Hesperetin và diosmetin là hai trong số những hợp chất flavonoid có nhiều ứng dụng trong y học như chữa trị ung thư, các bệnh về tim mạch, kháng viêm và điều trị loãng xương … Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp 3 dẫn xuất của hesperetin và diosmetin( bao gồm: 3’,5,7 – triallyl – 4’ – methoxyflavone – kí hiệu DTAL;3,4’,6’–triallyl–4 – methoxy – 2’ – hydroxychalcone – kí hiệu HTAL; 3’,7 – tributylisocyanate – 5 – hydroxyl – 4’ – methoxyflavanone – kí hiệu HTBI) vàkhảo sátvề hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của chúng trên các dòng tế bào vi khuẩn S. aureus, E. coli và nấm Candida albicans. Quy trình tổng hợp được thực hiện bằng phản ứng ether hóa của Williamson và carbamate hóa đều cho hiệu suất khá cao.Các phổ IR, HRMS, HPLC, 1HNMR, 13CNMR, DEPT được dùng để xác định cấu trúc của sản phẩm. Các dẫn xuất được tiến hành khảo sát hoạt tính bằng phương pháp khuếch tán qua đĩa giấy. Kết quả xác định hoạt tính cho thấy các dẫn xuất vừa tổng hợp không có hoạt tính kháng khuẩn – kháng nấm riêng rẽ cũng như phối hợp với kháng sinh.Nhưng kết quả hoạt tính cũng cho thấy các dẫn xuất không đề kháng với kháng sinh phối hợp.
Trang 1Đ i H c Qu c Gia Thành ph H Chí Minhạ ọốố ồ
Tr ng Đ i H c Bách Khoaườạ ọKhoa Kỹ Thu t Hóa H cậọB môn Kỹ Thu t H u Cộậ ữơ
LU N VĂN T T NGHI P Đ I H CẬỐỆẠ Ọ
-NGHIÊN C U T NG H P, KH O SÁT HO T TÍNH KHÁNGỨỔỢẢẠKHU N – KHÁNG N M M T S D N XU T T HESPERETINẨẤỘỐ ẪẤỪ
VÀ DIOSMETIN
SVTH: PHANG NG C XUÂNỌ
MSSV: 60802718CBHD: TS HOÀNG TH KIM DUNGỊ
Trang 2Đ i H c Qu c Gia Thành ph H Chí Minhạ ọốố ồ
Tr ng Đ i H c Bách Khoaườạ ọKhoa Kỹ Thu t Hóa H cậọB môn Kỹ Thu t H u Cộậ ữơ
LU N VĂN T T NGHI P Đ I H CẬỐỆẠ Ọ
NGHIÊN C U T NG H P, KH O SÁT HO T TÍNH KHÁNGỨỔỢẢẠKHU N – KHÁNG N M M T S D N XU T T HESPERETINẨẤỘỐ ẪẤỪ
VÀ DIOSMETIN
SVTH: PHANG NG C XUÂNỌ
MSSV: 60802718CBHD: TS HOÀNG TH KIM DUNGỊ
THÀNH PH H CHÍ MINH 1/2012Ố Ồ
Trang 3ÔN KỸ THUẬT HỮU CƠHỌ VÀ TÊN
NGÀNH PHANG NGỌC XUÂNKỸ THUẬT HỮU CƠ MSSVLỚP 60802718HC08CHC
Đại học Quốc Gi a Tp.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-
Số: _ /BKĐT NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPKHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ M1 Đầu đề luận án:NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN-KHÁNG NẤM MỘT SỐ DẪN XUẤT TỪ HESPERETIN VÀ DIOSMETIN2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):Tổng hợp một số dẫn xuất của hesperetin và diosmetinKhảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của những dẫn xuất trên3 Ngày giao nhiệm vụ luận án: 2 / 2012.4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/12/2012.5 Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn TS Hoàng Thị Kim Dung
………
………Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):Đơn vị:
Ngày bảo vệ:Điểm tổng kết:Nơi lưu trữ luận án:
i
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn:
TS Hoàng Thị Kim Dung – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Hóa học đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiệnluận văn tốt nghiệp.
ThS Trịnh Thị Thanh Huyền, KS Lý Thị Tú Uyên đã chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành tốt luận văn.
Các thầy cô bộ môn hóa Hữu cơ đã truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành hữu ích trong quá trình học tập tại trường.
Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã xem qua và đưa ra những nhận xét quí giá để em hoàn thiện hơn.
Chị Hưởng, chị Chi cùng các anh chị phòng Công nghệ Hữu cơ cao phân tử - Viện Công Nghệ Hóa học đã nhiệt tình chỉ bảo và hỗ trợ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Bạn Ngô Hoàng Vương – người cộng sự đã giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm học tập cũng như thực hành trong thời gian thực hiện luân văn.
Và tất cả những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi suốt quá trình học tập và làm luận văn này.
