1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp tu từ ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí

21 4,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Mục lục I, Mở đầu. 1, Lời mở đầu. Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Chưa bao giờ chúng ta lại thấy những tờ báo xuất bản nhiều đến thế, và còn có các tờ báo mạng, các trang web của báo in. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần cũng tăng dần. Vì vậy, muốn thu hút được nhiều độc giả đến với mình các tờ báo phải nâng cao cả chất lượng cả hình thức. Đặc biệt là chú trọng đến việc sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt. Nói cách khác là phải chú trọng đến các thủ pháp nhằm tăng giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí. Bởi viết gì đã là quan trọng, song như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy các nhà báo là “viết cho ai” còn quan trọng hơn. Đây cũng là điều kiện tiên quyết tạo ra sức mạnh, sự độc đáo cũng như tạo ra cái “duyên ngầm” cho tờ báo, từ đó gây ấn tượng cho độc giả khiến họ cứ dần dần trở thành người bạn thân thiết của báo. Nhận thức rõ tầm quan trọng của các thủ pháp nghệ thuật tạo ra giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí đối với mỗi tờ báo, tôi_người viết tiểu luận xin đúng ghóp sức nhỏ bé nghiên cứu, khảo sát thủ pháp này với mong muốn khám phá tìm hiểu rõ hơn bản chất cách thức và việc sử dụng như thế nào cho tốt nhất. 2, Mục đích nghiên cứu đề tài. Nguyên tắc để có một bài báo tốt là không chỉ cần tính chân thật, chính xác mà còn có tính biểu cảm. Và để có tính biểu cảm trong báo chí thì một trong những phương tiện giúp tăng tính biểu cảm đó là sử dụng phép tu từ là ẩn dụ. Vì vậy ẩn dụ có vai trò quang trọng trong ngôn ngữ báo chí, ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để trang sức như những mỹ từ trống rỗng. Ngược lại, ẩn dụ trở thành hương vị và cảm xúc chân thật của đời sống ngôn ngữ báo chí. Cũng không giới hạn ở phép dựng từ hình ảnh so sánh mà xa hơn 2 thế nữa , ẩn dụ đi vào thế giới lập ngôn đầy màu sắc của ý niệm. Ẩn dụ luôn mang sức sống mới cho ngôn từ, làm cho ngôn từ ngày càng biểu cảm. Ẩn dụ là những tia sáng được chủ thể lập ngôn thắp lên từ nền mang nghĩa đen của từ vựng - ngữ pháp đến thế giới văn bản sống động màu sắc hình ảnh với mục đích quan trọng là tạo ra và tăng thêm hiệu quả hấp dẫn tò mò với người đọc trong báo chí. Dựng ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí thường mang tính văn cảnh. Nó là sáng tạo riêng của người viết và in đậm dấu ấn cá nhân. Có thể nói không theo đuổi mục đích khám phá và phản ánh thế giới một cách hình ảnh như trong văn học nghệ thuật, nhà báo sử dụng ẩn dụ như một phương tiện đối lập với khuôn mẫu, một phương tiện nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của độc giả nhưng lại gây ấn tượng hơn. → Từ đó mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng sử dụng ẩn