Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
511 KB
Nội dung
Thế mạnh và hạn chế của truyền hình MỤC LỤC A. Bài tiểu luận I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề 1. Thế mạnh của truyền hình 2. Hạn chế 3. Liên hệ bản thân III. Kết luận B. Kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hành quay phim C. Danh mục tài liệu tham khảo bài tiểu luận A. BÀI TIỂU LUẬN I. Đặt vấn đề: Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 1 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình Truyền hình là kẻ cạnh tranh khổng lồ đầy uy lực đối với các loại hình truyền thông đại chúng khác. Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là thấy được ở xa. Ở Việt Nam, truyền hình ra đời tương đối muộn so với các loại hình phương tiện truyền thông khác, song chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với các loại hình báo chí khác từ ngày đầu tiên phát sóng ngày 7 tháng 9 năm 1975. Đến nay, ngành truyền hình đã và đang phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của đài phát thanh và truyền hình 64 tỉnh thành, các đài truyền thanh truyền hình cấp huyện trong cả nước. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, cánh cửa thông tin rộng mở đã tạo điều kiện thuận lợi để ngành truyền hình nâng cao chất lượng nội dung, chất lượng phát sóng truyền hình và làm đa dạng, phong phú về thể loại đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của người dân. Hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ chương trình truyền hình đầu tiên được phát sóng, đến nay, ngành truyền hình trong cả nước đã phát triển toàn diện. Điều đó đã khẳng định vị trí, vai trò của truyền hình và đặc biệt là thế mạnh vượt trội của truyền hình so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác được thể hiện qua thế mạnh cũng như hạn chế của truyền hình . II. Giải quyết vấn đề 1. Thế mạnh của truyền hình: 1.1. Truyền phát tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh Trước hết nói đến truyền hình người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 2 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình sống động trên màn hình. Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Nếu so sánh với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại hình truyền thông có trong báo, phát thanh, phim ảnh… và thể hiện sự vượt trội hơn hẳn của nó. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò to lớn của sách, báo và các loại tạp chí… trong việc nâng cao dân trí, tuy nhiên do dung lượng tri thức lớn, số trang in lớn nên đọc sách, báo phải có thời gian, sách cũng kén chọn công chúng . Người đọc sách, báo không những phải biết chữ mà còn phải có trình độ văn hoá ở mức nhất định, các ký hiệu thông tin của báo đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn ngữ không cao và kỹ thuật trình bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn, tính cập nhật thông tin và tri thức trong sách, báo không cao, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và tốc độ phát triển nhanh của khoa học - công nghệ. Truyền thanh cũng là một kênh truyền thông đại chúng có sức mạnh đặc biệt trong việc truyền tải thông tin và trong việc hình thành dư luận xã hội rộng khắp và tức thì, song chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động…nên phát thanh không có hình ảnh chỉ tác động vào thính giác của con người. Còn Internet là mạng thông tin toàn cầu ,là xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối và truyền tải một dung lượng thông tin khổng lồ ,có thể nói là vô hạn định với tốc độ siêu nhanh, con người trên khắp hành tinh dễ dàng liên kết với nhau, chia sẻ, và trao đổi song độ tin cậy của các thông tin trên mạng internet không cao, vì nguồn tin không rõ ràng. Kênh truyền thông này như một dòng lũ khổng lồ gom từ đủ các con suối, nguồn lạch mang cả phù sa màu mỡ lẫn rác rưởi và chất độc hại rất khó hoặc không thể kiểm soát được. Còn truyền hình là kênh thông tin có độ tin cậy cao, chính xác và hội tụ những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Hầu hết bất cứ sự Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 3 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình kiện, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình. Điều này tạo cho truyền hình có một khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin xã hội theo một dải tần rất rộng. Truyền hình hấp dẫn công chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, đồng thời truyền hình đạt tới độ tuyệt đối về phạm vi công chúng xã hội. Khoa học và kĩ thuật thôi chưa đủ, góp phần lớn vào sự thành công trên của truyền hình là nhờ, sự kết hợp hài hoà giữa hình ảnh động và âm thanh tạo cho truyền hình có khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Vậy hình ảnh là gì? Hình ảnh là đặc điểm thể hiện của truyền hình, thủ pháp để phát huy ưu thế của truyền hình. Trong truyền hình thì hình ảnh chủ yếu và đặc trưng là hình ảnh động về hiện thực trực tiếp. Ngoài ra truyền hình còn sử dụng các loại hình ảnh tĩnh như ảnh tư liệu, mô hình, sơ đồ, biểu đồ, chữ in. Bằng kĩ thuật dựng hình người ta có thể dựng các hình ảnh động ở một khuôn hình đặc biệt cần thiết nào đó để biến thành một hình ảnh tĩnh nhằm nhấn mạnh, khắc họa một đặc điểm, một ý nghĩa cụ thể. Âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của truyền thông tin tức truyền hình. Âm thanh trong truyền hình bao gồm: lời nói của con người, âm nhạc, tiếng động và các âm thanh của hiện trường ghi hình như Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 4 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình gió, mưa, sấm, tiếng kêu của muông thú, tiếng hót của chim, tiếng xe chạy, tiếng vụ nổ của bom đạn, tiếng ồn ào của đám đông… Trong các chương trình dàn dựng hậu kỳ, người ta có thể tạo ra các âm thanh, tiếng động nhân đạo để mang lại hậu quả thể hiện cao hơn. Trên thực tế, không phải lúc nào những tiếng động thực tế phù hợp với yêu cầu thể hiện trong các chương trình truyền hình. Nếu coi hình ảnh và âm thanh là 2 yếu tố cấu thành ngôn ngữ truyền hình thì mỗi yếu tố đó đều có vai trò quan trọng không thể thiếu. Thông thường, yếu tố hình ảnh được nhấn mạnh và là thành phần chủ đạo, có tính chất quyết định đối với truyền hình. Trong thực tế, hình ảnh động cũng là cái tạo nên đặc thù của truyền hình. Tuy nhiên tiếng nói là bộ phận chính trong âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên chở nội dung thông tin của truyền hình. Sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh tạo cho truyền hình khả năng truyền tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú. Hầu như bất kì sự kiện, hiện tượng, vấn đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua các chương trình truyền hình. Đặc điểm này tạo cho truyền hình một khả năng đặc biệt trong đa dạng hóa chức năng, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Truyền hình vừa là nhà hát, lại vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu, là phương tiện giải quyết nhiều dịch vụ xã hội hiện đại. Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ khả năng giao tiếp với con người bằng cả thính giác và thị giác – hai giác quan quan trọng nhất. Bản thân phim ảnh cũng giao tiếp với công chúng bằng phương thức này song nó vẫn bị hạn chế rất nhiều bởi không gian, môi trường và độ phổ biến hạn hẹp. Thông tin truyền hình tái hiện cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống. Nghĩa là truyền hình có thể có một phạm vi, một bộ phận nguyên dạng của Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 5 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình những gì đang diễn ra ngoài đời nhưng nó được làm cho rõ hơn, đẹp hơn. Nói một cách khác, truyền hình hấp dẫn công chúng ở chỗ nó cho người ta thấy cuộc sống hiện thực ở những chi tiết, những trạng thái của bản thân cuộc sống đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta. Bản thân người xem truyền hình có cảm giác như có mặt, trực tiếp chứng kiến hay đang tham gia vào những sự kiện thực tế đó. Ngày nay, khi mà chất lượng kỹ thuật hình ảnh ngày càng hoàn thiện, khuôn khổ màn hình ngày càng mở rộng thì truyền hình ngày càng có khả năng hấp dẫn công chúng