Sau cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với gia đình, đặc biệt là ba mẹ, anh hai.Mọi người luôn là nguồn động viên và chỗ dựa vững chắc cho con trong suốt quá trình học tập và phát triển sự nghiệp.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
ii
Trang 5TÓM TẮT
Hesperetin và diosmetin là hai trong số những hợp chất flavonoid có nhiều ứngdụng trong y học như chữa trị ung thư, các bệnh về tim mạch, kháng viêm và điều trịloãng xương … Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp 3 dẫn xuất củahesperetin và diosmetin( bao gồm: 3’,5,7 – triallyl – 4’ – methoxyflavone – kí hiệuDTAL;3,4’,6’–triallyl–4 – methoxy – 2’ – hydroxychalcone – kí hiệu HTAL; 3’,7 –tributylisocyanate – 5 – hydroxyl – 4’ – methoxyflavanone – kí hiệu HTBI) vàkhảo sátvềhoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của chúng trên các dòng tế bào vi khuẩn S aureus,E coli và nấm Candida albicans
Quy trình tổng hợp được thực hiện bằng phản ứng ether hóa của Williamson vàcarbamate hóa đều cho hiệu suất khá cao.Các phổ IR, HRMS, HPLC, 1HNMR,
13CNMR, DEPT được dùng để xác định cấu trúc của sản phẩm Các dẫn xuất đượctiến hành khảo sát hoạt tính bằng phương pháp khuếch tán qua đĩa giấy Kết quả xácđịnh hoạt tính cho thấy các dẫn xuất vừa tổng hợp không có hoạt tính kháng khuẩn –kháng nấm riêng rẽ cũng như phối hợp với kháng sinh.Nhưng kết quả hoạt tính cũngcho thấy các dẫn xuất không đề kháng với kháng sinh phối hợp
iii
Trang 6Hesperetin and diosmetin are two of the flavonoid compounds that have manyapplications in medicine such as treatment of cancer, cardiovascular disease,inflammation and osteoporosis In this study, we have conducted syntheticthreederivatives of hesperetin and diosmetin (including3’,5,7 – triallyl – 4’ – methoxyflavone(DTAL);3,4’,6’–triallyl–4 – methoxy – 2’ – hydroxychalcone (HTAL); 3’,7 –tributylisocyanate – 5 – hydroxyl – 4’ – methoxyflavanone (HTBI))and surveyed aboutthe antimicrobioalactivity of them on S aureus, E coli and Candida albicans
Synthetic processes are carried out by Williamson ether reaction and carbamatereation which are high yield The IR, HRMS, HPLC, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPTspectra were used to determine the structures And the derivatives examined theantimicrobioal activityby the paper disk difusion method The result showed thatthesederivatives hadn’t antinmicrobial activities and didn’t coordinate with antibioticsbut weren’t unresistant to antibiotics
iv
Trang 71.4.2 Tổng hợp 3,4’,6’–Triallyl–4 – methoxy – 2’ – hydroxychalcone 24
1.4.3 Tổng hợp 3’,7 – Tributylisocyanate – 5 – hydroxyl – 4’ – methoxyflavanone .241.5 HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM 25
1.5.1 Ảnh hưởng của vi khuẩn và nấm mốc Error! Bookmark not defined.1.5.2 Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm Error! Bookmark not defined.1.5.3 Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm Error! Bookmark not defined.2 Chương II : THỰC NGHIỆM 27
Trang 82.4.2 Xác định bằng phổ sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC 33
2.4.3 Phổ sắc ký khối phổ với độ phân giải cao (HPLCHRMS 34
2.4.4 Xác định bằng phổ NMR 34
2.5 PHƯƠNG PHÁP THỬ VI SINH VẬT 34
2.5.1 Thiết kế khảo sát 34
Chương III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 37
3.1 DẪN XUẤT 3’,5,7 – TRIALLYL – 4’ – METHOXYFLAVONE 37
3.2.2 Vai trò của xúc tác và dung môi 41
3.2.3 Xác định cấu trúc của sản phẩm và bàn luận 41
3.3 TỔNG HỢP 3’,7 – TRIBUTYLISOCYANATE – 5 – HYDROXYL – 4’ –METHOXYFLAVANONE 44
3.3.1 Cơ chế phản ứng 44
3.3.2 Vai trò của xúc tác và dung môi 45
3.3.3 Xác định cấu trúc của sản phẩm và bàn luận 45
3.4 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM RIÊNG RẼ VÀPHỐI HỢP VỚI KHÁNG SINH 48
3.4.1 Kết quả đo hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của HTAL 48
3.4.2 Kết quả đo hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của DTAL 483.4.3 Kết quả đo hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của HTBIError! Bookmark not
defined.
