Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20132020

6 372 0
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20132020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020 Nguyễn Đình Thọ Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở (GVTHCS) huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến nay. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang đến năm 2020. Keywords. Quản lý giáo dục; Phát triển nhân lực; Giáo viên; Trung học cơ sở. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-1- 2011 đến ngày 19-1-2011, tại thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận đã nêu rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức”.Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”[1, tr.1]. Chỉ thị cũng chỉ rõ mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”[1, tr.1]. Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi năm 2009 tại điều 9 khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng” [20, tr.3]. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ một trong những nhóm giải pháp lớn thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [22, tr.7]. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, họp từ ngày 15/10 đến ngày 18/10/2010 cũng đã nhấn mạnh “Đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, giáo dục ý thức, tác phong công nghiệp cho người lao động và dạy nghề cho nông dân”. [11, tr.3] Những định hướng trên đã cho thấy rõ việc phát triển đội ngũ GV nói chung và GVTHCS nói riêng, ngày càng phải thực sự được quan tâm, nhằm xây dựng được đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Lạng Giang là một huyện miền núi có nền kinh tế nông nghiệp, huyện Lạng Giang nằm ở phía đông bắc tỉnh Bắc Giang có vị trí là cửa nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang. Những năm qua huyện uỷ, UBND huyện đã xác định rõ vai trò của giáo dục nói chung và vai trò của đội ngũ GV và CBQL nói riêng đối với sự phát triển KT-XH của huyện. Ngành GD&ĐT huyện Lạng Giang đã đạt được một số thành tựu cơ bản: Huyện đã hoàn thành vững chắc phổ cập tiểu học và phổ cập giáo dục THCS, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến, tiến bộ cả về chất lượng toàn diện và chất lượng mũi nhọn. Đội ngũ GVTHCS của huyện Lạng Giang trong những năm qua được quan tâm xây dựng và phát triển về mọi mặt, song vẫn còn có những hạn chế, bất cập về cơ cấu bộ môn, về phân bổ giáo viên giữa các trường phía Tây Bắc và các trường phía Nam trong huyện, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Nguyên nhân của tình trạng trên là ngành GD&ĐT huyện Lạng Giang chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược, chưa dự báo được nhu cầu GV và đề ra các biện pháp có căn cứ khoa học, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay đang là nhu cầu cấp thiết mà một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2020” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành QLGD, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVTHCS của huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 4. Giả thuyết khoa học Công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây đã được quan tâm và có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về cơ cấu bộ môn, về phân bổ giáo viên giữa các trường phía Tây Bắc và các trường phía Nam trong huyện, vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Nếu đề xuất được các biện pháp hợp lý, khả thi về phát triển đội ngũ GVTHCS, phù hợp với thực tế của địa phương thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo sự chuyển biến về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục bậc THCS của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến nay. 5.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang đến năm 2020. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ khảo sát nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang giai đoạn 2010 -2013 và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang đến năm 2020. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp. 7.3. Nhóm phương pháp khác: Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GV. Chương 2: Thực trạng p h á t t ri ể n đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban bí thư trung ương Đảng, Chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 2. Bộ chính trị, Kết luận số: 51/KL-TW ngày 29/10/2012 về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 3. Bộ chính trị, Nghị quyết số: 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ, Thông tư số: 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số: 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 khung phân phối chương trình THCS,THPT năm học 2009-2010 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số: 26/2011/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số: 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy chiế về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. 9. Bộ Tài chính, Thông tư số: 51/TT-BTC ngày 16/6/2008 hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. 10. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Tập bài giảng Đại học quản lý giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. 11. Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, Nghị quyết lần thứ XVIII, nhiệm kì 2010-2015 nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 12. Đảng bộ huyện Lạng Giang, Nghị quyết số: 28/NQ-HU ngày 25/2/2012 chương trình phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề nâng cao nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015. 13. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1997. 14. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực trông điều kiện mới. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Trọng Hậu, Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục. Tập bài giảng, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội 16. Nguyễn Trọng Hậu, Quản lý nhà trường. Tập bài giảng, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quản lý nguồn nhân lực. Tập bài giảng, Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo dục học. Giáo trình, Nhà xuất bản đại học sự phạm. 19. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng 20. Quốc hội, Luật giáo dục 2005 sửa đổi năm 2009 số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 21. Sở Giáo dục và Đào tạo, Hương dẫn số: 1060/SGDĐT ngày 5/9/2013 hướng dẫn thực hiện Thông tư số: 26/2011/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. 22. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 23. UBND tỉnh Bắc Giang, Quyết định: 1234/QĐ-UBND ngày 5/9/2012 kế hoạch phát triển nguồn nhân lục ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. 24. UBND tỉnh Bắc Giang, Quyết định: 1235/QĐ-UBND ngày 5/9/2012 phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Giang đến 2020.

Ngày đăng: 17/04/2015, 19:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan