IV. Nội dung chủ yếu của dự án
2. Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước
ạ Đối với nước thải sản xuất
Dựa trên cơ sở của quá trình hình thành nước thải qua các công đoạn sơ chế nhựa tái sinh với những đặc điểm và tính chất cơ bản nước thải của loại hình sản xuất sơ chế nhựa tái sinh đã được phân tích và đánh giá tại chương 3. Đơn vị đã tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải với công nghệ xử lý như sau:
Sơđồ mạng quy trình công nghệ xử lý nước thải sơ chế nhựa tái sinh
Thuyết minh sơđồ công nghệ:
Quy trình được tiến hành qua các bước xử lý sau:
Nước thải từ khu sơ chế được dẫn qua hố chắn rác để tách rác sau đó được dẫn vào bể thu nước, có tác dụng điều hòa lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm, kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học, hóa học sau đó. Bể điều lưu còn là nơi cố định các độc chất đối với quá trình xử lý sinh học làm cho hiệu suất của quá trình này tốt hơn. Từ bể thu nước, nước thải được bơm vào bể lắng, nước thải chảy vào bể lắng theo phương nămg ngang qua bể, bể lắng được thiết kế 2 ngăn để luân phiên làm việc và cạo cặn. Các hạt rắn có kích thước nhỏ hơn 0,2 mm sẽ bị giữ lại tại bể lắng. Nước thải sau bể lắng được tự chảy vào bể keo tụ. Tại đây nước thải được bổ sung hóa chất phèn chua, khi đó xảy ra quá trình kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm). Chính điện tích của nó ngăn cản không cho
Bể keo tụ lần 1 Bể chứa nước sau xử lý Bể lắng Bể thu nước thải Dung dịch keo tụ Bể chứa bùn
Nước tẩy rửa
Tuần hoàn nước Thải vào hệ thống chung
Song chắn rác
Bể keo tụ lần 2
Nước vôi
Bể lắng cuối
nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, ferrous chloridẹ..) làm cho dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hay lắng cặn. Tiếp theo nước thải được dẫn về bể lắng cuối bằng máng dẫn nước, trong giai đoạn này nước vôi trong được hòa trộn với nước thảị
Nước thải sau bể lắng cuối được chảy tràn qua bể chứa sử dụng cho các hoạt động sản xuất của cơ sở.
Kích thước các bể xử lý nước thải cụ thể như sau: - Bể thu nước thải: D; R ; H = 3; 3; 2
- Bể lắng (2 ngăn): D; R ; H = 12; 4, 3 - Bể keo tụ: D; R ; H = 3; 1; 1,5 - Bể lắng cuối: D; R ; H = 6; 4; 3 - Bể sau xử lý: D; R ; H = 6; 4; 3 - Bể chứa bùn: D; R ; H = 12; 4; 3
Chất lượng nước thải sản xuất sau hệ thống bể xử lý:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của cơ sở sau hệ thống xử lý được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 32 . Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất sau hệ thống xử lý
TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả TCVN 5945 -2005 mức B Cmax 1 pH - 10,2 5,5 - 9 5,5 - 9 2 TSS mg/l 18 100 108 3 COD mg/l 238 80 86,4 4 BOD5 mg/l 74 50 54 5 Ntổng mg/l 6,7 30 32,4 6 Ptổng mg/l 5,2 6 6,48 7 NH3-N mg/l 3,6 10 10,8 8 Fe mg/l 0,02 5 5,4 9 Cu mg/l 0,002 2 2,16 10 Pb mg/l 0,003 0,5 0,54 11 Cd mg/l 0,001 0,01 0,0108 12 Zn mg/l 0,04 3 3,24 13 Coliform MPN/100ml 43 5.000 5.000
Đánh giá các yếu tố nước thải và hệ thống xử lý nước thải:
- Hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống được xác định qua kết quả phân tích các thông số đặc trưng. Qua bảng 28 thấy rằng:Nồng độ các chỉ tiêu COD, BOD5 cao hơn mức Cmax cho phép (COD cao gấp 4 lần, BOD5 cao gấp 1,5 lần); chỉ tiêu pH nằm ngoài khoảng cho phép; các chỉ tiêu còn lại có nồng độ nhỏ hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945-2005, áp dụng mức B có tính đến hệ sô lưu lượng dòng chảy mương tiếp nhận và lưu lượng nguồn thảị
Hiệu quả xử lý nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ pH, tải trọng chất hữu cơ , thời gian lưu thủy lực, thuốc sát trùng... giá trị pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, sinh sản và phát triển của vi sinh vật. Đối với từng nhóm, từng loài vi sinh vật, có một khoảng pH tối ưụ Trong xử lý kị khí sinh mê tan thì có 2 nhóm thực hiện: Nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình axít hóa làm cho giá trị pH môi trường giảm đị Khi độ pH xuống thấp thì quá trình axít hóa chậm lại; nhóm thứ hai thực hiện quá trình mê tan hóa phát triển tốt ở giá trị pH gần trung tính hoặc trung tính, với pH=7, hiệu suất xử lý đạt giá trị cao nhất (88.3%). Hiệu suất xử lý thấp nhất khi pH=6 (63.8%).
