1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM: Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của trường đại học Thương mại

22 3,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 188 KB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM Đơn vị kiến tập: Trường Đại học Thương Mại Thời gian kiến tập: Từ 8/9/2014 - 3/10/2014 Sinh viên thực hiện: Lưu Thị Thúy Hằng Lớp: Kinh tế chính trị K32 Giáo viên hương dẫn: Đặng Thị Hoài  Hà Nội, tháng 9 năm 2014 MỤC LỤC Phần mở đầu 4 I. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chung của trường Đại học Thương Mại 1. Chức năng của trương Đại học Thương Mại 6 2. Nhiệm vụ của trường Đại học Thương Mại 7 3. Hoạt động chung của trường Đại học Thương Mại 8 II. Nhật ký kiến tập III.Nội dung kiến tập 1. Dự giờ giảng 14 2. Tham gia quản lý lớp 18 3. Tham gia trực văn phòng Bộ Môn 19 IV. Các đề xuất kiến nghị 1. Đối với trường Đại học Thương Mại 19 2. Đối với trường Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền 20 Kết luận 21 V. Đánh giá của cơ sở kiến tập 22 3 Theo quyết định số 2794QĐ/HVBCTT, ngày 14/8/2014 về việc cử sinh viên đi kiến tập của Giám đốc học viện Báo Chí và Tuyên Truyền và yêu cầu nội dung, kế hoạch học tập của khoa Kinh Tế, thời gian kiến tập vừa qua (8/9/2014 - 3/10/2014), đoàn kiến tập sư phạm về trường Đại học Thương Mại đã hoàn thành nhiệm vụ. Mục đích của đợt kiến tập này là giúp cho sinh viên bước đầu tiếp cận thực tế giảng dạy trên lớp và các hoạt động chuyên môn của giảng viên ở các trường chính trị Tỉnh, Thành phố, các Trường đại học, Cao đẳng, xem xét, nhìn nhận và tiếp cận các phương pháp giảng dạy, tác phong của giảng viên; cách thức tổ chức và quản lý lớp học, vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu các hoạt động của khoa và nhà trường, để biết thêm về nhiệm vụ, chức năng của nhà trường, các quan hệ công tác của giảng viên, tạo cơ sở cho việc thưc tập cuối khóa và công tác sau khi ra trường. củng cố và lĩnh hội sâu sắc hơn kiến thức đã học, nâng cao ý thức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp. Nhận thức rõ được mục tiêu và tầm quan trong của đợt kiến tập này nên ngay từ khi bắt đầu đợt kiến tập em đã luôn tuân thủ theo đúng những nội quy, quy định của trường Đại học Thương Mại- nơi em đã đăng ký kiến tập và luôn tích cực tham gia và cố gắng hoàn thành tốt các hoạt động của trường, của khoa và bộ môn như là tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội của thành phố, tìm hiểu về trường, về khoa và bộ môn đăng ký kiến tập, tìm hiểu những nhiệm vụ và hoạt động của khoa, phòng ban và nhà trường ; tìm hiểu về việc học tập và rèn luyện của học viên; dự các giờ giảng, đi thực tế, tham gia trực văn phòng bộ môn, tham gia coi kiểm tra hỗ trợ cùng với các thầy cô trong bộ môn. Với tinh thần nghiêm túc và được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và đặc biệt là Bộ môn Nguyên Lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin thuộc Khoa Lý luận chính trị, qua đợt kiến tập này, bản thân em đã lĩnh hội được 4 một số kiến thức sư phạm quý báu về phương pháp giảng dạy của trường. Đồng thời cũng hiểu rõ hơn tình hình kinh tế, chính trị - xã hội thành phố Hà Nội. Sau đây là một số vấn đề, nội dung em thu nhận được từ đợt kiến tập: Bài thu hoạch bao gồm: I. Chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chung của trường Đại học Thương Mại II. Nhật ký kiến tập III.Nội dung kiến tập V. Các đề xuất kiến nghị VI. Đánh giá của cơ sở kiến tập NỘI DUNG Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1976 đến nay, và thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích , đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trường Đại học Thương mại là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có trụ sở đóng tại đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chịu sự quản lý về hành chính lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 5 Trường Đại học Thương Mại (tên tiếng anh là Vietnam University of Commerce, tên giao dịch viết tắt là VCU) là trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, là thành viên của Hiệp hội trường đại học Việt Nam (VUZ), Hiệp hội các trường đại học Châu Á &Thái Bình Dương, của Viện nghiên cứu kinh tế - quản lý Pháp ngữ (CEDIMES), của Tổ chức các Trường đại học sử dụng tiếng Pháp (AUF). Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thương mại ở Việt Nam và trong khu vực. Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh. Tiền thân của trường Đại học Thương Mại là trường Thương nghiệp Trung ương được thành lập năm 1960. Năm 1979 trường đổi tên thành Đại học Thương nghiệp năm 1994 trường đổi tên thành Đại học Thương Mại. Hiệu trưởng qua các giai đoạn: GS,TS Nguyễn Thị Doan (1993) chức vụ hiện nay là phó Chủ tịch nước Việt Nam. GS.TS Phạm Vũ Luân(2000)chức vụ hiện nay là Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2004) chức vụ hiện nay là Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại. GS.TS Đinh Văn Sơn (3/ 2011) đang đương nhiệm. 1. Chức năng của trường Đại học Thương Mại Trường Đại học Thương mại có chức năng: • Đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các ngành/chuyên ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt; • Tổ chức nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực thương mại (thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ); 6 • Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng nhà trường, xây dựng đội ngũ, phát triển hợp tác quốc tế và quản lý tài chính, tài sản tiến tới tự chủ về tài chính. Trải qua quá trình hơn 50 năm ra đời và phát triển, trường Đại học Thương Mại đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt chức năng của mình. 2. Nhiệm vụ của trường Đại học Thương Mại Trường Đại học Thương Mại có sứ mạng xây dựng và phát triển trường trở thành trường đại học đa ngành tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại (bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại các hoạt động đầu tư và sở hữu trí tuệ) của Việt Nam có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm giáo dục có chất lượng và không ngừng được cải tiến với phương pháp đào tạo liên tục được đổi mới và hoàn thiện; một trung tâm đầu ngành trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thương mại, du lịch, dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế; một trung tâm văn hoá nhằm cung cấp cho xã hội những cán bộ có trình độ đại học, sau đại học đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá và năng lực nghề nghiệp thích ứng với điều kiện môi trường đang thay đổi và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường được nhấn mạnh ở một số vấn đề chủ yếu sau: • Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển nhà trường qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hằng năm. • Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục, xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền. • Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tham gia vào quá trình điền 7 dộng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyề đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên. • Tuyển sinh và quản lý người học. • Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật, sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật. • Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. • Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường. • Tổ chức hoạt động khoa học công nghệ, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội của địa phương và đất nước. • Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, bỏ sung nguồn tài chính cho nhà trường. • Xây dựng quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức, viên chức và các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà trường. • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 3. Hoạt động chung của trường Đại học Thương Mại a. Tổ chức bộ máy của nhà trường Qua 54 năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy của nhà trường có nhiều biến động. Tổng số cán bộ công chức của nhà trường hiện nay trên 600 người. Trong đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 2 giáo sư, 40 phó giáo sư, 92 tiến sĩ và 325 thạc sĩ. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu 8 tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan. • Ban giám hiệu của trường năm 2014 gồm có 5 đồng chí: Hiệu trưởng: Giáo sư - Tiến sĩ Đinh Văn Sơn Phó hiệu trưởng: PGS, Tiến sĩ Đỗ Minh Thành Phó hiệu trưởng: PGS, Tiến sĩ Bùi Xuân Nhàn Phó hiệu trưởng: PGS, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long Phó hiệu trưởng: PGS, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Loan • Cơ cấu chuyên môn của trường bao gồm 16 khoa: Khoa Quản trị doanh nghiệp (AK) Khoa khách sạn du lịch (BV) Khoa Marketing (C) Khoa Kế toán, kiểm toán (D) Khoa Thương mại quốc tế (E) Khoa Kinh tế - Luật (FP) Khoa Tài chính ngân hàng (H) Khoa Thương mại điện tử (I) Khoa Kinh doanh thương mại (T) Khoa Tiếng Anh (N) Khoa Tin học thương mại (S) Khoa Quản lý nguồn nhân lực (U) Khoa Đào tạo quốc tế (Q) Khoa Lý luận chính trị Khoa sau Đại học Khoa Tại chức • Cơ cấu tổ chức gồm 9 phòng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh tra Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kế hoạch tài chính Phòng Đào Tạo Phòng Công tác chính trị và sinh viên Phòng Khoa học đối ngoại Phòng Quản trị Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng 9 Về cơ sở vật chất, hiện nay trường có 5 khu giảng đường ( nhà C, D, H, G, V) với các giảng đường từ 60 - 150 chỗ ngồi và 1 giảng đường lớn thiết kế 2 tầng nằm trong khu giảng đường nhà H có 1000 chỗ ngồi phục vụ học tập và các chương trình, sự kiện. Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả các giảng đường đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện và quạt trần. Một số giảng đường được trang bị thêm hệ thống điều hoà nhiệt độ. Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m 2 . Nhà trường cũng xây dựng hệ thống thư viện, phòng Thí nghiệm, nhà xưởng thực hành, kí túc xá, sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân tenis, cầu lông với đầy đủ trang thiết bị cho sinh viên. Trong lộ trình phát triển, nhà trường đang triển khai xây dựng cơ sở 2 với diện tích 5-7 ha, đáp ứng chương trình giáo dục đại cương (1-1,5 năm đầu) đối với trình độ đại học chính quy. b. Các ngành và chuyên ngành đào tạo tại trường Đại học Thương mại Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 13 ngành với 16 chuyên ngành trình độ đại học, 3 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 3 chuyên ngành trình độ tiến sĩ. Trình độ đại học: • Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Kinh tế thương mại (F). • Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (D). • Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại (A), Chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp (K), Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại. • Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử (I). • Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (B-KS). 10 • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (B-LH). • Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (E). • Ngành Marketing: Chuyên ngành Marketing thương mại (C), Chuyên ngành Quản trị thương hiệu (T). • Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực thương mại (U). • Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật thương mại (P). • Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (H). • Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (S). • Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (N). Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ • Chuyên ngành Quản lý kinh tế. • Chuyên ngành Thương mại. • Chuyên ngành Kế toán. c. Khoa Lý luận chính trị và các bộ môn.  Quá trình hình thành và phát triển của khoa Khoa lý luận chính trị được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng vào ngày 8/8/2006 với tên gọi là Khoa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sau đổi thành Khoa Lý luận chính trị ( năm 2008). 11 [...]... trình kiến tập tại trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là trực tiếp tại Bộ Môn Nguyên Lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, Lê-nin, đoàn sinh viên chúng em còn được dự xeemia, thảo luận và tham gia vào một số hoạt động chung của nhà trường, hoạt động của Đoàn thanh niên IV CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 19 Trong thời gian kiến tập tại trương Đại học Thương Mại, được tham gia vào các hoạt động của khoa chuyên môn, của trường. .. rút kinh nghiệm trong đợt thực tập năm tới Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại và các thầy cô giáo của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền ! Hà Nội, ngày 4 tháng 10 năm 2014 Sinh viên Lưu Thị Thúy Hằng V ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ KIẾN TẬP Xác nhận của Bộ Môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin 22 Xác nhận của Phòng Tổ chức trường Đại học Thương Mại 23 ... thức và đời sống thực tiễn Những kết quả nêu trên của đợt kiến tập đối với bản thân em cũng như các bạn sinh viên khác cho thấy kế hoạch của Học viện tổ chức cho sinh viên đi kiến tập tại các trường chính trị Tỉnh, Thành phố, các trường Đại học, Cao đẳng là hết sức cần thiết và mang lại ý nghĩa thiết thực Hy vọng rằng, nhà trường sẽ quan tâm hơn nữa công tác kiến tập, thực tập cũng như các hoạt động. .. trường và tiếp cận với phương pháp giảng dạy của nhà trường cũng như việc nắm được tình hình kinh tế, chính trị xã hội của thành phố, em mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với Trường Đại học Thương Mại và Học viện Báo chí - Tuyên truyền như sau: 1 Đối với trường Đại học Thương Mại Nhà trường nên tăng cường đội ngũ giảng viên, tiếp cận, làm quen nhiều với các phương pháp giảng dạy mới, với khoa học. .. viên đi kiến tập, Học viện nên tổ chức một buổi hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội dung kiến tập, để tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra trong thời gian kiến tập Sau thời gian sinh viên đi kiến tập, Học viện cũng nên tổ chức một buổi gặp gỡ, trao đổi với các Trưởng đoàn để phản ánh, rút kinh nghiệm cho các khoá sau KẾT LUẬN Sau bốn tuần kiến tập tại trường Đại hoạc Thương Mại, với sự cố gắng của bản... thực tế của sinh viên, vì đây thực sự là các hoạt động bổ ích, cần thiết cho sinh viên Trên đây là toàn bộ những kết quả học tập, tìm hiểu và thực hành của em trong đợt kiến tập vừa qua Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vì là lần đầu tiên tham gia kiến tập nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, em kính mong quý thầy cô góp ý, bổ sung cho bản báo cáo của em được hoàn chỉnh và đánh giá,... doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam hiện nay, năm 2001 Chủ nhiệm đề tài: Th.S Lê Thị Loan + … - Để tài khoa học cấp trường + Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin” ở trường Đại học Thương Mại hiện nay, 2011 Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Phi Yến + Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt... nghiên cứu khoa học - Tâm lý học đại cương - Học thuyết kinh tế tân cổ điển và đương đại - Logic học đại cương - Phương pháp học đại cương - Triết học nâng cao - Kinh tế chính trị - Triết học Mác- Lênin - Tâm lý học xã hội Đề tài các cấp đã và đang thực hiện - Đề tài khoa học cấp bộ: + Phát huy nhân tố con người trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Mã số B95-22-36, năm 1996 Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS... giảng: Học thuyết giá trị thặng dư - Nội dung bài giảng: (học tiếp buổi trước) IV Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản - tích lũy tư bản 1 Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản 2 Tích tụ và tập trung tư bản 3 Cấu tạo hữu cơ của tư bản V Qúa trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư 1 Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản 2 Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội * Kiểm tra giữa học. .. phương nhiều hơn 2 Đối với Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền Sau thời gian kiến tập em tự nhận thấy bản thân còn thiếu nhiều kĩ năng giảng dạy do đó em xin đề xuất đối với Học viện cần tăng cường hơn nữa việc trang bị cho sinh viên về lý luận dạy học để sinh viên có thể thực hiện hiệu quả hơn việc kiến tập của mình Hiện nay ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn một số phòng học chưa có máy chiếu hoặc . HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ BÁO CÁO KIẾN TẬP SƯ PHẠM Đơn vị kiến tập: Trường Đại học Thương Mại Thời gian kiến tập: Từ 8/9/2014 - 3/10/2014 Sinh. hoạch học tập của khoa Kinh Tế, thời gian kiến tập vừa qua (8/9/2014 - 3/10/2014), đoàn kiến tập sư phạm về trường Đại học Thương Mại đã hoàn thành nhiệm vụ. Mục đích của đợt kiến tập này là. + Đoàn kiến tập của chúng em tham gia kiến tập trực tiếp tại bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. II. NHẬT KÝ KIẾN TẬP (Có văn bản kèm theo) III. NỘI DUNG KIẾN TẬP 1. Dự

Ngày đăng: 16/04/2015, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w