Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn lớp 1

19 669 0
Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn lớp 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1 1 Nghệ An 4/2013 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 PHẦN II: NỘI DUNG 5 Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán , phân -ch đề và 0m cách giải 6 Bước 2: Trình bày bài giải 8 PHẦN III: KẾT LUẬN 18 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong chương trình toán tiểu học, giải toán có lời văn được đưa vào dạy lớp 1 từ đầu học kì II, tuần 22. Đây là kiến thức rất quan trọng làm cơ sở để các em học tốt các bài toán hợp sau này. Đối với mạch kiến thức: Giải toán có lời văn” là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt quá trình Tiểu học.Thông qua giải toán có lời văn, các em được phát triển trí tuệ, rèn luyện kỹ năng tổng hợp; đọc,viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, các em sẽ được giải các bài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng.Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học và các môn học khác. Thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1 năm học 2002-2003 về giải toán có lời văn có những đổi mới như sau: Ở chương trình lớp 1 cũ, học sinh được học giải bốn dạng toán đơn về cộng trừ là "Thêm- bớt- nhiều hơn- ít hơn". Trong chương trình mới , nội dung kiến thức bỏ bớt hai loại toán "Thêm- bớt". Tuy nhiên ở lớp 1 mới có yêu cầu cao hơn về hình thức trình bày bài giải trong khi lớp 1 cũ chỉ yêu cầu học sinh viết phép tính giải thì ở lớp 1 mới yêu cầu học sinh trình bày được bài giải với đầy đủ : + Câu lời giải + Phép tính giải + Đáp số Về phép tính giải ở lớp 1 cũ chấp nhận cả hai cách viết bằng chữ số và danh số nhưng ở lớp 1 mới chỉ dùng cách viết bằng chữ số (kèm theo là đơn vị đặt trong dấu ngoặc sau kết quả). Lớp 1 mới có dành hẳn một bài học để giới thiệu cho học sinh bài toán có lời văn (là gì?) lớp 1 cũ không có. Với sự đổi mới trên , cho nên trong quá trình giảng dạy toán có lời văn ở lớp 1, bản thân tôi nhận thấy các em rất ngại khi học toán có lời văn nhất là những em học sinh đọc chậm, tiếp thu bài chậm khi trình bày câu lời giải của bài toán. Do vậy tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm ra biện pháp dạy tốt hơn dạng toán có lời văn ở lớp 1 để chất lượng học toán của học sinh ngày càng nâng cao. Năm học 2012- 2013, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1. Khi dạy tiết 84- 85 giải toán có lời văn, tôi đã tiến hành khảo sát. 3 Kết quả thu được: Số học sinh tham gia khảo sát Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4 TB trở lên TS % TS % TS % TS % TS % 25 3 12 2 8 6 24 10 40 11 44 Qua phân tích thì nguyên nhân dẫn đến kết quả thấp là: Học sinh tiếp thu bài chậm , trả lời chưa thành câu trọn vẹn , tư duy còn hạn chế, chưa hiểu cách trình bày bài giải. Do học sinh không đọc kĩ đề, phân tích đề để tìm ra câu giải, phép tính, cụ thể như sau: - Học sinh chép lại đề, trình bày câu giải chưa đúng: 9 em - Số học sinh giải sai: 14 em - Chỉ có 11 em giải đúng Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh ngiệm nhằm giúp học sinh nhận biết thêm một số cách phân tích đề, tìm ra cách giải, giúp các em khắc phục phần nào những hạn chế trong khi giải toán có lời văn. 4 PHẦN II: NỘI DUNG Qua giảng dạy và nghiên cứu tài liệu, tôi đã hưỡng dẫn học sinh