1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm toán năng lượng hệ thống nhiệt Xây dựng các bước kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt và Tổng hợp, phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống nhiệt

21 678 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 410,22 KB

Nội dung

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hay tiết kiệm năng lượng (TKNL) thực chất là tìm cách sử dụng năng lượng theo yêu cầu sản xuất một cách hợp lý, nhờ các biện pháp bố trí lại sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ, sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có như năng lượng mặt trời, nước, chiếu sáng, thông gió tự nhiên, chất lỏng, chất khí thải còn chứa nhiệt năng v.v Nếu cần thiết, trong một số trường hợp tính toán đầu tư đổi mới và kết hợp công nghệ hiện đại với các thiết bị mới để giảm tiêu thụ năng lượng nâng cao hiệu suất. Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế nào và các khoản chi phí cho việc sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra một chương trình nhằm thay đổi phương thức vận hành, cải tạo hoặc thay thiết bị tiêu thụ năng lượng hiện tại và các bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng. Kiểm toán năng lượng giúp cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng một cách hợp lý tiết kiệm hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí đầu vào tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm sản xuất ra. Trong sản xuất, hệ thống nhiệt là một trong những hệ thống tiêu thụ rất nhiều năng lượng và thất thoát rất nhiều năng lượng nhiệt. Đây là một vấn để lí tưởng để tiến hành kiểm toán năng lượng, để tìm thấy các cơ hội tiết kiệm và thực hiện các giải pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm hơn. Nhằm hoàn thiện kiến thức của mình, em đã tham gia nghiên cứu đề tài: “Xây dựng các bước kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt và Tổng hợp, phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống nhiệt”. Trong quá trình hoàn thiện báo cáo, không tránh khỏi có những sai sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn trong lớp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy: Dương Trung Kiên đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 1 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG I.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG I.1.1 Khái niệm và phân loại 1. Khái niệm: Kiểm toán năng lượng : là quá trình đánh giá tổng hợp của các hoạt động khảo sát, thu thập và phân tích năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình sản xuất hay một hệ thống…nhằm: - Lượng hoá mức năng lượng tiêu thụ. - Chỉ ra các tồn tại trong vấn đề quản lý và sử dụng năng lượng - Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng - Đánh giá về mặt lợi ích, chi phí của các giải pháp tiết kiệm năng lượn Mục đích của kiểm toán năng lượng : Bảo vệ danh tiếng công ty,nâng cao đào tạo nhân lực,tạo nhân thức cho nhân viên,cung cấp thông tin cho cty bảo hiểm,giảm công suất tiêu thụ đỉnh,trao đổi thông tin giữa các nhà,… Tại sao các doanh nghiệp phải kiểm toán năng lượng? - Giảm chi phí năng lượng,nâng cao nhận thức cho nhân viên. - Xác định nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua việc đánh giá chi tiết các hệ thống tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp. - Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, từ đó xây dựng các giải pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. 2.Phân loại: +Phân loại theo cấp độ:Kiểm toán năng lượng sơ bộ(cấp độ 1), Kiểm toán năng lượng chuẩn (cấp độ 2) , Kiểm toán năng lượng mô phỏng (cấp độ 3). +Phân loại theo kiểm toán:Kiểm toán năng lượng sơ bộ,kiểm toán năng lượng chi tiết. I.1.2 Quy trình thực hiện kiểm toán chung Có 4 bước thực hiện kiểm toán năng lượng nói chung : B1: Khởi đầu công việc Là bước sơ bộ đầu tiên trong quy trình KTNL, xác định các vấn đề bao quát như: mục tiêu, tiêu chí, nguồn nhân lực, các thiết bị cần thiết và các thông tin bảo mật cần kiểm toán. B2: Chuẩn bị kiểm toán Mục tiêu là xây dựng được xu hướng, phương án cơ sở cho việc thực hiện KTNL Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 2 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT Phương pháp: + Thu thập dữ liệu về năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí của tất cả các loại năng lượng. + Số liệu cần phải thu thập được ít nhất trong 1 năm (2 năm thì tốt hơn). + Thu thập số liệu, dữ liệu kiểm toán Kết quả thu được - Thông tin: năm xây dựng, đơn vị… - Nhận dạng tình hình tiêu thụ năng lượng - Các thiết bị sử dụng năng lượng - Thời gian thực hiện kểm toán B3: Thực hiện kiểm toán - Tổng hợp và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng . - Nhóm giải pháp chi phí thấp, nhóm giải pháp chi phí trung bình, nhóm giải pháp chi phí lớn - Phương án quản lý và thực hiện các giải pháp TKNL - Tiến hành KTNL sơ bộ, KTNL chi tiết. B4: Viết báo cáo Cần đưa ra các nhận định về thực trạng tiêu thụ NL tại đơn vị. Tổng hợp các giải pháp thiện hiệu suất sử dụng năng lượn nhờ cải tiến trong vận hạnh, bảo dưỡng và nhờ thực hiện các biện pháp bảo tồn năng lượng. Trình bày các tái liệu làm căn cứ thực hiện TKNL và kế hoạch triển khai dự án TKNL. I.2 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NHIỆT I.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống nhiệt a) Khái niệm: - Hệ thống nhiệt: là hệ thống bao gồm các phần tử liên kết với nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ năng lượng nhiệt. Sản phẩm nhiệt tạo ra được cung cấp đến phụ tải nhiệt thông qua hệ thống phân phối hơi . Phụ tải nhiệt có thể là các tuabin hơi phát điện, các phụ tải nhiệt công nghiệp và các phụ tải nhiệt dân dụng . - Các thành phần của hệ thống nhiệt: Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 3 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT Sơ đồ hệ thống nhiệt +Lò hơi: Có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất hơi nước cho các nhu cầu về sấy, gia nhiệt, nấu, thanh trùng và đôi khi là cả nhu cầu phát điện trong các nhà máy sử dụng công nghệ đồng phát, lò hơi là khu vực tiêu thụ đáng kể các loại nhiên liệu như than, dầu, khí đốt và đôi khi là cả nhiên liệu sinh khối. +Hệ thống phân phối hơi nước: là hệ thống các đường ống, van và các thiết bị phụ có nhiệm vụ phân phối hơi nước tới các hộ tiêu thụ và giảm áp suất hơi nước đến áp suất cần thiết tại hộ tiêu thụ riêng biệt. Hệ thống này thường bị tổn thất nhiệt qua vách ống dẫn ra môi trường bên ngoài và tổn thất hơi qua các mối nối bị xì hở và các lỗ thủng trên đường ống do ăn mòn, mài mòn. +Hệ thống thu hồi nước ngưng: Đây là hệ thống quan trọng góp phần tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ hệ thống lò hơi, mạng nhiệt do nước ngưng thu hồi về là nước sạch không cần xử lý và nó vẫn còn tồn trữ một lượng nhiệt tương đối lớn. Ở Việt nam, nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống thu hồi nước ngưng nên rất lãng phí năng lượng, nước sạch và hóa chất xử lý nước. +Bảo ôn: là quá trình bọc lớp cách nhiệt giúp cho việc giữ nhiệt độ của hơi trong đường ống. khi bọc cách nhiệt cần chú ý trong việc xác định chiều dày tối ưu của lớp cách nhiệt, việc hấp thụ ẩm vào chất cách nhiệt làm giảm hiệu quả cách nhiệt mong muốn. +Bơm cấp:là thiết bị cấp nước vào trong lò hơi để phục vụ cho quá trình sản xuất hơi nước. +Quạt gió:làm nhiệm vụ cấp không không khí và hút khói thải. Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 4 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT =>Trong hệ thống nhiệt, lò hơi và hệ thống phân phối hơi là các khu vực tổn thất năng lượng lớn nhất. Vì vậy trong báo cáo này chỉ tập trung đi sâu vào kiểm toán ở khu vực lò hơi. b) Phân loại : Tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà hệ thống nhiệt được phân loại như sau: • Theo năng lượng đầu vào: lò hơi sử dụng than,lò hơi sử dụng dầu,lò hơi sử dụng năng lượng hạt nhân, • Theo sản phẩm đầu ra:Hệ thống nhiệt cung cấp nước nóng,cung cấp hơi quá nhiệt cho sản xuất điện,cung cấp nhiệt cho sinh hoạt, • Theo các khu vực sử dụng:Hệ thống nhiệt cho tòa nhà thương mại,Khu vực công nghiệp,sinh hoạt và dân dụng,… • Theo cách thức phân phối:Hệ thống nhiệt phân tán(cung cấp nhiệt trực tiếp đến hộ tiêu thụ),Hệ thống nhiệt tập trung(cung cấp nhiệt đến hộ tiêu thụ thông qua khâu trung gian là mạng nhiệt). I.2.2 Nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống nhiệt +Nhiên liệu đưa vào lò hơi bao gồm :không khí , than, dầu đốt kèm được xử lý đưa vào buồng đốt trong lò hơi tạo ra nhiệt độ cao. + Nước sau khi gia nhiệt được đưa vào lò hơi, tại đây nước được đun sôi qua dàn bay hơi tới bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt có áp suất và nhiệt độ cao. Hơi quá nhiệt được đưa đến các ống góp đi phân phối đến các phụ tải nhiêt như tuabin hơi, các phụ tải đun nấu xí nghiệp hay sưởi ấm trong dân dụng. =>Tùy vào từng trường hợp cung cấp hơi mà quyết định xem hơi có nên được thu hồi không. Nếu thu hồi nước ngưng hơi sau khi sử dụng được đưa về bình ngưng. Tại bình ngưng hơi được giảm áp suất và nhiệt độ đến gần nhiệt độ môi trường, sau đó nước ngưng được gia nhiệt, xử lý và bơm trở lại lò hơi nhằm tiết kiệm lượng nước cấp tối đa nhất có thể. I.2.3 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống nhiệt Các tiềm năng có thể tiết kiệm là: 1: Tiềm năng tiết kiệm trong quá trình cháy trong buồng đốt: Tổn thất do cháy không hết chiếm khoảng 20 - 30 % tiêu hao năng lượng trong lò. Giảm hệ số không khí thừa xuống thấp nhất có thể. Hệ số không khí thừa có thể xác định được bằng việc đo nồng độ O 2 và CO 2 trong khói thải. 2: Tiềm năng trong việc tối ưu hóa quá trình trao đổi nhiệt trong lò: Kiểm định hiệu suất lò hơi sẽ cho thấy độ chênh lệch giữa hiệu suất lò hơi cao nhất và hiệu suất ò hơi gặp trục trặc chúng ta nhắm tới để có biện pháp phù hợp. Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 5 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT 3: Tiềm năng trong hệ thông phân phối hơi: Giải pháp đối với hệ thống này là luôn luôn lưu ý đảm bảo việc bọc cách nhiệt các đường ống và tốt nhất là bọc cách nhiệt cả các van, cút nối với những kết cấu bao che đặc biệt. các điểm xì hở luôn phải được bịt kín càng sớm càng tốt. 4: Tiềm năng đối với các thiết bị sử dụng hơi: Hiệu suất của các thiết bị sử dụng hơi này cũng góp một phần quan trọng vào hiệu suất chung của hệ thống lò hơi, mạng nhiệt. Đây cũng là nơi dễ bị đóng cáu cặn từ phía các môi chất sử dụng nhiệt nên cần được vệ sinh hợp lý cũng như ngăn chặn đóng cáu làm giảm hiệu suất thiết bị. 5: Tiềm năng đối với hệ thống thu hồi nước ngưng: Ở Việt Nam, nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống thu hồi nước ngưng nên rất lãng phí năng lượng, nước sạch và hóa chất xử lý nước. 6: Tiềm năng tiết kiệm năng lượng từ khâu xử lý nước: Các cáu và bùn có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, thấp hơn so với kim loại hàng trăm lần, do đó khi bám vào vách ống sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt từ khói đến môi chất trong ống, làm cho môi chất nhận nhiệt ít hơn và tổn thất nhiệt do khói thải cũng tăng lên, hiệu suất lò giảm xuống, lựong tiêu hao nhiên liệu của lò tăng lên 7: Tiềm năng lắp đặt thêm thiết bị thu hồi nhiệt thải: Ngày nay ,người ta thường lắp đặt các bộ trao đổi nhiệt phía sau lò, ở đường khói thải để gia nhiệt cho nước, không khí cũng như dầu (thường gọi là bộ hâm nước, bộ sấy không khí và bộ hâm dầu. CHƯƠNG II: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG NHIỆT I: Quy trình kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 6 Chuẩn bị và tổ chức kiểm toán năng lượng HTN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT II: Các bước thực hiện BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHO KIỂM TOÁN HỆ THỐNG NHIỆT 1.1. Xác định mục tiêu Cán bộ kiểm toán cần phải có những hiểu biết chung về nguyên lí vận hành của hệ thống nhiệt, và đối với các thiết bị riêng biệt trong hệ thống nhiệt Từ đó,người cán bộ kiểm toán phải nhận định được những bộ phận nào trong hệ thống nhiệt gây tổn thất lớn nhất và tập trung thực hiện đo đạc, lấy số liệu tại bộ phận đó. 1.2. Các bước chuẩn bị a. Tổ chức nhóm KTNL Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán năng lượng gồm các thành viên với các lĩnh vực chuyên môn như sau: • Trưởng nhóm: người chịu trách nhiệm chính. • Kỹ thuật viên: các kĩ sư chuyên ngành: nhiệt-lạnh, điện công nghiệp, cơ khí. b. Thu thập và phân tích thông tin - Thu thập số liệu từ phòng kỹ thuật của đơn vị cần thực hiện kiểm toán hệ thống máy móc sử dụng năng lượng. Bao gồm :  Bản vẽ, thiết kế, sơ đồ hệ thống nhiệt của khu vực hay phân xưởng cần thực hiện kiểm toán.  Thông tin về các loại thiết bị, chức năng, công suất, thông số vận hành, hiệu suất sử dụng, số tải tiêu thụ  Dữ liệu hóa đơn năng lượng trong quá khứ  Xác định NL tiêu thụ và sản lượng sản xuất theo tháng và theo mùa  Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị  Số liệu cần phải được thu thập ít nhất trong 1 năm ( 2 năm thì tốt hơn). - Tổ chức phân tích các số liệu về TKNL bao gồm:  Một đại diện trong ban lãnh đạo quản lý đơn vị để chỉ đạo (quang trọng là người vận hành hay Quản đốc phân xưởng sản xuất cần kiểm toán)  Cử cán bộ có hiểu biết về điện, nhiệt, sản xuất, máy móc và thiết bị.  Xây dựng đồ thị về tiêu thụ năng lượng và chi phí theo từng loại nhiên liệu. Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 7 Các khuyến nghị kỹ thuật Các hành động TKNL Soạn thảo trình bày báo cáo tổng kết Kiểm toán năng lượng chi tiết Kiểm toán năng lượng sơ bộ Thực hiện các đợt đo cụ thể Chương trình hành động Phân tích kỹ thuật Phân tích kinh tế Phân tích cặn kẽ mọi khía cạnh năng lượng Thu thập dữ liệu Phỏng vấn những người quan trọng Kiểm tra thiết bị đo hiện tại Cung cấp bản câu hỏi KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT  Thu thập các bản vẽ kĩ thuật của hộ tiêu thụ, sơ đồ hệ thống nhiệt  Số liệu thời tiết( Tiêu thụ năng lượng trong hệ thống nhiệt thay đổi theo mùa. Ví dụ vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nhu cầu sử dụng nước nóng sẽ cao hơn mùa hè).  Tính chỉ số tiêu thụ năng lượng. c. Lên danh sách các thiết bị cần sử dụng. Tên Thiết bị Công dụng của thiết bị đo Hình vẽ minh họa thiết bị 1) Đo lường nhiệt độ Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ tại những vị trí và địa điểm mà ta cần đo để phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu trong khi $ến hành kiểm toán năng lượng +Đơn vị đo: 0 C Nhiệt kế ếp xúc 2)Máy đo gió Để đo tốc độ gió của dòng khí. Máy đo gió 3) Máy phân ch đốt cháy, khói thải. Dùng để đo hiệu suất của lò hơi, lò sưởi hoặc thiết bị sử dụng các nhiên liệu hoá thạch. Phân <ch đốt cháy theo các thủ công cần thu thập nhiều chỉ số đo gồm: nhiệt độ, hàm lượng ôxi và hàm lượng khí CO 2 trong khí. Máy phân ch chế độ đốt 4) Máy phát hiện rò rỉ Thiết bị siêu âm dùng để phát hiện chỗ rò rỉ khí nén hay các loại khí khác khó phát hiện. Máy phát hiện rò rỉ Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 8 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT 5)Thiết bị đo nồng độ CO 2 và độ ẩm không khí Đây là thiết bị đo hàm lượng CO 2 trong không khí và đo độ ẩm trong không khí qua đó xác định được hàm lượng CO 2 . *Đơn vị đo : + Nồng độ CO 2 : ppm. + Độ ẩm không khí : Phần trăm (%) Thiết bị đo nồng độ Cacbonic và độ ẩm không khí 6)Các thiết bị khác -Thiết bị an toàn:bảo vệ an toàn cho người vận hành - Thiệt bị đo đạc:đo chiều dài ống dẫn hơi nước, -Thiết bị đo lưu lượng dòng chảy(để phục vụ đo cho máy bơm nước cấp). -Thiết bị đo điện Thước đo. Bảng 1.2.c:Bảng các thiết bị kiểm toán năng lượng trong hệ thống nhiệt 2. Kết quả cần đạt được • Nắm được các thông tin chính đơn vị cần kiểm toán: Địa chỉ, năm xây dựng, loại hình doanh nghiệp • Nhận dạng tình hình sử dụng năng lượng nhiệt của đơn vị. • Có hiểu biết về các thiết bị sử dụng năng lượng trong hệ thống nhiệt. • Thành lập đội ngũ kiểm toán. • Xác định các thiết bị cần thiết cho công việc kiểm toán. • Xác định thời gian thực hiện kiểm toán 1.3. Biểu mẫu cần sử dụng Trong việc chuẩn bị cho kiểm toán năng lượng, đầu tiên ta cần liên hệ với khách hàng là đơn vị cần kiểm toán bằng: “Biểu mẫu 1: Biểu mẫu đăng ký hỗ trợ hoạt động kiểm toán cho hệ thống nhiệt”.(đính kèm file excel). Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 9 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT Mục đích chính là liên hệ với khách hàng, tìm hiểu đối tượng kiểm toán, xem xét các yêu cầu kiểm toán và liên thời gian cho công tác kiểm toán năng lượng hợp lý. “ BƯỚC 2: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG SƠ BỘ Khái niệm: Kiểm toán sơ bộ cho hệ thống nhiệt là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống nhiệt.Từ đó nhận diện cơ hội tiết kiệm năng lượng.Tùy theo đặc thù của các đơn vị hoạt động trong ngành công nghiệp là khác nhau mà mức độ đánh giá tiềm năng cũng như xây dựng các cơ hội tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nhiệt là khác nhau ở mỗi nhóm ngành nghề khu vực đặc trưng. 