3.4.4 So sánh hoạt tính Error! Bookmark not defined.
vi
Trang 9Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
Trang 10DNA Acid Deoxyribo Nucleic
DTAl 3’,5,7-triallyloxy-4’-metoxyflavoneFIC Fractional Inhibitory ConcentrationHRMS High Resolution Mass SpectrometryHPLC HighPerformance Liquid Chromatography
HTAl 3’,5,7-triallyloxy-4’-metoxyflavanoneHTBI 3’,5,7-tributylisocyanate-4’-metoxyflavanone
LDL LowDensity LipoproteinMIC Minimum Inhibitory ConcentrationNADH Nicotiamide Adenine DinucleotidecoenzymeTLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng
viii
Trang 11Sơ đồ 2.2Quy trình tổng hợp DTAL……….30
Sơ đồ 2.3 Quy trình tổng hợp HTAL……….31
Sơ đồ 2.4 Quy trình tổng hợp HTBI……… 33
ix
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1– Kết quả phổ NMR của DTAL ………39
Bảng 3.2– Kết quả phổ NMR của HTAL ………43
Bảng 3.3– Kết quả phổ NMR của HTBI ……….47
Bảng 3.3– Kết quả hoạt tính kháng khuẩn – kháng nấm riêng rẽ………47
Bảng 3.3– Kết quả khả năng sàng lọc phối hợp với kháng sinh……… 47
x
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.Phổ IR của DTALPhụ lục 2.Phổ HPLC của DTALPhụ lục 3.Phổ HRMS của DTALPhụ lục 4.1 Phổ 1H-NMR của DTAL
Phụ lục 7.2 Phổ dãn 1H-NMR của DT
Phụ lục 8.1 Phổ 13C của DT
Phụ lục 8.2 Phổ dãn 13C của DT
Phụ lục 9.Phổ IR của HTALPhụ lục 10.Phổ HPLC của HTALPhụ lục 11.Phổ HRMS của HTALPhụ lục12.1 Phổ 1H-NMR của HTAL
Phụ lục12.2 Phổ dãn 1H-NMR của HTAL
Phụ lục12.3 Phổ dãn 1H-NMR của HTAL
xi
Trang 14Phụ lục 16 Phổ HPLC của HTBIPhụ lục 17Phổ HRMS của HTBIPhụ lục 18.1Phổ 1H-NMR của HTBI
Trang 15MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao Conngười không chỉ quan tâm đến những vấn đề ăn, mặc, ở đơn giản như trước đây mà còncó những yêu cầu cao hơn, đặc biệt là vấn đề sức khỏe Do đó, những thực phẩm, vậtdụng, hơn hết là dược phẩm có thể gây hại cho sức khỏe dần bị loại bỏ và được thay thếbằng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định đượcphần lớn các hợp chất có trong cây cỏ có hoạt tính sinh dược học, giải thích được cơ chếchữa bệnh của các hợp chất này.Từ đó, họ hướng đến có thể làm giàu và tăng tác dụngsinh dược học của chúng.Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các hợp chất có nguồngốc từ cây cỏ, các nhà khoa học còn nghiên cứu tổng hợp ra các dẫn xuất có hoạt tínhsinh dược học mạnh hơn, góp phần vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người
Một trong những họ chất đang được ứng dụng nhiều trong dược phẩm hiện nayphải nhắc đến họ flavonoid, chúng có nhiều ứng dụng trong ngăn ngừa và chữa trị một sốbệnh như ung thư, tim mạch, viêm gan, Trên cơ sở hesperetin và diosmetin, đại diệntiêu biểu dạng aglycol của họ flavonoid, có mặt trong thành phần của các cây họ camquýt - một họ cây có sẵn và trồng nhiều ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành tổng hợp mộtvài dẫn xuất đồng thời khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của những hợp chấtvừa tìm được Từ đó làm nền tảng để thực hiện những bước tổng hợp các dẫn xuất kháctiếp theo trong những nghiên cứu sâu hơn về flavonoid
xiii
Trang 16Flavonoid có cấu trúc cơ bản là 1,3- diphenylpropane nghĩa là 2 vòng benzene Avà B nối với nhau qua một dây có 3 carbon, hay nói cách khác là cấu tạo khung kiểu C6 –C3 –C6.
Cách đánh số tùy theo dây C3 đóng hay hở. Nếu dây C3 đóng, thì đánh số bắt đầutừ dị vòng với dị tố oxygen mang số 1 rồi đánh tiếp đến vòng A, còn vòng B đánh số phụ.Nếu dây C3 hở, thì đánh số chính trên vòng B và đánh số phụ trên vòng A
Hình 1.1 - Cấu trúc flavonoid
Thường các flavonoid có mang một hoặc nhiều nhóm OH ở vị trí 5 và 7 trên nhânA và ở vị trí 3, 4, 5 trên nhân B Các flavonoid có thể hiện diện ở dạng tự do hoặc dạngglycosid Các đường thường gặp nhất là đường Dglucose kế đó là DgalactoseLArabinose DXylose DApiose và acid Uronic
Trong đa số trường hợp thì mạch 3 carbon đóng vòng với vòng A và tạo nên dịvòng C có chứa oxy Dị vòng C có thể là dihydroxy pyran, pyron, dihydro pyron,pyrilium
xiv
Trang 17Tại các vòng có đính một hoặc nhiều nhóm hydroxyl tự do hoặc đã thay thế mộtphần, vì vậy về bản chất chúng là các polyphenol có tính acid Các polyphenol có thểphản ứng lẫn nhau qua các nhóm hydroxyl để tạo thành các phân tử phức tạp hơn hoặc cóthể liên kết với các hợp chất khác trong cây như các ose ( dạng glycoside) hoặc protein.
