Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
48 KB
Nội dung
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NỀ NẾP HỌC TẬP CHO CHÁU MẪU GIÁO 4 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Vâng, mỗi người dân Việt Nam không ai có thể quên được lời dạy thiêng liên trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như vậy, việc trồng người vô cùng quan trọng đồng thời cũng là nhiệm vụ chíh của người giáo viên. Đặc biệt là cô giáo mầm non, việc dạy trẻ ngay từ thuở ấu thơ càng quan trọng hơn. Bởi vì tuổi mầm non là bậc thang đầu tiên làm nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời. Trẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất so với các lứa tuổi. Trẻ mầm non đến trường không chỉ được vui chơi múa hát mà còn được tham gia các hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động tự phục vụ… Muốn thực hiện tốt những hoạt động trên thì trẻ phải có nề nếp học tập tốt. Vì vậy, 1 việc truyền thụ kiến thức cho trẻ phải nhẹ nhành, hấp dẫn để trẻ được “Học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ phải được học tập vui chơi một cách thoải mái tự nhiên không gò bó, không áp đặt. Nhận thức được những yêu cầu đó tôi suy ghĩ làm thế nào để trẻ lớp tôi hứng thú học có nề nếp học tập khi thực hiện tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: II. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi Luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Là một giáo viên 10 năm trực tiếp dạy dỗ trẻ nên bản thân đúc rút được một số kinh nghiệm giảng dạy chăm sóc trẻ. - 3/4 trẻ trong lớp được qua mẫu giáo bé nên bước đầu cũng ngoan, biết vâng lời cô. 2. Khó khăn 2 - Trẻ 4 tuổi còn non nớt về thể lực cũng như nhận thức hơn nữa 1/4 trẻ trong lớp đầu tiên tới lớp tới trường nên chưa có nề nếp. - Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học hành của con em mình nhưng còn một số ít không quan tâm còn phó mặc cho cô. - 1/2 học sinh sinh cuối năm. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1. Tình cảm hoá trẻ trong lớp - Phương pháp dùng tình cảm để cảm hoá trẻ là phương pháp chủ đạo xuyên suốt trong quá trình dạy trong trường mầm non. Trong những năm học trước tôi thường xuyên dạy lớp bé tôi đã sử dụng phương pháp này tôi thấy trẻ vào nề nếp một cách nhanh chóng. Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi, tôi cũng thực hiện biện pháp này. Như chúng ta đã biết trẻ lứa tuổi mầm non bước vào năm học mới, học cô mới không thể tránh khỏi sự mới lạ với cô 3 giáo vì thế khi bắt đầu năm học mới ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã nhanh chóng gần gũi với trẻ, cho trẻ làm quen với cô với bạn trong lớp để trẻ nhớ tên cô, tên bạn. Nhưng tôi thấy trẻ trong lớp vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, một số trẻ trong lớp vẫn không chịu tham gia các hoạt động của lớp. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều cũng biện pháp dùng tình cảm này tôi phải làm thế nào đây để trẻ thích đi học, yêu lớp, trường, thích tham gia các hoạt động của lớp. Tôi bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu tính cánh của từng cháu trong lớp: Với những trẻ mẫu giáo bé lên tôi sử dụng biện pháp khác so với trẻ lần đầu đến lớp. Cụ thể: + Vỡi những trẻ ở mẫu giáo bé lên: Bước đầu đã có thói quen đi lớp tôi động viên nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc. Tôi trao đổi với cô giáo