Nhiệt độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thảị Nhiệt độ tối ưu cho quần thể vi sinh vật sinh mê tan là khoảng 35-55oC, dưới 10oC, các chủng này hoạt động rất kém, về mùa hè với nhiệt độ cao, các vi sinh vật hoạt động mạnh hơn, do đó quá trình xử lý cũng tốt hơn. Về mùa đông, nhiệt độ giảm xuống thấp, các vi sinh vật bị ức chế hoạt động, do đó hiệu suất xử lý thấp (78.3%) hơn nhiều so với mùa hè (92.8%).
Các đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng chất hữu cơ đến quá trình xử lý nước thải cho thấy, khi hàm lượng chất hữu cơ tăng cao thì hiệu suất xử lý cũng tăng theọ Đối với nước thải có độ ô nhiễm COD khoảng 7000-5000 mg/l thì hiệu suất xử lý đạt gần 90%, và hiệu suất xử lý giảm dần khi COD đầu vào giảm dần.
Thời gian lưu thủy lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu suất xử lý của hệ thống. Nếu thời gian lưu thủy lực ngắn, hiệu suất xử lý sẽ thấp và ngược lạị Tuy nhiên, nếu kéo dài quá thời gian xử lý thì chi phí đầu tư ban đầu của hệ thống sẽ lớn.
Nồng độ thuốc sát trùng trong nước thải cao sẽ gây chết vi sinh vật phân giải chất hữu cơ có trong nước thảị
Qua những phân tích trên và những đặc trưng của ngành sơ chế nhựa tái sinh có thể khẳng định: yếu tố pH (= 9,6) là yếu tố chính làm giảm hiệu suất xử lý nước thải của cơ sở.
- Đánh giá hệ thống:
+ Kích thước và tỷ lệ các bể xử lý: tuân thủ theo đúng các quy định về kích thước, tỷ lệ các chiều của bể xử lý nước thải (TCXD 51: 84 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế).
+ Số lượng bể xử lý: Những đánh giá tác động môi trường tại chương 3 đã chỉ dõ đặc trưng nước thải sản xuất của lĩnh vực sơ chế nhựa: Dòng thải từ cơ sở sơ chế nhựa tái sinh là dòng thải có độ ô nhiễm cao, có từ 60÷ 80% các chất hữu cơ thuộc loại không bền vững dễ bị phân hủy sinh học trong đó có 40÷ 60% là các prôtêin, 25÷ 50% là các hidratcacbon và khoảng 10% là chất béọ Đồng thời qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất của cơ sở cũng thấy rằng: hiệu suất xử lý của hệ thống bể đạt: 75% đối với chỉ tiêu COD và BOD5. Như vậy có thể khẳng định, hiệu suất xử lý của hệ thống cũng đảm bảo tuân theo TCXD 51: 84 - Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
Tuy nhiên chất lượng nước thải của cơ sở không đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp TCVN 5945-2005, áp dụng mức B.
- Biện pháp xử lý nước thải bổ sung:
+ Thực hiện các biện pháp làm giảm độ pH trong nước thải:
+ Bổ sung vào hệ thống bể xử lý 1 bể lọc, ngay sau bể keo tụ, thể tích bể lọc tối thiểu 5 m3.
Qua những phân tích nêu trên, trong thời gian tới (trước khi cơ sở chính thức đi vào hoạt động) Công ty sẽ lắp đặt thiết bị sục khí CO2 (có tác dụng làm giảm độ pH trong nước thải) và lắp đặt thêm 1 bể lọc nước thải có thể tích 5m3..
+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Số lượng công nhân hiện tại của cơ sở có 70 ngườị Hiện tại Công ty đã có 02 nhà vệ sinh phục vụ 70 cán bộ, công nhân Thể tích yêu cầu của từng bể được tính theo công thức:
V1 = d.Q (m3) Trong đó:
Vi - Thể tích của từng bể tự hoại Qi : Lưu lượng nước thải 3,9 m3/ngày
d: Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, chọn d = 4 ngàỵ V1 = 3,9 m3/ngày x 4 ngày = 15,6 m3
V2 = 6 m3/ngày x 4 ngày = 24 m3
Thể tích phần bùn: Wbi = b.Ni/1000 m Trong đó: Ni - Số người
b - Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn, 90 l/người Wb1 = 90 x 90/1000 = 8 m3
Wb2 = 90 x 146/1000 = 13 m3
Nước thải đi ra từ hệ thống bể phốt sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước thải chung của cơ sở.