Động vật không tổng hợp được flavonoid nhưng trong một vài loài bướm khi phântích thấy có flavonoid là do chúng lấy từ thức ăn thực vật
1.1.3 Phân loại
Người ta phân loại các flavonoid dựa vào vị trí gốc aryl vòng B và các mức độoxy hóa của mạch 3 carbon (theo cấu tạo) Theo cách phân loại này ta có 4 nhóm chính.1.1.3.1 Euflavonoid
Flavone
xv
Trang 18Có cấu trúc chung có 2 vòng benzene A, B Vòng B gắn vào vòng C(pyran) qua dây nối ở C2
Flavone thường gặp nhất là Apigenin và Luteolin
Apigenin LuteolinĐã phát hiện ra khoảng 300 hợp chất flavone có nhóm thế OH và/ hoặcOCH3, 460 chất flavone ở dạng glycoside, 45 dẫn chất flavone dạng sulfate
Flavonol ( hoặc flavone 3-ol)
Khác với flavone ở chỗ có thêm nhóm -OH ở C3
Flavonol rất phổ biến trong thực vật.Cho đến năm 1992 đã có 380 chấtflavonol có nhóm thế hydroxyl và/hoặc methoxy đã được biết.Hiện nay đãphát hiện gần 900 flavonol glycoside.Ba chất quan trọng nhất thường gặp làKaempferol, Quercetin, Mirixetin
xvi
Trang 19Kaempferol Quercetin
Mirixetin Flavanone
Khác với flavone ở chỗ flavanone thiếu nối đôi ở C2 và C3
Trong tự nhiên chúng thường xuất hiện bên cạnh flavone tươngứng.Flavanone có nhiều trong các họ Rosaceae, Fabaceae, Asteraceae.3chất thường gặp nhất là hesperetin, naringenin
Trang 20Ba chất tiêu biểu cho họ này là catechin, epicatechin, proanthocyanidin.
Catechin Epicatechin
Proanthocyanidin Dimer
Flavan 3,4-diol ( hoặc leucoanthocyanidin )
Khác flavan 3-ol ở chỗ có thêm gốc OH ở C4
Phần lớn các flavan 3,4-diol tồn tại trong tự nhiên ở dạng dimer, được gọi là protoanthocyanidin Chưa phát hiện các flavan 3,4-diol ở dạng glycoside
Anthocyanidin ( hoặc 2-phenylbenzopyrilium)
xviii
Trang 21Trong hầu hết các sắc tố anthocyanidin ở dạng glucoside nằm trong dịch tếbào.Sau khi thủy phân chúng cho ra phần aglycol là các anthocyanindin.
Về cấu trúc, anthocyanin khác các flavonoid khác ở chỗ không có nhómC=O ở C4 Có 3 chất điển hình của nhóm này là pelargonidin, cyanidin,delfinidin
Trang 22Những chất này ít gặp trong tự nhiên.Thu được qua quá trình khửchalcone.
Isoflavane
xx
Trang 23( Hoặc MeO )( Hoặc OH )
Glabridin (cam thảo)
Daidzein (cây sắn dây)
Isoflavanol
Lapathinol
Rotenoid
xxi
Trang 24Nhóm chất này có cấu trúc cơ bản gồm 4 vòng, là dẫn xuất củaisoflavanone Đánh số của khung carbon ở nhóm này không theo qui tắcchung
Đã biết 75 chất rotenoid, chúng có tác dụng diệt sâu bọ, do khả năng hạnchế việc thu nhận oxy của sâu bọ, trong đó quan trọng nhất là rotenone
Rotenone (cây thuốc cá)
Pterocarpane
Erythrabyssin II (rễ cây Vông nem)
Coumestane
xxii
Trang 26Chỉ có giới hạn trong một số loại thực vật.
4-aryl- chroman
Brazilin (tô mộc)
4-aryl- coumarin
xxiv
Trang 27Calophylloid (hạt cây mù u)
Dalbergion
Là neoflavonoid có vòng C dạng mạch hở
(R và S) – 4 – methoxy dalbergion1.1.3.4 Bifavonoid và triflavonoid
Những hợp chất này có cấu trúc dạng dimer hoặc trimer tạo thành từ flavanone,flavone, dihydroflavanol, chalcone, aurone, isoflavone
Chất biflavone điển hình là amentoflavone được tạo thành từ 2 phân tử apigeninnối theo dây nối C-C ở vị trí 3’
Amentoflavone
xxv
Trang 28Một vài triflavone cũng được tìm thấy ví dụ như triflavone tạo thành từ 3 đơn vịluteolin.
