hạ Long, Uông Bí và thị xã Quảng Yên (phụ lục 1). + Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; ngoài những nghề đào tạo truyền thống, các cơ sở dạy nghề còn tập trung đầu tư để mở thêm những nghề mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thông qua đó giúp người lao động có điều kiện tìm 6 được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo. Hiện nay, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo trên 80 nghề thuộc 9 nhóm nghề với các cấp độ: Dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên), sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trung cấp chuyên nghiệp) thuộc cả 3 lĩnh vực: Nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ (phụ lục 2). + Về tuyển sinh đào tạo nghề: Quy mô tuyển sinh ổn định nhưng có sự dịch chuyển về số lượng tuyển sinh theo nhóm nghề đào tạo và trình độ đào tạo (các nghề nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch và nhóm nghề khác tăng dần hàng năm); trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề giảm mạnh, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên tăng nhanh. Các cơ sở dạy nghề đã có nhiều cố gắng thực hiện tuyển sinh và dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; từng bước nâng cao chất lượng các nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và quy định của pháp luật về dạy nghề (phụ lục 3). 3. Hiện trạng kết quả công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS 3.1. Kết quả phân luồng (Bảng 2) - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông hàng năm trong khoảng 64,3% - 79,7%. - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học chương trình giáo dục thường xuyên (học văn hóa kết hợp với học trung cấp) trong khoảng từ 2,7% - 6,6 %. - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học giáo dục chuyên nghiệp và trung cấp nghề trong khoảng từ 0% - 6,7% (riêng năm 2014 là 0%). - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS không tiếp tục học chiếm khoảng từ 17,5% - 31%. 3.2. Đánh giá chung về công tác phân luồng Nhìn chung việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trong những năm qua đã có bước phát triển đúng hướng, có những dấu hiệu tích cực. Tuy vậy những biến chuyển còn chậm và chưa bền vững, thiếu tính ổn định, còn tiềm ẩn các yếu tố dao động, các dấu hiệu mang tính hình thức như tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề nghề nghiệp, tỷ lệ học sinh bỏ học sau tốt nghiệp THCS còn tương đối cao. 4. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phân luồng (đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính, quản lý, cơ chế chính sách …) 4.1. Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Tiên Yên: - Về đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia dạy nghề: Tổng số biên chế có 09 cán bộ, giáo viên, trong đó có 03 cán bộ quản lý (01 giám đốc, 01 Phó giám đốc, 01 kế toán – hành chính văn thư), 03 giáo viên dạy văn hóa với trình độ đạt chuẩn (đại học) và 03 giáo viên dạy nghề có trình độ đạt chuẩn (trung cấp); 08 giáo viên hợp đồng làm nhiệm vụ dạy nghề và dạy văn hóa. Như vậy, đội ngũ giáo viên nghề đang từng bước đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề được giao. Nhìn chung Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện đã quan tâm đến công tác đào 7 tạo và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên; thường xuyên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và dạy nghề theo hướng tích hợp. - Về cơ sở vật chất: Có 06 phòng học lý thuyết và 05 nhà xưởng (xưởng mộc, chế biến món ăn, trồng nấm, điện dân dụng, tin học) với trang thiết bị được đầu tư theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với quy mô trên của Trung tâm có khả năng đáp ứng dạy nghề cho khoảng 70 học sinh/năm/nghề theo quy định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Ngoài ra Trung tâm còn có các công trình phụ trợ phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của thầy và trò. Như vậy cơ sở vật chất của Trung tâm có khả năng thu nhận số lượng rất lớn học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học các ngành nghề theo nhu cầu. Tuy nhiên, Trung tâm không có khu nhà ở nội trú nên việc bố trí ăn ở cho học viên xa nhà (thuộc các xã vùng cao) rất khó khăn. - Chương trình đào tạo: Trung tâm được cấp phép đào tạo dạy 05 nghề trình độ sơ cấp (mộc, chế biến món ăn, trồng