1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình

109 415 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của con người cũng được nâng cao và xu hướng tiêu dùng của người dân cũng dần dần thay đổi. Mọi người chuyển sang dùng hàng cao cấp nhiều hơn hàng thứ cấp, nhu cầu ăn uống cũng trở lên phức tạp hơn. Vấn đề ăn ngon, ăn những thức ăn đảm bảo chất lượng được các bà nội trợ đặc biệt quan tâm, nhưng không gia đình nào bỏ qua món rau trong các bữa ăn và không thể không ăn rau liên tục trong vài bữa cơm, mặc dù rau được coi là một món ăn rất đạm bạc. Vì sao lại như vậy? Bởi vì, rau xanh có một ý nghĩa rất quan trọng đối với con người. Nó cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể. Ông cha ta đã có câu “Ăn cơm không rau như đau không thuốc”. Cùng với nhịp sống đô thị hóa, số gia đình thoát ly khỏi môi trường nhà ở có vườn rau, ao cá ngày một nhiều, thêm vào đó, đời sống công nghiệp buộc rất nhiều người không còn thời gian dành cho việc tự cấy trồng và có cầu ắt phải có cung. Thị trường rau xanh đã hình thành rất đa dạng, đi cùng với đó là những vùng sản xuất rau khá phong phú, cũng như hệ thống thị trường tiêu thụ rau rộng khắp nơi với nhiều loại hình tiêu thụ như chợ nông thôn, chợ bán buôn, chợ bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, trường học, nhà hàng, khách sạn. Các loại hình này có thể hoạt động độc lập, có thể liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Với truyền thống thâm canh trong nông nghiệp, Thái Bình không chỉ đạt tới đỉnh cao năng suất lúa 12 -13 tấn/ha, mà còn là một trong những địa phương sản xuất rau màu với sản lượng lớn; mỗi năm tiêu thụ ở các tỉnh bạn 400 – 500 1 tấn rau. Quy hoạch phát triển rau, màu của Thái Bình đến hết 2010 cho thấy: 76% diện tích đất cây trồng hàng năm (70.315 ha) là đất cát đến thịt nhẹ có khả năng phát triển sản xuất rau màu các vụ trong năm; 3 mặt giáp sông thuận lợi cho 100% diện tích sử dụng nước tưới sông Hồng và sông Trà Lý. Theo thống kê hàng năm, chủng loại rau sản xuất khá phong phú, các nhóm rau có chất lượng, giá trị kinh tế cao ngày càng được đưa vào sản xuất nhiều, như: dưa chuột, dưa hấu, dưa gang, ớt, khoai tây xuân, cà chua, hành tỏi, bắp cải, cải cuốn, su hào… Điều đáng ghi nhận hơn là diện tích sản xuất rau tập trung 5 – 6 vụ/năm phân bố trên địa bàn rộng khắp các huyện, thành phố. Sản lượng rau của tỉnh được đưa đi tiêu thụ không những trong khu vực nội tỉnh, mà còn được đưa đi các tỉnh bạn và ngày càng được các tỉnh bạn đón nhận. Riêng thành phố Thái Bình không chỉ là một khu vực trồng rau khá phát triển mà nơi đây còn là thị trường tiêu thụ rau mạnh nhất của tỉnh. Bởi lẽ, thời gian gần đây thành phố Thái Bình được đầu tư quy hoạch phát triển, các khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, trung tâm thương mại, chợ… ngày càng nhiều và có quy mô lớn. Điều này góp phần làm tăng mật độ dân số nơi đây. Thành phố Thái Bình đang ngày càng khẳng định vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Thái Bình. Do đó nhu cầu tiêu thụ rau của người dân tăng lên. Để đáp ứng được sự phát triển này, thành phố Thái Bình phải có một hệ thống thị trường tiêu thụ rau tăng cả về số lượng và chất lượng. Có như vậy mới thúc đẩy được sự phát triển của ngành rau quả tỉnh Thái Bình nói chung và thành phố Thái Bình nói riêng, đóng góp vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay, hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình đang được các cấp chính quyền quan tâm và quy hoạch. Thị trường này đã hình thành và phát triển khá tốt nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý. Nhằm đưa một số ý kiến 2 góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình”. Với đề tài này, do khả năng và điều kiện không cho phép nghiên cứu toàn diện hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu những thị trường chủ yếu trong hệ thống thị trường này, bao gồm: các chợ bán rau (bao gồm cả chợ bán buôn và chợ bán lẻ) và siêu thị có quầy hàng bán rau trên địa bàn thành phố Thái Bình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy, hoàn thiện và mở rộng hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường nói chung và thị trường rau nói riêng - Đánh giá thực trạng hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình những năm qua. - Nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự hình thành và phát triển hệ thống tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số đối tượng chính như sau: - Hệ thống các chợ,cửa hàng, siêu thị tiêu thụ rau trên thành phố Thái Bình 3 - Những người tham gia vào thị trường tiêu thụ rau như người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người thu gom… - Các loại rau chính thường được tiêu thụ tại các chợ, siêu thị trên thành phố Thái Bình 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Bình. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát ở một số chợ, siêu thị, cửa hàng đại diện trên địa bàn thành phố. b. Phạm vi về thời gian - Các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu thực trạng hệ thống thị trường nói chung và thực trạng trên địa bàn thành phố Thái Bình nói riêng được thu thập từ năm 2006 – 2009. - Dữ liệu khảo sát ở các chợ, siêu thị, cửa hàng được tiến hành năm 2010. - Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thị trường tiêu thụ rau cho thành phố dự kiến thực hiện cho các năm 2015 – 2020. c. Phạm vi về nội dung: chủ yếu nghiên cứu, mô tả hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình, qua đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ rau và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển, hoàn thiện thị trường tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Thái Bình 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RAU 2.1 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RAU 2.1.1 Các khái niệm về hệ thống thị trường a. Về thị trường Từ xa xưa con người đã biết sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Ban đầu sản phẩm chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình, sau đó sản phẩm ngày càng nhiều và được mang ra ngoài trao đổi, dần dần hình thành nên thị trường. Cho đến nay đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và đưa ra các quan điểm khác nhau về thị trường. Trong đó có một số quan điểm tiêu biểu như sau: Theo quan niệm cổ điển: Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua, bán giữa người mua và người bán. [18] Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin: Thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội, là một trong những khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng. [19] Các nhà kinh tế học lại cho rằng: “Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ, cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá”. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung - cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. [8] Và một số quan điểm khác như sau: “Thị trường là nơi mua, bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua 5 lại nhau để xác định giá và số lượng hàng, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán bằng tiền trong thời gian nhất định. [5] Thị trường được coi là tổng hoà các mối quan hệ giữa người mua và người bán, là nơi tổng hợp tổng số cung và cầu về một loại hàng hoá hoặc một tập hợp hàng hoá nào đó và nó được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi mua, bán hàng hoá thông qua các đơn vị tiền tệ nhằm giải quyết mâu thuẫn về lợi ích của các thành viên tham gia thị trường. [13] Tóm lại thị trường tồn tại cần sự có mặt của các yếu tố sau: Thứ nhất: khách hàng được xem là yếu tố tiên quyết của thị trường, thị