1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội

9 680 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội

Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc Hội BT lớn – HIẾN PHÁP • MỞ ĐẦU Hệ thống chính trị là nhân tố không thể thiếu trong thượng tầng kiến trúc của một Nhà nước. Một đất nước văn minh, phát triển thì trước hết phải có một thể chế chính trị hoàn thiện, tiến bộ. Trong đó, tổ chức bộ máy nhà nước là một yếu tố vô cùng quan trọng. Quốc hội là cơ quan có vị trí tối cao trong hệ thống chính trị của nước ta, được Hiến pháp năm 1992 khẳng định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy Quốc hội có nhiệm vụ quyền hạn vô cùng lớn, việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn ấy có tính quyết định đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc hoàn thiện Quốc hội cả về tổ chức hoạt động là một vấn đề quan trọng, cấp bách, cần phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới hội nhập của đất nước ta nói riêng của thế giới nói chung. • NỘI DUNG 1.Vì sao phải hoàn thiện tổ chức họat động của Quốc Hội? Trước khi tiếp cận vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu lý do vì sao phải hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội. Có thể lý giải bằng một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất là do bối cảnh mới của đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hòa trong trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tham gia xu thế này, nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng gặp phải không ít những thách thức lớn. Bối cảnh mới của đất nước thế giới đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, bao gồm cả việc hoàn thiện, đổi mới bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quốc hội với vị trí là cơ quan Nhà nước đứng đầu trong hệ thống chính trị thì vấn đề hoàn thiện, đổi mới về tổ chức cũng như hoạt động lại càng quan trọng cấp thiết hơn nữa. Thứ hai là do vị trí, tính chất vô cùng quan trọng của Quốc hội. Như chúng ta đã biết, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước ta. Ở nước ta, ngay từ những buổi đầu xây dựng hệ thống chính trị Nhà nước kiểu mới, mô hình tổ chức Quốc hội đã từng bước được xác lập một cách rất rõ nét. ngay từ khi mới ra đời đến nay, tư tưởng về vị trí, tính chất của Quốc hội đã được khẳng định một cách thống nhất xuyên suốt trong Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, vị trí, tính chất của Quốc hội đã được thể hiện trong tư tưởng về chế độ dân ủy. Theo hiến pháp, nhân dân ta đã thực hiện việc làm chủ đất nước bằng cả hình thức dân chủ đại diện hình thức dân chủ trực tiếp. Cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của nhân dân là Nghị viện nhân dân. Tuy nhiên do Hiến pháp 1946 được thông qua trong điều kiện chiến tranh xâm lược, đang lan rộng, chưa được ban bố thi hành Nghị viện nhân dân cũng chưa thể tổ chức được nên Quốc hội lập hiến được bầu ra tại cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 tiếp tục hoạt động cho dến khi bầu được Nghị viện nhân dân - thực chất là Quốc hội đã thay thế Nghị viện nhân dân. Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất tối cao của Quốc hội. Đến Hiến pháp năm 1992, những quy định về vị trí, tính chất của Quốc hội được quy định rõ rang, cụ thể hơn hết. Vị trí tối cao của Quốc hội được Hiến pháp quy định tại chương IV điều đầu tiên của chương này (Điều 53) đã nêu rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức hoạt độngcủa bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Như vậy với quy định của hiến pháp năm 1992, Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng vị trí tối cao trong toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam. Không một cơ quan nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan nhà nước của nước ta có được một vị trí như vậy. Điều đó thể hiện ở tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội . Như vậy, từ trước đến nay, qua mỗi lần sửa đổi hiến pháp, vị trí tính chất tối cao của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện hơn ở một tầm cao mới. Điều đó thể hiện sự thống nhất về quan điểm, tư tưởng của Đảng Nhà nước ta, đó là Nhà nước của dân, do dân vì dân. Vì vậy cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cũng