hơn. Vì thế truyền hình là kẻ cạnh tranh khổng lồ, đầy uy lực đối với các loại phương tiện truyền thông đại chúng khác như: sách, báo, phát thanh, điện ảnh… 1.2. Tính chân thực, khách quan Nhà báo Hữu Thọ, nguyên trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân nhận định: Khách quan, chân thật của thông tin bao giờ cũng là vấn đề hết sức cơ bản. Về lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính cũng sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả. Một nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn gây tổn hại rất nhiều cho xã hội, sẽ bị xã hội tẩy chay, lên án. Khách quan, chân thật là nguyên tắc hàng đầu của báo chí. Nguyên tắc đó không tách dời khỏi sự chi phối của các nguyên tắc bao chùm tính khuynh hướng của báo chí. Khách quan, chân thực là đặc điểm, là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí, là nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Nó đạt tới trình đọ nào, bị bóp méo, bị lợi dụng và cắt xén đến mức nào là phụ thuộc vào rất Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 6 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan. Vươn tới tính khách quan, chân thật ngày một cao hơn, đấu tranh chống lại các biểu hiện vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp vì bất kỳ động cơ nào là đòi hỏi nghiêm khắc của xã hội đối với báo chí, cũng là sự phấn đấu không mệt mỏi của mỗi người làm báo. Để khách quan,chân thật nhà báo phải dũng cảm và nhiều khi phải chấp nhận thử thách, hy sinh rất lớn. Nhưng đó lại là lương tâm nghề nghiệp và nhiều khi là ý nghĩa cuộc sống của những người làm báo. Tính khách quan, chân thực đã tạo cho người xem độ tin cậy khi đón nhận những thông tin mà truyền hình chuyển tải đến. Nếu như báo mạng, báo in, báo phát thanh còn tạo cho người xem, người nghe sự nghi ngờ nhất định thì báo hình có thể làm cho người ta tin ngay đó là sự kiện có thật, đã, đang diễn ra thông qua những hình ảnh chuyển động và âm thanh sống động đựơc ghi lại từ hiện trường. Mặt khác đó là những hình ảnh được ghi lại từ nhiều góc độ khác nhau của ống kính máy quay và màu sắc sinh động của hình ảnh cho người xem cảm hứng và tạo cho họ như đang được tham gia vào sự kiện. 1.3. Thế mạnh thứ hai mà không loại hình truyền thông nào có được ngoại trừ truyền hình đó là vai trò của tầng thông tin thứ hai: Đã bao giờ bạn xúc động và phải bật khóc khi theo dõi những hình ảnh trên truyền hình chưa? Tôi giám chắc là tất cả chúng ta, ai cũng đã từng xúc động và bật khóc khi theo dõi hình ảnh trên màn hình. Chúng ta phải khóc vì lý do gì? Phải chăng là sự kiện, thông tin mà sự kiện đưa ra Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ tác động vào tâm lý của chúng ta mà thôi, nhưng thực sự điều mà ít ai nghĩ tới lại ẩn chứa ngay ở tầng thông tin thứ hai! Nếu thường xuyên theo dõi các chương trình gặp gỡ, giao lưu trên truyền hình đặc biệt là chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly hay chương trình Người xây tổ Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 7 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình ấm thì chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó. Tầng thông tin thứ hai đó chính là những cử chỉ, hành động và cảm xúc của các nhân vật đang tham gia vào sự kiện. Người ta phải bật khóc khi thấy trên màn hình xuất hiện cảnh một gia đình sau nhiều năm xa cách, phải trải qua bao khó khăn vất vả tìm kiếm tưởng chừng vô vọng thế mà nay được đoàn tụ. Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” Người ta phải bật khóc khi nhìn thấy một em bé đánh giầy lang thang trên đường phố giữa đêm tối rét mướt với cái bụng đói meo, nhìn các bạn cùng lứa được cha mẹ yêu thương chiều chuộng mà đau lòng, tủi thân. Hình ảnh một cậu bé đánh giầy ở Hà Nội Và người ta cũng phải bật khóc khi tận mắt những người phụ nữ lam lũ, làm lụng vất vả vì chồng vì con mà vẫn thường xuyên bị chính người chồng của mình đánh đập dã man, không chút thương xót. Đau đớn về thể xác, tổn thương tâm hồn nhưng họ vẫn gắng chịu đựng vì muốn giữ gìn tổ ấm… Chính những hình ảnh này đã tác động vào tư duy của người xem và buộc người xem phải đặt câu hỏi là: “Vậy cái gì đang xảy ra đằng sau nhưng Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 8 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình khuôn hình ấy?”