1.1.4 Vai trò của flavonoidv
1.1.4.1 Vai trò của flavonoid đối với cây cỏ vi,vii
Các flavonoid đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triểnvà tự vệ của cây
Đối với các phản ứng sinh hóa
Các nhóm phenol của flavonoid có vai trò trong sự hòa tan các chất vì di chuyểndễ dàng qua các màng sinh lý
Một số flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hóa, bảo vệ acid ascorbic,một thành phần quan trọng trong tế bào thực vật.Một số có tác dụng ức chế các enzymevà các chất độc của cây
Vai trò ức chế và kích thích sinh trưởng
Nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng ức chế và kích thích sinh trưởng cây củaflavonoid.Nhóm chức hydroxy có vai trò quyết định về tác dụng này.Ví dụ trong cây ổi,các flavonoid có nhóm -OH ở vị trí 4 làm tăng cường hoạt tính của enzyme trong khi cácflavonoid có -OH ở 3 và 4 lại có tính ức chế
Flavonoid còn tham gia vào sự hô hấp quang hợp
xxvi
Trang 29 Vai trò tạo màu sắc
Flavonoid còn đóng vai trò tạo màu sắc hấp dẫn cho cây, góp phần thúc đẩy sựsinh tồn của cây và phát triển hoa, quả.Sâu bọ, nhờ hệ thống thị giác đặc biệt, chúng rấtnhạy cảm đối với màu sắc của cây cỏ Do đó, chúng sẽ tác động đến quá trình sinh tồn vàphát triển của cây cỏ
Trong việc tạo màu, các flavone, flavonol, aurone, chalcone cho màu vàng trongkhi các anthocyanin cho các màu hồng, đỏ, tím hoặc xanh thẫm
Vai trò một chất bảo vệ cây
Một số flavonoid không màu trong lá đóng vai trò một chất bảo vệ cây, ngăn trởđối với các động vật ăn cỏ Vị đắng và khó chịu của flavonoid làm cho động vật khi ănphải mất cảm giác ngon và không thích ăn các loại cây cỏ này Ví dụ, quercetin với nồngđộ rất thấp đã có cảm giác mất ngon, nhưng với liều 0.2% sẽ gây ức chế sự bài tiết nướcbọt
Ngoài ra do khả năng hấp thụ mạnh tia UV mà các flavonoid giúp bảo vệ câychống lại các tác hại của tia UV, nhiệt độ,… Chúng còn giúp cây chống lại một số vikhuẩn, nấm,…
1.1.4.2 Vai trò của flavonoid trong y học viii, ix
Các flavonoid là các chất kháng oxy hóa tự nhiên.Các flavonoid có khả năng bắtcác gốc oxy hóa như superoxide anion, các gốc hydroxyl, peroxy.Chúng có thể dập tắtcác oxy singlet
Nghiên cứu của Tournaire 1993 kết luận rằng sự có mặt của nhóm catechol ởvòng B cũng như sự hiện diện của nhóm 2hydroxyl là nhân tố chính của flavonoid trongviệc dập tắt O Các nghiên cứu đã chứng tỏ flavonol, flavone cũng như các anthocyanincó hoạt tính kháng oxy hóa chủ yếu dựa trên khả năng bắt gốc oxy
xxvii
Trang 30 Tác nhân chống ung thưx
Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO, ROO Các gốcnày sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây nguyhại như gây biến dị, huỷ hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hoá Trong những
năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu ở mức độ in vitro và in vivo cũng như các nghiên
cứu về dịch tễ học đề cập đến vai trò của flavonoid trong việc ngăn ngừa ung thư trongkhẩu phần ăn hằng ngày Vì vậy, một sự kết hợp trong điều trị đã được ứng dụng đối vớithực phẩm giàu flavonoid như sử dụng đậu nành với ung thư vú thời kỳ tiền mãn kinh, tràxanh với ung thư bao tử, hành với ung thư phổi…
Ngoài ra, bên cạnh các flavonoid tự nhiên thì các flavonoid tổng hợp là những ứngcử viên cho các loại thuốc chống ung thư trong tương lai, một số các hợp chất này đang ởgiai đoạn thăm dò lâm sàng như flavopiridol, 5,6dimethylxanthenone4acetic acid,phenoxodiol hay silybin, …
Khả năng kháng viêm, chống loét
Thực nghiệm đã chứng minh flavonoid có khả năng kháng viêm, chống loét.Chúng có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp các chất trung gian của quá trình viêmnhư prostaglandins, leukotrienes hoặc nitric oxide…
Người ta đã sử dụng rutin, citrin, leucodelphinidin, quercetin để điều trị ban đỏ,viêm da, tổn thương da và màng nhày
Các flavanone và chalcone glycoside của rễ cam thảo đã được ứng dụng để chữađau dạ dày.Ngoài ra, một số dẫn chất khác như catechin, 3- O – methyl catechin,naringenin cũng cho thấy tác dụng chống loét
Vai trò trong phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch
Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong qua trình hoạt động của enzymeoxy hóa – khử Flavonoid còn ức chế tác động của hyaluronidase, enzyme làm tăng tínhthấm của mao mạch Khi thừa enzyme này sẽ gây hiện tượng xuất huyết dưới da mà y