nấm, điện dân dụng, tin học); được phép liên kết đào tạo dạy nghề trình độ trung cấp, sơ cấp. Tính đến nay, Trung tâm đã đào tạo được các nghề như sau: 05 nghề với trình độ trung cấp (Chế biến món ăn, công nghệ thông tin, kế toán doanh nghiệp, điện dân dụng, thú y); 02 nghề với trình độ sơ cấp (Hàn điện, cắt may). Ngoài ra Trung tâm còn được đào tạo và cấp chứng chỉ Tin học và Tiếng Anh trình độ A, B, C. - Về các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho dạy nghề: Học sinh học tại Trung tâm được hưởng mọi chế độ chính sách đối với người học theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Cụ thể: + Đối tượng theo học trình độ sơ cấp: Học theo chương trình học nghề lao động nông thôn được miễn học phí và hỗ trợ đi lại trong thời gian học tập (3 tháng); Chương trình khuyến công thì được miễn học phí; theo chương trình tự do đóng học phí tùy theo từng lớp từ 1.500.000/khóa học/học viên. + Đối tượng theo học trình độ Trung cấp: Trong độ tuổi học sinh học văn hóa kết hợp học nghề được miễn học phí; ngoài độ tuổi học sinh học theo nhu cầu thì đóng học phí theo từng lớp trung bình 300.000 đồng/tháng/học viên (trong 20 tháng). Giáo viên trong biên chế dạy nghề sơ cấp được hưởng lương theo ngân sách; giáo viên hợp đồng được trả lương theo từng lớp dạy. 4.2. Đối với các trường có cấp trung học cơ sở: - Số lượng: Các trường đã bố trí đủ biên chế giáo viên tham gia công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề cho học sinh lớp 9 với thời lượng 09 tiết/năm (01 tiết/tháng). - Kỹ năng và trình độ tư vấn hướng nghiệp: Đa số giáo viên chỉ có kiến thức chung về công tác giáo dục hướng nghiệp, thiếu kiến thức thực tế về nghề nghiệp và nhu cầu lao động của địa phương (huyện, tỉnh); vận dụng chương trình giảng dạy chưa linh hoạt, còn cứng nhắc; hình thức giảng dạy còn chưa phong phú. 8 - Chương trình giảng dạy: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên còn chưa sát thực tiễn, tính chất vùng miền. - Trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn thiếu, nghèo nàn nên hiệu quả giờ dạy chưa cao. 5. Đánh giá chung về công tác phân luồng a) Thuận lợi: Mạng lưới trường học trong huyện nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung cơ bản đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu học nghề của học sinh trong huyện; công tác chỉ đạo thực hiện phân luồng được sớm quan tâm, tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho việc định hướng phân luồng phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của từng địa phương. b) Khó khăn: - Nhận thức của người dân, của nhà trường và xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế; công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường phổ thông còn yếu; Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện chưa thực sự liên kết với các trường THCS, trung học phổ thông để giới thiệu chương trình đào tạo cũng như cơ hội tham gia thị trường lao động; hệ thống trường nghề, trường trung cấp trên địa bàn huyện chưa đủ, chưa được phát triển hợp lý và chưa hấp dẫn người học, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng để học sinh lựa chọn; hệ thống thông tin thị trường lao động còn nghèo nàn, thiếu thông tin, chưa kịp thời; các cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề chưa quan tâm đúng mức đến nguồn tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp THCS; các doanh nghiệp khi tuyển lao động phổ thông, lao động giản đơn đều đòi hỏi phải tốt nghiệp trung học phổ thông; có sự mất cân đối về cơ cấu hệ thống và nguồn lực đầu tư giữa giáo dục trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp. - Tồn tại lớn nhất của việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS hiện nay ở Tiên Yên cũng như của tỉnh là chưa phù hợp, chưa cân đối: Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học luồng 1 (học tiếp lên trung học phổ thông) hiện còn quá lớn (trên 70%), tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở vào học luồng 2 và luồng 3 (học Trung cấp chuyên nghiệp và học nghề) lại quá nhỏ. - Việc học sinh không đủ năng lực, điều kiện học tập vẫn tiếp tục cố theo học trung học phổ thông và thi vào đại học, cao đẳng đã, đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: Có trung bình 48% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, một tỷ lệ không nhỏ số không đỗ sẽ học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nơi mà đáng lẽ học sinh có thể lựa chọn ngay sau khi tốt nghiệp THCS. Điều này gây lãng phí về kinh phí và thời gian học trung học phổ thông (lãng phí đào tạo, lãng phí nguồn lực gia đình, xã hội), làm chậm thời gian tham gia thị trường lao động. - Kết quả phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS hiện nay gây ra những tác động bất lợi cho việc chuẩn bị và cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ phát 9 triển kinh tế - xã hội của huyện, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, bản thân người học và các chính sách phát triển giáo dục của huyện cũng như của tỉnh. c) Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém: - Một là, nhận thức của người dân và xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với lập thân, lập nghiệp của người lao động chưa đúng, chưa đầy đủ; công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông chưa hiệu quả; tâm lý xã hội quá trọng bằng cấp, coi học đại học là con đường thăng tiến duy nhất (coi học nghề ít có tương lai phát triển; tâm lý “thích làm thầy, ngại làm thợ” đã ăn sâu trong nhận thức của nhân dân nhất là thanh niên học sinh); học sinh, cha mẹ học sinh thiếu hiểu biết trong định hướng nghề nghiệp, nhiều gia đình và học sinh không lượng được sức học của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm con đường học nghề từ sớm; - Hai là, hệ thống thông tin về thị trường lao động nghèo nàn, chưa rộng rãi. Suốt một thời gian dài, huyện chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và của từng ngành; chưa có kế hoạch phân luồng phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực. Việc đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm. - Ba là, do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên sự đầu tư của Nhà nước và của xã hội để phát triển giáo dục nghề nghiệp bị hạn chế. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp điều kiện còn khó khăn, yếu kém, bất cập (thiết bị đào tạo lạc hậu nên học sinh học xong không làm việc được; năng lực đội ngũ giáo viên nghề chưa cao; chương trình, giáo trình nghề chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội; chất lượng đào tạo thấp, chưa thích nghi với thị trường lao động ); quy mô nhỏ, chưa đủ mạnh để có sức thu hút học sinh vào học; do đặc điểm phân bố các cơ sở đào tạo tập trung nhiều ở khu vực đô thị và ở những vùng kinh tế phát triển nên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. - Bốn là, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển lao động phải tốt nghiệp trung học phổ thông, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chủ yếu vào học tiếp trung học phổ thông (kể cả trường công lập và dân lập); hoặc tuyển dụng không cần bằng cấp (các cơ sở sản xuất, công ty xây dựng, ) nên học sinh sau tốt nghiệp THCS khi không vào được trung học phổ thông thì không tiếp tục đi học, không thiết tha học nghề. Chính vì vậy, kết quả thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS chưa đạt yêu cầu. - Năm là, yếu kém của công tác giáo dục hướng nghiệp: Công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông chưa hiệu quả; đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp không chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý chưa quan tâm coi trọng, thiếu kinh nghiệm, thiếu dự báo, tầm nhìn. Động cơ tham gia các lớp học nghề của học sinh lệch lạc, thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. + Công tác tư vấn, hướng nghiệp trong trường phổ thông thực hiện chưa tốt. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS còn bị xem nhẹ, thả nổi; thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc đẩy mạnh 10 [...]... dân về công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, công tác tư vấn, hướng nghiệp; tuyên truyền gương người lao động có tay nghề cao sau khi học nghề theo Đề án phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS 7 Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên - Tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trên địa bàn huyện; đồng thời rà soát lại điều kiện tổ chức các lớp học văn hóa kết... công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS - Chủ trì phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội lập dự toán, kế hoạch ngân sách hàng năm để phân bổ kinh phí thực hiện Đề án; tổng hợp dự toán về