cách giải toán có lời văn được trình bày theo các bước như sau : - Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề toán, phân tích đề và tìm cách giải - Trình bày bài giải - Kiểm tra và đánh giá Khi dạy bài mới, tôi đã hưỡng dẫn học sinh một cách rõ ràng từ quan sát tranh nêu được đề toán và biết viết phép tính đúng , trả lời miệng sau dần học sinh đọc đề toán, điền số vào dữ kiện bài toán rồi điền từ vào chỗ câu hỏi (còn trống) để biết được bài toán. - Đã cho biết gì ? - Cần phải tìm gì ? Sau đó giúp các em đọc đề toán, điền số vào tóm tắt của bài toán và trả lời các câu hỏi ( nhiều cách trả lời ). * Đối với giáo viên - Bản thân giáo viên phải chịu khó nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp dạy dễ hiểu từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề được giải đáp thích hợp, rõ ràng và học sinh dễ dàng chấp nhận - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết lắng nghe, giải thích những vấn đề chất vấn của học sinh đưa ra, đòi hỏi giáo viên trình bày bằng ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng, không nên nóng vội, bực tức vì những câu hỏi, câu trả lời của học sinh nêu ra không đúng. Có như vậy học sinh mới phát biểu và nêu được những lý do vướng mắc của mình ở chỗ nào để giáo viên tháo gỡ giúp. Từmg bước như vậy giúp cho học sinh tư duy và suy nghĩ độc lập. * Đối với học sinh: - Các em còn bỡ ngỡ khi học toán có lời văn , nhất là các em tiếp thu bài chậm. Do vậy giáo viên cần tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái, hướng dẫn học sinh từng bước tìm hiểu đề, cách tìm lời giải của phép tính. - Học sinh yếu do chậm hiểu cách làm bài và cách trình bày bài nên khi trả lời câu hỏi các em viết lại đề bài hoặc chỉ ghi lời giải là làm xong bài, làm bài có lời giải, có phép tính nhưng lại không ghi đáp số hoặc ghi đáp số mà không đủ. Giáo viên cần theo dõi và hướng dẫn học sinh. 5 - Phân công học sinh học nhóm, giúp đỡ bạn yếu kém bằng hình thức đôi bạn học ( học giỏi kèm học yếu). - Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức giảng dạy khác nhau, để việc giải toán có lời văn đạt hiệu quả, tôi đã từng bước hướng dẫn học sinh học tập như sau: Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán , phân tích đề và tìm cách giải. Việc tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc đề toán (dù bài toán cho dưới dạng lời văn hoàn chỉnh hoặc dạng tóm tắt bằng sơ đồ). Học sinh cần phải đọc kỹ, hiểu từ bài toán cho biết cái gì? Bài toán hỏi gì? Khi học sinh đọc bài toán xong giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thật kỹ một số từ, thuật ngữ quan trọng ,chỉ rừ tình huống toán học, được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường như:”đem biếu” “bay đi” “bị vỡ” Ví dụ1: Nga có 8 quả bóng, Nga cho bạn 2 quả bóng. Hỏi Nga còn lại mấy quả bóng? Học sinh đọc đề toán và phân tích đề toán, sau đó giáo viên nêu câu hỏi Bài toán cho biết gì ? - Nga có 8 quả bóng Nga cho bạn 2 quả bóng Bài toán hỏi gì? - Nga còn lại mấy quả bóng ? Muốn biết Nga còn lại mấyquả bóng, ta làm thế nào ? - Lấy số bóng Nga có trừ số bóng Nga cho bạn Vì sao lại thực hiện phép tính trừ ? -Vì Nga cho bạn 2 quả, tức là bớt đi số bóng của Nga Ví dụ 2: Nhà An có 5 con gà , mẹ mua thêm 4 con gà nưã. Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Bài toán cho biết gì ? - Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Bài toán hỏi gì ? - Nhà An có tất cả mấy con gà? Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà thì làm thế nào ? - Lấy số gà nhà An có cộng số gà mẹ mua thêm. Vì sao lại thực hiện phép tính cộng ? 6 - Vì mua thêm 4 con tức là cộng thêm 4 con gà. Ví dụ 3: Đàn vịt có 5 con dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con? Bài toán cho biết gì ? - Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ Bài toán hỏi gì ? - Đàn vịt có tất cả mấy con? Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con, ta làm thế nào? - Lấy số con vịt dưới ao cộng với số con vịt trên bờ Vì sao lại thực hiện phép tính cộng? - Vì tìm tổng số đàn vịt. Ví dụ 4 : Lớp 1B có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu bạn nam? Bài toán cho biết gì ? - Lớp 1B có 35 bạn , trong đó có 20 bạn nữ. Bài toán hỏi gì ? - Lớp 1B có bao nhiêu bạn nam? Muốn biết lớp 1B có bao nhiêu bạn nam, ta làm thế nào? - Lấy số học sinh của cả lớp trừ đi số bạn nữ. Vì sao lại thực hiện phép trừ ? - Vì số học sinh cả lớp là 35, số học sinh nữ có 20 bạn. Ví dụ 5 : Hoa có 10 nhãn vở, mẹ mua cho Hoa thêm 20 nhãn vở nữa. Hỏi Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ? Bài toán cho biết gì ? -Hoa có 10 nhãn vở , mẹ mua cho Hoa thêm 20 nhãn vở nữa . Bài toán hỏi gì ? - Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ? Muốn biết Hoa có tất cả bao nhiêu nhãn vở ta làm thế nào ? - Lấy số nhãn vở Hoa có cộng số nhãn vở mẹ mua thêm. Vì sao lại thực hiện phép cộng 7 - Vì mua thêm 20 nhãn vở tức là cộng thêm 20 nhãn vở Ví dụ 6: Lớp 1 A có 13 bạn trai và 14 bạn gái. Hỏi lớp 1A có tất cả bao nhiêu bạn? Bài toán cho biết gì? Lớp 1A có 13 bạn trai và 14 bạn gái. Bài toán hỏi gì? -Lớp 1A có tất cả bao nhiêu bạn? Muốn biết số học sinh của lớp1A có bao nhiêu bạn ta làm thế nào? -Lấy số học sinh trai cộng với số học sinh gái. Vì sao lại thực hiện phép cộng -Vì tìm tổng số học sinh của lớp 1A Nêu mẫu ứng dụng về ví dụ bằng cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu những vấn đề đã cho, những điều cần phải tìm, từ đó giải được bài toán. Ví dụ : Nêu câu hỏi - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì? - Học sinh trả lời miệng. Trong quá trình phân tích đề toán , học sinh tự đọc đề toán , giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài và tìm ra cách giải. Khi học sinh giải bài toán ,giáo viên cần giúp đỡ các em còn chậm ,chưa hiểu cách làm bài, dẫn dắt cụ thể, tỷ mỷ để các em tự giải được bài tập. Bước 2: Trình bày bài giải Cụ thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Vì vậy cần rèn cho học sinh thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù ở trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con, vở ghi, hay giấy kiểm tra. Cần hướng dẫn học sinh trình bày bài giải như sau: Trình bày bài giải có 3 phần: + Câu trả lời (Dựa vào câu hỏi để ghi câu trả lời) + viết phép tính + Viết đáp số 8 Trình bày bài giải cần hướng dẫn học sinh cụ thể, khuyến khích học sinh đặt câu giải theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bài toán sau: Hà có 4 quả bóng , Nga có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? Học sinh có thể đặt câu giải theo nhiều cách khác nhau: + Cả hai bạn có + Hai bạn có + Hà và Nga có + Tất cả có + Số bóng tất cả là: Trình bày bài toán cũng cần hướng dẫn học sinh rõ, cụ thể. Nên chúng ta cần quy định tạo một thói quen cho học sinh khi làm toán có lời văn ở giữa trang vở. Chẳng hạn: Ghi bài giải ở giữa trang vở chữ cái đầu tiên của câu viết hoa sau đó ghi hai chấm và dùng bút thước gạch chân - Tiếp theo ta trình bày bài giải cũng cần có hình thức phải rõ ràng sạch đẹp, để thống nhất ta thường ghi câu trả lời thụt vào đầu dòng 2 ô vở. Và chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu hai chấm. - Tiếp nữa là ghi phép tính ta phải xuống dòng thụt vào cách lề 3 ô vở để ghi phép tính độ cao con số 2 đơn vị rõ ràng và có kèm đơn vị trong dấu ngoặc. - Cuối cùng ghi đáp số cũng phải viết hoa và để trình bày đẹp các em dễ nhớ ta quy định ghi từ đáp số ngay dưới dấu bằng của phép tính trên. Và sau từ đáp số có dấu hai chấm và gạch chân từ đáp số rồi ghi kết quả của phép tính có kèm theo đơn vị không ghi dấu ngoặc đơn. Cụ thể như sau: Bài giải Cả hai bạn có tất cả là: 4 + 5 = 9 ( quả bóng ) Đáp số: 9 quả bóng Ví dụ : Lan hái được 15 bông hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa? Cách 1: Bài giải 9 Lan và Mai hái được là: 15 +10 = 25 (bông) Đáp số: 25 bông Cách 2: Bài giải Cả hai bạn hái được là: 15+10=25 (bông) Đáp số: 25 bông hoa Cách 3 Baì giải Số bông hoa hai bạn hái được là: 15 + 10 = 25 (bông) Đáp số: 25 bông hoa Cách 4: Bài giải Hai bạn hái được số bông hoa là 15 + 10 = 25( bông) Đáp số: 25 bông hoa Với những bài toán có kèm đơn vị đo đại lượng, học sinh thường quên viết đơn vị đo đại lượng vào phép tính, đáp số. Ví dụ: Mơ có sợi dây dài 72 cm, Mơ cắt bớt đi 32 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng ti mét? 10 [...]... giúp các em giải quyết những vướng mắc, giải được bài toán một cách dễ dàng Đối với học sinh Tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp 1, giáo viên cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy Giải toán có lời văn nói riêng Tuy nhiên cũng không vì thế mà lạm dụng trực quan một cách hình thức Đây là những thành công bước đầu của tôi khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn đối với... đối với học sinh lớp một Với kinh ngiệm này, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh hứng thú trog học tập nên tôi mạnh dạn đưa ra ở đây để quý cấp trên và đồng ngiệp tham khảo , góp ý bổ sung để đề tài được tiếp tục được mở rộng Tôi xin chân thành cảm ơn 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách gíao khoa lớp 1 2 Sách giáo viên lớp 1 (tập 1+ 2) 3 Sách thiết kế lớp 1 (tập 1 + 2) 4 Sách vui học toán 5 Báo giáo... vở) Đáp số: 15 nhãn vở Ngoài việc hướng dẫn học sinh giải các bài toán trong sách giáo khoa, tôi cần hướng dẫn học sinh khá giỏi tự xây dựng một đề toán mới * Đề toán đưa ra nhiều số liệu HS số liệu thay thế rồi giải Ví dụ: Trên bờ có con vịt, dưới ao có con vịt Hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt? * Dạng đề toán không đưa ra câu hỏi Học sinh tự đặt câu hỏi cho đề toán rồi giải Ví dụ: Nam có 15 quả bóng... các em quan sát 1- 2 phút sau đó 1 số học sinh tự nêu ý kiến của mình Sau đó, tôi hỏi: Em nào có ý kiến khác? Ai đồng ý với ý kiến của bạn? Nếu ý kiến của các em nêu là đúng dó chính là kiến thức các em cần chiếm lĩnh, Giaó viên không phải nói lại Nếu có ý kiến sai ,tôi gợi ý để các em tự điều chỉnh rồi kiểm tra lại Trong quá trình giảng dạy, khi hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn, cách phân tích... bày bài giải đã làm cho học sinh có thói quen trình bày bài giải đúng Đặc biệt là các bài toán liên quan đến đo đạc, đại lượng và đơn vị đo thời 16 gian một cách khoa học đưa đến hiệu suất giờ học cao hơn Kết quả thu được qua khảo sát sau khi hướng dẫn học sinh giỏi toán có lời văn như sau: Số học sinh tham gia khảo sát 25 Điểm 9 -10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1- 4 TB trở lên TS % TS % TS % TS % TS % 10 40... 1- 4 TB trở lên TS % TS % TS % TS % TS % 10 40 5 20 9 32 1 4 19 96 Qua phân tích kết quả nêu trên thì học sinh đã có nhiều tiến bộ bởi vì học sinh đã biết cách trình bày bài giải, đã lựa chọn câu trả lời đúng Các em đó biết phân tích đề bài, mộ số em khá giỏi đó biết tự ra đề toán theo yêu cầu 17 PHẦN III: KẾT LUẬN Việc dạy toán có lời văn ở lớp 1 là rất khó, đòi hỏi sự hướng dẫn kiên trì nhẫn nại và... sên bò được tất cả bao nhiêu xăng- ty -mét? Bài giải Con sên bò được là : 11 15 + 14 = 29 (cm ) Đáp số:29cm Có một số em viết : Bài giải : Con sên bò dược là: 15 + 14 = 29 (Con sên) Đáp số :29 Con sên Với dạng toán như bài toán trên , giáo viên cần lưu ý học sinh cách viết đơn vị đo của số đo độ dài là cm, lưu ý cách diễn đạt cho học sinh Đối với bài toán có kèm đơn vị đo thời gian, tuần lễ, ngày, các... với những bài toán cần đổi từ 1chục =10 đơn vị Học sinh hay nhầm lẫn Để tránh nhầm lẫn thì khi giải 1 bài toán cụ thể giáo viên cần hướng dẫn học sinh tuỳ vào đơn vị (tên gọi) đã cho trong bài toán để gắn tên đơn vị vào số đó rồi thực hiện phép đổi 13 Ví dụ 1 : Nhà Lan có 20 cái bát, mẹ mua thêm 1chục cái bát nữa Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cái bát ? Một số học sinh thường nhầm: Bài giải Số bát... lấy 1 tuần cộng 1 ngày bằng 2 ngày hoặc 2 tuần cho nên trước khi giáo viên hướng dẫn học sinh đưa về cùng một đơn vị đo rồi mới giải Ví dụ: Em được nghỉ tết 1 tuần lễ và 2 ngày Hỏi em được nghỉ tết mấy ngày? Học sinh thường làm như sau: Bài giải Số ngày em được nghỉ tết là 1 + 2 = 3 ( ngày) Đáp số: 3 ngày Hoặc: Bài giải Số ngày em được nghỉ tết là 1 + 2 = 3 ( tuần) Đáp số: 3 tuần Bài giải 12 Đổi 1 tuần... giải Đổi 2 chục trang = 20 trang Số trang truyện chưa đọc là : 14 42 -20 = 22 (trang) Đáp số : 22 trang truyện Ví dụ3: Nam có 25 nhãn vở, Nam cho bạn 1 chục nhãn vở Hỏi Nam còn lại bao nhiêu nhãn vở? Học sinh thường nhầm: Bài giải: Nam còn lại số nhãn vở là: 25- 1 = 24( nhãn vở) Đáp số: 24 nhãn vở Cần hướng dẫn học sinh: Bài giải Đổi 1chục nhãn vở = 10 nhãn vở Nam còn lại số nhãn vở là: 25 – 10 = 15 . TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1 1 Nghệ An 4/2 013 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 3 PHẦN II: NỘI DUNG 5 Bước 1: Hướng. câu lời giải của bài toán. Do vậy tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài này để nghiên cứu và tìm ra biện pháp dạy tốt hơn dạng toán có lời văn ở lớp 1 để chất lượng học toán của học sinh ngày càng nâng. trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu bạn nam? Bài toán cho biết gì ? - Lớp 1B có 35 bạn , trong đó có 20 bạn nữ. Bài toán hỏi gì ? - Lớp 1B có bao nhiêu bạn nam? Muốn biết lớp 1B có bao

Ngày đăng: 15/04/2015, 19:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • PHẦN II: NỘI DUNG

    • Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề toán , phân tích đề và tìm cách giải.

    • Bước 2: Trình bày bài giải

    • PHẦN III: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan