Công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành Yên Thành Nghệ An, nghiên cứu quá trình quản lý rác thải của người dân trong xã, quá trình quản lý toàn diện của phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Thành
Trang 1ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚC
THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp, em nhận được sự
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô trong khoa Địa Lý- QLTN, gia đinh và bạn
bè, với lòng biết ơn sâu sắc của em đến tất cả các thầy cô trong khoa và tập thể lớp
và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực tập tốt
nghiệp
Trước hết em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hà, người đã trực tiếp và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tậptốt nghiệp và hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn Phòng tài nguyên môi trường huyện Yên Thành đã tạo điều
kiện cho chúng em được hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp một cách suôn sẻ
và thuận lợi
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tuần Bước đầu đi vào thực tế,tìm hiểu, em nhận thấy kiến thức của mình còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn để kiến thức của em
được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn
Sinh viên
Lê Đình Phúc
PHÂN 1: MỞ ĐẦU
Trang 2từ nông thôn đến thành thị Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đócùng với sự phát triển của xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càngtăng cao và luôn được đáp ứng kịp thời Song bên cạnh những mặt tích cực ấy làlượng rác thải thải ra môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực cómật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh Rác thải được thải
ra môi trường lúc đầu là một túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống làmcho cảnh quan môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trựctiếp đến đời sống của người dân
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và
cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả của ônhiễm môi trường gây ra Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải còn gặp nhiềukhó khăn cả về phương tiện và phương pháp Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệuquả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiềucấp, ngành
Phúc thành là xã miền núi cách trung tâm huyện Yên Thành 7 km về phía bắc.Toàn xã có diện tích tự hiên 1.594,6 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 849,71
ha, dân số 10.393 khẩu với 2.490 hộ dân địa bàn xã trải dài phân bố trên 21 xóm.Trong những năm qua việc đảm bảo vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biếnnhưng cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm Nhân dân chủ yếu là sản xuất nôngnghiệp độc canh gặp nhiều khó khăn Đồng thời nếp sống sinh hoạt theo thói quen
cũ gây mất vệ sinh chung, chưa có những thay đổi đáng kể Bên cạnh đó cùng với
sự phát triển của xã hôi, các hoạt động sản xuất kunh doanh, dịch vụ trên địa bàncũng phát triển gây nên nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn
Trang 3Theo sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng xấu đi trên địabàn xã Từ nhiều năm nay công tác quản lý rác thải trên địa bàn đã được triểnkhai, tuy nhiên do ý thức của người dân, do các cấp lãnh đạo vấn nạn rác thảiđang là vấn đề cấp bách của thị xã Vậy thực trạng rác thải hiện nay tại khu vực
xã Phúc Thành như thế nào? Công tác quản lý ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đếntình trạng xả rác bừa bãi? Giải pháp khắc phục những tồn tại đó? Và để thựchiện đề án Bảo vệ môi trường huyện Yên Thành giai đoạn 2010 – 2020 đạt kếtquả tốt hơn, nhằm giúp các nhà quản lý ở địa phương có cách nhìn toàn diệnhơn và có những bước đi phù hợp về vấn đề quản lý rác thải trên địa bàn, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu thực tập
Trang 4- Thâm nhập vào môi trường làm việc mà sau này mình có thể làm
- Học hỏi, trao đổi, rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong cơ quanmình công tác
- Nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm với ngành nghề mình đang theođuổi
- Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên môn mìnhđang theo học, áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã học vào công việc thực
tế nơi mình đang theo thực tập
- Tham gia đầy đủ các công việc mà cơ quan thực tập đã giao cho
- Tìm hiểu cơ quan đơn vị cùng với những hoạt động chuyên ngành sau này sẽlàm
- Tổ chức thực hiện công việc cá nhân và theo nhóm một cách hợp lý
2.2 Mục tiêu nghiên cứu vấn đề
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về rác thải và quản
lý rác thải
- Đánh giá thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải trên địa bàn xãPhúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An Phân tích các yếu tố ảnh hưởngtới công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnhNghệ An
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải trên địabàn xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
- Tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá tình hình thực tế, đối chiếu với kiếnthức đã học ở Trường để hoàn thành báo cáo thực tập
3.2 Nhiệm vụ vấn đề nghiên cứu.
Trang 5- Đánh giá thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải trên địa bàn xã PhúcThành huyện Yên Thành
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải trênđịa bàn
5 Thời gian và địa điểm thực tập.
- Thời gian : từ ngày 15/2/2016 đến ngày 17/4/2016
- Địa điểm : Phòng tài nguyên và môi trường huyện Yên Thành
Trang 6Phần 2: NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN CỦA SINH VIÊN 1.1 Giới thiệu về cơ quan thực tập
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, có nguồngốc hình thành và phát triển từ bộ phận Quản lý ruộng đất thuộc phòng Nôngnghiệp Để đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai, năm
1995 phòng Địa chính huyện Yên Thành đuợc thành lập Cùng với nhu cầu kháchquan trong tình hình cả nước và yêu cầu chủ quan của huyện Yên Thành, năm
2006 phòng Địa chính đổi tên thành phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng Tàinguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Thành, cóchức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tàinguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản và môi trường
sử dụng đất đai
1.1.3 Chức năng
- Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Thành là cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủyban nhân dân huyện Yên Thành quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trườnggồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, biển vàhải đảo (đối với các huyện có biển, đảo)
- Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Thành có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân
Trang 7dân huyện Yên Thành; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyênmôn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An.
1.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môitrường
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đượcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên vàmôi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩmquyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh
lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địaphương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quyđịnh của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môitrường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạchphòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện côngtác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trườngtheo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụmcông nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tàinguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn
- Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vậtngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen vàsản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen;
Trang 8tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bềnvững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nướcsinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trámlấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấpgiếng
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện
và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền
- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thảivào nguồn nước theo thẩm quyền
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đấthoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quancho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quyđịnh của pháp luật
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sảnchưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và thamgia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấphuyện
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tàinguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo)
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng,chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của phápluật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữphục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổchức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của
Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 9- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc
Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thựchiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tàinguyên và Môi trường
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạchcông chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức vàngười lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật vàphân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy địnhcủa pháp luật
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụcông trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theoquy định của pháp luật
1.2 Hoạt động chuyên môn của sinh viên trong quá trình thực tập
Nội dung các công việc cụ thể mà tôi được phân công trong quá trình thực tập
ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành như sau:
- Tìm hiểu tổng quan về phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành
và các công việc cũng như cách thức hoạt động của phòng TNMT
- Kiểm tra, sắp xếp, tích kê các hồ sơ dự án cấp đất, chỉnh lý đất và táchthửa…
- Tìm hiểu công tác quản lý, các chính sách trong quản lý tài nguyên, môitrường trên địa bàn huyện Yên Thành
- Nghiên cứu, tìm hiểu và soạn thảo một số văn bản, công văn được giao
- Phụ giúp một số công việc văn phòng
Trang 10Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
PHÚC THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về địa bàn xã Phúc Thành
2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí.
Phía bắc giáp xã Hùng Thành
Phía tây giáp xã Đồng Thành và xã Hùng Thành
Phía nam giáp xã Văn Thành
Phía đông giáp xã Hậu Thành
Phúc Thành là xã miền núi cách trung tâm huyện Yên Thành 7 km về phíaBắc Toàn xã có diện tích tự nhiên 1.594,6 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp849,71 ha, dân số 10.393 khẩu với 2.409 hộ dân địa bàn xã trải dài phân bố trên 21xóm
2.1.1.2 Địa hình địa mạo
Xã Phúc Thành nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng củatỉnh Nghệ An, đặc điểm chung là có đồi núi thấp, có sườn núi thoải dần về phíađông, là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi
Từ đặc điểm địa hình nói trên, phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Thành cónhững thuận lợi khó khăn nhất định, có điều kiện tăng trưởng và chuyển dịch cơcấu kinh tế, sản phẩm đa dạng, thúc đẩy việc phân bổ lại lao động và dân cư cũngnhư nhu cầu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng
2.1.1.3 Khí hậu.
Xã Phúc Thành có những đặc điểm chung của khí hậu miền Trung: nhiệt đới
ẩm và gió mùa
- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt
độ trung bình 23oC - 24oC, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối 41o C,
Trang 11mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 19oC - 20oC Số giờnắng trung bình /năm 1.500 – 1.700 giờ Tổng tích ôn 3.500oC – 4.000oC.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân /năm 1.587 mm, năm lớn nhất 3.471
mm, năm mưa nhỏ nhất 1.150 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm màtập trung chủ yếu từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng
1 đến tháng 4
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa đông Bắc từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau, gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Tháng 6 và 7 có gió Làokhô nóng)
2.1.1.4 Thủy văn
Xã Phúc Thành có 2 con đập lớn phục vụ cho tưới tiêu, cung cấp nước chocác cánh đồng trên toàn bộ xã Đập Bầu Ganh nằm ở xóm 8, cung cấp nước chotoàn bộ các xóm 9, xóm 7, đồng Hương và khu vực các xã lân cận, đập Quản Hàinằm ở khu vực xóm 1 cung cấp nước cho các xóm 2,3,4.5,6 và xã Đồng Thành
2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Toàn xã có diện tích tự hiên 1.594,6 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp849,71 ha Đất sản xuất trên địa bàn xã có độ phì nhiêu khá cao nên ngoài việctrồng lúa có thể bố trí được nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày
b Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 2 nhà máy
nước sạch tinh khiết tại hai xóm Trung Nam A và xóm Yên Bang với diện tích hơn600m2, công suất thiết kế 7m3/ ngày đêm, cung cấp nước sạch cho gần 2000 hộdân và các cơ quan đóng trên địa bàn xã Đến nay, số hộ dân sử dụng nước sinhhoạt đảm bảo hợp vệ sinh (nước máy và bể chứa nước mưa) trên toàn xã là 92%
- Nguồn nước ngầm: Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá
tiềm năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Yên Thành Nguồn nước ngầmcủa huyện được đánh giá là khá phong phú Chất lượng nguồn nước được đảm bảo
và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong vùng
c Tài nguyên nhân văn
Trang 12Hiện nay toàn xã có 10.393 khẩu với 2.490 hộ dân địa bàn xã trải dài phân bốtrên 21 xóm Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền xã Phúc Thành, cán bộnhân dân đoàn kết, xây dựng làng xóm quê hương.
Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng canh tác nông nghiệp với nghề trồnglúa nước đã có từ lâu đời Một năm sản xuất hai vụ lúa với vụ mùa và vụ xuân theo
đó kết hợp trồng luân canh, xen canh các loại cây màu để phục vụ đời sống sảnxuất hàng ngày
2.1.2 Đặc điểm dân cư
2.1.2.1 Dân số
Hiện nay toàn xã có 10.393 khẩu với 2.490 hộ dân địa bàn xã trải dài phân bốtrên 21 xóm,là một xã đông dân cư Hoạt động truyền thông dân số kế hoạch hóagia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em được thực hiện thường xuyên đạt đượckết quả tốt
2.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua với những thắng lợi quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội thể hiện qua từng con số, tổng giá trị sản xuất đạt 226, 971 tỷ đồng, tăngtrưởng kinh tế đạt 19% Đây là những con số khá ấn tượng mà Phúc Thành phấnđấu đạt được trong phát triển kinh tế, tạo bước đột phá quan trọng để Phúc Thànhsớm hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra
Điểm nổi bật ở Phúc Thành là cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã xác định đúngtrọng tâm phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương, đẩy mạnh phát triển tiểu thủcông nghiệp, xây dựng và dịch vụ - thương mại Các lĩnh vực này đã và đang pháttriển mạnh mẽ, đa dạng, tạo nguồn thu chủ yếu, góp phần giải quyết việc làm vànâng cao thu nhập cho người lao động Năm 2012, thu nhập bình quân đầu ngườiđạt 20,967 triệu đồng /người /năm, tăng 20,2% so với năm trước Bên cạnh đóPhúc Thành tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm như: Chợ An Mõ
Trang 13với số tiền 1,05 tỷ đồng, Đền Đức Hoàng 0,45 tỷ đồng, bãi rác thải khu vực 2, 67triệu đồng, 14 phòng học trường TH số 1là 4,5 tỷ đồng Tổng số vốn đầu tư xâydựng các công trình lên đến 40,9 tỷ đồng, trong đó vốn cấp trên hỗ trợ là 2 tỷ đồng,ngân sách xã là 4,067 tỷ đồng.
Nhờ sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể phát huy phong trào thi đua pháttriển kinh tế, xây dựng đời sống văn hoá - xã hội Nhờ vậy, giá trị sản xuất trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế tăng trưởng mạnh Trong đó, giá trị sản xuất của ngànhNông - Lâm - Ngư đạt 88,847 tỷ đồng; ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp -Xây dựng đạt 84,405 tỷ, tăng 50% so với cùng kỷ, đạt 127,3% kế hoach.; Dịch vụ
- Thương mại đạt 53,719 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ Công tác khuyến nông cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn.Trong năm, Ban khuyến nông xã tổ chức tập huấn cho nông dân triển khai các đề
án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Nhờ vậy, tổng sản lượng lươngthực cả năm đạt 5.442,9 tấn, xã cũng đã triển khai thực hiện mô hình làm nấm ở 9
tổ có 40 hộ tham gia, mô hình trồng cỏ ngọt KH1,5 ha , đã trồng 1ha tại vườn vệ,vườn cua Trong chăn nuôi tổng đàn trâu bò 1.319 con, đàn lợn 4.747 con, tổngđàn gia cầm tăng lên 59.000 con, đây thực sự là một tín hiệu vui góp phần đẩynhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Phúc Thành
2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng
Nhờ những giải pháp hiệu quả, đến nay, địa phương này đã đạt 13/19 tiêu chítrong xây dựng nông thôn mới, là một trong những địa phương có số tiêu chí đã đạtcao trong huyện Các tiêu chí đã đạt được đều là những tiêu chí quan trọng, nhưthủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, bưu điện, cơ cấu lao động,hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, văn hóa, hệ thống tổ chức chính trị xã hội, anninh trật tự xã hội
Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước pháttriển vượt bậc, hiện nay hầu hết các xóm đã có đường láng nhựa đan xen vớiđường bê tông hóa đến từng ngõ xóm
Hệ thống giao thông của xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng,tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã lân cận
Đường nội đồng thì hiện tại vẫn là những con đường đất được đắp lên để phục
vụ cho việc sản xuất của người dân Đây vẫn là một thực tế cần được quan tâm tu bổhơn trong tương lai để thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp
Trang 142.2 Thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn xã
2.2.1 Đánh giá chung về tình trạng chất lượng môi trường
Phúc thành là xã miền núi cách trung tâm huyện Yên Thành 7 km về phía bắc.Toàn xã có diện tích tự hiên 1.594,6 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 849,71
ha, dân số 10.393 khẩu với 2.490 hộ dân địa bàn xã trải dài phân bố trên 21 xóm.Trong những năm qua việc bảo đảm vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biếnnhưng cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm Nhân dân chủ yếu sản xuấ nôngnghiệp độc canh cây lúa việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, nước sạch vàphân loại rác thải còn gặp nhiều khó khăn Đồng thời nếp sống sinh hoạt theo thóiquen cũ gây mất vệ sinh chung chưa có những thay đổi đáng kể Bên cạnh đó cùngvới sự phát triển của xã hội, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địabàn cũng phát triển gây nên nhiều tình trạng ô nhiễm trên địa bàn
2.2.2 Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo về môi trường trên địa bàn.UBND xã đã áp dụng một số văn bản, quy định về công tác bảo vệ môi trường nhưsau:
- Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và cóhiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
- Căn cứ nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường
- Nghị định 59/2007 NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn
- Quyết định 08/2005/ QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ y tế về việc ban hànhtiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu
- Căn cứ quyết định số 17/2001/QĐ-BXD của bộ xây dựng về định mức dựtoán chuyên ngành vệ sinh môi trường công tác thu gom vận chuyển xử lý rác
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thước bảo vệ thực vật
sử dụng ở Việt Nam do cục Bảo vệ thực vật ban hành
- Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông Nghiệp và Pháttriển nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong nôngnghiệp và phát triển nông thôn
Trang 152.2.3 Công tác kiểm tra về bảo vệ môi trường
UBND xã Phúc Thành đã lập ban chỉ đạo vệ sinh môi trường và tổ chức vềtận các xóm và các cơ sở đóng trên địa bàn kiểm tra thường xuyên môi tháng mộtlần
Kiểm tra về công tác thực hiện vệ sinh môi trường, phân loại và xử lý rác thải,kiểm tra nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh an toàn thực phẩm
2.2.4 Công tác tuyên truyền
Trong những năm qua, UBND xã đã chỉ đạo Ban vệ sinh môi trường phối hợpvới ban căn hóa thông tin xã tổ chức tập huấn, tuyên truyền rộng rải tới đông đảoquần chúng nhân dân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường,luật bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn sử dụng các chất gây ônhiễm nguồn nước sinh hoạt như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến tận thônxóm, đến mọi người dân
Thông qua đề án bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường củaUBND xã Phúc Thành giai đoạn năm 2009-2020 trên các thông tin đại chúng.Phối hợp với Đoàn thanh niên, các trường học và cac tổ chức đóng trên địabàn xã Tổ chức phát động ra quân làm vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xãnhân dịp chuẩn bị cho các ngày lễ lớn
Chỉ đạo, phối hợp với Hội LHPN xã, tổ chức cuộc thi “ Tìm hiểu vệ sinh môitrường và biến đổi khí hậu” Qua đó tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân về sựcần thiết phải bảo vệ môi trường và đã đạt được một số kết quả nhất định
2.2.5 Hoạt động thu gom rác thải.
Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng 02 bãi rác tập trung tại cầu Đập Đá vớidiện tích hơn 1000m2 và vùng Vệ Gắm với diện tích hơn 2500m2 Đồng thờiUBND xã đã hợp đồng có người quản lý và hướng dẫn tại bãi rác thải nên tìnhtrạng đổ rác đúng nơi quy định đạt hiệu quả cao
Đến nay UBND xã đã chỉ đạo được 20/20 xóm và các trường học trên địa bàn
xã tổ chức thu gom rác thải và đưa về bãi rác tập trung vào ngày 15 và 30 hàngtháng
Mức thu phí vệ sinh môi trường là 5.000 đồng/hộ/tháng và chi trả cho chi hộiPhụ nữ các xóm trong công tác thu gom và chuyển về bãi đổ tập trung
Người dân đã tích cực hưởng ứng đề án bảo vệ môi trường bằng nhiều hìnhthức như khai thông mương tưới tiêu nước trên các trục đường, khơi thông cống
Trang 16rãnh, phát quang bờ bụi rậm, vệ sinh đường làng ngõ xóm và tự giác thu gom rácthải để vào nơi quy định của xóm cho tổ vệ sinh môi trường đưa về bãi rác tậptrung của xã.
2.2.6 Tình hình sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh môi trường.
Hiện nay trên địa bàn xã đã xây dựng được 02 nhà máy nước sạch tinh khiếttại xóm Trung Nam A và xóm Yên Bang với diện tích hơn 600m2, công suất thiết
kế 7m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho gần 2000 hộ dân và các cơ quan đóngtrên địa bàn xã
Đến nay, số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh( nước máy
và bể chứa nước mưa) trên toàn xã là 92%
Toàn xã cơ bản đã xây dựng nhà xí tự hoại, nhà xí 2 ngăn đúng quy trình thiết
kế của bộ y tế, tỷ lệ đạt 95%
2.2.7 Công tác bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực khác
Trên địa bàn xã có 01 lò giết mổ gia súc tập trung, được xây dựng đảm bảotiêu chuẩn hợp vệ sinh nên công tác bảo vệ môi trường ở đây luôn được thực hiệntốt theo đề án
Trong thời gian qua trên địa bàn xã có 01 công ty kinh doanh khai tháckhoáng sản đang tạm ngừng hoạt động, 01 cữa hang kinh doanh xăng dầu đanghoạt động Công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực này luôn được chú trọng vàcác doanh nghiệp cơ bản đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường
Trên địa bàn xã có 2 làng nghề làm “ chu hương”, hiện nay đã cải tiến đượccông nghệ sản xuất nên tình trạng ô nhiễm môi trường rất ít Các trang trại chănnuôi gia súc, gia cầm còn nhỏ lẻ, mới hình thành nên tình trạng ô nhiễm môitrường không đáng kể
Công tác vệ sinh môi trường tại khu vực chợ An Mõ luôn được quan tâm,UBND xã đã xây dựng hố chứa rác thải tại chợ và hợp đồng với người quản lý chợ
về việc thu gom, vận chuyển rác thải về bãi đổ tập trung hằng ngày nên công tác vệsinh môi trường tại khu vực chợ luôn đảm bảo yêu cầu
Trang 17- Tình trạng phân loại chất thải sinh hoạt, chất thải rắn và công việc đổ rác tạibãi rác tập trung còn gặp nhiều khó khăn.
- Là một xã miền núi nên vào mùa khô hạn, hiện tượng thiếu nước sạch cho ănuống, sinh hoạt đang xảy ra thường xuyên với một số xóm ở vùng cao
- Tình trạng bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở các xứ đồng còn nhiều chưa thugom được
2.3 Vấn đề quản lý rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành
2.3.1 Thực trạng vấn đề quản lý rác thải
2.3.1.1 Nguồn phát sinh rác thải
Rác thải là một phần của cuộc sống Rác thải được thải ra hàng ngày từ cáchoạt động sống của con người Theo ban địa chính – môi trường xã mỗi ngàylượng rác thải ra trên địa bàn khoảng 3,1 tấn Trước đây, khu vực xã mật độ dân cưcòn thấp, mức sống của người dân còn thấp, các cửa hàng, cơ quan, cơ sở sản xuấtchưa nhiều nên lượng rác thải ra còn ít và dễ phân huỷ, dễ xử lý Hơn nữa, diệntích đất sử dụng và diện tích đất của các cơ quan đóng trên địa bàn tương đối rộng
Do đó, rác thải được thu gom và đổ ra các bãi đất trống hay đổ ra vườn nhà mình,lâu ngày rác sẽ được phân huỷ dần
Ngày nay, xã đang trên đà phát triển Quá trình CNH- HĐH làm cho côngnghệ sản xuất phát triển, các loại bao bì, giấy gói ra đời nhiều hơn làm cho conngười tiện lợi hơn trong tiêu dùng Kèm theo đó là tình trạng xả rác bừa bãi củangười dân ngày càng phổ biến Điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khibước vào trung tâm thuộc địa phận xóm Yên Bang, rác ở trên đường đi, đặc biệt làkhu vực chợ An Mõ, tình trạng người dân vứt rác bữa bãi dọc hai bên đường trongkhu vực chợ hoặc các khu vực khuất Việc làm này dần dần đã tạo nên các bãi rácphát sinh không mong muốn ở nhiều nơi, không những tốn kém kinh phí để bốcdọn, xử lý; gây mất mỹ quan mà còn tác động tiêu cực trở lại tới ý thức bảo vệ môitrường của người dân Trước đây chúng ta có thể dễ dàng xử lý rác thải bằng cáchđốt hoặc chôn lấp Nhưng hiện nay công nghệ polyme ra đời tạo ra các loại rác thảikhi xử lý sản sinh ra khí độc ví dụ như một số loại rác thải y tế
Xã Phúc Thành có dân số 10.393 khẩu với 2.490 hộ dân địa bàn xã trải dàiphân bố trên 21 xóm Bên cạnh đó là gia tăng dân số tự nhiên ngày một tăng Kéo
Trang 18theo đó lượng rác được thải ra từ khu dân cư cũng tăng nhanh chóng theo thời gian.Làm cho môi trường ngày càng suy thoái, vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càngtrở nên bức xúc.
Ngoài ra trên địa bàn có hơn 50 đại lý, cửa hàng lớn nhỏ, chủ yếu hoạt độngbuôn bán dịch vụ phục vụ nhân dân trong toàn xã với quy mô khác nhau và lượngrác thải ra hàng ngày cũng khác nhau Ở khu vực trung tâm xóm Yên Bang có chợ
An Mõ họp hàng ngày vào buổi sáng Chợ An Mõ đã được các cấp chính quyền địaphương quan tâm và đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu mua bán,trao đổi hàng hoá của người dân Ngoài ra, các chợ cóc nhỏ lẻ cũng được mọc rảirác trên toàn xã Hầu hết các chợ chưa có biện pháp xử lý cụ thể, rác được thảikhắp nơi gây ô nhiễm môi trường
Hiện nay trên địa bàn xã có 01 công ty kinh doanh khai thác khoáng sản đangtạm ngừng hoạt động, 01 cữa hang kinh doanh xăng dầu đang hoạt động Công tácbảo vệ môi trường trong lĩnh vực này luôn được chú trọng và các doanh nghiệp cơbản đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường
Trên địa bàn xã có 2 làng nghề làm “ chu hương”, hiện nay đã cải tiến đượccông nghệ sản xuất nên tình trạng ô nhiễm môi trường rất ít Các trang trại chănnuôi gia súc, gia cầm còn nhỏ lẻ, mới hình thành nên tình trạng ô nhiễm môitrường không đáng kể
Hệ thống nông nghiệp tạo ra tạo ra lượng rác thải nông nghiệp với các loại vỏbao, chai lọ thuốc BVTV Đây là những loại rác mà người dân thường hay tuỳ tiệntrong quá trình sử dụng
Tóm lại, hiện nay đang trong quá trình đô thị hoá, dân số ngày càng tăng, các
cơ sở sản xuất mọc lên nhiều Làm cho rác thải ngày càng tăng cả về số lượng vàchủng loại Do đó, vấn đề rác thải trên địa bàn đang đặt ra nhiều thách thức cho cácnhà quản lý
2.3.1.2 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu
Qua khảo sát thực địa chính quyền xã đã quy hoạch được một bãi rác ở cầuĐập Đá rộng hơn 1000 m2, có tường bao quanh cao 1,2 mét và bãi, và bãi rác ở VệGắm rộng hơn 2500 m2 Nhìn chung bãi rác có vị trí cách xa nguồn nước mặt vànguồn nước ngầm sinh hoạt của nhân dân
Trang 19Bãi rác được quy hoạch từ lâu nên lượng rác ở đây rất nhiều, phong phú vềchủng loại Chất thải rắn đa dạng về chủng loại và tính chất nhưng đều được đổthải lẫn lộn, rác tràn ngập trên cả đường đi Thành phần chủ yếu là bao bì, chai lọthuỷ tinh, vật liệu xây dựng Khu vực bãi rác thường xuyên xuất hiện những ngườinhặt rác, họ nhặt những phần có thể tận dụng được để mang bán phế liệu Ngoài rađây là khu vực mà trẻ em chăn trâu bò thường qua lại và vào bới rác, nghịch ngợm.Rất nguy hiểm cho người và trâu bò nếu phải dẫm vào mảnh vỡ chai lọ thuỷ tinh.Quan sát khu vực từ đoạn đường đê cắt ngang chạy quanh khu dân cư đến bãirác tôi thấy toàn rác là rác Rác trên đường đi, rác bên vệ đường, rác trong bụi cây.Vấn đề này phần lớn là do trách nhiệm và ý thức của những người trong khu vực
về việc đổ rác đúng nơi quy định
Lượng rác ngày càng nhiều, ý thức con người chưa tốt Do đó, sức chứa củabãi rác quá tải nên rác bị tràn ra ngoài Chó mèo, chuột sẽ công đi nơi khác, mùihôi thối, ruồi nhặng, vi sinh vật gây bệnh hình thành bệnh ngoài da, bệnh cho trẻcon Hơn thế nữa, xung quanh bãi rác là cánh đồng lúa mênh mông, theo quan sátcủa tôi thì hiện nay rác hai bên tường bao đã tràn ra ngoài ruộng Đã xuất hiện mộtđám ruộng không canh tác được nữa mà nhường phần cho các loại rác Một số hộdân làm ruộng quanh bãi rác phàn nàn vì khi lội xuống ruộng rất có thể dẫm đạpphải các mảnh vỡ thuỷ tinh vương vãi Đây là điều mà các nhà quản lý môi trườngthị trấn cần xem xét lại để quy hoạch bãi rác hợp vệ sinh
Ngoài ra, một số hộ dân sống ven khu vực đập Quản Hài thì việc xả rác thẳngxuống đập gần như đã thành thói quen Việc làm này gây ô nhiễm nguồn nước, ảnhhưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đậpnày có nhiệm vụ cấp nước cho các xã Phúc Thành, Đồng Thành và Hùng Thành.Nhìn chung, dân số ngày càng tăng, rác thải từ các hoạt động sản xuất ngàycàng nhỉều Việc quy hoạch bãi rác hợp lý để môi trường cảnh quan xã ngày càngsạch đẹp đang là vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền xã
2.3.1.3 Thành phần và lượng rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ đô thị hoá ngày càng diễn
ra nhanh chóng dẫn đến phát sinh ngày càng nhiều rác, nếu không được thu gom
và xử lý hợp lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và đe dọa cuộc sống conngười
Trang 20Hiện nay, ô nhiễm chất thải rắn do rác thải ni lông đang là vấn đề nan giải bởitính tiện dụng của nó nên việc sử dụng bao ni lông trong sinh hoạt hằng ngày đã làthói quen của người dân, nhưng thời gian phân huỷ của chúng trong môi trườngkéo dài rất lâu, khối lượng nhẹ nên dễ bay đi lung tung, gây mất mỹ quan Bêncạnh đó, chất thải cứng (mảnh vỡ thuỷ tinh, bóng đèn, rác thải xây dựng…) chưađược phân loại riêng biệt nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác xử lý.
Thành phần rác thải rắn đa dạng và đặc trưng cho từng khu vực, mức độ vănminh, tốc độ phát triển của xã hội Việc phân tích thành phần, phân loại và tỷ lệ %rác thải thu gom được có vai trò quan trọng trong việc quản lý rác thải Do đó, việcphân tích tình hình rác thải được xem là giai đoạn đầu, yêu cầu cấp thiết, không thểthiếu trong quá trình quản lý rác thải
Bảng 2.1 Tình hình rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành ĐVT: %
2 Phân loại rác thải
Chất thải rắn sinh hoạt 86,16Chất thải rắn công nghiệp 1,20Chất thải rắn nông nghiệp 12,63
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 2.1 ta thấy tình hình rác thải trên địa bàn xã Phúc Thành chủ yếu làrác hữu cơ với tỷ lệ 68,2% Chất thải rắn vô cơ chiếm tỷ lệ 31,8% gồm các loại nhưcao su, nhựa, túi nilon, giấy, kim loại, đất, đá…Tỷ lệ % các chất có trong rác thảikhông ổn định, biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và sảnxuất Rác sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư, trường học, cơ quan, các hoạtđộng thương mại dịch vụ nên tỷ lệ CTR sinh hoạt chiếm khoảng 86,16% trong cơcấu thành phần rác Với tỷ lệ chất hữu cơ tương đối cùng với lượng CTR sinh hoạt
Trang 21nhiều thuận lợi cho công tác chế biến thành phân compost, là điều quan tâm đặc biệt
và rất cần thiết Loại phân này thích hợp cho nhiều loại cây trồng Lượng phân bóncompost sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm tăng năng suất cây trồng
Tỷ lệ thu gom trên toàn xã mới chỉ đạt khoảng 68%, chủ yếu gom các loạiRTSH và rác thải một số ngành nghề, công tác thu gom chưa triệt để làm phát sinhnhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường
Trên địa bàn phát sinh nhiều loại rác thải rắn khác nhau với cơ cấu và thànhphần khác nhau Đồng thời tỷ lệ thu gom còn thấp, điều này thể hiện mặt yếu kém
về công tác quản lý thu gom rác thải, chính quyền cần có những biện pháp hợp lý
để quán triệt tốt hơn công tác quản lý rác thải, góp phần làm đẹp môi trường cảnhquan, bảo vệ sức khỏe con người
2.3.2 Loại rác và cách quản lý một số loại rác trên địa bàn
2.3.2.1 Đối với rác thải sinh hoạt
* Rác từ các hộ gia đình
a Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của các hộ
Để phục vụ cho cuộc sống của mình con người đã khai thác và sử dụng cácnguồn tài nguyên trên Trái Đất, việc làm này đồng thời thải ra chất thải rắn Việcthải bỏ chất thải rắn một cách bừa bãi, không hợp vệ sinh là nguyên nhân chínhgây nên ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các loài gặm nhấm phát triển, xuấthiện các vi sinh vật truyền bệnh Hơn thế nữa đây là môi trường thuận lợi cho cácloài chuột, ruồi muỗi sản sinh và phát triển, phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng sức khoẻ
và cuộc sống con người Trong cuộc sống hàng ngày con người thải ra với biết baonhiêu loại rác khác nhau Vậy rác thải ra thì có được người dân thu gom gọn gàngvào vật chứa hay không? Chúng ta cùng nghiên cứu bảng 2 thể hiện tình hình các
Trang 22Sọt chứa rác 7 11,67
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các thànhphố lớn Điều này đúng nhưng chưa đủ Với sự phát triển của khoa học kĩ thuậtlàm cho quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng Rác thải đang là vấn nạn củatoàn cầu
Qua điều tra bằng phiếu điều tra, tôi tổng hợp lại thành bảng 2.2 như trên Tôinhận thấy các hộ ở xóm Yên Bang và Liên Sơn, theo các hộ dân trong khối thì hầuhết các hộ dân trong khối là có vật dụng đựng rác Do đặc điểm sinh sống củangười dân trong khối là gần đường lớn, gần chợ mật độ dân cư đông Do đó, mỗinhà cần có một vật dụng đựng rác Và theo điều tra được biết, họ chủ yếu sử dụngbao tải và thùng xốp đặt trước vỉa hè, ở các gốc cây Ở những thôn xóm khác thì họchủ yếu sử dụng xô, chậu cũ, túi nilon hoặc vườn rộng thì họ vứt ra vườn, rađường, ra bờ rào
Tỷ lệ hộ sử dụng bao tải để chứa rác chiếm khoảng 31,66% số hộ Các loạibao bì được sử dụng như bì xi măng, bì phân bón Ở các cơ quan, cơ sở y tế cũngthường tổng hợp rác lại đựng trong loại bao bì này, vì thể tích của nó cũng tươngđối lớn, đựng được nhiều rác, nhẹ, dễ di chuyển và có thể sử dụng nhiều lần
Đối với xô chậu cũ không còn sử dụng nữa thì được các hộ gia đình sử dụng
để chứa rác, chủ yếu đựng rác thực phẩm thừa cho gia súc, gia cầm vì sức chứa của
nó tương đối nhỏ và thường hay bị đọng nước, nhanh gây mùi, do đó chỉ cókhoảng 13,33% hộ gia đình sử dụng
Có khoảng 11,67% số hộ gia đình sử dụng sọt nhựa chứa rác Loại vật liệunày thường nhẹ, độ bền tương đối, sử dụng nhiều lần Đây là vật dụng phù hợp chocác hộ gia đình Tuy nhiên, nó chỉ được sử dụng nhiều ở các cơ quan, trong vănphòng, công sở, còn ở các hộ gia đình thì họ không chọn dùng lý do vì họ cảm thấykhông tiện mua Người dân thường thích tận dụng những vật không còn được sử
Trang 23dụng để chứa rác để tiết kiệm hơn.