công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS hàng năm - Hướng dẫn, kiểm tra kết quả thực hiện chế độ chính sách tài chính hỗ trợ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS của... tiết hướng nghiệp cho học sinh nhằm giúp học sinh tự xác định năng lực của bản thân để định hướng lựa chọn nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp THCS 13 Dựa trên năng lực học tập của học sinh để tư vấn nghề nghiệp và tổ chức phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS: lập phiếu điều tra hướng nghiệp đối với học sinh lớp 9 sau tư vấn tập trung từ đó tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện và năng lực của học sinh để... nghiệp, doanh nghiệp lại rất cần những lao động có kỹ năng nghề nghiệp ở các bậc nghề và trung cấp chuyên nghiệp Thực hiện không tốt sự phân luồng học sinh sau tốt nghiệp sau THCS đã dẫn tới một bộ phận không nhỏ học sinh sau tốt nghiệp THCS có học lực yếu, có hoàn cảnh và điều kiện gia đình khó khăn phải nghỉ học, phải tham gia lao động mà không qua đào tạo nghề Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh. .. cầu xã hội Thực tế công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên trong thời gian qua cho thấy phần lớn học sinh tốt nghiệp THCS đều tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc bỏ học; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rất thấp, dẫn đến quy mô đào tạo nghề, nhất là quy mô đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề còn... thể - Chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp THCS được phân luồng học nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp theo các năm như sau: Năm Tổng số HS lớp 9 THCS (chính quy và bổ túc) 2015 745 15% 112 2016 769 18% - 27% 138 - 208 2017 722 18% - 27% 130 - 195 2018 808 18% - 27% 145 - 218 2019 769 18% - 27% 138 - 208 2020 763 30% 229 Tỉ lệ học sinh tốt Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào nghiệp THCS vào học học nghề hoặc... việc phân luồng sau THCS cho học sinh trên cơ sở năng lực học tập của học sinh Rà soát số học sinh tốt nghiệp THCS không dự tuyển vào lớp 10 và học sinh bỏ học sau khi tốt nghiệp THCS Lập danh sách học sinh đăng ký trường nghề (trên cơ sở các trường đã thực hiện liên kết đào tạo) - Tham mưu Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có kế hoạch tổ chức thực hiện việc tư vấn hướng nghiệp, vận động các em vào học tại... sinh sau tốt nghiệp sau THCS sẽ tạo ra phương thức học tập phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả, đa dạng hóa phương thức học và luồng học cho người học, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của họ Những học sinh có nhu cầu và nguyện vọng, có năng lực vẫn có nhiều cơ hội học lên cao như học liên thông, học từ xa, vừa làm vừa học, Thực hiện phân luồng học sinh sau tốt. .. dựng hệ thống quản lý công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS Xây dựng hệ thống thông tin quản lý công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS; hệ thống các cơ quan làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo trên cơ sở cơ cấu trình độ đào tạo theo từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thành lập Ban chỉ đạo phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS các cấp từ huyện đến xã... các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân IV Tổ chức thực hiện 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo - Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện ban hành: Kế hoạch triển khai Đề án phân luồng sau THCS trên địa bàn huyện đến năm 2020; Kế hoạch triển khai Đề án phân luồng sau THCS trên địa bàn huyện hàng năm theo từng địa bàn xã, thị trấn; Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS cấp huyện, trong . luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là sự phân hoá theo nhóm lớn đối với học sinh sau tốt nghiệp THCS. Đó là những nhóm học sinh có cùng định hướng, cùng nguyện vọng sau tốt nghiệp THCS. Về mục. THCS Thị trấn 80 100 87 100 103 2 THCS Tiên Lãng 68 100 51 100 71 3 THCS Hải Lạng 64 100 97 100 60 4 THCS Đông Ngũ 99 100 92 100 110 5 PTDTBT THCS Phong Dụ 108 100 75 100 54 6 PTDTBT TH& ;THCS. sinh sau tốt nghiệp THCS 3.1. Kết quả phân luồng (Bảng 2) - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông hàng năm trong khoảng 64,3% - 79,7%. - Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS