1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường Tiểu học Phước Ninh A

11 825 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường Tiểu học Phước Ninh A. Tác giả: Phạm Thị Chúc. Đơn vị: Trường Tiểu học Phước Ninh A. 1. Thực trạng: Hiện nay vốn tài liệu tại thư viện trường Tiểu học Phước Ninh A cũng đã phong phú, đa dạng. Số lượng vào khoảng 4.443 bản sách với gần 100 đầu sách và hơn 15 loại báo, tạp chí đáp ứng đáng kể cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học sinh của trường. Tuy nhiên, số lượng bạn đọc đến với thư viện trường còn nhiều hạn chế. Theo thống kê thì số học sinh đến thư viện giảm so với những năm về trước. Ngoài một vài giáo viên thường xuyên mượn tài liệu thì còn lại học sinh đến thư viện lác đác hoặc theo thời vụ. Ngoài ra số lượng bạn đọc tới đọc tại thư viện không nhiều. Ngay cả giáo viên đến tìm tài liệu và đọc cũng rất ít, chủ yếu là mượn sách giáo khoa theo chương trình giảng dạy hoặc số ít giáo viên lên mượn sách tham khảo để đọc. -Vốn tài liệu của thư viện còn hạn chế, đặc biệt là sách tham khảo đọc thêm vì thế nên việc cho học sinh mượn tài liệu còn hạn chế. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: -Bạn đọc chưa nhận thức được vai trò quan trọng của thư viện trong việc học tập và nghiên cứu để phát triển năng lực tri thức và kỹ năng nghề nghiệp. -Trong quá trình giảng dạy từng môn học, các thầy cô giáo chưa định hướng tốt về các loại tài liệu mà học sinh cần phải đọc nhằm phục vụ cho quá trình học tập của bản thân. -Hiện nay mạng Internet phát triểngiúp bạn đọc có thể tra tìm tài liệu một cách thuận tiện, nhanh chóng. -Tổ chức các buổi tuyên truy ền để giới thiệu về các chuyên đề cụ thể giúp bạn đọc có thể biết đến thư viện còn ít, chưa thường xuy ên. -Mạng lưới cộng tác viên hoạt động chưa thực sự hiệu quả và chủ yếu mang tính thời vụ. Hơn nữa gần đây tài liệu sách được bổ sung hàng năm chưa phong phú về nội dung,… -Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu đọc sách, báo của đối tượng bạn đọc cũng khác nhau 2.1 Phạm vi nghiên cứu: Tìm ra giải pháp nhằm thu hút bạn đọc tại trường Tiểu học Phước Ninh A năm học 2011 –2012 đến với thư viện của nhà trường. 2.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện tại trường Tiểu học năm học 2011 -2012. 3. Giải pháp chứng minh vấnđề được giải quyết: a.Lập kế hoạch hoạt động: Đầu tiên, tôi nghiên cứu nhu cầu và hứng thú đọc của từng đối tượng bạn đọc. Từ đó tôi tổ chức tốt công tác phục vụ bạn đọc với các hoạt động hết sức cụ thể và đồng bộ: -Tổ chức một buổi tuyên truy ền giới thiệu về thư viện nhà trường ngay từ đầu năm học để bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản khi đến với thư viện trường. -Sau đó chuẩn bị thật tốt từ cơ sở vật chất cho đến các thủ tục mượn –trả nhanh gọn, tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đọc đến thư viện. -Hướng dẫn bạn đọc cách tra tìm tài liệu, tư vấn cách đọc sách. -Lên kế hoạch đọc sách cho học sinh một cách có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với chương trình học của các em và tương ứng với những hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. -Chú trọng tổ chức phục vụ bạn đọc ngoài thư viện để khơi gợi hứng thú đọc sách của đông đảo các em thông qua các hoạt động như: tổ chức đưa sách theo chủ đề xuống từng lớp vào các giờ ra chơi để duy trì thói quen đọc sách; tổ chức đọc sách tập thể với hình thức đọc to nghe chung,… -Chú trọng tuy ên truyền sách qua các hình thức trực quan như bảng giới thiệu sách mới, báo tường, triển lãm sách,… b. Cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, đội viên, học sinh phối hợp cùng thư viện tổ chức các buổi tuy êntruyền giới thiệu sách tới toàn thể bạn đọc trong trường nhằm kích thích hứng thú đọc sách của mọi người. c. Xây dựng kế hoạch trao đổi giữa các thư viện: Do những hoàn cảnh và đặc điểm khác nhau, các thư viện thường có một bộ phận sách thừa. Việc đặt quan hệ trao đổi sách, báo giữa các thư viện làm cho kho sách của các thư viện phong phú và sát thực tế hơn với nhiệm vụ và đối tượng bạn đọc của nhiều thư viện. Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hiện nay trong thư viện trường tôi còn tương đối ít sách tham khảo nên tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến trao đổi sách tham khảo với các trường Tiểu học lân cận và các trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa b àn huy ện. Bên cạnh đó, theo tinh thần chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc đặt quan hệ mượn sách tham kh ảo của thư viện huyện, nhưng do trong quá trình tổ chức đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn, chính vì th ế tôi mạnh dạn liên hệ với Nhà văn hoá xã Phước Ninh để mượn sách tham khảo phục vụ cho giáo viên và học sinh. d. Vận động cán bộ, giáo viên, học sinhtặng sách cho thư viện nhà trường * Công tác vận động cán bộ, giáo viên: -Mỗi cán bộ, giáo viên nhưng sách tham khảo đọc thêm khi đem tặng cho thư viện phải phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và phải phù hợp, phục vụ cho công tác chuyên môn ở bậc họccủa mình. Nếu cán bộ, giáo viên nào không có những loại sách trên thì có thể đóng góp bằng tiền mặt với định mức 50.000 đồng/1năm học (không áp dụng đối với đối tượng là nhân viên bảo vệ). * Công tác vận động học sinh tặng sách, báo cho thư viện: Phong trào này đ ã được đơn vị tôi thực hiện từ nhiều năm nay. Hằng năm, cán bộ thư viện đều lập kế hoạch vận động học sinh tặng sách, báo cho thư viện. Kế hoạch này được thực hiện theo 2 đợt (cuối học kỳ I và cuối năm học). Sách giáo khoa do các em đóng góp là sách giáo khoa và vở bài tập đã học qua. Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp trong việc tiếp tục vận động các em tặng sách, báo cho thư viện theo tinh thần Công văn số 794/HD-PGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2008 của phòng Giáo dục & Đào tạo về việc hoạt động phong trào “Sách giáo khoa tặng bạn” được cụ thể hoá bằng Kế hoạch số 40/KH-THPNA ngày 20/12/2011 về việc tổ chức thực hiện phong trào “Sách giáo khoa tặng bạn” của trường Tiểu học Phước Ninh A và đồng thời duy trì phong trào nuôi heo đất xây dựng “Tủ sách Kim Đồng”. e. Cán bộ thư viện phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuy ên môn, kỹ năng giao tiếp và phối hợp với cán bộ, giáo viên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để định hướng về các loại hình tài liệu cụ thể liên quan tới việc học tập, nghiên cứu của học sinh các lớp cho phù hợp. Nếu mỗi cán bộ thư viện đều nêu cao tinh thần tự học, tự rèn thì mỗi chúng ta đều có thể tự hào về một nhân viên thư viện kiểu mẫu và hiện đại trong tương lai không xa, đó là: "Có một trái tim nhân ái, đầy nhiệt huyết của một người cộng sản, có cái đầu của một người thầy, có niềm say mê lao động, sáng tạo của một nhà khoa học và có sự ứng xử, giao tiếp thân thiện của một nhà tâm lý học ". 