1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Những đặc trưng cơ bản của thể loại bài phản ánh

26 5,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 648 KB

Nội dung

Phần 1 Lý thuyết: Rút ra đặc điểm của bài phản ánh, so sánh với tin, tường thuật. Những đặc trưng cơ bản của thể loại bài phản ánh: 1. Nội dung của bài phản ánh tái lập bức tranh toàn cảnh khách quan về sự kiện, vấn đề thời sự Đối tượng nhận thức và phản ánh của thể loại bài phản ánh là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Cái riêng của thể loại này là ở mức độ của tính thời sự. Bài phản ánh chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình, cho phép nhà báo có thể thấy được một cách khá đầy đủ các bình diện, khía cạnh, các mối quan hệ phong phú cũng như tính chất, logic vận động của chúng. Sự kiện, vấn đề xuất hiện trong bài phản ánh mang tính chất toàn diện. Trước hết về quy mô, nó bao quát một cách tương đối toàn bộ không gian, thời gian mà sự kiện, vấn đề diễn ra. Về thời gian, nội dung bài phản ánh mô tả sự kiện, vấn đề từ khi hình thành cho đến thời điểm chúng được nhà báo nhận thức để phản ánh. Về không gian, nội dung bài phản ánh phản ánh, phân tích sự kiện, vấn đề ở phạm vi rộng nhất của nó. Các bình diện, các mối quan hệ, toàn bộ quá trình lịch sử cũng như xu hướng vận động của sự kiện, vấn đề được phân tích, đánh giá trong bối cảnh cụ thể, ít nhất là gắn liền những mối quan hệ chính yếu của chúng với các tiến trình, các hiện tượng xung quanh. Cùng với đó là sự khái quát tiến trình vận động của sự kiện, vấn đề. Đồng thời, trong bài phản ánh có thể đưa ra chính kiến và quan điểm của tác giả về những giải pháp, khả năng tác động hay những gợi ý, kiến nghị liên quan đến cách giải quyết, hướng dẫn công chúng về thái độ ứng xử, cách thức lựa chọn hành vi hợp lý. Như vậy, lượng thông tin trong bài phản ánh giúp cho công chúng nhìn nhận sự kiện, vấn đề, hiện tượng một cách tổng thể như một bức tranh toàn cảnh. Qua các bài phản ánh, công chúng không chỉ đơn thuần là nhận diện mà còn có thể thấy được những bình diện khác nhau, những mối quan hệ ẩn và các góc khuất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề. 2. Phương pháp mô tả, trình bày kết hợp với sự phân tích, nhận định khái quát để tạo nên chất lượng thông tin của bài phản ánh Để có thể chuyển tải lượng thông tin tương đối toàn diện về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống hiện thực trong thể loại bài phản ánh, sự mô tả, trình bày một cách khách quan về quy mô, diện mạo, tính chất, vị trí, thời gian có ý nghĩa quan trọng. Sự mô tả, trình bày này dựa vào những phán đoán của nhà báo khi trực tiếp quan sát hoặc thông qua phán đoán của những người chứng kiến. Để có được một diện mạo tương đối hoàn chỉnh của đối tượng phản ánh, nhà báo bắt buộc phải quan sát từ những phương diện, thời điểm, khoảng cách khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau. Cùng với đó là phương pháp phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá sắc sảo, khách quan, hợp lý của tác giả về đối tượng phản ánh. Sự phân tích, khái quát này tạo ra chiều sâu chất lượng thông tin mà nếu thiếu, sự kiện không thể được nhìn nhận một cách toàn diện. Để làm được điều đó, nhà báo phải phân tích, làm rõ các mối quan hệ nội bộ giữa sự kiện, hiện tượng, vấn đề với môi trường, bối cảnh mà trong đó nó vận động, phát triển. Sự kết hợp này là điều kiện để tạo nên hiệu quả của bài phản ánh, tạo tiền đề cho những chính kiến, gợi ý, giải pháp mà tác giả đưa ra. Chất lượng thông tin trong báo chí có thể chia thành ba cấp tương đương với các thành phần của quá trình nhận thức là: các phán đoán mô tả trực tiếp, các phán đoán về những mối quan hệ, các phán đoán về các quy luật, bản chất của sự kiện, vấn đề. Nội dung thông tin trong bài phản ánh hàm chứa ba cấp, trong đó cơ bản là cấp thứ hai. 3. Đặc trưng về hình thức của thể loại bài phản ánh Kết cấu của bài phản ánh thường chặt chẽ và hoàn chỉnh nhưng nó không bị ràng buộc trực tiếp bởi sự vận động khách quan của sự kiện như tường thuật, sự chi phối tối đa của nhu cầu tiếp nhận thông tin như tin tức. Trong thể loại phản ánh, thường xuất hiện hai kiểu kết cấu chính sau: - Kết cấu theo logic hình thức: trong đó nhà báo đưa ra vấn đề rồi mô tả, phân tích các bình diện, các mối quan hệ của nó để đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát về vấn đề đó. Trên cơ sở đó, nhà báo đưa ra chính kiến của mình về thái độ ứng xử, biện pháp, phương hướng giải quyết. - Kết cấu theo thời gian: trong đó nhà báo mô tả quá trình hình thành và vận động của sự kiện, hiện tượng, phân tích tính chất hiện thời của nó. Trên cơ sở đó, nhà báo bày tỏ thái độ của mình, phán đoán xu hướng vận động của sự kiện. Ngôn ngữ trong thể loại phản ánh là sự kết hợp giữa tính chất khách quan trực tiếp với tính chất logic chặt chẽ. So sánh các thể loại bài phản ánh, tin, tường thuật trên các bình diện: khái niệm, nhiệm vụ, tính thời sự, đối tượng phản ánh, kết cấu, bút pháp, ngôn ngữ. Đặc điểm Bài phản ánh Tin Tường thuật Khái niệm Bài phản ánh là một thể loại tác phẩm báo chí có nội dung và hình thức tương đối hoàn chỉnh, chất lượng thông tin chủ yếu là phản ánh toàn diện về quy mô, tính chất, khuynh hướng vận động, các mối quan hệ phong phú của một sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong xã hội và tự nhiên. Tin là thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh nhưng sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu. Tường thuật là thể loại báo chí thuộc nhóm loại thể thông tin (thông tấn) dùng để phản ánh một cách tương đối tường tận, tỉ mỉ và theo trình tự những diễn biến chính của các sự kiện quan trọng, nổi bật trong đời sống xã hội với bút pháp thuật, tả kết hợp với bình khi cần thiết, giúp công chúng có thể cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn và sâu sắc về sự kiện ấy. Nhiệm vụ Tái lập bức tranh toàn cảnh khách quan về quy mô, thời gian, không gian của sự kiện, Mang đến cho người đọc những thông tin nóng hổi một cách khái quát, ngắn gọn nhằm Thông tin nhanh, đầy đủ, trọn vẹn, tường tận và theo trình tự diễn biến của sự kiện