dụ trong báo chí và đưa ra một nhận định đúng đắn về việc sử dụng ẩn dụ sao cho phù hợp,và không lạm dụng nó để giật tít, gây tò mò mà nội dung thì nhàm chán. 3, Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Để tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ trên các loại hình báo chí hoặc khảo sát nhiều tờ báo cùng một lúc là đề tài rất rộng. Vì vậy tôi đã chọn tập trung nghiên cứu khảo sát một tờ báo mạng là tờ báo VnExpress. Và để tìm hiều việc sử dụng ẩn dụ trong các bài báo của VnExpress, tôi đã tiến hành khảo sát trong 2 đợt, đợt 1 từ ngày 28 đến 7/12/2011 và đợt 2 từ ngày 14 đến ngày 15/12/2011. 4, Phương pháp nghiên cứu. Với chủ đề này, tôi đã nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ trong báo mạng VnExpress. Nghiên cứu theo ngày để tìm ra các bài báo sử dụng ẩn dụ để phân tích tác dụng của ẩn dụ trong bài báo, nhà báo muốn sử dụng ẩn dụ để phản ánh thưc trạng nào đó, hay phê phán,lên án…một vấn đề nào đó. Đồng thời xem xét nhà báo sử dụng tính ẩn dụ đó có phù hợp không và đưa ra nhận xét, phương pháp sử dụng tính ẩn dụ. 3 II, Nội dung 1, Khái quát chung về báo mạng VnExpress. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì báo mạng đã phát triển rất mạnh, được nhiều công chúng đón nhận nhất là độc giả thanh thiếu niên và những người có tri thức…bởi báo mạng cung cấp thông tin nhanh hơn, những thông tin mới, “nóng” sẽ được các nhà báo đưa ngay lên trên các trang báo mạng nhanh và kịp thời nhất. Ngày 26/2/2001, VnExpress là báo đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên hoạt động trên Internet.Tổng biên tập là Thang Đức Thắng. Trong 10 năm qua, VnExpress luôn giữ vững là báo điện tử tiếng việt có nhiều người xem nhất toàn cầu. Trong 6 tháng đầu sau với địa chỉ 300.000 địa chỉ IP, thường xuyên truy cập VnExpress, vươn lên dẫn đầu trong số các Website tiếng việt toàn cầu. Hiện nay thì báo mạng này đón nhận 30 triệu lượt truy cập mỗi ngày, trong đó có số lượng lớn người nước ngoài. Lý do nhiều độc giả đón đọc VnExpress là do VnExpress là báo mạng đi tiên phong. Ngay từ đầu, quan điểm của những người lãnh đạo VnExpress đưa ra điểm khác biệt giữa báo mạng và báo in là tốc độ cập nhật và phong cách đưa tin. Đồng thời không áp đặt ý kiến của phóng viên, độc giả tự do được nhận xét, tự do tiếp nhận thông tin. Phóng viên đưa ra những bài báo vừa thông tin mới, vừa chính xác và biểu cảm.Tính biểu cảm hấp dẫn bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ trong đó có biện pháp ẩn dụ. 2, Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. 