- Kiến thức của bài: do đã có những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật, nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật được trình bày một cách đơn giản và ngắn gọn hơn.. Kh
Trang 1Bài 37
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
(Chương trình Sinh học 11 Cơ bản)
A-Khái quát
1. Vị trí bài học
Chương III-Sinh trưởng và phát triển
Phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
2. Tính hệ thống của chương trình
- Kiến thức đã có: sau khi học xong phần A, sinh trưởng và phát triển ở thực vật, học sinh
đã có cái nhìn tổng quát về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật Học sinh đã biết
về sinh trưởng là gì, phát triển là gì và mối quan hệ giữa 2 quá trình trên Để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, có thể vận dụng các yếu tố bên trong (cải tạo vốn gen, sử dụng hoocmôn) và điều chỉnh các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ )
- Kiến thức của bài: do đã có những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật, nội dung sinh trưởng và phát triển ở động vật được trình bày một cách đơn giản và ngắn gọn hơn Khái niệm sinh trưởng và phát triển cũng như mối quan hệ giữa 2 quá trình này được giảm lược, bài học chú trọng vào một số khái niệm mới, đặc trưng cho quá trình phát triển ở động vật, đó là biến thái, phát triển qua biến thái
-Kiến thức tiếp theo: ở bài sau, học sinh sẽ tiếp tục tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật, cũng như ở thực vật, các em sẽ thấy rõ có các nhân tố bên trong (vốn gen, hoocmôn ) và các nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn….), từ
đó vận dụng các yếu tố này vào điều kiển quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và biết
về một số ứng dụng trong các biện pháp cải thiện chất lượng dân số Sự sắp xếp nội dung học tương đương với nội dung sinh trưởng và phát triển ở thực vật mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình dạy và dễ dàng tiếp nhận kiến thức trong quá trình học của học sinh
3. Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý từ khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
- Phân loại các kiểu phát triển ở động vật theo biến thái:
+Phát triển không qua biến thái
+Phát triển qua biến thái:
• Phát triển qua biến thái hoàn toàn
• Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Trang 2B-Bài học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm sinh trưởng, khái niệm phát triển ở động vật
- Trình bày được khái niệm biến thái
- Phân biệt được các kiểu phát triển ở động vật dựa theo biến thái Lấy được ví dụ tương ứng với từng kiểu phát triển
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình ảnh, đoạn băng thông qua hoạt động tìm hiểu về sinh trưởng, phát triển và hoạt động tìm hiểu các kiểu phát triển
3. Thái độ
- Vận dụng bài học giải thích các hiện tượng phát triển của đông vật trong cuộc sống
II. Phương tiện và phương pháp
1. Phương tiện
- Máy chiếu, máy tính cá nhân
2. Phương pháp
- Thuyết trình kết hợp sử dụng hình ảnh trực quan
- Thuyết trình kết hợp vấn đáp
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Giáo án điện tử bài 37, chương trình Sinh học 11 cơ bản
- Phương tiện dạy học
2. Học sinh
- Học bài cũ, nội dung sinh trưởng và phát triển của thực vật
IV. Tiến trình lên lớp
1 Ổn định trật tự học sinh
2 Lời dẫn vào bài
Phần trước, chúng ta đã tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật Vậy, con người chúng
ta và các động vật khác có xảy ra 2 quá trình này không? Chúng ta tìm hiểu nội dung về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
3 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm sinh trưởng và
phát triển ở thực vật để chuẩn bị so sánh với khái niệm
sinh trưởng, phát triển ở động vật
HS: nhắc lại khái niệm sinh trưởng và phát triển ở thực vật
GV: trình chiếu đoạn băng ngắn (2 phút) về vòng đời của
ruồi Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về sự sinh
trưởng, phát triển ở động vật
HS: theo dõi đoạn băng và rút ra nhận xét
GV: khái quát lại kiến thức sinh trưởng và phát triển Đưa
I Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
-Sinh trưởng: là quá trình tăng lên
về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào
-Phát triển: là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm sinh trưởng, phân hóa và
Trang 3khái niệm sinh trưởng, phát triển của động vật trên giáo án
điện tử và so sánh với thực vật
GV: ngoài ra, chúng ta còn thấy có sự thay đổi hình dáng
nhanh chóng của ruồi (trứng->ròi ->nhộng->ruồi), sự thay
đổi hình thái, cấu tạo một cách đột ngột và nhanh chóng
như vậy được gọi là biến thái Vậy, ở người có xảy ra biến
thái không?
HS: thảo luận nhỏ và đưa ra ý kiến cá nhân.
GV: ở người không xảy ra quá trình biến thái Đưa khái
niệm biến thái và phân loại phát triển theo biến thái lên bài
giảng
HS: theo dõi và ghi lại nội dung bài học
phát sinh hình thái
-Biến thái: là sự thay đổi đột ngột
về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở ra từ trứng
-Phân loại phát triển theo biến thái:
+Phát triển không qua biến thái +Phát triển qua biến thái:
• Phát triển qua biến thái hoàn toàn
• