Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường nhà máy tái chế nhựa (Trang 55)

IV. Nội dung chủ yếu của dự án

1. Biện pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường không khí

ạ Giảm thiểu ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông

Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào cơ sở hàng ngày phát sinh ra bụi và các khí độc như CO, SO2, NOx,… Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường cho khu vực, đơn vị sẽ thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện biện pháp tưới nước làm ẩm đường nội bộ, nhất là vào những ngày khô hanh và bố trí các phương tiện giao thông ra vào cơ sở hợp lý, bãi đỗ xe rộng rãi, thông thoáng từ mọi phíạ

- Có chế độ điều tiết xe vận tải chở nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm hợp lý để tránh hiện tượng tác nghẽn giao thông tại các tuyến đường ra vào cơ sở, không đi vào các giờ cao điểm, không để nổ máy khi ô tô đã dừng.

- Tất cả các xe vận tải, máy móc tham gia vận chuyển đều được kiểm tra định kỳ đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn môi trường mới được phép hoạt động tại khu vực cơ sở.

- Trồng cây xung quanh khu vực cơ sở nhằm hạn chế phát tán bụị Các loại cây trồng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, có khả năng chắn bụi tốt, khoảng cách giữa các cây khoảng 2m, độ cao của cây thấp đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện giao thông.

- Thường xuyên vệ sinh đường nội bộ.

- Bê tông hoá các tuyến đường chính trong khu đất của cơ sở để hạn chế mức độ phát sinh bụị

- Chất lượng môi trường không khí sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí sẽ đạt tiêu chuẩn mức B của TCVN 5937 – 2005 với các chỉ tiêu như sau: CO < 30 mg/m3, SO2 < 0,35 mg/m3, NOx < 0,2 mg/m3, Bụi < 0,3 mg/m3

b. Giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu, sản phẩm

Ô nhiễm bụi từ quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu mang tính chất phân tán, khó tập trung để xử lý, đề xuất các biện pháp khống chế như sau:

- Cô lập nguồn phát sinh, có dải ngăn cách hoặc tường bao giữa các bộ phận bốc dỡ với các bộ phận khác nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi sang các khu vực khác.

- Lập kế hoạch điều động các xe ô tô chuyên chở nguyên liệu ra vào bãi, kho một cách hợp lý.

- Trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân bốc dỡ như: mũ, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động...

c. Xử lý khí thải tại bếp ăn và khu vực đốt than cung cấp nhiệt cho quá trình tẩy rửa nóng phế phẩm

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí thải được áp dụng tại bếp ăn và khu vực đốt than cung cấp nhiệt cho quá trình tẩy rửa nóng như sau:

Ghi chú: 1. Chụp hút 2. Ống khói Sơđồ 5. Hệ thống xử lý bụi và khí thải Bụi, khí thải 2 1 Ống khói

Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau: Hệ thống chụp hút được thiết kế

đặt tại vị trí các bếp đốt. Khí thải từ bếp đun sẽ được quạt hút hút vào đường ống dẫn

chung sau đó được thải ra ngoài qua ống khóị

+ Hệ thống thông gió trong các nhà xưởng

Gió vào nhà xưởng qua các cửa thông gió phía trên mái và qua các cửa số phía bên kia của nhà xưởng, còn không khí bên trong nhà xưởng được quạt hút hút ra từ phía đối diện. Thông qua quá trình trao đổi gió cưỡng bức trên, bụi và hơi dung môi bên trong nhà xưởng in sẽ được hút đẩy ra bên ngoài và phát tán nhanh vào môi trường không khí xung quanh.

Sử dụng quạt công nghiệp tại một số vị trí làm việc của công nhân:

Một số thông số kỹ thuật của quạt công nghiệp:

Nguồn điện: 220V-50Hz Công suất: 230W Lưu lượng gió: 152m³/phút

d. Hệ thống thông gió tự nhiên:

Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí bên trong nhà xưởng và ngoài trời do chênh lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt hoặc tổng hợp cả haị

Khi nhiệt độ trong nhà xưởng lớn hơn nhiệt độ bên ngoài thì giữa chúng có sự chênh lệch áp suất và do đó có sự trao đổi không khí bên ngoài với bên trong. Các phần tử không khí trong phòng có nhiệt độ cao, khối lượng riêng nhẹ nên bốc lên cao, tạo ra vùng chân không phía dưới phòng và không khí bên ngoài sẽ tràn vào thế chỗ. Ở phía trên các phần tử không khí bị dồn ép và có áp suất lớn hơn không khí bên ngoài và thoát ra ngoài theo các cửa gió phía trên. Như vậy ở một độ cao nhất định nào đó áp suất trong phòng bằng áp suất bên ngoài, vị trí đó gọi là vùng trung hoà.

Khi luồng gió đi qua sẽ tạo ra độ chênh cột áp ở 2 phía của nhà xưởng: ở phía đối diện trực tiếp với luồng gió, tốc độ dòng không khí giảm đột ngột nên áp suất tĩnh cao, có tác dụng đẩy không khí vào nhà xưởng. Ngược lại, ở phía bên kia của nhà xưởng có dòng không khí xoáy quẩn nên áp suất giảm xuống tạo nên vùng chân không, có tác dụng hút không khí ra khỏi nhà xưởng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường nhà máy tái chế nhựa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)