+ Nước mưa chảy tràn
Để giảm thiểu tác động của nước mưa, đơn vị đã xây dựng một hệ thống đường thoát nước mưa chạy quanh các nhà xưởng, để thu toàn bộ nước mưa trên mặt bằng diện tích của cơ sở, hệ thống này được xây bằng gạch vữa xi măng, kích thước là RxH = 0,25m x 0,5m, có độ dốc 0,3%. Trên đường thoát nước mưa có bố trí các hố gas để thu cặn sau đó sẽ được tập trung về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở, tận dụng nguồn nước này sử dụng để tẩy rửa phế liệụ
+ Đối với nước ngầm: Do Công ty chỉ sử dụng nước ngầm cho hoạt động sinh hoạt của công nhân như vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng… nên đơn vị chỉ xử lý qua bằng hệ thống lọc cát vàng, rồi để lắng và đưa vào sử dụng.
c. Chất thải rắn
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, chúng được chứa trong các thùng chứa có nắp kín được bố trí ngay tại nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp) và sẽ được thu gom. Đơn vị ký hợp đồng với cơ sở thu gom rác tại địa phương để vận chuyển đến nơi chôn lấp theo quy định.
- Đối với chất thải sản xuất không nguy hại: phát sinh do vương vãi nguyên liệu, các mẩu thừa của thành phẩm do quá trình cắt, bao bì hư hỏng và bao bì chứa nguyên liệu đã vứt bỏ được thu gom vào khu vực riêng trong kho, đặt ở phía Tây của cơ sở; một phần bán lại cho các cơ sở tái chế khác.
- Chất thải nguy hại: chủ yếu là các hộp mực, giẻ lau dính dầu mỡ, vỏ bao bì đựng hóa chất, ngoài ra còn có bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải sản xuất, loại chất thải rắn được thu gom để vào khu vực riêng trong nhà kho, trong thùng chứa kín có nắp đậy, không để vương vãi thất thoát ra ngoài, định kỳ thuê đơn vị xử lý có chức năng đến chuyên chở và xử lý theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc "Ban hành danh mục chất thải nguy hại" và Thông tư số 12/2006/TT-BNTMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về "Hướng dẫn thi hành lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại". Đối với bùn thải sẽ được thu và lưu giữ tại bể chứa bùn, định kỳ hàng quý đơn vị sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
d. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Để giảm thiểu tiếng ồn tại các khu vực phát sinh, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng máy móc tiên tiến có chất lượng cao, chạy không rung, tiếng ồn nhỏ. - Bảo dưỡng thay thế phụ tùng thiết bị đúng quy trình của nhà sản xuất.
- Kiểm tra định kỳ các thông số kỹ thuật về mức độ ồn trong xưởng sản xuất nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.
- Nhà xưởng được xây dựng cao, rộng, thiết bị được đặt với khoảng cách hợp lý tránh hiện tượng cộng hưởng của tiếng ồn.
- Đối với những công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn sẽ được trang bị
đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chống ồn cá nhân (mũ, chụp bịt tai, găng tay, ủng, quần áo lao động), đồng thời quy định cụ thể thời gian làm việc trong một ca được rút ngắn 1-2 giờ, nghỉ giữa ca 30-45 phút, thời gian nghỉ được tính vào giờ làm việc.
- Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên dự án để giảm tiếng ồn phát ra khu vực xung quanh.
ẹ Biện pháp khống chế ô nhiễm đối với môi trường vi khí hậu
Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong cơ sở. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường làm việc bên trong nhà xưởng:
- Nhà xưởng được thiết kế đảm bảo thông gió tự nhiên ở mức tối đa và chống nóng, chiều cao các nhà xưởng lớn (khoảng 5 – 8m), mái làm 2 tầng để thông gió tự nhiên nhờ hệ thống cửa sổ và của mái thông gió tự nhiên ở quanh nhà.
- Lắp đặt hệ thống quạt tại các vị trí công nhân thao tác để đảm bảo thoáng gió tự nhiên.
- Cơ giới hóa sản xuất, tránh lao động gắng sức, phải hít thởi nhiều làm lượng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.
- Đường nội bộ được xây dựng kiên cố, nhằm giảm thiểu lượng bụi bốc lên do xe chạỵ
- Vệ sinh nhà xưởng kho bãi được duy trì thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ lượng nguyên vật liệu rơi vãi và tạo môi trường trong sạch.
- Hàng cây xanh xung quanh các nhà xưởng có tác dụng che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra môi trường bên ngoài, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên của cơ sở và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.
IỊ Đối với sự cố môi trường và an toàn lao động 1. Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động
- Công ty sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ công
nhân khi làm việc.
- Trang bị và bắt buộc đeo găng tay khi làm việc nguy hiểm đến bàn tay, ngón taỵ - Lắp đặt hệ thống ánh sáng phục vụ cho khu vực sản xuất đảm bảo cường độ chiếu sáng tại vị trí làm việc là 250Lux.
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị an toàn, chế độ vận hành của các thiết bị làm việc ở khu vực có nhiệt độ, áp suất cao và nơi có hóa chất độc hạị