để định giúp công chúng nhìn nhận một cách tổng thể, hướng dẫn họ ứng xử, lựa chọn hành vi hợp lý. nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết cho công chúng về những gì đang diễn ra xung quanh. hướng nhận thức, hướng dẫn dư luận, thỏa mãn nhu cầu thông tin, cảm nhận, giải trí của nhân dân. Tính thời sự Bài phản ánh chủ yếu phản ánh vấn đề, sự kiện đã tương đối định hình. Cùng phản ánh một sự kiện nào đó, bài phản ánh bao giờ cũng xuất hiện sau tin, tường thuật. Tin, tường thuật chủ yếu phản ánh sự kiện ngay trong quá trình vận động của nó. Tin, tường thuật chủ yếu phản ánh sự kiện ngay trong quá trình vận động của nó. Đối tượng phản ánh Các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Các sự kiện thời sự cấp bách mới xảy ra hay vừa kết thúc hoặc sẽ xảy ra trên mọi lĩnh vực của đời sống, có ý nghĩa đối với xã hội mà nhiều người muốn biết nhưng chưa biết, hoặc cần thông báo rộng rãi cho công chúng. Các sự kiện quan trọng, nổi bật, có ý nghĩa chính trị - văn hóa xã hội lớn lao, được đông đảo công chúng đón đợi hoặc cơ quan báo chí thông qua sự kiện ấy để bày tỏ thái độ, quan điểm nhằm định hướng thông tin, tư tưởng, hướng dẫn dư luận xã hội hay tuyên truyền, chỉ đạo… Kết cấu Chặt chẽ và hoàn chỉnh nhưng nó không bị ràng buộc trực tiếp bởi sự vận động khách quan của sự kiện như tường thuật, sự chi phối tối đa của nhu cầu tiếp nhận thông tin như tin tức. Đơn giản, cụ thể, dễ hiểu và ngắn gọn. Kết cấu mang tính chất thực dụng. Chủ yếu là mô thức hình tháp ngược, các chi tiết, số liệu được sắp xếp theo thứ tự quan trọng (hoặc có ý nghĩa) Tuân thủ theo mô thức, trình tự, diễn biến của sự kiện. Có thể cắt bỏ một số chi tiết, nhưng không được đảo lộn trật tự các chi tiết, biến cố của sự kiện ấy. Có hai dạng chính Thường kết cấu theo logic hình thức và thời gian. nhất - quan trọng - ít quan trọng. là tường thuật nguyên dạng và tường thuật rút gọn. Bút pháp Mô tả, trình bày một cách khách quan về quy mô, diện mạo, tính chất, vị trí, thời gian của đối tượng phản ánh. Cùng với phân tích, so sánh, nhận định khái quát, đánh giá sắc sảo, khách quan, hợp lý. Cung cấp thông tin sự kiện thông qua cảm quan thông tin của nhà báo, không chấp nhận cảm xúc, đánh giá, nhận định. Thuật là chớnh trờn cơ sở đan xen hợp lý với tả và bình khi cần thiết, tránh lạm dụng. Phải tả thực và bình sát hợp với ý nghĩa, tấm vóc sự kiện. Ngôn ngữ Ngôn ngữ trong thể loại phản ánh là sự kết hợp giữa tính chất khách quan trực tiếp với tính chất logic chặt chẽ. Ngôn ngữ thông báo ngắn gọn, cụ đỳc nhất - ngôn ngữ sự kiện đặc trưng, chủ yếu là câu thông báo, câu ngắn. Ngôn ngữ thông báo ngắn gọn, súc tích, chủ yếu là câu thông báo, câu ngắn. Phần 2 Thực hành: Viết ba bài phản ánh: 1. Người tốt việc tốt hoặc chân dung một người bạn trong trường, lớp “Cuộc đời này em thật may mắn!” Sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền đã quen với hình ảnh cô bạn Nguyễn Thùy Chi ngày ngày di chuyển giữa ký túc xá và giảng đường trên chiếc xe lăn. Dù cả chân lẫn tay đều không thể động cựa nhưng đôi mắt Chi luôn