xxviii
Trang 31học gọi là bệnh thiếu vitamin P Tác dụng này đã được phát hiện ở một số dẫn xuất như
‘Daflon’, ‘Diosmil’chiết từ các loài Citrus và lá bạc hà
Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnhmạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, trĩ, chảy máu do đặt vòng trong phụ khoa, các bệnhtrong nhãn khoa như sung huyết kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc
Các flavonoid kháng oxy hóa đều có khả năng ức chế quá trình oxy hóa của LDLlowdensity lipoprotein – lipoprotein tỷ trọng thấp Khi lượng LDL tăng nhiều trongmáu sẽ dẫn đến sự lắng đọng ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và não) và gây nên mảngxơ vữa động mạch Mảng xơ vữa này được hình thành dần dần gây hẹp, tắc mạch máuhoặc có thể làm vỡ mạch máu đột ngột dẫn đến những bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơtim hoặc tai biến mạch máu não Các nghiên cứu cho thấy rượu vang đỏ và các loại thựcphẩm giàu flavonoid làm giảm nguy cơ gây các bệnh về tim mạch
Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid thuộc các nhóm flavonol, flavan 3-ol,anthocyanidin như quercetin, rutin, myricetin,… có tác dụng làm tăng biên độ co bóp vàtăng thể tích phút của tim, làm hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, methanol
Một số flavonoid thử nghiệm cho thấy khả năng ức chế các enzyme – nhân tố thenchốt cho sự hô hấp của các ty thể, cụ thể như ức chế NADH Nicotiamide adeninedinucleotide.Đây là enzyme có mặt ở các phản ứng oxy hóa khử trong cơ thể như quátrình hô hấp của tế bào, chuyển hóa năng lượng…
Một số flavonoid còn có khả năng ức chế enzyme oxy hóa xanthine - enzyme xúctác cho quá trình oxy hóa xanthine và hypoxanthine thành acid uric
Tác dụng thông tiểu
Trên hệ tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavone, flavanone, flavonol có tác
dụng thông tiểu, chẳng hạn như Scoparoside trong Sarothamnus scoparius,lespecapiloside trong Lespedeza capitata, quercitrin trong lá diếp cá, flavonoid của cây
râu mèo
xxix
Trang 32 Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấmxi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tác dụng kháng khuẩn – kháng nấm của một số hợpchất là do thành phần flavonoid trong chúng quyết định Một số ví dụ cụ thể được nêu ranhư:
- Quercetin ở môi trường pH = 6.5 có tác dụng ức chế hoàn toàn Staph aureus,
Staph Albus, Brucella abortus, Aerobacillus polymyxa ở nồng độ 0.075 – 0.10
mg/ml Aerobacter aerogenes, E coli, Proteus sp., P.tabaci, Salmonella
Diosmetin thường được tổng hợp bằng con đường thủy phân để loại bỏ gốc đườngcủa diosmin
xxx
Trang 331.2.2 Tên gọi cấu tạo15, 16
Các tên thường gọi: diosmetin; 5,7,3-trihydroxy-4-methoxyflavone; luteolin4'-methyl ether; 5,7-dihydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)chromen-4-one
1.2.4.1 Tác dụng chống ung thư trên tiến trình chu kỳ tế bào và sự gia tăng của tế bào
ung thư xiiDiosmetin là một trong số những hợp chất polyphenolic, có tính chất phòng ngừaung thư Một vài nghiên cứu khoa học đã tiến hành xem xét khả năng của diosmetin cóthể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú MDA – MB – 468 và tế bào vú bìnhthường MCF-10A
Nghiên cứu phát hiện ra rằng, hợp chất này có khả năng ức chế chọn lọc sự pháttriển tế bào ung thư, phát hiện này được chứng minh bằng sự ngộ độc nhẹ các tế bào vú
xxxi
Trang 34bình thường Diosmetin có sự trao đổi chất để chuyển hóa tạo thành cấu trúc tương tựluteolin trong các tế bào MDA – MB – 468, mà quá trình này không xảy ra trong các tếbào vú bình thường MCF-10A Diosmetin đã ngăn chặn sự nhân đôi tế bào tại nồng độ 10microM trong các tế bào MDA – MB – 468 sau 48 giờ điều trị, trong khi hiệu ứng nàykhông quan sát thấy trong các tế bào MCF – 10A.
1.2.4.2 Các hợp chất của diosmetin có tác dụng trong phòng ngừa và chữa trị các bệnh lý
về huyết khối xiiiĐã có sáng chế đề cập đến việc sử dụng một dẫn xuất của diosmetin đó là6,8-diallyl-2-(2-allyl-3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-5,7-dihydroxy-4H-1-benzo-pyran-4-one trong các dược phẩm để phòng chống và điều trị các bệnh lý về huyết khối, cụ thể làức chế sự kết tập tiểu cầu, làm giãn mạch máu, giúp huyết áp được kiểm soát