4. Kết quả so sánh: BẢNG 1: THỐNG KÊ KẾT QUẢ CUỘC VẬN ĐỘNG TẶNG SÁCH CHO THƯ VIỆN TRONG NĂM HỌC 2011 –2012 GIÁO VIÊ HỌ C SIN H Sách giá o kh o a Sác h th am kh ả o Sá ch n gh i ệ p v ụ Sách giá o kh o a Sác h th am kh ả o (V ở b ài t ậ p ho ặ c sác h th i ế u nh i) 46 52 29 17 0 23 0 BẢNG 2: THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG BẠN ĐỌC (Số lượt bạn đọc) N ĂM H ỌC 2 0 10 - 201 1 N ĂM H ỌC 2 0 11 – 20 12 (Tín h đ ế n th ờ i đ i ể m th án g 3 /201 2 ) G HI Ba n giám h i ệ u Giá o viên Nh ân viên Họ c s in h Ban giám h i ệ u Giá o viên Nh ân viên Họ c sin h 16 8 69 1 24 2 63 30 21 2 88 8 19 0 93 85 5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: 5.1 Tính mới và sáng tạo: Việc đổi mới công tác quản lý, phục vụ tối đa nhu cầu độc giả là một công việc rất quan trọng để thu hút người đọc đến thư viện ngày càng nhiều và đạt được chất lượng tốt, hiệu quảcao. Qua quá trình phục vụ bạn đọc, kết hợp với những tồn tại mà hiện nay thư viện trường còn chưa khắc phục được, tôi nhận thấy rằng: “Giảng đường thứ hai” của mỗi nhà trường là cán bộ thư viện. Người cán bộ thư viện không chỉ là người giữ sách, không chỉ là người trông coi thư viện mà phải là những cán bộ có chuyên ngành, có bản lĩnh và đủ lương tâm để trở thành những trợ giảng đắc lực cho giáo viên và là người định hướng cho học sinh trong việc tìm thông tin. Phải đưa thư viện vào hoạt động phục vụ theomô hình thư viện mở, thư viện thân thiện, lấy người học làm trung tâm. 5.2 Các hiệu quả của giải pháp dự thi: Thư viện trường luôn nhận được sự quan tâm ủng hộ tích cực của bạn đọc thông qua việc đóng góp sách cho thư viện; Thư viện đã [...]... cô giáo và các em học sinh trong việc cung cấp tài liệu, sách tham khảo để phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tham khảo tăng lên trong đợt kiểm tra, thi học kỳ Đặc biệt, kết quả lớn nhất mà thư viện trường Tiểu học Phước Ninh A đạt được chính là thư viện đã trở thành nơi sinh hoạt văn h a hữu ích cho tất cả học sinh trong nhà trường, trở thành một đ a điểm quen thu c c a học sinh mỗi khi đến trường 5.3 Về triển... nhà trường, trở thành một đ a điểm quen thu c c a học sinh mỗi khi đến trường 5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài tôi nghiên cứu có hiệu quả ở phạm vi toàn trường vì thế tôi sẽ mạnh dạn áp dụng cho cả năm học 2012 –2013 và sẽ áp dụng ở các trường Tiểu học trong đ a bàn xã Phước Ninh . Một số giải pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện trường Tiểu học Phước Ninh A. Tác giả: Phạm Thị Chúc. Đơn vị: Trường Tiểu học Phước Ninh A. 1. Thực trạng: Hiện nay vốn tài liệu tại thư viện. báo c a đối tượng bạn đọc cũng khác nhau 2.1 Phạm vi nghiên cứu: Tìm ra giải pháp nhằm thu hút bạn đọc tại trường Tiểu học Phước Ninh A năm học 2011 –2012 đến với thư viện c a nhà trường. 2.2. trường. 2.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện tại trường Tiểu học năm học 2011 -2012. 3. Giải pháp chứng minh vấnđề được giải quyết: a. Lập kế hoạch hoạt động:

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w