ngời sáng vui tươi và trên môi luôn nở nụ cười. Đi học bằng… niềm tin Từ khi mới sinh, Thùy Chi đã bị bệnh cứng cơ dây thần kinh số 7, chỉ biết nằm. Chi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, tuổi thơ em phải sống cùng những đợt châm cứu, vật lý trị liệu triền miên nhưng việc động cựa đôi chân và bàn tay vẫn chỉ là ước mơ. Mẹ Chi bị cúm khi mang thai em, nên thai nhi đã bị ảnh hưởng. Khi sinh ra, Chi chỉ nặng 1,3 kg và cơ thể bị dị tật. Khi Chi ba tuổi, mẹ em đã bỏ nhà ra đi. Là con một trong gia đình, Chi sống cùng người bố sức khỏe ọp ẹp vì các loại bệnh và ông bà nội đã già (hơn 80 tuổi) ở hẻm 98B, Phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai. Chân tay không có cảm giác, việc đơn giản như vệ sinh hàng ngày đối với Chi còn khó, không nói chuyện đi học. Nhưng bệnh tật đã không cản bước được đuờng đến trường của em. Lên 8 tuổi, Chi vào lớp 1, mỗi ngày Chi đều được ông hoặc bà đưa đến trường. Trường tiểu học cách nhà vài trăm mét, được mọi người đưa đi, Chi không bỏ một buổi học nào. Sau này, em lại được các bạn thay nhau giúp đỡ. Chi kể, ban đầu mọi người trong gia đình không dám nghĩ đến em có thể đi học nhưng vì thương em nên cả nhà cố gắng đưa em đến trường cho có bạn và chỉ mong em biết mặt chữ cái. Những ngày đầu mới đi học, miệng Chi bị co cơ nên phát âm, đánh vần rất khó khăn. Không thể viết, Chi được các bạn trong lớp chép bài hộ rồi nhìn con chữ mà học thuộc. Tất cả việc học của Chi dựa vào trí nhớ. Em làm bài kiểm tra và thi đều bằng miệng. Học xong cấp 2 với học lực khá, Chi được Ban giám hiệu trường THPT số 1 thành phố Lào Cai - trường chuyên của thành phố tuyển thẳng. Trường cách nhà hơn 2km, gia đình muốn Chi nghỉ học vì đi lại khó khăn mà nhà lại neo người nhưng em nhất quyết không chịu. Hằng ngày, bố Chi đi xe đạp, dùng dây thừng buộc một đầu vào xe đạp và đầu kia vào xe lăn, đưa em đi học. Chấp nhận học tiếp lên cấp 3 cũng đồng nghĩa với việc Chi sẽ phải tiếp tục nỗ lực để có thể đối mặt với các khó khăn mới. Sau đó chị lại được bạn đưa đến trường. Đúng là chẳng ai có thể ngờ Chi học lên đến cấp 3. Chi nhớ lại: “Cuộc đời này, em thật may mắn. Nhiều năm liền, bạn Nguyễn Thu Thảo và Kim Ngân học cùng khối phổ thông và cũng gần nhà, sáng sáng đã đưa em đi học”. Không phụ lòng mong mỏi, hy vọng của gia đình và bạn bè giúp đỡ, Chi đạt danh hiệu học sinh tiên tiến suốt 12 năm học và tốt nghiệp THPT loại khá. Điểm tổng kết môn văn của em hồi cấp 3 không kì nào dưới 8,0. Chinh phục thành công giấc mơ đại học Chi cho biết, em và gia đình không dám nghĩ tới việc đi thi đại học, nếu cô giáo chủ nhiệm và cô Phó Hiệu trưởng không động viên và hoàn thiện giúp em làm hồ sơ và xin Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho em thi. 12 năm nỗ lực của Chi đã đơm trái ngọt khi em đỗ nguyện vọng 2 vào lớp Quản lý xã hội K30, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (ngành Quản lý xã hội, Khoa Nhà nước - pháp luật) với điểm số 17 (Văn: 6,5 điểm, Sử: 5, Địa: 4). Ước mơ vào Đại học thành hiện thực, Chi đã đền đáp được tình cảm, sự giúp đỡ và lòng tin yêu của mọi người dành cho em. Bố và ông bà nội giờ đây càng tự hào về em hơn. Chi cho biết lí do chọn ngành này đơn giản vì: “Em nghĩ ngành này phù hợp với mình. Vì không thể đi lại nên em hy vọng sau này có một công việc làm tại chỗ ở văn phòng”. Những người thân gia đình bên nội phải dành dụm, gom góp nhau gửi tiền xuống Hà Nội cho đứa cháu yếu đuối, thuê cho Chi một người giúp việc, lo cho em từ chuyện ăn ngủ đến làm vệ sinh thân thể. Nhà trường biết hoàn cảnh đặc biệt của Chi, đã tạo điều kiện bố trí cho em một phòng riêng rộng 8m 2 trong ký túc xá. Chi được miễn học phí cũng như phí ký túc xá và tiền điện nước. Trong căn phòng số 13, nhà A1, ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chi có một góc học tập nhỏ bé với chiếc máy vi tính. Hằng ngày, Chi vẫn sử dụng một bàn tay bị tật của mình điều khiển bàn phím ảo để viết bài và làm bài tập thầy cô giao. Chi sử dụng máy tính khá thành thạo, em rất thích viết và trả lời thư điện tử cho bạn bè, thầy cô. Chiếc máy tính mà chương trình "Hành trình kết nối những trái tim" tặng đã giúp em không chỉ học bài mà còn là nơi em viết lên những cảm nhận về những người thân, về cuộc sống, thế giới xung quanh và cả những ước mơ của mình. Cũng như 12 năm học phổ thông, bạn bè đại học lại giúp Chi chép bài về học, còn em chỉ ngồi nghe và nhớ. Khi nhập học, Chi còn được các anh chị họ tặng một chiếc máy ghi âm. Em rất yêu quý chiếc máy, dùng nó để ghi âm lời thầy cô giảng trên lớp, sau đó về nghe lại và đọc giáo trình, nắm vững chắc kiến thức luôn từng bài vừa học. Nếu những ý kiến phát biểu trong giờ học mà tốt, Chị sẽ thầy cô cho điểm. Em cho biết dù bản thân không như các bạn, nhưng việc học cũng không phải quá khó với em. Chi chia sẻ: “Em vẫn còn may mắn lắm vì vẫn có thể nói và nhớ được, dù chân tay không có cảm giác”. Thầy cô và bạn bè nhận xét Chi có trí nhớ rất tốt. Học trên lớp đã vậy, cách làm bài thi của Chi cũng rất đặc biệt. Em đọc đề, nói ý chính rồi nhờ viết ra nháp, sau đó nhìn ý chính để triển khai thành các đoạn, chỉnh lại, sau đó lại đọc để người khác chép chính thức vào bài thi. Nếu giảng viên cho phép, Chi có thể làm bài kiểm tra ở nhà rồi nôp sau, hoặc nộp trực tiếp bài thi đã được ghi âm mà không phải chép ra giấy. Ngoài học tập, Chi thích nghe nhạc, đọc sách, em hay đọc sách của Nam Cao, thơ Xuân Diệu, Xuân Quỳnh. “Em còn thích làm thơ nữa, được chừng 100 bài rồi”, Chi cười tươi, hồn nhiên khoe. Niềm lạc quan và nghị lực phi thường của Nguyễn Thùy Chi sẽ còn đọng mãi trong trái tim những người đã từng gặp em. Ai cũng cầu chúc và tin em sẽ thực hiện được ước mong báo hiếu gia đình và trở thành người có ích cho xã hội của mình. 2. Đề tài tự do (bài đăng báo): hai bài Bài Top 10 nước đáng đến thăm nhất năm 2011, đăng trên Chuyên trang Du lịch báo Tuổi Trẻ Online, Thứ Sáu, ngày 12-11-2010. Top 10 nước đáng đến thăm nhất năm 2011 Thứ Sáu, 12/11/2010, 15:15 TTO - Bạn nên đi du lịch ở đâu vào năm tới? Lonely Planet đã lựa chọn giúp bạn 10 đất nước hấp dẫn nhất năm 2011 dựa trên điểm số về tính phổ biến, sự