1.2.4.3 Các hợp chất của diosmetin có tác dụng trong phòng ngừa và chữa trị các bệnh
suy tĩnh mạch xivNhiều dẫn xuất của diosmetin được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnhvề tĩnh mạch, đặc biệt là bệnh tĩnh mạch mãn tính trong tất cả các giai đoạn của nó (đau,giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch, phù nề, rối loạn dinh dưỡng, loét)
Chúng cũng phòng ngừa hoặc điều trị các hội chứng nghẽn mạch máu, biến chứngmạch máu liên quan với bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hội chứngviêm, trao đổi chất, liên quan tới béo phì, đau thắt ngực, bệnh viêm động mạch chi dưới,tai biến mạch máu não, chữa lành các vết thương mãn tính bao gồm chủ yếu là tĩnh mạchhoặc loét chân và bàn chân bị tiểu đường
Các hợp chất diosmetin cũng có hiệu quả trong điều trị hoặc phòng ngừa bệnh trĩ,loét do sức ép và các bệnh đa xơ cứng
1.2.4.4 Là một nhân tố đầy tiềm năng để điều trị loãng xương xv
Xương là một mô rất năng động bao gồm hai chất vô cơ và hữu cơ được sản xuấtbởi các tế bào chuyên biệt, trong đó quan trọng nhất là tế bào tạo xương và tế bào hủyxương Do đó, sự tồn tại của các tế bào tạo xương là một trong những yếu tố quyết định
xxxii
Trang 35sự phát triển của xương Sự mất cân đối giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương sẽdẫn đến nguy cơ loãng xương
Đã có một nghiên cứu về khả năng kích thích sự biệt hóa của diosmetin trên cácdòng tế bào tạo xương MG-63, hFOB, và MC3T3-E1 và chất nền dòng tế bào tủy xươngM2-10B4 Kết quả cho thấy diosmetin ảnh hưởng đến sự trưởng thành và sự biệt hóa tếbào tạo xương thông qua việc làm tăng hoạt hệ enzyme PKCdelta-Rac1-MEK3/6-p38 vàPKCdelta–Rac1–MEK1/2–ERK1/2–Run2 Hệ enzyme này gồm những enzyme thamgia vào quá trình tăng sinh và quá trình biệt hóa trên các dòng tế bào xương Từ kết quảnghiên cứu, ta thấy diosmetin có tiềm năng trong điều trị loãng xương
Hesperetin là 1 hợp chất thuộc họ flavanone của nhóm bioflavonoid Nó tồn tạidạng aglycol của hesperidin – một hợp chất có nhiều trong vỏ của quả các loại cây họcitrus như cam, quýt, …
Hesperetin cũng được tổng hợp bằng con đường thủy phân như diosmetin để loạibỏ gốc đường của hesperidin
1.3.2 Tên gọi và cấu tạoxvi, xvii
Các tên thường gọi: Hesperetin; 4-methyl ester cianidanon; 3’,5,7- methoxyflavon; (S)-2,3-dihydro-5,7-dihydroxy-2-(3-hydroxy-4-methoxyphenyl)-4-H-1-benzopyran-4-one
trihydroxy-4-Công thức phân tử: C12H14O6
Khối lượng phân tử: 320.27Công thức cấu tạo:
xxxiii
Trang 36Hình1.3 -Cấutrúchóahọccủahesperetin
1.3.3 Tính chất vật lý11, xviii
Hesperetin có dạng tinh thể hình kim hoặc lục giác, màu trắng, không mùi, khôngvị Hesperetin ít tan trong nước, chloroform, benzene nhưng tan trong methanol, acetonevà dung dịch kiềm
Có nhiệt độ nóng chảy Tnc = (226 ÷ 228) oC
1.3.4.1 Hesperetin là chất chống oxy hóa, có khả năng làmsạchhiệuquả các peroxynitrite
xixPeroxynitrite là chất oxy hóa, hoạt động do 2 tác nhân oxy hóa: superoxide (●O2-)và nitric oxide (●NO) Nó có thể oxy hóa các thành phần của tế bào như: các ADN,protein thiết yếu, thiol đặc hiệu trên aminoacid ở protein thiết yếu, protein tỷ trọng thấp,màng nhầy phospholipid Peroxynitrite là một trong số những nguyên nhân làm phát sinhcác bệnh nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim, xơ vữa động mạch do thiếu enzyme nội sinhđể ngăn cản hoạt động của gốc (ONOO)- Hesperetin có khả năng làm sạch hiệu quả gốc(ONOO)-, đồng thời nó cũng chứng tỏ khả năng bảo vệ tế bào tránh khỏi tác nhân gây hạitừ (ONOO)-
1.3.4.2 Hesperetin có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư xx, xxi
Hesperetin có tác dụng làm giảm nguy cơ gây ung thư Tác dụng này được các nhàkhoa học phát hiện được ở một số bioflavonoid Tác dụng này có được thông qua khả
xxxiv
Trang 37năng ức chế enzyme cytochrome P450 1B1- một loại enzyme có khả năng kích hoạt cácprocarcinogen (có trong khói thuốc, thuốc trừ sâu,…) thành những chất sinh ung thư khichúng đi vào cơ thể người và gây hậu quả nghiêm trọng (có thể dẫn đến ung thư vú, ungthư tuyến tiền liệt, giảm hormone sinh dục nữ) Phát hiện này mở ra một hướng mới choviệc lựa chọn thay thế hesperetin trong chữa trị bằng hóa trị liệu.