Các loại thùng xốp cũng được các hộ kinh doanh buôn bán sử dụng Vì nónhẹ, dễ di chuyển, dễ bỏ rác nhưng nó cũng rất dễ gãy và hư hỏng trong quá trìnhvận chuyển Có 8,33% hộ sử dụng thùng xốp để chứa rác
Có 25% hộ gia đình sử dụng túi ni lông vì túi ni lông rất nhiều, tiện dụng khi đichợ hay mua hàng về, dùng xong có thể bỏ rác vào túi luôn Tuy nhiên khi sử dụng túi
ni lông, túi nhỏ thì chia thành nhiều túi rác nhỏ, chất đầy đường trông rất mất mỹquan Chó hoặc mèo, chuột thường tha đi nơi khác hoặc cắn xé gây bừa bộn
Theo số liệu điều tra của tôi còn 6 hộ chiếm 10% chưa có vật dụng đựng rác.Điều này cho thấy thực trạng trong quản lý rác thải đó là người dân vẫn đang còn
tự nhiên trong việc vứt xả rác, chưa có ý thức cao về công tác quản lý rác thải ởngay khâu đầu tiên là thu gom rác Họ đổ thành từng đống và người thu gom sẽđến xúc đổ lên xe rác
Nhìn chung, trong 60 hộ điều tra tỷ lệ hộ sử dụng bao tải để chứa rác caonhất Đây là điều mà chúng ta nên khuyến khích các hộ dân sử dụng vì nó rất tiệnlợi và hợp vệ sinh Phần lớn các hộ gia đình đã biết tận dụng các vật dụng trong giađình để chứa rác Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận trong cộng đồng dân cưchưa có ý thức về quản lý rác thải trong khâu thu gom Để nâng cao công tác quản
lý môi trường cần khuyến khích các hộ sử dụng vật dụng chứa rác nhằm tạo thuậnlợi cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn
b Khối lượng rác thải của các hộ
Qua điều tra ta thấy cơ cấu rác thải phát sinh ở các nhóm hộ có sự khác nhau
Cơ cấu các loại rác thải ở các hộ được thể hiện qua các biểu đồ
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt củacon người đều tạo ra rác thải Tuy nhiên lượng rác thải ra của mỗi người khácnhau, tuỳ thuộc vào ngành nghề hay nguồn thu nhập chính của hộ
Qua biểu đồ 2.1 ta thấy cơ cấu rác thải ra của các hộ là khác nhau Nhìn chunglượng rác thải sinh hoạt chiếm nhiều nhất Đối với những hộ thu nhập chủ yếu từsản xuất nông nghiệp thì rác sinh hoạt chiếm khoảng 84,0% lượng rác thải ra hàngngày, lượng rác nông nghiệp chủ yếu thải ra là rơm, rạ, thân cây hoa màu sau thuhoạch, và bên cạnh đó lượng phân trong chăn nuôi, phụ phế phẩm trong chăn nuôicũng không nhỏ
Trang 24Biểu đồ 2.1 Cơ cấu rác thải ở các hộ sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Ở những hộ buôn bán dịch vụ, sản xuất ngành nghề có điều kiện kinh tế pháttriển, thu nhập của hộ gia đình khá vì vậy nhu cầu tiêu dùng của họ cũng cao hơn.Lượng rác thải sinh hoạt và rác thải ngành nghề chiếm phần lớn trong cơ cấu rácthải (16,20% rác thải ngành nghề) Rác ngành nghề từ những hoạt động như làmmộc, gò hàn, làm bánh bún, xay xát gạo, đặc biệt là lượng rác từ hoạt động xâydựng, bốc dỡ công trình Rác nông nghiệp chỉ chiếm 2,3% trong cơ cấu rác của hộ
vì chỉ có một số ít hộ tham gia thêm sản xuất trồng trọt hoặc chăn nuôi Điều nàythể hiện qua biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu rác thải của các hộ kinh doanh, ngành nghề
Trang 25(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy những hộ thu nhập chủ yếu từ lương hành chính nhànước thì tỷ lệ rác thải sinh hoạt hàng ngày của họ chiếm 93,0%, một bộ phận nhỏ
có thu nhập thêm từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm nhờ tận dụng thời gianrảnh rỗi (rác thải NN 3,1%)
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu rác thải ở các hộ thu nhập hành chính
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Như vậy, mỗi hộ gia đình với điều kiện kinh tế khác nhau thì tỷ lệ rác thải rakhác nhau Tuỳ vào từng loại rác mà chúng ta cần có những biện pháp thu gom, xử
lý hợp lý, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường
c Cách thức phân loại rác thải tại các hộ gia đình
Rác thải đã và đang gây ra áp lực lớn cho các đô thị Đô thị có quy mô cànglớn, mức sống cư dân đô thị càng cao thì áp lực rác thải càng tăng Quá trình CNH– HĐH làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời lượngrác thải ra ngày càng nhiều Bên cạnh đó, sự đa dạng về sản phẩm hàng hoá để đápứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho rác thải trở nên đa dạng về chủng loại
và khó phân huỷ dẫn tới ô nhiễm môi trường Do đó, cần làm tốt công tác xử lý rácthải để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, mà việc làm trước hết là phải làm tốtcông tác phân loại rác thải tại nguồn Vấn đề phân loại rác thải tại các hộ gia đìnhhay nói cách khác phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng
về mặt môi trường và kinh tế, xã hội Qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ gia