hứng thú và giá trị đồng tiền. 1. Albania Tàn tích lâu đài ở vựng Himarở, phía nam Albania - Ảnh: Lonely Planet Cách đây không lâu, khi vùng Balkans còn được coi là một điểm du lịch “chỉ dành cho những người dũng cảm”, chỉ những người dũng cảm nhất trong số những người dũng cảm mới dám tới Albania. Kể từ khi khách balô bắt đầu đến Albania trong những năm 1990, những câu chuyện về các bãi biển trong xanh, món ăn ngon, di sản, cuộc sống về đêm, cuộc phiêu lưu giá cả phải chăng và hành trình không định trước với những người dân địa phương niềm nở đã được truyền tụng. Albania vừa tuyên bố vị trí điểm du lịch mới được yêu thích ở Địa Trung Hải và còn lâu nữa Albania mới bị cũ mòn. 2. Brazil Cầu máng dẫn nước được xây dựng từ giữa thế kỷ 18 Carioca là biểu tượng của TP Rio de Janeiro - Ảnh: Globo Nổi tiếng với vũ điệu samba, bóng đá và phong cảnh đẹp, Brazil cũng luôn được biết đến nhờ các lễ hội (lễ hội Carnaval là biểu hiện rõ ràng nhất của niềm vui sống ở đất nước này). Nhưng Brazil thậm chí còn mang đến năm 2011 nhiều lý do hơn để vui vẻ. Giành quyền tổ chức World Cup 2014 và Olympics mùa hè năm 2016 tại Rio de Janeiro, Brazil đang tiến hành một loạt dự án mới với hàng tỉ USD dành cho cơ sở hạ tầng (có cả cuộc thảo luận về việc xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao giữa Rio và São Paulo). [...]... NGA (Theo Reuters) Phần 3 Sưu tầm: Sưu tầm 5 dạng bài phản ánh chính: 1 Bài phản ánh thông tin sự kiện, vấn đề: Điểm hẹn tình yêu thời tăng giá, đăng trên trang Nhịp sống trẻ, báo Tuổi Trẻ, Chủ Nhật, ngày 28-11-2010 2 Bài phản ánh phân tích sự kiện, vấn đề: Tôm lại gặp rào cản, đăng trên trang Kinh tế, báo Tuổi Trẻ, Thứ Ba, ngày 712-2010 3 Bài phản ánh người tốt, việc tốt: Đạt “cải tiến”, đăng trên... những đàn cừu bờm xờm và sẵn sàng mời người lạ vào lều uống trà 10 Nhật Bản Ô Bangasa truyền thống của Nhật Bản - Ảnh: Glam Nhật Bản vốn chịu tiếng là một điểm đến đắt đỏ, nơi tiếng Anh không được sử dụng phổ biến Nhưng giờ đây Nhật có giá cả phải chăng đến không ngờ và rất thân thiện với người tiêu dùng Trước khi đi du lịch, hãy đến đại lý lữ hành ở địa phương của bạn và mua một thẻ tàu hỏa Nhật Bản. .. chú ý hơn Các dốc trượt tuyết ở đây là điểm đến cho những người châu Âu tìm kiếm giải pháp thay thế rẻ hơn Du khách vẫn có thể tìm thấy các bãi biển xinh đẹp và vắng người ở biển Đen 6 Vanuatu Núi lửa Yasur trên đảo Tanna, Vanuatu - Ảnh: Lonely Planet Đối với những người muốn tìm kiếm trải nghiệm đích thực, Vanuatu là điểm đến khó có thể bị ánh bại Từ những đỉnh núi hùng vĩ và thác nước ầm ầm tới các... dã ở phía đông của châu Phi, bao gồm cả những loài thú quý hiếm 9 Syria Thành lũy thống trị Aleppo, TP lớn nhất Syria - Ảnh: Lonely Planet Hai thành phố cổ Aleppo và Damascus vẫn là các mê cung nơi những tấm bản đồ tốt nhất cũng không có tác dụng gì, và vùng đồng quê vẫn còn là một bảo tàng ngoài trời rộng lớn, rải rác với các sân chơi bị bỏ hoang của các đế chế sụp đổ Khách du lịch có thể biến mình... 712-2010 3 Bài phản ánh người tốt, việc tốt: Đạt “cải tiến”, đăng trên