2.1. Cách thức thực hiện Bước 1: Khảo sát - Xác định những phân xưởng có quá trình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống nhiệt là nhiều nhất:  Dựa vào quy trình công nghệ, quan sát tại cơ sở sản xuất, thảo luận với kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân viên vận hành,… để xác định được các phân xưởng có quá trình tiêu thụ năng lượng cho hệ thống nhiệt là nhiều nhất.  Thu thập số liệu từ các sổ sách ghi chép, hóa đơn năng lượng của doanh nghiệp, đọc số liệu trên các đồng hồ đo tại chỗ hay trao đổi với các kỹ sư vận hành để có được các số liệu khách quan và đáng tin cậy.  Sử dụng phiếu khảo sát, bảng câu hỏi gửi cho doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất trước đó. Các thông số kỹ thuật về công nghệ, nhiên liệu, điện năng và chi phí cho mỗi loại,… =>Từ đó có cái nhìn khái quát về doanh nghiệp và nhận ra các cơ hội tiết kiệm đơn giản - Tổng hợp và phân tích:  Tổng hợp số liệu đã thu thập được => Đánh giá hiện trạng hoạt động của dây chuyền công nghệ, hiệu suất của thiết bị và hiện trạng sử dụng năng lượng của doanh nghiệp.  Sử dụng sơ đồ khối để biểu diễn toàn bộ phân xưởng sử dụng nhiều năng lượng nhiệt, nhận diện các dòng năng lượng, dòng nguyên liệu/ sản phẩm vào ra.  Lập cân bằng năng lượng từ đó xác định được tại vị trí nào tổn thất nhiều => các cơ hội tiết kiệm năng lượng đơn giản - Nhận diện những vị trí, thiết bị lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng  Dựa vào cân bằng năng lượng mà nhận diện được những vị trí thiết bị sử dụng năng lượng không hiệu quả.  So sánh các đặc tính vận hành của thiết bị hiện tại với số liệu thiết kế nhằm phát hiện ra các khác biệt trong vận hành hiện tại từ đó phát hiện các khu vực gây lãng phí năng lượng.  Xác định các vị trí bất hợp lý, hay không ổn gây lãng phí năng lượng để kiểm toán chi tiết sau này Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 10 [...]... –Lớp:Đ5-QLNL Trang 13 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT 3.2 Yêu cầu kết quả cần đạt được • Danh mục các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt • Mức tiết kiệm tính toán của từng giải pháp • Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng o Các giải pháp về quản lý, vận hành hợp lý o Các giải pháp mang tính công nghệ như sửa chữa, thay thế hay lắp đặt các thiết bị... cho hệ thống nhiệt (đính kèm file excel) Yêu cầu sử dụng biểu mẫu: “Biểu mẫu 3: Biểu mẫu cho kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt dành cho nhân viên chuyên trách kiểm toán năng lượng Các số liệu được thu thập thực tế đầy đủ qua các thiết bị đo với độ chính xác và tin cậy BƯỚC 4: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG NHIỆT Sau khi tiến hành kiểm toán năng lượng sơ bộ và. .. ngờ hoạt động không hiệu quả + Bước 4: Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích hệ thống, xây dựng giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nhiệt  Xử lý số liệu thu được, phân tích đánh giá tình hình các bộ phận của hệ thống  Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng nhìn qua có thể tiết kiệm năng lượng sử dụng cho hệ thống + Bước 5: Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật kinh tế phương... hệ thống nhiệt : là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát, đo đạc, thí nghiệm và phân tích các thiết bị trong hệ thống nhiệt Từ đó đưa ra các đặc điểm vận hành, hiệu suất, chi phí năng lượng các thiết bị một cách chi tiết Cuối cùng là việc đưa ra và phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống nhiệt, dựa trên tình hình tài chính của đơn vị mà thực hiện các. .. kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt, chúng ta cần có 1 biểu mẫu sử dụng để rà soát lại tất cả số liệu, thông tin thu thập được từ bước trước Ngoài ra cần đo đạc phân tích các số liệu quan trọng được đánh giá là có tiềm năng tiết kiệm năng lượng, từ đó đưa ra danh mục các giải pháp tiết kiệm năng lượng Vì vậy mà chúng ta sử dụng: “Biểu mẫu 3: Biểu mẫu cho kiểm toán năng lượng chi tiết cho. .. toán sơ bộ - Thời gian vận hành:….(số giờ) - Hệ thống năng lượng nhiệt với các chi tiết đo đếm: - Các thiết bị trong hệ thống và điều kiện vận hành Thông số kỹ thuật của các thiết bị Tiêu thụ năng lượng trong hệ thống nhiệt, … Công suất của các thiết bị lắp đặt: lò hơi Chi tiết vận hành của các thiết bị: lò hơi, hệ thống đường ống, các bộ phận gia nhiệt, bộ tiết kiệm: hâm nước, sấy không khí, - Sơ đồ lắp...KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT - Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng đơn giản, dễ thực hiện, không mất hoặc mất chi phí thấp không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của thiết bị/ dây chuyền công nghệ Bước 2: Phân tích - Phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật từng giải pháp  Chỉ cần thay đổi thao tác vận hành hay sắp xếp lại qui trình mà có thể tiết kiệm đáng kể năng lượng tiêu... hiện các giải pháp hợp lý Tuy nhiên không có một phương pháp nào có sẵn để thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt cho tất cả các đơn vị sử dụng nhiệt Nhiều giải pháp phù hợp cho đợn vị, nhà máy này như không phù hợp với đơn vị nhà máy khác Nó phụ thuộc vào phương pháp quản lý, lịch sư văn hóa, các loại máy móc, công nghệ, quy trình và điều kiện tài chính của đơn vị được kiểm toán Vì... TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG NHIỆT  Thu thập các số liệu về tình hình tiêu thụ năng lượng nhiệt ở các đợn vị, phân xưởng hay các thiết bị,  Các dữ liệu về hoạt động kiểm toán đã thực hiện trước đó bao gồm các kết quả đã đạt được + Bước 3: Tham quan chi tiết các khu vực sản xuất, phân phối và sử dụng nhiệt Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng của hệ thống nhiệt  Tiến... hay phân xưởng - Hướng dẫn bảo dưỡng và vận hành  Tham khảo hay trao đổi với các kỹ sư, người vận hành để biết thêm thông tin về bảo dưỡng vận hành các thiết bị trong phân xưởng b) Kết quả kiểm toán năng lượng sơ bộ - Chi tiết về năng lượng sử dụng và chi phí của các quá trình: • Các loại năng lượng sử dụng • Chi phí từng loại Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL Trang 11 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG HỆ THỐNG . em đã tham gia nghiên cứu đề tài: Xây dựng các bước kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt và Tổng hợp, phân tích các giải pháp tiết kiệm năng lượng hệ thống nhiệt . Trong quá trình hoàn thiện. các cơ hội, giải pháp tiết kiệm năng lượng chi tiết cho hệ thống nhiệt. • Mức tiết kiệm tính toán của từng giải pháp. • Thông tin chi tiết các giải pháp tiết kiệm năng lượng được sử dụng. o Các. KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG NHIỆT I: Quy trình kiểm toán năng lượng cho hệ thống nhiệt Sinh viên:Nguyễn Văn Lâm –Lớp:Đ5-QLNL. Trang 6 Chuẩn bị và tổ chức kiểm toán năng lượng HTN KIỂM TOÁN

Ngày đăng: 16/04/2015, 08:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w