cũ của trẻ để biết thêm về khả năng tiếp thu của từng cháu… 4 + Với những trẻ lần đầu tiên đến lớp: Trẻ còn chưa quen cô, quen bạn, quen lớp. Trẻ đến lớp còn hay quấy, khóc tôi có sự quan tâm đặc biệt hơn, tôi thường xuyên gần gũi, dỗ dành trẻ, chơi với trẻ gợi ý giới thiệu đồ chơi, góc chơi, cảm thấy như ở nhà. - Khi thực hiện nyư vậy tôi thấy trẻ gần gũi nhau hơn thích tham gia các hoạt động hơn, dần dần tôi đã tạo được tình cảm gắn bó giữa cô và cháu. Qua trao đổi với phụ huynh tôi được biết trẻ rất thích đến lớp, đến trường… 2. Biện pháp 2: Hình thành các thói quen nền nếp học tập cho trẻ - Để hình thành thói quen nề nếp học tập tôi cũng thực hiện các bước như: Phân chỗ ngồi, chia tổ, chia đội, chọn tổ trưởng, chọn đội trưởng tập xếp hàng ra vào lớp… - Khi tiến hành tôi thấy trẻ lớp tôi còn uể oải, lơ đãng ít tập trung, nền nếp còn lộn xộn. Tôi đi sâu vào tìm hiểu tâm lý trẻ thấy trẻ thích học nhưng rất nhanh chán. Vì vậy mà tôi sử 5 dụng hình thức động viên thi đua giữa các tổ và áp dụng một số trò chơi, vận động để tăng sự hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Rèn cho trẻ ngồi đúng chô tôi đã sử dụng nhạc của bài hát “Chim mẹ chim con” để trẻ về vị trí ngồi của mình. - Khi rèn trẻ xếp hàng tôi đã sử dụng trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh…” như vậy tôi thấy trẻ học rất hứng thú mà kết quả lại cao. - Hướng dẫn cách ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách đứng dậy trả lời cô, tôi hướng dẫn hết súc tỷ mỷ với đồ dùng trực quan sinh động khi thực hiện tôi cùng một số trẻ nhanh nhẹn làm mẫu cho cả lớp cùng xem nhờ vậy mà trẻ tiếp thu yêu cầu của cô một cách chính xác ngay từ đầu. - Mặc dù đầu năm học chưa có chương trình học nhưng tôi vẫn đưa một số tiết dạy có nội dung hấp dẫn như chuyện kể, hát múa trẻ hứng thú học vô cùng, lúc đó tôi mới lồng yêu cầu đầu tiên của một số giờ học. Để có sự tập trung chú ý nghe cô giảng bài tôi đã dùng câu nói nhẹ nhàng để tôi nhắc trẻ làm theo cô (khi giảng bài tôi ngồi ngay ngắn làm mẫu cho trẻ xem 6 trong suốt giờ học). Ví dụ: Cô xem bạn nào ngồi đẹp như cô, lại chú ý lên cô nào? Những trẻ nào làm đúng yêu cầu tôi nêu tên, động viên, thưởng hoa bé ngoan ngay sau buổi học nên trẻ trong lớp rất thích thi đua nhau. 3. Biện pháp 3: Rèn thói quen kê, cất bàn ghế: - Với trẻ mẫu giáo 4 tuổi cơ thể còn yếu tay chân còn lóng ngóng vì vậy việc rèn luyện cho trẻ có thói quen biết lao động giúp cô kê dọn bàn ghếp rất cần thiết. Không những có tác động trong học tập mà còn rất cần trong các hoạt động vui chơi, giờ ăn… đòi hỏi cô giáo phải kiên trì thực hiện thường xuyên. - Đối với các môn học có kê bàn ghế như tạo hình. Tôi kê mẫu cho trẻ quan sát nói rõ cách bê bàn, bê ghế, kê bàn kê ghế như thế nào? Sau đó tôi thành lập một đội trực nhật gồm những cháu khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cùng kê với cô. Tôi cho trẻ làm thường xuyên trong các giờ tạo hình, giờ ăn, hoạt động vui chơi. 4. Biện pháp 4: Rèn nề nếp tự cất lấy đồ dùng học tập 7 - Trong các môn học đồ dùng học tập rất quan trọng, nó trực tiếp tác động đến sự tiếp thu của trẻ, đối với học sinh mẫu giáo lớn tôi thấy trẻ lấy đồ chơi rất nhẹ nhàng. Nhưng đối với cháu lớp nhỏ khi lấy đồ dùng cháu có phần vùng về hơn, lúng túng hơn nhiều. Nên tôi phải làm mẫu nói rõ cách lấy, cách xếp như thế nào. Ví dụ: Khi dạy môn toán, tôi kê bàn sát tường, phía