2.1, Khái niệm. Từ ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mé taphora , có nghĩa là sự chuyển nghĩa giữa từ và nhóm từ dựa trên mối quan hệ giống nhau ít nhiều mang tính rõ ràng. Khác với so sánh, ẩn dụ dựa trên các cấu trúc cú pháp phức tạp hơn. Bởi nó không có những mối quan hệ so sánh rõ ràng. 4 Từ điển ngôn ngữ học của Jean Dubois định nghĩa : ẩn dụ là dựng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng mà không có nhiều mặt của những từ, cụm từ chỉ so sánh. Hay nói rộng hơn là việc dựng tất cả những từ mà từ này có thể được thay thế bằng một từ khác có những điểm tương đồng sau khi bỏ qua tất cả những từ dựng để so sánh ( như, bằng, tựa…). Theo G.S Đỗ Hữu Châu thì ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng. Theo sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 6 của Bộ Giáo Dục thì định nghĩa : ẩn dụ là biện pháp dựng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó ( như màu sắc, tính chất, trạng thái ). Nguyễn Đức Tồn (Ngôn ngữ số 9/07) định nghĩa khá đủ về ẩn dụ, nhấn mạnh đến khía cạnh chuyển nghĩa của ẩn dụ hơn là trói buộc ẩn dụ ở phép dựng từ. “Ẩn dụ là phép thay thế gọi tên hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó có ở chúng”. Phan Thế Hưng (ngôn ngữ số 4/07) đưa ẩn dụ từ chỗ so sánh ngầm sang cấu trúc bề sau về tư duy. Thông qua dạng câu bao hàm xếp loại : “ẩn dụ không đơn giản là phép so sánh ngầm mà chính là câu bao hàm xếp loại thuộc cấu trúc bề sâu của tư duy. 2.2, Các kiểu ẩn dụ. Như trên đã nói, ẩn dụ dựa vào sự giống nhau cho nên căn cứ vào tính chất của sự giống nhau có thể chia ẩn dụ thành các kiểu như sau : _ Sự giống nhau về hình thức. Ví dụ : mũi người và vật – mũi thuyền, mũi kim, mũi Cà Mau. _ Sự giống nhau về màu sắc. Ví dụ1 : màu lơ, màu da trời,màu râu, màu da cam, màu cỏ úa, màu xu hào, màu ốc bươu ,… 5 Ví dụ 2: “ Hành trình 2U ngập màu xanh tình nguyện” ( VnExpress 2/12/2011) màu xanh tình nguyện đã được biết đến với màu áo của những thanh niên đi làm tình nguyện giúp đỡ mọi người gặp khó khăn trên mọi miền đất nước. _ Sự giống nhau về chức năng. Ví dụ : Trước đây, đèn chủ yếu thắp bằng dầu, nay các phương tiện thắp sáng đều gọi là đèn như đèn điện, đèn ắc quy, đèn pin, … Trước đây chỉ có quạt tay làm bằng tre hay vỏ cây cau (mo cau), ngày nay có quạt cây, quạt trần… _ Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó. Ví dụ 1: đất khô – tình cảm khô, lời nói khô, mướp đắng, ớt cay - một ý nghĩa đắng cay. Ví dụ 2 : “ Tắt lửa tình, phòng the nguội lạnh” (VnExpress 1/12/2011) thì “lửa” ở đây không phải là lửa dựng để đun nóng nhưng “lửa tình” đây là ngôn ngữ dùng trong quan hệ vợ chồng. “Nguội lạnh” ở đây không chỉ sự lạnh lẽo của căn phòng mà là chỉ tình cảm của vợ chồng không còn hạnh phúc như trước. Ví dụ 3 : “ Phóng viên tương lai nhảy bốc lửa” thì lửa ở đây có nghĩa là điệu nhảy hết sức và thu hút được sự chú ý đối với người xem. “Bốc lửa” khog có nghĩa là khói lên mà là điệu nhảy lôi cuốn. _ Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó. Ví dụ1 : phụ nữ xấu xí bị gọi là Thị Nở, ai hay ghen thì gọi là Ôtenlô hay Hoạn Thư, ai phản ứng tiêu cực bị gọi là Chí Phèo, những kẻ con trai hay lừa tình gọi là Sở Khanh… Ví dụ 2 : Thân cũ lặn lội nuôi chồng con sống thực vật (VnExpress ngày 1/8/2010 ) lấy