1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác động môi trường nhà máy tái chế nhựa

77 1,9K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 706,94 KB

Nội dung

bản đánh giá tác động môi trường về việc xây dựng khu tái chế nhựa, báo cáo đánh giá tác động môi trường, ảnh hưởng,mức độ phạm vị. quá trình tái chế nhựa ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. mức độ, lợi ích của việc tái chế nhựa, qua đó phát triển đầu tư đúng cách, bảo đảm an toàn bảo vệ môi trường trong sạch

MỞ ĐẦU I. Xuất xứ của dự án 1. Hoàn cảnh ra đời của dự án Trong những năm gần đây ngành nhựa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá từ 15-20%/năm, một tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Thống kê chỉ số chất dẻo bình quân đầu người tại một số nước cho thấy khối lượng tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực, thống kê năm 2000 chỉ số bình quân của thế giới là 36 kg nhựa/đầu người thì Việt Nam chỉ mới đứng ở con số khiêm tốn 12 kg nhựa/đầu người. Điều đó cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành nhựa vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với ngành nhựa đó là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu phụ thuộc 80-90% nhập khẩu, trong đó nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhựa. Từ đầu năm đến nay, không ít doanh nghiệp nhựa “lao đao” theo những biến động thăng trầm của giá dầu thế giới. Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, sau thời gian nghiên cứu thị trường và tìm hiểu địa điểm đầu tư, Công ty cổ phần DFG đã quyết định lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa DFG tại cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Việc cơ sở sơ chế nhựa đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của ngành nhựa và hơn thế nữa là có thể giải quyết được có hiệu quả bài toán phế liệu nhựa. Địa điểm thực hiện đầu tư dự án của Công ty cổ phần DFG trước đây được UBND tỉnh cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Luyến thuê để thực hiện dự án xây dựng cơ sở sản xuất nội thất trường học, nội thất gia đình, văn phòng. Tuy nhiên Công ty Minh Luyến đã xây dựng cơ sở sơ chế nhựa và tiến hành hoạt động sơ chế nhựa. Ngày 20/8/2007, Công ty Minh Luyến ký hợp đồng tín dụng vay vốn với Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Dương. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản trên khu đất được UBND tỉnh cho thuê và máy móc thiết bị của dự án. Sau một thời gian sản xuất kinh doanh thua lỗ, Công ty Minh Luyến không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Sau khi thống nhất với ngân hàng cho vay vốn, Công ty Minh Luyến nhờ Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương (thuộc Sở Tư pháp Hải Dương) tiến hành bán đấu giá toàn bộ tài sản trên đất cho người trúng đấu giá để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Ngày 22/12/2008, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương đã bán toàn bộ tài sản trên đất cho bà Cấn Thị Xuân (Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần DFG). Sau đó Công ty cổ phần TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO DFG tiếp nhận tài sản, máy móc thiết bị, xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải và vận hành thử dây chuyền máy móc, thiết bị sơ chế nhựa tái sinh để xuất khẩu. Ngày 18/8/2009, Liên ngành đã họp và thống nhất chủ trương của dự án, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trườngcủa dự án để trình duyệt trước khi UBND tỉnh chấp thuận chủ trương và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án. Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu của các cơ quan chức năng của tỉnh, Công ty cổ phần DFG, chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG thuộc cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh Hải Dương tiến hành lập báo cáo ĐTM trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định và phê duyệt (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tổ chức thẩm định và UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt theo điều 11, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ). 2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hải Dương. II. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 1. Văn bản pháp luật và kỹ thuật a. Văn bản pháp lý Cơ sở pháp lý để thực hiện báo cáo ĐTM là các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chính quyền địa phương như sau: Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006; Luật Xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Hóa chất được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998; Luật phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường” Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc "Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường". TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Tờ trình số 1555/TT-KHĐT-TĐĐT ngày 20/8/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị chấp thuận chủ trương các dự án đầu tư trong nước có nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển huyện Bình Giang đến năm 2020. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800509269 ngày 14/01/2009 của Công ty Cổ phần DFG được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương cấp. b. Văn bản kỹ thuật Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, các tài liệu sau được sử dụng làm cơ sở kỹ thuật: - Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG; - Các tài liệu thống kê về điều kiện địa lý, khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế - xã hội của khu vực dự án; - Các kết quả đo đạc, khảo sát, lấy mẫu tại hiện trường khu vực dự án do Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương thực hiện; - Các tài liệu về đánh giá tác động môi trường, công nghệ xử lý và giảm thiểu chất ô nhiễm trong và ngoài nước; - Các tài liệu về đặc tính kỹ thuật của các loại nguyên phụ liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của cơ sở. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng a. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường - Quy chuẩn môi trường: + QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. + QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt - Tiêu chuẩn về môi trường: + TCVN 5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải; + TCVN 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng; + TCVN 5937:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; + TCVN 5938:2005 - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh; + TCVN 5939:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; + TCVN 5940:2005 - Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; + Quyết định số 27/2004/QĐ - BXD ngày 09-11-2004 của bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 320:2004 "Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế"; + TCVN 5948:1999 - Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao giông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép; + TCVN 5949:1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư mức ồn tối đa cho phép; + TCVN 6436:1998 - Âm học - Tiếng ồn do phương tiện giao thông. b. Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động. - Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh - phúc lợi; - Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh; - Tiêu chuẩn chiếu sáng; - Tiêu chuẩn vi khí hậu; - Tiêu chuẩn tiếng ồn; - Tiêu chuẩn rung; - Hóa chất - Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc. c. Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 2008; - TCXD 51: 84 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3. Các nguồn tài liệu dữ liệu sử dụng a. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Hướng dẫn lập Báo cáo ĐTM cho các dự án quy hoạch PT KT-XH. Cục Môi trường - Trung tâm KTMT ĐT-KCN, ĐHXD. GS. TSKH. Phạm Ngọc Đăng, TS. Nguyễn Việt Anh, KS. Trần Đông Phong và những người khác. Hà Nội, 2000; - Tập tài liệu hướng dẫn đánh giá môi trường và đa dạng hóa sinh học, Washington DC, The World Bank, 2000; - Đánh giá tác động môi trường, Phạm Ngọc Hồ - Hoàng Xuân Cơ, NXB Đại Học QGHN, Hà Nội 2004; - Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật; - Sổ tay đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển, Trương Quang Hải, Trần Văn ý, Cục môi trường và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ Môi trường Quốc gia, Hà Nội 2000; - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, 3 tập, Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000; - Giáo trình kỹ thuật môi trường - GVC Trần Đông Phong, PGS.TS Nguyễn Quỳnh Hương, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 2000; - Cấp thoát nước - GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1996; - Nước thải và công nghệ xử lý nước thải, PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2003; - Tuyển tập báo cáo khoa học, tập 1 (1995), Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; - Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Trịnh Xuân Lai (2002), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; - Sổ tay xử lý nước tập 1và tập 2, Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường, Nhà xuất bản xây dựng 2006; - Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga (1999), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; - Hoá học môi trường, Đặng Kim Chi, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2000; - Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên, KS Trần Quang Huy, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2004; - Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng (2003). - Niên giám thống kê 2008 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương. b. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập - Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG của Công ty cổ phần DFG; - Các sơ đồ, bản vẽ minh họa liên quan đến dự án; TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Các số liệu khảo sát môi trường khu vực Dự án vào tháng 09 năm 2008 do Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương thực hiện theo hợp đồng với Chủ đầu tư Dự án, bao gồm: + Các kết quả đo đạc và phân tích các thông số về chất lượng môi trường không khí (điều kiện vi khí hậu, nồng độ các chất khí độc hại), thông số ồn (Leq); + Các kết quả phân tích chất lượng môi trường nước khu vực: chất lượng nước ngầm, nước mặt; + Các kết quả điều tra kinh tế - xã hội của xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Các số liệu khảo sát chi tiết được thực hiện bằng các phương pháp quy định hiện hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. III. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Đánh giá tác động môi trường là môn khoa học đa ngành. Do vậy để dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án đến môi trường tự nhiên và môi trường KT - XH của khu vực cần dựa trên đặc điểm môi trường, đặc điểm của dự án và kiến thức, kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM. Các phương pháp ĐTM được sử dụng trong khuôn khổ báo cáo ĐTM này bao gồm: 1. Phương pháp chồng bản đồ Mục đích của phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động có thể có của dự án đến từng thành phần môi trường trong khu vực triển khai dự án, từ đó định hướng nghiên cứu định lượng bằng các phương pháp khác ở các bước tiếp theo. Phương pháp này được sử dụng để thể hiện vị trí của dự án trong mối tương quan với các đối tượng: địa hình, thổ nhưỡng, thủy vực, thảm thực vật, dân cư 2. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự án. Phương pháp này được thể hiện rõ tại phần tính toán ô nhiễm từ các hoạt động trong giao thông và tính toán tải lượng nước thải sinh hoạt trong chương 3 của Báo cáo này. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù của từng ngành công nghiệp, khả năng đề kháng của cơ thể, sức chịu tải của môi trường, cho nên một cách định tính thì độ chính xác của phương pháp là có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM, khi tiến hành thiết kế kỹ thuật chi tiết cho các biện pháp xử lý chất thải thì phương pháp này cần được nhìn nhận một cách cụ thể hơn. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3. Phương pháp lập bảng kiểm tra Bảng kiểm tra là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Dựa trên đặc thù của ngành sản xuất sơ chế nhựa tái sinh và đặc điểm môi trường của khu vực triển khai dự án thì trong khuôn khổ báo cáo này sử dụng phương pháp lập bảng kiểm tra mô tả. Loại bảng này được thể hiện ở dạng cột, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa các thông số môi trường và các hoạt động của dự án. Các hoạt động nào gây tác động tiêu cực rõ rệt đến thông số môi trường thì được đánh dấu. Loại bảng này chỉ xác định các tác động tiềm tàng nhưng chưa chỉ ra mức độ tác động. 4. Phương pháp mô hình hóa môi trường Mô hình hóa môi trường là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường. Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn trong quản lý môi trường, dự báo tác động môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Mô hình hóa môi trường còn được thực hiện cho các hoạt động quản lý môi trường. Ngoài ra trong Báo cáo ĐTM còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu Nhằm thu thập và xử lý số liệu khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án được nêu trong phần chương 2 báo cáo trang. Đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, Độ tin cậy của các số liệu thống kê này được đánh giá là rất cao. Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường. Để xác định hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án. Các phương pháp này được tiến hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN, QCVN tương ứng. Tuy nhiên một số sai số không thể tránh khỏi, đó là: sai số thiết bị, sai số do quá trình phân tích, việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đều được thực hiện bởi Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Hải Dương, đơn vị có nhân lực và thiết bị đầy đủ nhất trong lĩnh vực quan trắc tại địa phương. Các số liệu lấy mẫu, đo đạc, phân tích được nêu chi tiết trong phần Hiện trạng môi trường của dự án tại chương 2. Phương pháp kế thừa - Kế thừa công nghệ, các số liệu phân tích và kết quả tính được từ thực tế hoạt động tại các cơ sở đã đi vào hoạt động trong và ngoài tỉnh. IV. Tổ chức thực hiện 1. Trình tự thực hiện báo cáo ĐTM - Nghiên cứu các tài liệu, dữ liệu có liên quan về: Địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, khí tượng, dân cư, kinh tế – xã hội, của khu vực. Các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công xây dựng và tổng dự toán của Dự án. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Đo đạc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án và khu vực xung quanh về môi trường nước, không khí, tiếng ồn, - Đánh giá và dự báo các tác động môi trường chính từ quá trình hoạt động của dự án. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường. - Khái toán chi phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. - Đề xuất chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường. 2. Cơ quan thực hiện ĐTM Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG do Công ty Cổ phần DFG chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương: - Giám đốc Trung tâm: Ông Tạ Hồng Minh - Điện thoại: 0320.3210558 Fax: 0320.3892428 - Địa chỉ: số 209 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương Danh sách cá nhân trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án STT Thành viên Học vị và chuyên ngành đào tạo I Cơ quan chủ dự án 1 Cấn Thị Xuân Cử nhân Kinh tế 2 Cấn Xuân Bình Kỹ sư cơ khí 3 Nguyễn Thị Yến Cử nhân kinh tế II Cơ quan tư vấn 1 Tạ Hồng Minh Cử nhân khoa học môi trường 2 Phan Thị Uyên Cử nhân hóa phân tích 3 Nguyễn Thị Bích Ngọc Kỹ sư môi trường 4 Ngô Thị Kim Anh Cử nhân khoa học môi trường 5 Lê Thị Thảo Kỹ sư công nghệ môi trường 6 Hà Duy Giang Kỹ sư công nghệ môi trường 7 Lê Phú Đồng Cử nhân hóa phân tích 8 Vũ Minh Hiệp CN hoá dầu Trong quá trình lập báo cáo còn có sự phối hợp chặt chẽ của: - Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương; - Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Giang; - Các cán bộ của Công ty Cổ phần DFG; - Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I. Tên dự án Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG II. Chủ dự án Tên chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DFG Địa chỉ: Địa chỉ: Số 49, phố Phạm Hồng Thái, phường Quang Trung, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Đại diện: Bà Cấn Thị Xuân – Giám đốc công ty III. Vị trí địa lý của dự án Cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG có tọa độ X: 0621607, Y: 2310951 (Hệ tọa độ 48UTM) thuộc địa phận cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Tổng diện tích đất xin thuê: 6945 m 2 Vị trí địa lý của Nhà máy được xác định ranh giới như sau: - Phía Bắc : Giáp đường tỉnh lộ 20 A - Phía Nam : Giáp mương quy hoạch - Phía Tây : Giáp Công ty sản xuất và dịch vụ thương mại Đại Phát - Phía Đông : Giáp đường vào Mộ Trạch và Cơ sở chế biến gỗ Mạnh Tuyên Vị trí triển khai dự án cách khu dân cư thôn My Cầu 300 m về phía Tây, phía Đông Bắc cách mương thoát nước chung của khu vực 20 m, phía Nam cách mương thủy lợi 10m. Khu vực không có các di tích lịch sử, đền chùa và các hoạt động du lịch. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO IV. Nội dung chủ yếu của dự án 1. Tiến độ của dự án - Công ty Cổ phần DFG tiếp nhận toàn bộ máy móc thiết bị và tài sản gắn liền trên đất của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Luyến vào ngày 23/12/2008, các hạng mục công trình xây dựng đã xây dựng được giữ nguyên theo quy hoạch cũ - Tháng 1/2009: xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất và hòan thành vào tháng 3/2009. - Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2009, Công ty đã tiến hành vận hành thử dây chuyền sản xuất và đang làm các thủ tục để xin UBND tỉnh chấp thuận dự án đầu tư . 2. Khối lượng và quy mô của các hạng mục công trình a. Hình thức đầu tư, vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG được trang bị dây chuyền máy móc thiết bị trong nước và nước ngoài với các chỉ tiêu về vốn đầu tư như sau: - Vốn tự có: 2.050.000.000 đồng - Vốn huy động: 6.500.000.000 đồng b. Quy mô của dự án - Công suất thiết kế: Khi dự án được triển khai, công suất dự kiến của cơ sở là : 1500 tấn/năm - Quy mô xây dựng. Trên khu đất của dự án bố trí các hạng mục công trình chính và phụ sau: Bảng 1. Các hạng mục công trình của dự án STT HẠNG MỤC XÂY DỰNG ĐVT D. TÍCH YÊU CẦU XÂY DỰNG - KẾT CẤU 1 Nhà văn phòng làm việc m 2 302 Xây 2 tầng, bán kiên cố 2 Nhà xưởng sản xuất (2 nhà) m 2 1500 Cột bê tông, vì kèo thép, mái tôn, vách tường 3 Nhà bảo vệ m 2 17,1 Cột bê tông, vì kèo thép, mái và vách nhựa 4 Nhà trưng bày sản phẩm m 2 44,2 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh 5 Nhà để xe m 2 120 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh 6 Nhà ăn và nghỉ ca cho công nhân m 2 100 Cột bê tông, vì kèo thép, mái Fibro, không bao quanh 7 Sân đường nội bộ m 2 2918 Bê-tông chịu lực (xe vận chuyển) 8 Tường rào, cổng m 450 Gạch xây, cao 1,6m bao quanh cơ sở 9 Hệ thống xử lý nước thải m 2 648 Hệ thống bể xây gạch chống thấm (Ghi chú: vị trí cụ thể của các hạng mục công trình được thể hiện trong bản vẽ mặt bằng tổng thể nhà máy) TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO [...]... ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 1 Xác định các tác động môi trường có thể xảy ra của dự án trong giai đoạn vận hành 2 Đánh giá tác động môi trường được xem xét đến tất cả các yếu tố môi trường vật lý, môi trường sinh thái và môi. .. trường sinh thái và môi trường xã hội 3 Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới để đạt được tiêu chuẩn môi trường cho phép I Đánh giá tác động Khi cơ sở đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội Nguồn gây tác động và những tác động của dự án được trình... 3985-1999 Mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất của cơ sở sơ chế nhựa tái sinh và các thông số môi trường được thể hiện tại bảng 13 dưới đây: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH môi trường (tiêu cực) chính do dự án sơ Bảng 13 Bảng kiểm tra mô tả các tác động CHẤT THAM KHẢO chế nhựa tái sinh xuất khẩu tạo ra Thông số môi trường Chất Chất Hệ Hệ Hoạt Hoạt... LIỆU a Công tác giáo dục Năm 2008 - 2009, trên địa bàn xã có 3 trường: trường tiểu học, THCS và trường mầm non Trường mầm non có 229 cháu, Trường Tiểu học có 418 học sinh, Trường THCS có 348 học sinh Trường tiểu học vẫn giữ được danh hiệu trường tiên tiến suất xắc, trường THCS vẫn giữ được trường tiên tiến, 97,2% học sinh được xét tốt nghiệp THCS Có 07 giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ, 02 tổ giáo viên đạt... DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI nhà CHỈ 6 Sản phẩm củaLIỆUmáy MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Công suất sản xuất các sản phẩm tái chế nhựa phế liệu là 1500 tấn/năm Sản phẩm của cơ sở là nhựa tái sinh (được băm nhỏ từ các vỏ chai nhựa các loại) 7 Phương án tổ chức vận hành: Khi cơ sở đi vào hoạt động số lượng nhân viên quản lý và lao động trực tiếp tổng số là 70 người, cụ thể như sau: - Lao động gián tiếp:... viên Sự cố môi trường x x x x x x x x x x x x x x Qua bảng 13 có thể thấy khi cơ sở sơ chế nhựa tái sinh đi vào vận hành thì các hoạt động của dự án sẽ có những tác động tiềm tàng đến môi trường tự nhiên, KT XH của khu vực Các thông số chịu tác động lớn nhất từ hoạt động của cơ sở đó là: chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm và ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động cũng... cho người tiếp xúc a Tác động của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí * Ô nhiễm bụi do các phương tiện giao thông Giai đoạn hoạt động của nhà máy phải sử dụng xe ô tô để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm Các phương tiện giao thông vận tải chủ yếu sử dụng nhiên liệu là dầu diezen Hoạt động vận chuyển sẽ phát sinh tác nhân gây ô nhiễm có những tác động tiêu cực đến môi trường TÀI LIỆU ĐƯỢC... gây tác động có liên quan đến chất thải Khi cơ sở đi vào hoạt động sẽ phát sinh các loại chất thải và những tác động như sau: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI Bảng 14 Nguồn phát sinh chất thảiTHAM tác động LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT và các KHẢO STT Hoạt động Vận 1 chuyển nguyên liệu, sản phẩm Chất thải Bụi, khí thải đốt nhiên liệu, tiếng ồn Tác động trực tiếp Ô nhiễm môi. .. tự nhiên Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên tại khu vực triển khai dự án, Công ty cổ phần DFG đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án vào ngày 01/09/2009 Kết quả phân tích các thành phần môi trường như... công tác y tế còn một số hạn chế như: vẫn để xảy ra trên địa bàn xã 01 trường hợp mắc bệnh dịch tả và 02 trường hợp tiêu chảy cấp Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 06 tháng đầu năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2009 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG . nhựa tái sinh xuất khẩu DFG của Công ty cổ phần DFG; - Các sơ đồ, bản vẽ minh họa liên quan đến dự án; TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH. thải sinh hoạt trong chương 3 của Báo cáo này. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá nhanh, cung cấp một cách nhìn trực quan đối với các vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Tuy. ty cổ phần DFG, chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế nhựa tái sinh xuất khẩu DFG thuộc cụm công nghiệp Tân Hồng, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và

Ngày đăng: 16/04/2015, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w