trước lớp để đồ dùng của trẻ trên bàn. Tôi quy định rõ ràng: 3 tổ, 3 dãy bàn. Tổ 1 bàn bên phải, tổ 2 bàn bên trái, tổ 3 ở giữa… Khi vào giờ học trẻ lần lượt lấy đồ dùng đi về chỗ ngồi. 5. Biện pháp 5: Cách bố trí ngồi sao cho hợp lý - Cải tiến cách bố trí ngồi học phù hợp với đặc điểm lớp học, bộ môn, loại tiết cũng tạo cho tiết học tốt. Trước đây khi bố trí chỗ ngồi tôi chưa để ý về cự ly khoảng cách giữa cô và trẻ, giữa trẻ với đồ dùng trực quan… nếu ngồi gần quá trẻ bị chật hẹp, gò bó, dễ mất trật tự. Nếu ngồi xa quá thì sự giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ bị hạn chế, cô cháu tách biệt. Nay tôi 8 cải tiến lại: Cự ly ngồi giữa cô và trẻ thay đổi theo từng bộ môn. Những bộ môn mà trẻ cần ngồi gần cô như: - KPKH (trẻ được tham gia khám phá đồ dùng trực quan) theo nhóm. - Môn văn học chuyện kể được trẻ quan sát cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ của cô. - Còn những tiết, những môn không cần bàn ghế tôi trải chiếu cho ngồi vòng cung, chữ U… để thuận tiện cho trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi ở phía trước mặt trẻ như toán… nhưng đặc biệt chỗ ngồi của trẻ bao giờ cũng thuận tiện cho việc bao quát nhắc nhở của cô. * Sau khi thực hiện những biện pháp trên trẻ lớp tôi rất ngoan, có nề nếp hứng thú học tập. Kết quả học tập rất cao. Nhất là trong đợt kiểm tra của trường, qua các tiết dạy đều được đánh giá 100% trẻ có nề nếp học tập tốt. 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh Để nề nếp học tập của trẻ được duy trì tốt tôi phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ của con em mình, 9 đồng thời tôi thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cho con em mình đi học đều, đúng giờ không nghỉ học tự do để đảm bảo nề nếp học tập trẻ thường xuyên và liên tục trong năm học. 7. Bài học kinh nghiệm - Thơi cơ để đưa trẻ vào nề nếp là những ngày đầu, tuần đầu của năm học khi chưa có chương trình học. Song muốn có kết quả tốt giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện phục vụ cho năm học. - Việc giáo dục hình thành cho trẻ thói quen nề nếp và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một trong các yêu cầu rất quan trọng. Song cũng là phương pháp tốt nhất tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chương trình tốt. - Cách bố trí đội hình ngồi học đều phù hợp ví các tiết học, các môn học sẽ làm cho trẻ hứng thú tiếp thu tốt mà giáo viên lại dễ bao quát, dễ uốn nắn. - Không để trẻ ngồi lâu chờ đến giờ học, không kéo dài thời gian học, cách vào bài phải hấp dẫn thu hút trẻ cuối bài có 10 [...]...trò chơi củng cố những biện pháp tạo nếp và duy trì nề nếp học tập cho trẻ - Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, duy trì củng cố nền nếp học tập, không buông lỏng hay gò ép trẻ trong học tập 11 . MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NỀ NẾP HỌC TẬP CHO CHÁU MẪU GIÁO 4 TUỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm. bài có 10 trò chơi củng cố những biện pháp tạo nếp và duy trì nề nếp học tập cho trẻ. - Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, duy trì củng cố nền nếp học tập, không buông lỏng hay gò ép trẻ trong. phục vụ cho năm học. - Việc giáo dục hình thành cho trẻ thói quen nề nếp và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là một trong các yêu cầu rất quan trọng. Song cũng là phương pháp tốt nhất tạo điều kiện cho giáo