hình ảnh con cũ để nói về người phụ nữ vất vả làm việc để nuôi, chăm sóc chồng con bị bệnh tật khổ sở. Ví dụ 2 : “ Chợ tình” trước công viên hiện đại nhất thủ đô 6 …8 cô gái “ bán hoa” hoạt động ở đây đã được đưa vào Trung tâm lao động xã hội số 2 ( VnExpress ngày 14/6/2011) Các từ như : “ chợ tình” thực tế là tên gọi của một chợ ở Sapa có tên gọi là chợ tình được tổ chức vào mùa xuân nhằm là nơi vui chơi, mua sắm, gặp gỡ của các đôi trai gái. Nhưng trong bài báo này “chợ tình” là nơi mua bán dâm. Cũng như thế “bán hoa” ở đây không phải là những người bán hoa mà là những người bán đi cái thân xác, sự trong trắng của con người mình. _ Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ : nắm vốn biểu thị “động tác cụ thể của bàn tay”, nhưng có thể nói : nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, nắm bài,… Những các nói khác như lửa căm thù sôi sục, sợi chỉ đỏ quán xuyến,… cũng thuộc loại ẩn dụ như thế. _ Chuyển tên các con vật thành tên người. Ví dụ1 : con mèo con của anh, cơn con của mẹ,… _ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hay hiện tượng khác. Loại ẩn dụ này thường được coi là hiện tượng nhân cách hoá. Ví dụ : thời gian đi, con tàu chạy, gió gào thét, 3. Khảo sát việc sử dụng ẩn dụ trên VnExpress. Để hiểu rõ về khái niệm và các kiểu ẩn dụ, tôi đã đi vào khảo sát việc sử dụng ẩn dụ ở báo mạng VnExpress. 3.1, Khảo sát ngày 28/11/2011. Các bài báo sau cóđầu đề, hoặc sapo,hoặc đoạn báo sử dụng ẩn dụ: Bài báo 1 : Sản phụ mất con do bác sĩ thờ ơ. Chị Hồ Thị Thanh Tâm ở Cần Thơ có dấu hiệu sinh đến bệnh viện chờ cả buổi nhưng không được bác sĩ thăm khám cẩn thận. Đến chiều tim thai bất thường , kết quả siêu âm thai chết lưu, bác sĩ vẫn từ chối mổ bắt con. → “ Mổ bắt con” được nhà báo sử dụng ẩn dụ, vì thai đã chết trog bụng mẹ thì có thể nói là “mổ lấy thai ra khỏi bụng mẹ” nhưng nhà báo viết “mổ bắt con” có nghĩa là nhà báo tỏ thái độ tôn trọng đứa bé dự nó đã mất nhưng 7 vẫn là một con người, đồng thời tỏ thái độ mỉa mai, căm phẫn trước thái độ của những người bác sĩ thờ ơ trước một mạng người. Bài báo 2: Tai nạn phòng the của quý bà. Chị Hoa (45 tuổi, TP HCM) đau rát, chảy máu liên tục “ vùng hậu cung” khi quan hệ với chồng. Vì mất máu, chị nhập viện một mình và ngần ngự tiết lộ nguyên nhân thủng cùng đồ là do trượt chân ngã trong toilet và bị vật nhọn đõm…. …Một số phụ nữ trẻ (30 – 40 tuổi) kiệm lời hơn do không sáng tác được nguyên nhân gây tai nạn. Đa số phàn nàn về việc ra bất bình thường , rong kinh, tránh tiết lộ thời điểm tai nạn chính là lúc “gặp chồng”. → “ Vùng hậu cung” thường được gọi là nơi nghỉ ngơi của các Hoàng hậu, công chúa, vương phi, mỹ nữ trong Hoàng cung. Nhưng trong bài viết này thì không có ý thế mà nhà báo ẩn dụ “ vùng hậu cung” ý nói đến vùng kín của phụ nữ. “Gặp chồng” thì làm sao xảy ra tai nạn gì được mà là bài báo muốn nói là lúc quan hệ tình dục giữa vợ chòng với nhau đã xảy ra tai nạn bị