. Nếu như chỉ bằng những con chữ trên mặt báo, hay sự miêu tả trong các chương trình phát thanh có lẽ sẽ không thể tác động vào tâm tư, tình cảm trong lòng công chúng mà điều này chỉ có được ở truyền hình. Đó là hiệu quả vô cùng quan trọng ẩn chứa ở tầng thông tin thứ hai của truyền hình. Tầng thông tin đó không cần có sự miêu tả mà bản thân hình ảnh đã nói lên điều đó. 1.4. Tính thời sự Nói đến tính thời sự không phải là báo in, báo nói, báo mạng không có, mà ngược lại có khi các loại hình này còn thông tinh nhanh hơn là đằng khác. Hiện nay báo mạng có thể cập nhật thông tin từng phút. Nhưng tính thời sự của truyền hình vẫn được coi là thế mạnh của loại hình truyền thông này chính là ở sự kết hợp giữa hai yếu tố âm thanh và hình ảnh làm cho người ta thấy tính chân thực của sự kiện, làm cho người xem như đang được tham gia vào sự kiện ấy. Đặc biệt là những chương trình truyền hình trực tiếp và những chương trình cầu truyền hình. Cầu truyền hình trực tiếp “thương quá miền Trung” Hàng năm cứ vào ngày 30 Tết, Đài truyền hình Việt Nam thường chiếu một chương trình trực tiếp. Chương trình thường bắt đầu từ 17h đến 24h cùng đón xem nhân dân cả nước đón Tết, nhất là những nơi xa xôi của Tổ quốc như quần đảo Trường Sa, hay những hòn đảo nhỏ xa đất liền…Đó là những hình ảnh chân thực của nhân dân trên đảo đón Tết. Họ là những Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 9 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình con người cao cả sẵn sàng hy sinh niềm hạnh phúc riêng tư của bản thân như: cùng con cháu quây quần bên mâm cơm ngày Tết, được đón Tết với người thân yêu nhất, phải xa mái ấm thân yêu…để đứng đây làm nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Thông qua đài truyền hình vừa giúp nhân dân cả nước được tận mắt chứng kiến cuộc sống của họ càng thêm yêu người chiến sĩ, vừa giúp cho người chiến sĩ thấy được sự quan tâm của nhân dân mà tăng thêm tinh thần để bảo vệ cho sự bình yên của Tổ quốc… Hay những chương trình chung kết của chương trình Đường lên đỉnh Olimpia thường thuật trực tiếp từ các điểm cầu là trường của các thí sinh thi chung kết, cùng giao lưu và cổ vũ tinh thần cho những thí sinh giành chiến thắng. Ví dụ như chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olimpia năm thứ 10 (năm 2010) với 4 điểm cầu: THPT Amsterdam (Hà Nội), THPT Sầm Sơn (Thanh Hóa), THPT chuyên Quang Trung (Bình Phước), THPT Lê Lợi (Thanh Hóa)… Hình thức đưa tin hiện trường cũng là ưu thế của truyền hình. Vụ tai nạn ngày 30/12/2010 ở Hà Nội Nếu chúng ta làm tốt công việc lấy tin và đưa tin tại chỗ (hiện trường), có thể phát huy được đầy đủ đặc điểm và uy thế của truyền hình với những điểm sau: Thời gian nhanh: Đưa tin tại hiện trường là “quay phim riêng biệt” trên cơ sở phóng viên thâm nhập lấy tin,làm tốt kế hoạch đưa tin cụ thể, kỹ Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 10 [...]... lý của Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 11 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình người xem rất có tác dụng Do đó, đưa tin hiện trường có ảnh hưởng tới sự hứng thú của khán giả cũng chính là cần tăng cường hình thức đưa tin hiện trường của truyền hình Truyền hình trực tiếp hay những chương trình cầu truyền hình, đặc biệt với hình thức đưa tin hiện trường đã khắc học rõ tính chân thực của truyền. .. bằng hình ảnh, bằng giọng nói Đó là ưu thế hơn hẳn của truyền hình so với các loại hình truyền thông đại chúng khác Nhờ ưu thế Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 15 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình vượt trội chỉ riêng truyền hình mới có tầng thông tin thứ hai – tầng thông tin quan trọng Tầng thông tin thứ hai đi sâu vào cảm xúc của con người, nó tạo sức hút kỳ lạ đối với công chúng và lôi... tồn tạo và phát triển của truyền hình nhưng lại tạo ra những ức chế, tâm lí nặng nề đối