Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
757,5 KB
Nội dung
Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU 1. Danh mục sơ đồ - biểu đồ: Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của VPBank Ngô Quyền 2. Danh mục bảng: STT Bảng Tên 1 Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật đã đạt được từ 2006 – 2009 2 Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động VPBank Ngô Quyền 2007-2009 3 Bảng 1.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng của VPBank Ngô Quyền 4 Bảng 1.4 Chất lượng tín dụng của VPBank Ngô Quyền 5 Bảng 1.5 Tình hình nợ quá hạn 6 Bảng 1.6 Hoạt động kinh doanh khác 7 Bảng1.7 Tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 8 Bảng 2.1 Tín dụng của VPBank Ngô Quyền phân theo nhóm nợ 9 Bảng 2.2 Các loại rủi ro của dự án vay vốn tại VPBank 10 Bảng2.3 Kết quả thẩm định dự án của VPBank Ngô Quyền 11 Bảng 2.4 Tổng kết về hoạt động cho vay đối với dự án 12 Bảng2.5 Tổng kết % thu nợ gốc và thu lãi so với doanh số vay theo dự án SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương MỤC LỤC SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương LỜI MỞ ĐẦU Sau gần bốn năm kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để phù hơp với xu thế hội nhập phát triển chung của toàn thế giới. Đóng góp không nhỏ cho sự thay đổi đó là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống ngân hàng – một tổ chức tài chính, một mắt xích quan trọng nhất của nền kinh tế. Sự gia tăng mạnh mẽ cả về quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của hệ thống ngân hàng, ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của nó với nền kinh tế. Tuy nhiên , hội nhập cũng mở ra không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Giữa một môi trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi mỗi ngân hàng đều phải nỗ lực không ngừng, đưa ra nhưng chiến lược phát triển phù hợp. Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính là một trong số những ngân hàng tiêu biểu về sự tích cực đổi mới trong hoạt động và dịch vụ, phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tăng cường khả năng cạnh tranh, vươn lên khẳng định vị thế và uy tín của mình. Trong đó, phải kể đến chi nhánh Ngô Quyền, một chi nhánh lớn với lượng khách hành đông đảo của Ngân hàng VPBank. Trong thời gian được thực tập tại chi nhánh VPBank Ngô Quyền, em đã có được một số tìm hiểu và nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung. Những vấn đề đó sẽ được trình bày trong báo cáo thực tập tổng hợp này qua 3 phần : Phần I: Giới thiệu tổng quan về VPBank chi nhánh Ngô quyền Phần II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển và công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngô quyền Phần III: Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn và hoàn thiện công tác phân tích tín dụng( sử dụng vốn ) tại chi nhánh VPBank Ngô Quyền Do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế có hạn, bài viết của em không tránh được những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của anh chị cán bộ nhân viên chi nhánh VPBank Ngô Quyền và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Từ Quang Phương trong thời gian thực tập và thực hiện báo cáo này. SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 1 Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK CHI NHÁNH NGÔ QUYỀN 1.1. Tổng quan về ngân hàng cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng Tên đầy đủ: “ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG” gọi tắt là: “ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG” Tên giao dịch: VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Tên viết tắt: VPBank Ngày thành lập: 10-09-1993 Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 043.9288869 Fax: 043.9288867 Website: www.vpb.com.vn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB cấp ngày 04 tháng 09 năm 1993. Kể từ ngày 10/09/1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Trong thời gian qua, VPBank đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình. Với tình hình hoạt động tài chính khả quan, VPBank đang cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và nằm trong tốp những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam có tầm cỡ khu vực. Tình hình hoạt động: Trên chặng đường 17 năm hoạt động, VPBank đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Bằng những nỗ lực cùng với sự đoàn kết gắn bó và tích cực của toàn thể CBNV , những năm gần đây , VPBank luôn đảm bảo được tính ổn định và hiệu quả SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 2 Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương trong hoạt động.Với một sự nỗ lực sẵn có, VPBank đã kết thúc năm 2008 một cách an toàn và một năm 2009 đầy thành công. Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu tài chính nổi bật đã đạt được từ 2006 – 2009 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu/ năm 2006 2007 2008 2009 Tổng tài sản 10.111 18.137 18.158 27.543 Nguồn vốn huy động 9.056 15.448 15.853 16.007 Dư nợ tín dụng 5.006 13.323 12.986 13.665 Lợi nhuận trước thuế 156.808 313.523 198.723 382.632 Biểu đồ 1 : một số chỉ tiêu nổi bật VPBank đã đạt được giai đoạn 2006-2009 SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 3 Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương • Sản phẩm, dịch vụ chính - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư. - Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ.Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng. - Kinh doanh ngoại tệ. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác. SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 4 Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương - Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam. • Vốn điều lệ Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 14/09/2010, vốn điều lệ của VPBank là 2.456,5 tỷ đồng. Dự kiến trong quý IV năm 2010 VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng. • Cổ đông chiến lược - OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation Tỷ lệ nắm giữ cổ phần: 14,88% • Chiến lược (định hướng phát triển) Trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam. • Sứ mệnh phát triển VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng. • Mạng lưới hoạt động Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Với mạng lưới hoạt động ngày càng rộng khắp trên toàn quốc với tổng số 134 chi nhánh và phòng giao dịch tính đến năm 2010. Theo kế hoạch đến cuối năm 2010, VPBank sẽ mở rộng lên thành 150 điểm. • Công ty trực thuộc -Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) -Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS) • Công nghệ - Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi -Corebanking của Temenos giúp cho thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật. - Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng. • Nhân sự Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 5 Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học. 1.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP VPBank chi nhánh Ngô Quyền 1.2.1. Sự hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi nhánh Ngô Quyền (VPBank Ngô Quyền) được thành lập và đi vào hoạt động ngày 10/07/2007 theo quyết định số 561/2007/QĐ-HĐQT dưới sự chấp thuận của NHNN và UBND thành phố Hà Nội. Hiện nay đang đặt tại số 39A toà nhà Vinaplast Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. VPBank Ngô Quyền thực hiện hầu hết các hoạt động ngân hàng chủ yếu mà VPBank đã được NHNN cho phép bao gồm : - Huy động vốn qua nhận tiền gửi tiết kiệm có kì hạn và không kì hạn của các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các tổ chức kinh tế, cá nhân. - Nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông qua việc mở L/C nhập khẩu, dịch vụ chuyển tiền. Và một số các hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định chung của VPBank. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động VP Bank Ngô Quyền là một trong 5 chi nhánh cấp I được đặt trên địa bàn Hà Nội với số lượng cán bộ nhân viên hiện tại là 140 người trong đó có trên 90% có trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu tổ chức của VPBank Ngô Quyền bao gồm Ban giám đốc, các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc. Các phòng ban bao gồm: Phòng giao dịch kho quỹ; Phòng tín dụng khách hàng doanh nghiệp; Phòng thanh toán quốc tế; Phòng tín dụng khách hàng cá nhân; Phòng thẩm định tài sản bảo đảm; Phòng hành chính nhân sự. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của VPBank Ngô Quyền SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 6 BAN GIÁM ĐỐC PGD Ngọc Lâm Phòng giao dịch kho quỹ PGD Chương Dương Phòng tín dụng cá nhân Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban : • Ban giám đốc: - Thi hành các quyết định từ cấp trên đưa xuống và chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình và các hoạt động của chi nhánh - Điều hành toàn hệ thống chi nhánh, ra quyết định đối với các hoạt động của chi nhánh • Phòng giao dịch kho quỹ: - Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng ( gồm cả khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và các tổ chức khác) như sau: - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ ( tiền mật, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá). - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ ( thu, chi, xuất nhập), phát triển các giao dịch ngân quỹ, phối hợp chặt chẽ với các phòng phục vụ khách hàng thực hiện nghiệp vụ thu, chi tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng đến giao dịch. - Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định. • Phòng tín dụng cá nhân : - Thực hiện hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng VPBank: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ dịch vụ ngân hàng điện tử… SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 7 PGD Nguyễn Biểu PGD Xuân La PGD Hoàn Kiếm PGD Hàng Giấy Phòng tín dụng doanh nghiệp Phòng tái thẩm định tài sản Phòng hành chính nhân sự PGD Đông Anh Báo cáo tổng hợp GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng. • Phòng tín dụng doanh nghiệp : - Phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để khai thác vốn bằng ngoại tệ và VNĐ. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng. • Phòng tái thẩm định tài sản: - Thẩm định các TSBĐ thuộc thẩm quyền định giá của Ban và đã được Trưởng/Phó ban phân định cho chuyên viên trực tiếp thực hiện. - Kiểm tra và đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ về chứng từ sở hữu tài sản. - Đo đạc, thẩm tra tình hình thực tế nơi tài sản tọa lạc; đảm bảo tính toán giá trị tài sản đúng theo qui định. - Kiểm tra, giám sát việc đưa tài sản cầm cố vào kho hàng. - Báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả thẩm định cho cấp trên trực tiếp. - Kiểm tra tình trạng TSBĐ và đánh giá lại tài sản định kỳ và đột xuất khi được yêu cầu. - Thu thập, cập nhật và lưu giữ thông tin, số liệu về giá thị trường để phục vụ công tác thẩm định TSBĐ. - Nghiên cứu, đề xuất, lập bảng đơn giá cho từng loại TSBĐ với từng địa phương quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế. - Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp, cách thức cải tiến nhằm nâng cao chất lượng thẩm định. - Liên hệ với các chức năng bên ngoài liên quan đến công tác thẩm định tài sản. • Phòng hành chính nhân sự: - Chịu trách nhiệm chính trước Giám đốc về mảng hành chính quản trị nhân sự, cũng như trong công tác phân công, ủy quyền cho các cán bộ, nhân viên trong Phòng. - Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và hướng dẫn triển khai trong đơn vị. - Tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Giám đốc trong công tác văn phòng và quản lý - hành chính. - Đại diện Giám đốc tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan khi có công việc phát sinh. - Cấp giấy giới thiệu cho cán bộ, nhân viên VPBank đi công tác, xác nhận người ngoài đến công tác tại chi nhánh theo đúng quy định SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A 8 [...]... 5 về “Thẩm quyền phán quyết tín dụng trong “Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban tín dụng và Hội đồng tín dụng VPBank Bước 3: Ban tín dụng chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng căn cứ vào tờ trình tín dụng và hồ sơ liên quan do phòng tín dụng trình lên ra quyết định cho vay hoặc không cho vay Bước 4: Trên cơ sở phán quyết tín dụng của Ban tín dụng chi nhánh và Hội đồng tín dụng, cán bộ tín dụng tiến hành... QUYỀN 2.1 Thực trạng công tác phân tích tín dụng dự án vay vốn đầu tư phát triển tại chi nhánh Ngô Quyền 2.1.1 Cơ sở phân tích tín dụng của VPBank Ngô Quyền Tại chi nhánh Ngô Quyền, đối với một dự án đầu tư vay vốn cần thẩm định, cán bộ phòng tín dụng dựa vào hệ thống các căn cứ như căn cứ vào hồ sơ dự án, căn cứ pháp lý, các quy ước, thông lệ quốc tế, các tiêu chuẩn quy phạm và các định mức trong... hội đồng tín dụng hội sở xét duyệt 2.1.3 Phương pháp phân tích tín dụng tại VPBank Ngô quyền Phương pháp PTTD được cán bộ tín dụng sử dụng đó là phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ số và phương pháp chấm điểm tín dụng Phương pháp so sánh thực hiện thông qua so sánh các con số tuyệt đối hoặc tương đối trên các báo cáo tài chính với các gốc so sánh khác nhau Phương pháp phân tích hệ số gồm bốn... Nguồn VPBank Ngô Quyền) Về thời gian phân tích được quy định là 2 ngày kể từ khi nhận toàn bộ tài liệu về hợp đồng vay vốn đến khi hoàn thành tờ trình tín dụng Về chi phí phân tích tín dụng được cấp cho cán bộ tín dụng dưới hình thức công tác phí gồm các chi phí hướng dẫn hồ sơ vay vốn, chi phí phân tích, chi phí giấy tờ, hồ sơ, xét duyệt… 2.2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh. .. không sẽ gây tổn thất CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÍN DỤNG (SỬ DỤNG VỐN )TẠI CHI NHÁNH NGÔ QUYỀN 3.1 Định hướng và mục tiêu 3.1.1 Định hướng phát triển chung của toàn hệ thống SV: Nguyễn Hải Vân Lớp Kinh tế Đầu tư 49A Báo cáo tổng hợp 32 GVHD:PGS.TS Từ Quang Phương Kế hoạch phát triển trong tương lai: • Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay... lại cho chi nhánh những nguồn thu nhập đáng kể Vì vậy trong thời gian tới đòi hỏi chi nhánh cần đưa ra những chi n lược cụ thể để nhằm đa dạng hóa sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh trạnh và đem lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN (CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÍN DỤNG, ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN VAY VỐN) CỦA CHI NHÁNH VPBANK NGÔ QUYỀN 2.1... tổ chức và đặc điểm các dự án vay vốn tại chi nhánh - Về phương pháp phân tích: Các phương pháp thẩm định, phương pháp đánh giá rủi ro mà các cán bộ tại VPBank Ngô Quyền sử dụng có tính thực tế cao Đã xét đén các yếu tố biến đổi , sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy Nhất là trong phương pháp so sánh đối chi u, cán bộ thẩm định ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn... nhằm nâng cao hiệu suất làm việc 3.1.2 Định hướng phát triển của chi nhánh Ngô Quyền • Trong công tác huy động vốn: Tập trung đẩy mạnh huy động vốn, đa dạng hóa sản phẩm huy động, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo tính thanh khoản và đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của khách hàng • Trong hoạt động tín dụng và thẩm định: Nâng. .. huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân, trong đó nguồn huy động từ tiết kiệm chi m tỷ trọng cao hơn nguồn huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi khác (chi m 68.21%/tổng huy động) , vốn huy động từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi khác từ TCKT và cá nhân giảm 33.42%, nhưng tiết kiệm cá nhân tăng 8.50% 1.2.4.1.2.Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính cho chi. .. nhóm hệ số cơ bản là hệ số đo thanh khoản, hệ số đo hiệu quả hoạt động, hệ số về cơ cấu vốn và tự chủ về tài chính, hệ số đo khả năng sinh lời Phương pháp chấm điểm được thực hiện theo hướng dẫn “Tài liệu hướng dẫn xếp hạng tín dụng ban hành theo quyết định số 661-2003/QĐ-TGĐ ngày 1/12/2003 2.1.4 Nội dung phân tích tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank Ngô Quyền Phân tích trước khi cấp tín dụng . III: Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn và hoàn thiện công tác phân tích tín dụng( sử dụng vốn ) tại chi nhánh VPBank Ngô Quyền Do thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế có hạn,. HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN (CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÍN DỤNG, ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN VAY VỐN) CỦA CHI NHÁNH VPBANK NGÔ QUYỀN 2.1. Thực trạng công tác phân tích tín dụng dự án vay vốn đầu tư phát triển tại. về VPBank chi nhánh Ngô quyền Phần II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển và công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh Ngô quyền Phần III: Một số giải pháp nâng