trường phải có khách hàng nhưng không nhất thiết phải gắn với địa điểm cố định. Thứ hai: khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây được xem là động lực thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ. Thứ ba: để việc mua bán hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thì yếu tố quan trọng là khách hàng phải có khả năng thanh toán. b. Về hệ thống thị trường Hệ thống thị trường là tích hợp các thị trường kinh tế, chính trị và xã hội trong một tổng quan rộng, có kỷ luật và có giới hạn về ranh giới. Hay có thể hiểu đơn giản, hệ thống thị trường là sự tập hợp, liên kết của nhiều thị trường với nhau trong một phạm vi nhất định. Như vậy, để có hệ thống thị trường, trước hết phải có các thị trường đơn lẻ. Các thị trường này trong quá trình hoạt động có những mối liên hệ với nhau. 2.1.2 Vai trò của hệ thống thị trường a. Vai trò của thị trường Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, kinh doanh và quản lý kinh tế. Quá trình sản xuất hàng hóa bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông hàng hóa. Như vậy, thị 6 trường là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hóa, ở đâu có sản xuất hàng hóa thì ở đó có thị trường. Thị trường có các vai trò sau: Thị trường là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hóa, là yếu tố sống còn của sản xuất kinh doanh. Để bán được nhiều hàng hóa cần phải có thị trường. Nếu không có thị trường thì quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc để tạo thành tổng thể thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng, sẽ biến kiểu tổ chức khép kín thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hoá. Thị trường phản ánh tình trạng của nền kinh tế quốc dân. Giúp đánh giá được tốc độ phát triển, quy mô và trình độ sản xuất kinh doanh của một nước. Giúp định hướng sản xuất trong tầm vi mô và vĩ mô thông qua các biểu hiện cung – cầu và giá cả trên thị trường. b. Vai trò của hệ thống thị trường Hệ thống thị trường là một công cụ hợp tác gìn giữ hoà bình, có các chức năng: phổ biến thông tin, sự tham gia của các tác nhân, kiểm soát các vấn đề quyết định, điều phối các xung đột của các sở thích và khả năng thích ứng. Xây dựng hệ thống thị trường cần có tài sản (nhà cửa, máy móc, tư liệu…), tiền vốn (tiền mặt, tài khoản…), các tác nhân tham gia (ngành sản xuất, người tiêu thụ trung gian, có doanh nhân, các doanh nghiệp lớn,…) Hiệu quả của hệ thống thị trường thể hiện ở sự lựa chọn đúng đắn, có thông tin đầy đủ, làm việc thông qua điều chỉnh lẫn nhau, phân phối, kiểm soát và giải quyết các xung đột một cách nhanh chóng. Ngược lại tính không hiệu quả của hệ thống thị trường là sự độc quyền, độc đoán, không minh bạch, không hợp lý, sự bất bình đẳng, sự chấm dứt các 7 quan hệ hợp đồng… 2.1.3 Các quy luật của hệ thống thị trường Hệ thống thị trường hoạt động theo quy luật của thị trường như sau: * Quy luật giá trị: Là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, quy luật này yêu cầu việc trao đổi hàng hoá, dựa trên chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Sản phẩm hàng hoá thể hiện giá trị của nó khi được thoả mãn mua, bán trên thị trường.[19] * Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá, nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể diễn ra trong tất cả các quá trình của sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh mua, cạnh tranh bán giữa những người sản xuất, người tiêu dùng với nhau hoặc giữa những người sản xuất với người tiêu dùng.[19] * Quy luật cung - cầu: Đây là quy luật chủ yếu của kinh tế thị trường. Cầu về thị trường: Là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu thị trường là tổng hợp các cầu cá nhân lại với nhau. Quy luật cầu thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch của cầu với giá cả. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì cầu của chủng loại hàng hoá nào đó sẽ tăng lên khi giá giảm và ngược lại cầu sẽ giảm khi giá tăng.[8] Các yếu tố xác định cầu bao gồm: Giá cả của hàng hoá dịch vụ, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả của những loại hàng hoá liên quan, dân số, thị hiếu, kỳ vọng. Cung về thị trường: Là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán 8 sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cung thị trường là tổng hợp mức cung của từng cá nhân lại với nhau. Quy luật cung thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa giá và lượng sản phẩm hàng hoá bán ra. Giá bán mà cao thì lượng cung hàng hoá đó càng lớn và ngược lại.[8] 2.1.4 Phân loại hệ thống thị trường Theo đặc điểm, hệ thống thị trường gồm 2 loại chính: hệ thống thị trường bán buôn và hệ thống thị trường bán lẻ. a. Hệ thống thị trường bán lẻ Tất cả các hoạt động liên quan đến bán hàng hoá, dịch vụ trực tiếp cho người mua để họ sử dụng mà không phải kinh doanh thì gọi là bán lẻ. Hệ thống thị trường bán lẻ bao gồm: các chợ, cửa hàng, siêu thị - Đặc điểm của bán lẻ là: + Số lượng hàng hoá bán tới mỗi khách hàng thường không lớn + Người mua hàng hoá là người tiêu dùng cuối cùng + Mục đích mua hàng hoá về dùng chứ không phải để bán Có các loại thị trường bán lẻ như sau: - Theo mặt hàng bán lẻ Cửa hàng chuyên doanh: là các cửa hàng kinh doanh, buôn bán một hoặc một vài loại hàng hoá nhất định. Trong đó có một loại hàng hoá chiếm tỷ trọng lớn từ 60% trở lên còn lại là các hàng hoá khác. Cửa hàng bách hoá: là các cửa hàng trong đó buôn bán đa dạng, phong phú các loại hàng hoá phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng 9 Siêu thị, cửa hàng tự phục vụ: là các địa điểm bán hàng mà trong đó người mua hàng được tự do ra vào chọn hàng. Hàng được chọn để vào giỏ và chỉ thanh toán tại một điểm nhất định khi ra khỏi địa điểm mua hàng. Ngoài ra còn các cửa hàng tiện lợi và cửa hàng cao cấp. - Theo mức độ phục vụ Tự phục vụ là những thị trường bán rất đa dạng hàng hoá. Tại đây người mua hàng tự chọn lấy những loại hàng ưng ý mà không cần đến nhân viên phục vụ. Nhân viên chỉ có nhiệm vụ tư vấn khi bạn có nhu cầu và khi thanh toán. Cao cấp hạn chế Cao cấp đầy đủ - Theo hàng hoá bán: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng - Theo hình thức sở hữu Cửa hàng độc lập Chuỗi cửa hàng, siêu thị ( Hapro mart, KFC, Macdonald ) Hợp tác xã Đại lý độc quyền phân phối hàng hoá, dịch vụ trên một địa bàn nhất định. b. Hệ thống thị trường bán buôn Bán buôn bao gồm các hoạt động của người mua, mua sản phẩm về để kinh doanh mà không để tiêu dùng trực tiếp. Hình thức này tồn tại ở thị trường kinh doanh, mua về để bán kiếm lời. Nhà bán buôn thực hiện nhiều chức năng như mua hàng, làm công việc phân loại bán hàng, quảng cáo, tài trợ, gánh chịu rủi ro, cung cấp tin tức làm dịch vụ tư vấn. Đặc điểm của bán buôn là: Số lượng hàng hoá mỗi lẫn giao dịch thường lớn Khách hàng thường không phải là người tiêu dùng cuối cùng, mà họ sẽ phân phối hàng hoá đi các nơi khác nhau để bán cho người khác. 10 [...]... mục tiêu nghiên cứu Báo cáo kết quả Thiết kế nghiên cứu Xử lý và phân tích thông tin Thu thập dữ lệu Nhập dữ liệu Kiểm tra chất lượng dữ liệu Làm sạch, mã hoá dữ liệu Sơ đồ 2.1: Quá trình nghiên cứu hệ thống thị trường 14 d Nội dung của nghiên cứu hệ thống thị trường - Nghiên cứu các loại thị trường - Nghiên cứu các loại sản phẩm - Nghiên cứu phân phối sản phẩm - Nghiên cứu về giá cả - Nghiên cứu về... mã… nhằm tránh những rủi ro cho những người tham gia thị trường Yếu tố này tác động trực tiếp đến kinh tế, do vậy nó cũng tác động trực tiếp đến thị trường 12 2.1.6 Lý luận về nghiên cứu hệ thống thị trường a Ý nghĩa của nghiên cứu hệ thống thị trường Nghiên cứu hệ thống thị trường nhằm: Nắm bắt được tình hình cơ sở vật chất liên