với công chúng Sự thiếu trách nhiệm hay ý đồ không lành mạnh của người sản xuất Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 14 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình chương trình truyền hình rất dễ ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục, văn hóa, lối sống và cả về đời sống chính trị xã hội Chính những hạn chế này đã... đó vào tủ sách, nhưng với truyền hình thì điều đó không thể thực hiện được Chính ở yếu tố thông tin liêu tục và truyền tín Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 13 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình hiệu với dung lượng rất lớn nên truyền hình buộc người ta phải theo dõi sự kiện đó từ đầu đến cuối chứ không thể vừa làm việc vừa theo dõi Đó là hạn chế rất lớn của truyền hình so với báo in, báo... Thiện Nhân chủ trì Hội nghị truyền hình trực tuyến tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân => Các đại biểu chính là đại diện cho nhân dân phát biểu, đề đạt ý kiến nguyện vọng của người dân 2 Hạn chế của truyền hình Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế nêu trên truyền hình cũng có những hạn chế của nó Những gì làm nên sức thuyết mạnh, ưu thế của truyền hình từ mối quan hệ này trong... trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện báo chí và tuyên truyền, 2005, Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội 2 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện báo chí và tuyên truyền, 2001, Giáo trình nghề báo hình, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 17 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình 3 Tạ Ngọc Tấn, 2001, Truyền thông đại chúng, Nxb Chính tri quốc... mảnh đất cho sự tiếp tục phát triển của sách, báo, phát thanh và điện ảnh và làm cho truyền hình không thể là kẻ thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực truyền thông đại chúng như nhiều người dự đoán từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX 3 Liên hệ bản thân Đối với bản thân là sinh viên báo hính, tôi nhận thức rất rõ những thế mạnh và hạn chế của báo chí và đặc biệt của truyền hình Trong bối cảnh đất nước đang thực... liên hệ Ban khoa giáo Đài truyền hình Trần Thị Thu Phương - Lớp truyền hình K30 A1 12 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình Việt Nam, 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội, email: www.olimpia.net.vn” VD: Trong Hội nghị truyền hình trực tuyến: Chính phủ tăng đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học, xây nhà công vụ cho giáo viên Khoảng 200 đại biểu tham dự Hội nghị tại đầu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo Phó Thủ tướng... phát triển mạnh mẽ, cung cấp cho báo hình ngày càng thêm đầy đủ và nâng cấp trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tạo điều kiện cho các thế mạnh của truyền hình được phát huy một cách tối đa Đồng khi kinh tế phát thì cũng đi kèm với dân chí tăng nhanh Đây cũng là một trong những thách thức lớn của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Truyền hình vừa phải... thực của truyền hình đồng thời mang tính thời sự rất đặc trưng Chính vì thế mạnh này mà ngày nay đài truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh và truyền hình trong cả nước đang xây dựng khá nhiều các chương trình truyền hình trực tiếp 1.5 Khả năng tương tác Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển với trình độ chóng mặt đã cho phép nhiều loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi . Thế mạnh và hạn chế của truyền hình MỤC LỤC A. Bài tiểu luận I. Đặt vấn đề II. Giải quyết vấn đề 1. Thế mạnh của truyền hình 2. Hạn chế 3. Liên hệ bản thân III. Kết luận B. Kinh nghiệm của. truyền hình K30 A1 2 Thế mạnh và hạn chế của truyền hình sống động trên màn hình. Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Truyền hình chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm. thể hiện qua thế mạnh cũng như hạn chế của truyền hình . II. Giải quyết vấn đề 1. Thế mạnh của truyền hình: 1.1. Truyền phát tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh Trước hết nói đến truyền hình người