đau rát hay đâm thủng cùng đồ. Từ điều này nhà báo sử dụng biện pháp ẩn dụ cũng để phản ánh thực trạng tính ngại ngùng của người phụ nữ trong vấn đề nhạy cảm, và dự vấn đề ấy ảnh hưởng đếnsức khoẻ, tính mạng cuả chính họ. Bài báo 3 : Gia đình khốn khó nuôi hai con tật nguyền. Với cậu con trai bị viêm não và một cơ con gái bị teo cơ bẩm sinh, gia cảnh của chị Nguyễn Thị Quyên ở xóm 9, xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An đã nghèo còn gánh thêm muôn nỗi vất vả. Họ chưa bao giờ có nụ cười trọn vẹn. → Trong bài báo này nhà báo sử dụng cụm từ “ nụ cười trọn vẹn” không có nghĩa là chị Nguyễn Thị Quyên chưa bao giờ cười một nụ cười vui 8 vẻ mà có nghĩa là nói đến cuộc sống của chị, gia đình chị chưa bao giờ được hạnh phúc trọn vẹn vì gia cảnh đã nghèo khổ, lại có hai đứa con tật nguyên nên muôn phần vất vả hơn, bởi chị phải lo toan cho gia đình, cho con, đó là nỗi buồn, nỗi vất vả của chị. Và chỉ khi nào cuộc sống tốt hơn thì chị mới bớt đi một phần gánh nặng. Ẩn dụ là ở chỗ từ một cụm từ ấy mà nhà báo muốn gửi gắm nhiều điều, không chỉ là nói lên nỗi vất vả của gia đình chị Nguyễn Thị Quyên mà còn làm cho độc giả tò mò đọc tiếp vì sao gia đình chị lại chưa bao giờ có nụ cười trọn vẹn, mong những người có tấm lòng hảo tâm sẽ giúp đỡ chị để cuộc sống của chị sẽ bớt khó khăn đi trong cuộc sống. Đồng thời động từ “gánh” đã được kết hợp với cụm từ “thêm muôn nỗi vất vả”, đây là ẩn dụ đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ gánh thường đi với những từ mang nghĩa cụ thể như gánh lúa, gánh khoai, gánh hoa…nhưng đây là gánh muôn nỗi vất vả. “Gánh” luôn thể hiện sự nặng nhọc, khó khăn, vất vả. Vậy mà gia đình chị còn “gánh muôn nỗi vất vả” có làm cho sự vất vả chông gai được biểu hiện lên gấp hàng trăm,nghìn lần. 3.2, Khảo sát 29/11/2011. Một số bài sử dụng ẩn dụ: Bài 1. Nông dân bán vợ sau mùa vụ thất thu. Các người nông dân ở Bundel Uttar Pradesh miền bắc Ấn Độ đang rao bán vợ mình cho những ông chủ nợ để sống sót qua mùa vụ trắng tay, với giá từ 4 nghìn đến 12 nghìn ruppe (khoảng 50 đến 150 nghìn bảng Anh). → Ở đây người viết sử dụng kiểu ẩn dụ kết hợp tay là bộ phận người để kết hợp vời từ tay, “trắng tay” là ý nói người này không còn một chút tài sản nào. Sử dụn ẩn dụ nhằm nhấn mạnh sự không có tài sản, không có tiền của những người dân đến nỗi phải bán vợ, để sống qua mùa vụ thất thu. 9 Bài 2: Bộ 11 tuổi mắc bệnh lạ hiểm nghèo. Chưa đầy 1 tuổi nhưng cô bé Đậu Thị Quỳnh ( huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã mang trong mình căn bệnh hiểm mà nước ta không thể chữa được. Nhìn em toàn thân tím tái, đôi mắt thơ ngây mở to, không biết đến nguy cơ tử vong đang lơ lửng trên đầu mà ai cũng xót thương. → Người viết bài báo này sử dụng kiểu ẩn dụ giống nhau về màu sắc (màu tím- tím tái), giống nhau về tính chất, thường vật treo “lơ lửng” nhưng nhà báo sử dụng lơ lửng lại là “nguy cơ tuỷ vong”. Như vậy nhà báo