có tính chất đặc biệt có vị thế cao nhất trong bộ máy nhà nước. Chính vì vị thế quan trọng ấy mà Quốc hội càng cần phải được hoàn thiện hơn trong giai đoận hiện nay. Thứ ba là do nguyên nhân thực trạng tổ chức hoạt động của Quốc hội Về cơ cấu tổ chức, ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Quốc hội nước ta được xác định là một mô hình Quốc hội tập quyền. Các quyền lập pháp, hành pháp tư pháp đều tập trung ở Quốc hội, trên cơ sở đó, bằng con đường lập hiến lập pháp, Quốc hội giữ quyền lập pháp phân công các cơ quan khác thực hiện quyền hành pháp tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm các cơ quan: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc các Ủy ban của quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội các ủy viên. Số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch các Ủy viên do quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Các ủy ban của Quốc hội bao gồm các Ủy ban thường trực Ủy ban lâm thời. Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hộinăm 2007 thì Quốc hội có 9 Ủy ban thường trực. Ủy ban lâm thời của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệmvà các ủy viên, số phó chủ nhiệm số ủy viên do Quốc hội quyết định. Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Quốc hội các khóa từ Hiến pháp năm 1992 đến nay đã có những bước đổi mới quan trọng nhất là việc khôi phục lại chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội chế định Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1959 thành lập them hai ủy ban chuyên môn, . từng bước đáp ứng được yêu cầu về quyền hạn nhiệm vụ của Quốc hội. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đó, trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau: Một là, công tác chuẩn bị nhân sự, giới thiệu người ứng cử vẫn nặng về cơ cấu, sự kết hợp về cơ cấu tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội chưa thực sự nhuần nhuyễn. Hai là, số lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội còn ít, cần được tăng cường để chỉ đạo tốt hơn các mặt hoạt động nhất là trong công tác lập pháp. Mặt khác cũng còn ý kiến về việc một số Phó chủ tịch Quốc hội đa số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm ủy ban cho rằng các ủy viên này phải dành phần lớn thời gian cho hoạt động của Hội đồng dân tộc ủy ban, ít có điều kiện làm tốt công tác chung của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ba là, số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách làm việc trong các cơ quan của Quốc hội còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong từng lĩnh vực cụ thể. Bốn là, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội như: cơ sở vật chất – kĩ thuật, kinh phí, . dù đã được ngân sách của Quốc hội bổ sung, tăng cường nhưng một số đoàn vẫn phải dựa một phần vào địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội. Năm là, bộ máy giúp việc của Quốc hội chưa được chuyên môn hóa cao. Về mặt tổ chức, quan hệ công tác của các bộ phận phục vụ Hội đồng dân tộc các Ủy ban của Quốc hội với Văn phòng Quốc hội chưa được làm rõ, làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng hiệu quả phục vụ Quốc hội nói chung các cơ quan của Quốc hội nói riêng. Về phương thức hoạt động của Quốc hội, Quốc hội nước ta có một số những hoạt động chính như hoạt động lập hiến lập pháp, hoạt động giám sát tối cao đối với hoạt động của bộ máy nhà nước hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Xuất phát từ tính chất đặc thù của Quốc hội là cơ quan hoạt động theo chế độ Hội nghị, nên phương thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội được thể hiện qua những hình thức chủ yếu là các kì họp, phiên họp, thông qua hình thức hoạt động của các cơ quan như Ban lãnh đạo Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các nhóm (đoàn) đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội kể cả hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Quốc hội. Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, hoạt động của Quốc hội vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trước hết là trong hoạt động lập pháp, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội được xây dựng chậm, tính khả thi còn chưa cao, thời gian kéo dài; hệ thống văn bản không đồng bộ giữa các văn bản luật, pháp lệnh với các văn bản quy phạm thấp hơn, thậm chí không đồng bộ ngay giữa các văn bản luật, pháp lệnh với nhau. Hơn nữa, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy chế để loại trừ tính chất cục bộ thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là trong một số thể chế quản lý nhà nước ở các lĩnh vực thể hiện lợi ích cục bộ. Trong kỹ thuật lập pháp, một số ít văn bản còn nặng nề bảo đảm sự quản lý của nhà nước, chưa chú trọng đúng mức lợi ích chung của dân, doanh nghiệp, tổ chức lợi ích toàn cục của đất nước. Bên cạnh đó, chất lượng một số luật, pháp lệnh chưa cao. Ngoài ra, hoạt động lập pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thực hiện thẩm tra đối với các dự án luật, pháp lệnh trong việc thảo luận, thông qua các dự án luật tại các kì họp mất nhiều thời gian. Hoạt động lập pháp của Quốc hội nhiều khi còn bị động, chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh thường bị điều chỉnh do chưa có một chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dài hạn một cách khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như tương xứng với xu thế phát triển của đất nước. Trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, nội dung giám sát chưa bao quát hết các vấn đề cần thiết, nhất là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh hoạt động của các cơ quan tư pháp.Bên cạnh đó, phương thức thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội chưa có chuyển biến đáng kể, còn theo nếp cũ, có lúc né tránh những vấn đề nổi cộm, sự tham gia hoạt động giám sát ngoài kì họp của Đoàn đại biểu Đại biểu Quốc hội còn ít hoạt động giám sát còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội. Trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, vẫn còn một số hạn chế như Quốc hội chưa thực hiện đầy đủ quyền quy định phân bổ ngân sách Nhà nước như Hiến pháp, luật quy định nên hầu như mang tinh hình thức, chất lượng chưa cao. Trong một số trường hợp, thẩm quyền quy định của Quốc hội chưa được tôn trọng phát huy đầy đủ. Các cơ quan của Quốc hội cá nhân đại biểu Quốc hội chưa chủ động nắm bắt thông tin kịp thời về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, việc xem xét thông qua các đề án báo cáo liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước chưa được chú trọng thảo luận kỹ lưỡng với những cơ sở khoa học vững chắc toàn diện trong khi yêu cầu xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước đang được đặt ra ngày càng cấp bách. Như vậy trong bối cảnh mới của đất nước, với vị trí tối cao, vai trò quan trọng của Quốc hội rất nhiều những tồn tại hạn chế trong tổ chức hoạt động như đã nêu trên thì vấn đề hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội là một yêu cầu cấp bách, khẩn trương. Cụ thể, có thể hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội như thế nào? Sau đây là một số phương hướng, giải pháp cụ thể. 2.Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội. 2.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức của Quốc hội Thứ nhất, Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận thực tiễn về sự phân công chức năng nhiệm vụ của cơ quan trong cơ cấu tổ chức Quốc hội. Yêu cầu hoàn thiện, đổi mới phát huy vai trò của Quốc hội gắn liền với việc tiếp tục làm rõ hơn sự phân công chức năng, nhiệm vụ cho Quốc hội vớ tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước chủ yếu được xuất phát từ bản chất pháp lý đặc trưng riêng của từng loại cơ quan. Còn trong việc thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất của nhân dân thì sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước là yếu tố không thể thiếu. Để thực hiện sự phân công rõ ràng hơn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu trong tổ chức của Quốc hội cần quan tâm nghiên cứu để sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới những quy định liên quan đến tổ chức hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cụ thể là: - Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc các Ủy ban của Quốc hội theo hương xác định rõ hơn từng chức danh này trên cơ sở có sự cân đối chung với các chức danh tương ứng trong các cơ quan cấp cao của Nhà nước ở Trung ương. - Xác