1.3.4.3 Hesperetin có khả năng chữa trị các bệnh về da xxii
Hesperetin là một trong số những dược phẩm được chứng nhận an toàn và chữa trịhiệu quả đối với các bệnh viêm tuyến nhờn dưới da, mụn trứng cá, … Hesperetin tácđộng trực tiếp lên sự bài tiết bã nhờn dưới da, làm giảm lượng bã nhờn - dầu mà không
gây tác dụng phụ Ngoài ra, hesperetin có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn P.acnes
gây mụn trứng cá.1.3.4.4 Hesperetin ảnh hưởng lên sự chuyển hóa xương xxiii, xxiv
Đã có nghiên cứu cho thấy hesperetin và hesperidin có khả năng kích thích sự hìnhthành xương và ức chế sự thoái hóa xương.Hoạt tính của phosphatase alcalin trongchuyển hóa tạo hình xương khi có mặt của hesperidin và hesperetin sẽ được kíchthích.Theo đó, hesperidin và hesperetin vừa là nguồn dinh dưỡng, vừa là dược phẩm quantrọng trong việc phát triển xương và phòng chống bệnh loãng xương
1.3.4.5 Hesperetin giúp ngăn ngừa các bệnh về gan xxv
Nhiều nghiên cứu cho thấy các flavonoid làm giảm thương tổn gan, bảo vệ chứcnăng gan tránh khỏi các tác nhân độc hại Flavonoid ổn định ngưỡng acid ascorbic đồngthời làm tăng lượng glycogen trong gan Sự tích lũy glycogen có ý nghĩa quan trọng trongchức năng giải độc gan Theo hướng này, một nghiên cứu gần đây cho thấy, hesperidin vàhesperetin cũng có chức năng này và chúng đang được nghiên cứu để đưa vào sử dụngcho phòng ngừa và chữa trị bệnh gan như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan
xxxv
Trang 381.3.4.6 Hesperetin giúp ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về timxxvi
Theo nhiều nghiên cứu, hesperetin và hesperidin có khả năng làm giảm nguy cơphát triển của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, … gây ra bởi enzymeHMG-CoA reductase (tác nhân gián tiếp tổng hợp ra acid mevalonic - hợp chất trunggian trong quá trình tổng hợp sterol hoặc isoprenoid làm tăng lượng cholesterol trongmáu), thông qua việc ức chế enzyme này
Ngoài ra, hesperetin và hesperidin còn có tác dụng ức chế hoạt tính của enzymeACAT (một enzyme có chức năng đẩy mạnh sự ester hóa của cholesterol trong máu, làmphát triển các đại thực bào lipid ở thành mao mạch tạo nên chứng xơ vữa đông mạch),góp phần đẩy lùi nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch
1.4DẪN XUẤT TỪ HESPERETIN VÀ DIOSMETIN xxvii, xxviii, xxix, xxx, xxxi, xxxii
Từ lâu, dược liệu được xem là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợpmột số thuốc.Nó cung cấp các khung cơ bản để tổng hợp các thuốc mới, mở đường chohóa dược phát triển.Vì vậy, xu hướng nghiên cứu thiết kế thuốc hiện nay là biến đổi cấutrúc trên các khung cơ bản của dược liệu nhằm thay đổi tính chất lý hoá, hoạt tính sinhhọc ban đầu.Từ hướng này, ta có thể tìm ra các hợp chất có hoạt tính tốt hơn, phục vụ chonhu cầu ngày càng cao của con người
Theo nghiên cứu tổng kết của Ioan Simiti và Ioan Schwartz, hoạt tính của một sốhợp chất có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi các nhóm chức ban đầu bằng các nhómhydroxy, methoxy, halogenua, alkyl,… Khi đưa các nhóm chức này vào phân tử hữu cơsẽ làm thay đổi tính chất lý hoá kéo theo cũng làm thay đổi các hoạt tính sinh học, cụ thểlà có thể làm tăng giảm, thêm hay làm thay đổi tác dụng sinh học Hiện nay đã có nhiềunghiên cứu tiến hành các phương pháp ester hóa, ether hóa, amide hóa các nhómhydroxyl trên khung flavonoid, hay gắn nhóm halogen, amine vào nhân benzen để tổnghợp các dẫn xuất khác nhau Trong số các nghiên cứu đó, đã có một vài nghiên cứu chothấy hoạt tính sinh dược học của dẫn xuất allyl và các dẫn xuất chứa N trên các khungflavonoid là tương đối cao Ví dụ như:
xxxvi
Trang 39- Năm 2001, một nghiên cứu của Motoharu Ju-ichi cùng cộng sự (đại họcMukogawa, Nhật Bản) đã nghiên cứu tổng hợp và thử nghiệm khả năng ứcchế virus Epstein–Barr (virus gây ung thư) của một số dẫn xuất quercetinvà morin Trong số những dẫn xuất đó, dẫn xuất pentaallyl ether cho thấytác dụng đáng kể Đặc biệt, pentaallyl quercetin còn cho thấy khả năng ứcchế quá trình tăng sinh của khối u cấy ghép dưới da chuột.xxxiii
- Năm 2002, một nghiên cứu khác của H Tanaka và cộng sự (đại học Meijo,
Nhật Bản) đã sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus
aureus kháng methicillin (MRSA) của 16 dẫn xuất isoflavonoid Trong số
16 dẫn xuất này có 2 dẫn xuất chứa gốc allyl và cho hoạt tính kháng khuẩnở những nồng độ khác nhau.xxxiv
- Một nhóm nghiên cứu của đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tiến hànhtổng hợp và khảo sát khả năng kháng ung thư trên hai dòng tế bào K562 vàCT26 của dẫn xuất phenylisocyanate quercetin (PHICNQ) Kết quả nghiêncứu này cho thấy PHICNQ không những ức chế quá trình nhân đôi tế bàomà còn có khả năng giết chết tế bào ung thư xxxv
Dựa theo những kết quả nghiên cứu khả quan trên, đề tài này đã lựa chọn tổng hợpdẫn xuất allyl, butylisocyanate của hesperetin và diosmetin
methoxyflavone ( ký hiệu DTAL)
1.4.1.1 Cấu tạo
xxxvii