muốn nhấn mạnh về tình trạng của bộ Quỳnh, sức khoẻ yếu, và nguy cơ tử vong cao.Từ đó nói lên tình cảnh của gia đình và bộ để gióng lên một hồi chuông mong mọi người giúp đỡ. 3.3, Khảo sát ngày 30/11/2011. Một số bài báo có tít (đầu đề) sử dụng tính ẩn dụ. Bài thứ nhất : Chết vì cơn điên “Black Friday” → Đây là tiêu đề ( tớt) của một bài báo, đọc tít này mà chưa đọc nội dung của bài thì độc giả không hiểu cơn điên “Black Friday” là gì mà. Đây không phải là những người bị bệnh về thần kinh mà người ta thường gọi là điên mà là những người mua sắm trong kỳ giảm giá của siêu thị Black Friday, họ chen chúc nhau mua sắm mà quên đi việc cứu người. Một ông chủ cửa hàng lên cơn hen suyễn và đã bị bỏ mặc không có ai nhìn thấy mà giúp đỡ ông ta cả. Bài báo với tiêu đề trên sử dụng biền pháp ẩn dụ vừa để giật tít, gây tò mò cho người đọc vừa để phản ánh thực trạng mua sắm trong kỳ giảm giá chào mừng noel, lên án sự thờ ơ của con người vì mục đích cá nhân mà quên đi việc cứu người. 10 [...]... nhiều báo đã khai thác sử dụng ẩn dụ một cách khác nhau để làm cho bài báo thờm phong phơ mới lạ và khác với báo khác 2, Biện pháp khắc phục _Ẩn dụ cũng cú tính hai mặt, nếu sử dụng ẩn dụ hợp lý, vừa đủ cho một bài báo thì ẩn dụ sẽ giúp bài báo đó cú tính biểu cảm tốt, làm cho người đọc thích thơ với bài báo Ngược lại, nếu bài báo đó quá lạm dụng ẩn dụ thì sẽ làm cho người đọc nghi ngờ về độ chính... sử dụng ẩn dụ hiện nay _Mỗi ngày các bài đưa lờn từ nhiều nội dung và vấn đề thì nhiều nhà báo đã sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ trong đó cú biện pháp ẩn dụ để giật tít, làm nổi bật nội dung giới thiệu ở phần sapơ, từ đó gõy ra sự hấp dẫn cho bài đọc, tì mì cho độc giả Bởi một thưc tế là đánh vào tâm lý của người Việt là tì mì, nờn việc sử dụng ẩn dụ để giật tít được nhiều nhà báo, phóng viân sử dụng... bài báo Từ tính hai mặt này mà ta biết cách sử dụng tốt ẩn dụ khi viết báo, làm cho bài báo đó tốt hơn, hay hơn Đú cũng là mục đích sinh viân báo chớ cần và mong muốn đạt được khi cũn ngồi ghế nhà trường , làm cộng tác viân cho các báo và lúc làm việc _ Từ nghiân cứu về tính ẩn dụ sử dụng trong báo chớ, ta cũng hiểu thờm được là vấn đề nào, đề tài nào thì nờn sử dụng ẩn dụ Chẳng hạn như đề tài chính... khụng dùng ẩn dụ, cũn văn bản thĩng thường thì ngược lại, tận dụng ẩn dụ tạo nờn sức mạnh diễn đạt Trong báo chớ cũng tương tự, ẩn dụ cú thể được sử dụng với tính biểu đạt cao _Tuy nhiân khơng phải vỡ thế mà nhà báo cú thể lạm dụng ẩn dụ quá mức, hoặc tương thích trần trụi Cả hai điều này đều dẫn đến điều khụng tốt Nếu trần trụi, khuơn mẫu quá mức thì sẽ gõy sự nhàm chán, nhưng nếu lạm dụng ẩn dụ thì sẽ... chính trị khi viết báo thì khơng nờn sử dụng ẩn dụ vỡ bài báo này phải đáp ứng tính khuơn mẫu, và thực tế chính xác lớn, khụng so sánh ngầm như kiểu giả định được 20 _ Thực tế thường thấy là nhiều nhà báo phóng viân trong cùng một nơi làm việc ở báo nào