định rõ ràng hơn phạm vi hoạt động thẩm quyền của các cơ quan của Quóc hội đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội chuyên trách trong các lĩnh vực cụ thể để tránh chồng chéo, lẫn lộn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. - Phân định rõ mối quan hệ của các cơ quan của Quốc hội đại biểu Quốc hội với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. - Xác định rõ ràng hơn vị trí, vai trò cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp. Hơn nữa để đảm bảo cho Ủy ban thường vụ Quốc hội có đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của mìnhcần tăng cường số lượng thành viên lên gấp đôi hoặc gấp ba so với hiện nay. Bên cạnh đó trong cơ cấu của Ủy ban thường vụ Quôc hội có sự phân công các thành viên phụ trách các mảng công việc không nên duy trì chế độ kiêm nhiệm là lãnh đạo cuă Hội đồng dân tộc các Ủy ban như trước nay vẫn làm. Thứ hai là thành lập mới tách một số ủy ban của Quốc hội theo từng lĩnh vực chuyên sâu đảm bảo để các cơ quan này thực hiện tốt việc tham mưu giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình Qua hoạt động thực tiễn của Quốc hội cho thấy rằng, việc nâng cao vị trí vai trò của Quốc hội trên các phương diện đòi hỏi không chỉ nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội mà còn phải tăng cường cả về tổ chức bộ máy. Trong điều kiện hiện nay, khi mà yêu cầu xây dựng các văn bản pháp luật ngày càng nhiều việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội cần phải được tiến hành thường xuyên hơn thì cần thiết phải có những cơ quan đủ sức để giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả trên các phương diện đó. Vì vậy, việc chia, tách, thành lập mới một số ủy ban chuyên môn của Quốc hội là rất cần thiết cần được quan tâm. Cụ thể là: - Thành lập thêm ủy ban dân nguyện để giúp quốc hội tập hợp, phân tích tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Qua đó tham mưu, đề xuất với Quốc hội những vấn đề về chính sách chiến lược, các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hang năm cũng như nghiên cứu dư luận để điều chỉnh chính sách , pháp luật cho phù hợp với thực tế với quy luật phát triển. - Thành lập Ủy ban tổ chức nhà nước để giúp Quốc hội trong việc xây dựng, thiết kế mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo tinh gọn, có hiệu lực hiệu quả, xác định các tiêu chí khách quan, khoa học trong việc phan vạch địa giới hành chính – lãnh thổ, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển các tiềm năng tự nhiên hội ở các địa phương, xem xét tư cách các chức danh lãnh đạo Nhà nước do Quốc hội cử ra trong quá trình thi hành nhiệm vụ được giao. Thứ ba là tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức phương thức hoạt động của toàn đại biểu Quốc hội trong điều kiện Quốc hội hoạt động không thường xuyên. Đoàn đại biểu Quốc hội là một hình thức hoạt động của Quốc hội trong khi Quốc hội hoạt động không thường xuyên. Do đó việc kiện toàn tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay. Bên cạnh đó, cần tăng cường các điều kiện vật chất, phương tiện kĩ thuật, đảm bảo để Đoàn đại biểu Quốc hội đủ sức tiến hành các hoạt động tại địa phương. Mặt khác, cần sửa đổi quy chế hoạt động Đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội theo hướng xác định rõ hơn vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách trong từng lĩnh vực cụ thể. Đối với các đại biểu Quốc hội, cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội theo hướng đảm bảo chế tài để đại biểu Quốc hội sử dụng khi làm nhiệm vụ đại biểu, đặc biệt là làm nhiệm vụ giám sát. Thứ tư là đổi mới chế độ bầu cử phương hướng lựa chọn đại biểu Quốc hội, kết hợp đúng đắn giữa cơ cấu tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Thực tiễn các cuộc bầu cử những khóa gần đây cho thấy chủ trương nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội mới chỉ đạt được một số tiến bộ nhất định. Chất lượng đại biểu Quốc hội những khóa gần đây đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, thưc tiễn dù có cố gắng vẫn chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuẩn cơ cấu. Để chọn được những người đảm bảo tiêu chuẩn với một cơ cấu đại biểu hợp lý, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành. Cụ thể là đổi mới quy trình hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi để công dân có đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội có cơ hội trúng cử. Ngoài ra, cần phải đổi mới quy trình hiệp thương thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội theo hướng chia nhỏ các bước của quy trình này; bên cạnh đó, việc lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội, cần có hình thức vận động bầu cử phù hợp với nền dân chủ truyền thống văn hóa dân tộc; . Còn một số giải pháp nhằm hoàn thiện đổi mới cơ cấu tổ chức của Quốc hội nữa như là tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các cơ quancủa Quốc hội đoàn đại biểu của Quốc hội đồng thời kiện toàn củng cố bộ máy tham mưu giúp việc của Quốc hội. 2.2 Phương hướng, giải pháp hoàn thiện đổi mới hoạt động của Quốc hội Thứ nhất là trong lĩnh vực lập pháp, việc hoàn thiện công tác lập pháp của Quốc hội cần gắn liền với việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Để thực hiện điều đó, cần nghiên cứu đổi mới các quy trình sau: - Về phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, cần phân định rạch ròi thẩm quyền, nội dung của mỗi loại văn bản của từng cơ quan nhà nước - Về việc lập quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, việc chuẩn bị thẩm tra chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần bảo đảm các căn cứ quan trọng để xác định tính cần thiết của việc ban hành luật hoặc pháp lệnh cũng như cần xem xét đầy đủ về mọi mặt để đánh giá đúng mức về khả năng thực tế của việc chuẩn bị các dự án trước khi đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. - Về thủ tục, trình tự của quy trình chuẩn bị ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được hoàn thiện với quy trình được thiết lập minh bạch rõ ràng gần gũi với tất cả mọi người. - Ngoài ra cần phải bảo đảm các điều cận cần thiết để văn bản pháp luật ban hành sớm đi vào cuộc sống. Thứ hai là trong lĩnh vực giám sát tối cao, Nghị quyết Đại hội lần VIII của Đảng đã chủ trương: “Nâng cao chất lượng, hiệu lực hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Hội đồng nhân dân. Xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quôc hội, các ủy ban của Quốc hội”. Để làm tốt điều này cần tiến hành một số công việc sau: - Cần xác định rõ hơn phạm vi (tầng, nấc) nội dung, cơ chế thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ các Ủy ban của Quốc hội. - Phân định rõ tính chất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sự khác nhau giữa hoạt động giám sát của hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước nói chung quyền giám sát tối cao của Quốc hội nói riêng với hoạt động kiểm tra, thanh tra của hệ thống các cơ quản quản lý nhà nước hoạt động kiểm sát của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dan. Các hoạt động này hiện nay còn trùng lặp, chưa phân định rõ nên khó tránh khỏi tình trạng kém hiệu lực, hiệu quả hoạt động. - Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội phải được đặt trong quá trình đổi mới toàn diện sâu sắc các mặt về tổ chức hoạt động của Quốc hội, đặc biệt phải gắn liền với đổi mới hoạt động của lập pháp. Cơ chế giám sát của Quốc hội cần được đổi mới toàn diện. Những yêu cầu về đổi mới hoàn thiện hoạt động giám sát của Quốc hội cần được thể chế hóa thành các quy định pháp luật thật chặt chẽ, rõ ràng để Quốc hội các cơ quan của Quốc hội cũng như các đại biểu của Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bên cạnh đó cần nghiên cứu các điều kiện để nhân dân, các cơ quan hữu quan trong bộ máy nhà nước có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát của mình. Bên cạnh đó vẫn cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề như : chủ thể của giám sát tối cao; khách thể của hoạt động giám sát tối cao về phạm vi đối tượng chịu sự giám sát tối cao, cần tăng cường hơn nữa hoạt động báo cáo, chất vấn đối với các cơ quan nhà nước khác, người có chức vụ, đẩy mạnh hình thức giám sát bằng các đoàn công tác của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc các Ủy ban của Quốc hội, tăng cường kiểm tra các văn bản của chính phủ, các cơ quan nhà nước cấp cao khác, bãi bỏ chúng khi trái với Hiến pháp, Luật nghị quyết của Quốc hội; . Thứ ba là trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước - Để Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thực sự có hiệu quả, cần cung cấp đầy đủ thông tin, gửi sớm tài liệu, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội nghiên cứu khi xem xét, quyết định việc thu chi ngân sách, phân bố ngân sách, xem xét thường xuyên quyết định kịp thời các công trình quan trọng của quốc gia. - Cần có cơ chế cung cấp thông tin cho mỗi đại biểu Quốc hội. Cần nghiên cứu để có một mạng lưới cộng tác viên của đại biểu Quốc hội dưới dạng hợp đồng theo công việc. - Trong việc thành lập, miễn nhiệm các chức vụ cao cấp trong các cơ quan nhà nước, trong thời gian Quốc hội không họp thì việc xem xét các vấn đề này nên giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ tịch nước. Các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ. Cần khôi phục quy định trong thời gian Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm, cách chức các thành viên chính phủ nhưng phải được Chủ tịch nước nhất trí báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Sự phối hợp này là cần thiết thể hiện sự gắn bố giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước. Ngoài ra để hoàn thiện hoạt động của Quốc hội, còn phải nâng cao chất lượng hiệu quả của các kỳ họp. Vì đây là phương thức hoạt động quan trọng, chủ yếu nhất cuă Quốc hội. Như vậy, việc tiếp tục hoàn thiện đồng thời đổi mới mô hình tổ chức phương thức hoạt động của Quốc hội cần được tiến hành khẩn trương. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng đây là một quá trình còn không ít khó khăn, thách thức, vừa phản ánh nhu cầu cấp thiết phải khắc phục những thiếu sót, tồn tại, vừa phải phù hợp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩ Việt Nam hoạt động có hiệu quả hiệu lực trong một thế giới năng động vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Từ đó, cần tiến hình đổi mới Quốc hội theo hệ thống các quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đồng thời phải tính đến những yêu cầu có tính đặc thù trong tổ chức hoạt động của Quốc hội để đổi mới Quốc hội một cách có hiệu quả. • KẾT LUẬN Trong thời đại mới, đất nước đang đổi mới đi lên từng ngày để hội nhập với thế giới, việc hoàn thiện Quốc hội, cơ quan nhà nước có vị trí vai trò quan trọng trong hệ thong chính trị của đất nước là một vấn đề cần phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính uyền nhà nước. Việc hoàn thiện tổ chức hoạt động của Quốc hội không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống chính trị đất nước mà còn có tính quyết định đối với việc phát triển chung về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ta. Để đưađát nước phát triển toàn diện, cùng với việc hoàn thiện về cơ cấu hợt động của Quốc hội nói riêng cũng như hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, cần tiến hành song song cùng với việc đổi mới toàn diện mọi mặt về kinh tế, xã hội của đất nước, từ đó tạo nền tảng vững chắc để đát nước đi lên xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO • Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB. Công An Nhân Dân, Hà Nội – 2009 • TS. Lê Thanh Vân , Một số vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, NXB. Tư Pháp, Hà Nội – 2007 • PGS. TS Bùi Xuân Đức, Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, NXB. Tư Pháp, Hà Nội – 2004 • Văn phòng Quốc hội, 60 năm Quốc hội Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2005 • Một số trang web: • http://www.na.gov.vn/60namqhvn/www.na.gov.vn/60namqhvn/bacvoiqh/dangv oiqh.html • http://www.baucukhoa12.quochoi.vn/news/File/Thong%20tin%20tuyen %20truyen/QH-khoa • http://tintuc.xalo.vn/001051724539/tiep_tuc_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_c ua_quoc_hoi.html1 • http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Bai-3-Thuc-hanh-dan-chu-trong-hoat-dong-cua- Quoc-hoi/20675344/73/.htm • http://tailieu.vn/ . trọng của Quốc hội và rất nhiều những tồn tại hạn chế trong tổ chức và hoạt động như đã nêu trên thì vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội. đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cụ thể là: - Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội

Ngày đăng: 04/04/2013, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w