trang Nhịp sống trẻ, báo Tuổi Trẻ, Thứ Ba, ngày 712-2010 4 Bài phản ánh giới thiệu thực trạng (miền quê, phong cảnh…): Đài Bắc đầu đông, đăng trên trang Du lịch, báo Tuổi Trẻ, Chủ Nhật, ngày 28-11-2010 5 Bài phản ánh theo kiểu suy ngẫm: Nhập nhèm văn hóa, đăng trên trang Văn hóa - nghệ thuật - giải trí, báo Tuổi Trẻ, Thứ Ba, ngày 30-11-2010... - bao gồm ăn, ở và đi lại - có thể giúp chuyến đi của bạn có giá "phải chăng" hơn 7 Tây Địa Trung Hải Du thuyền MSC Splendida ở cảng La Goulette, Tunisia - Ảnh: Cruises Địa Trung Hải vốn nổi tiếng là lựa chọn hàng đầu cho những người tìm kiếm một kỳ nghỉ trọn gói giá trị trong ánh mặt trời Nhưng hành trình bằng thuyền không chỉ mang đến một trải nghiệm mới Bạn vẫn có thể tận hưởng các khoản đãi trọn... đa dạng sinh học đến kinh ngạc mới là báu vật của Panama Du khách được tham dự những lễ hội địa phương đích thực, đi bộ xuyên rừng và ở trong những ngôi lều nền cát Khi mà phần lớn đất nước vẫn còn nguyên sơ, cuộc phiêu lưu thật sự chỉ là một chuyến xe buýt hoặc đi thuyền Cinta Costera (vành đai ven biển) mới của thành phố Panama tạo ra một dải xanh với những con đường bờ sông, kết thúc ở khu phố cổ... ngoài, đất nước này chỉ như một chấm nhỏ trôi nổi ngoài khơi bờ biển của châu Phi, nhưng quần đảo gần đây đã bắt đầu thu hút được khách du lịch từ châu Âu Sự quan tâm ngày một tăng của quốc tế đang mang lại những thay đổi to lớn cho quần đảo trông như thể được sinh ra từ một người mẹ Caribê và cha châu Phi Cape Verde đón du khách bằng những ngọn núi cao vút xanh ngắt, núi lửa ẩn trong mây, bãi biển cát... Buenosaires54 Đối với những người ham thích phiêu lưu, một chuyến du thuyền Nam Mỹ là cách hoàn hảo để khám phá các cảng ở Chile, Argentina, Brazil và xa hơn nữa Du khách sẽ được trải nghiệm vẻ đẹp mộc mạc và sôi động của các thành phố cũng như các nền văn hóa tuyệt vời ở Nam Mỹ 6 Bắc Âu Du thuyền qua vịnh hẹp Fjords, Na Uy - Ảnh: Telegraph Ngắm vịnh hẹp Fjords của Na Uy hay thành phố St Petersburg của Nga trên... mạng lưới giao thông phức tạp của Nhật THƯỜNG NGA (Theo Lonelyplanet/Smh) Bài 10 điểm đến bằng thuyền hấp dẫn nhất thế giới, đăng trên Chuyên trang Du lịch báo Tuổi Trẻ Online, Thứ Hai, ngày 15-11-2010 10 điểm đến bằng thuyền hấp dẫn nhất thế giới Thứ Hai, 15/11/2010, 14:38 TTO - Đối với những ai muốn thử một kỳ nghỉ mạo hiểm hơn trong năm 2011 nhưng không muốn rời xa những tiện nghi gia đình, một . Phần 1 Lý thuyết: Rút ra đặc điểm của bài phản ánh, so sánh với tin, tường thuật. Những đặc trưng cơ bản của thể loại bài phản ánh: 1. Nội dung của bài phản ánh tái lập bức tranh toàn cảnh. thức và phản ánh của thể loại bài phản ánh là các sự kiện, vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. Cái riêng của thể loại này là ở mức độ của tính thời sự. Bài phản ánh chủ. chẽ. So sánh các thể loại bài phản ánh, tin, tường thuật trên các bình diện: khái niệm, nhiệm vụ, tính thời sự, đối tượng phản ánh, kết cấu, bút pháp, ngôn ngữ. Đặc điểm Bài phản ánh Tin Tường

Ngày đăng: 17/04/2015, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w