quan đến hệ thống thị trường hiện nay, từ đó đề ra phương hướng đầu tư phát... bên trong Người nghiên cứu phải đi sâu sát vào các hệ thống thị trường để đánh giá dưới con mắt của người trong cuộc - Nghiên cứu bên ngoài là việc người nghiên cứu đứng ngoài để quan sát vấn đề theo góc độ của người ngoài 2.1.7 Đặc điểm kinh tế - xã hội hệ thống thị trường tiêu thụ rau a Khái niệm hệ thống thị trường tiêu thụ rau * Thị trường tiêu thụ rau Tập hợp những người mua có cùng nhu cầu, có khả... hàng hóa là rau Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi một loại hàng hóa là rau * Hệ thống thị trường tiêu thụ rau Là tập hợp của nhiều nơi diễn ra hoạt động gặp gỡ của những người có cung nhu cầu và khả năng thanh toán cùng một loại sản phẩm rau Hay nói ngắn gọn, đây là tập hợp của các thị trường tiêu thụ rau b Bản chất của hệ thống thị trường tiêu thụ rau Vì hệ thống thị trường rau là tập... cách thành phố Hải Phòng 60 km về phía Đông Bắc Thành phố Thái Bình phấn đấu lên đô thị loại 2 trong năm 2012, mở rộng Thành phố Thái Bình thêm khoảng 2000ha và dân số thành phố vào khoảng 235000 người Hiện tại trên địa bàn thành phố có 3 khu đô thị mới: Khu đô thị mới Trần Hưng Đạo rộng 234374 m2 Khu đô thị mới Trần Lãm rộng 116700 m2 Khu đô thị mới Kỳ Bá rộng 72000 m2 Thành phố Thái Bình có 6 trường. .. người dân thành phố Thái Bình sẽ đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất rau nói riêng Vì khi quy mô tăng lên đòi hỏi số lượng nông sản nhiều lên nhưng đồng thời chất lượng nông sản cũng được đánh giá ở mức độ khắt khe hơn 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình nhưng... của chính sách đến hệ thống thị trường như thế nào, tác động tích cực hay tiêu cực, phản ứng của người tham gia Qua đó Chính phủ, các nhà quản lý đưa ra chiến lược, chính sách kinh doanh phối hợp hệ thống thị trường, tổ chức thị trường, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội c Quá trình nghiên cứu hệ thống thị trường Quá trình này tuân theo trình tự của quá trình nghiên cứu thị trường như sau: Xác... các loại rau tiêu thụ - Và một số chỉ tiêu khác 35 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG RAU CỦA TP THÁI BÌNH 4.1.1 Về sản xuất rau của TP Thái Bình Người dân tỉnh Thái Bình nói chung không chỉ giỏi trồng lúa đạt năng suất cao mà truyền thống thâm canh trong trồng trọt còn tạo ra sản lượng rau màu khá lớn hàng năm Với sản lượng rau trồng được, thị trường tiêu thụ không... Bình 3.1.1.1 Về vị trí địa lý và địa hình Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình Nơi đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng… của tỉnh Thành phố Thái Bình có vị trí địa lý tiếp giáp như sau: Phía Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình Thành phố Thái Bình. .. quan hệ giữa các hiện tượng Thông qua chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân … từ đó đi đến kết luận khoa học cho vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, nhằm đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hệ thống thị trường tiêu thụ rau của thành phố Thái Bình, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích Swot, khảo sát ý kiến đánh giá của người tham gia hệ thống thị trường rau 3.2.5 . 2 góp phần hoàn thiện hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu hệ thống thị trường tiêu thụ rau ở thành phố Thái Bình . Với đề tài này,. các thị trường tiêu thụ rau. b. Bản chất của hệ thống thị trường tiêu thụ rau Vì hệ thống thị trường rau là tập hợp của nhiều thị trường rau nên hệ thống thị trường rau mang bản chất của thị trường. rau trên địa bàn thành phố Thái Bình 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RAU 2.1 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ RAU 2.1.1 Các khái niệm về hệ thống thị trường a.

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w