đấy thường hay sử dụng ẩn dụ bằng những từ lặp lại ( như cụm từ “bốc lửa” phân tích ở phần trờn) thì nhà báo, phóng viân nờn sử dụng ẩn dụ một cách sáng... Một số bài báo có trích đoạn báo, hoặc đầu đề (tớt), hoặc sapo sử dụng ẩn dụ : Bài thứ nhất : Chịu cực hình để có chân dài Sở hữu khuôn mặt xinh xắn, nhưng Hằng (1 9tu i,Hà Nội) lại có chiều cao khiêm tốn nên cơ quyết định đi kéo chân dài Tuy nhiên, sau phẫu thuật mấy ngày cơ đã hối hận vì những cơn đau thấu óc, chưa kể phải ngồi yên 3 tháng liền → Ở bài báo này nhà báo đã sử dụng ẩn dụ đi từ cụ thể... dễ nhận thấy rị là các bài báo mang nội dung về vấn đề trọng đại, về chính trị hoặc thĩng báo nội dung, nghị quyết của nhà nước thì khụng sử dụng ẩn dụ, các bài báo viết về các vấn đề khác về văn hoá, thể thao, nghệ thuật, đời sống thì thường hay sử dụng ẩn dụ để nhấn mạnh tính biểu cảm, gõy chơ ý cho người đọc, và tránh sự khuơn mẫu quá nhàm chán Walter Nas ghi nhận : ẩn dụ cú một khả năng mĩ tả rất... hoa → Cũng là một cái tít của bài báo, nhà báo đã sử dụng ẩn dụ thuộc kiểu ẩn dụ giống nhau về chức năng Trước đến giờ có các loại xe như xe ôtô, xe máy, xe đạp…nhà báo đã đưa ra cụm từ xe công và xe hoa và dưới là hình ảnh của xe ôtô mang biển số 80….Xe công là thuộc xe của cơ quan nhà nước, xe hoa là xe dùng trong việc cưới hỏi Bài báo phản ánh có một số người đã lợi dụng chức quyền để dựng xe công... : ngôn ngữ phát triển thông qua các điều kiện xã hội và đến lượt mình ngôn ngữ trở lại tác động đến hành vi, thái độ của xã hội Vì vậy, ẩn dụ hầu như có mặt khắp mọi nơi trong hoạt động ngôn từ Có lẽ vì lý do này mà Halliday (1976) nói : “ dường như là trong hầu hết cá thể loại văn bản, cả nói và viết chúng ta có xu hướng hoạt động ở một nơi nào đó giữa hai thái cực: tương thích trần trụi và ẩn dụ. .. tít sử dụng ẩn dụ “ kinh điển” có nghĩa là một cái gì đó ghê sợ “ém quân” là giữ quân lại, “bốn trụ cột” là bốn người giỏi nhất của đội bóng này để đi sang đá bóng 3.7, Khảo sát ngày 7/12/2011 Các bài báo sử dụng ẩn dụ ở tít, sa pơ, đoạn báo Bài 1: Cái sướng của đàn ông độc thân … Bạn đã bao giờ chị cảnh người yêu cáu tiết và “đàn áp” mình chẳng vì lý do gì Độc thân sẽ không phải làm bia bắn cho ngững . dụng phép tu từ là ẩn dụ. Vì vậy ẩn dụ có vai trò quang trọng trong ngôn ngữ báo chí, ẩn dụ trong ngôn ngữ báo chí không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để trang sức như những mỹ từ trống rỗng. Ngược. nghiên cứu việc sử dụng ẩn dụ trong báo mạng VnExpress. Nghiên cứu theo ngày để tìm ra các bài báo sử dụng ẩn dụ để phân tích tác dụng của ẩn dụ trong bài báo, nhà báo muốn sử dụng ẩn dụ để phản ánh. những bài báo vừa thông tin mới, vừa chính xác và biểu cảm.Tính biểu cảm hấp dẫn bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ trong đó có biện pháp ẩn dụ. 2, Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ. 2.1, Khái

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w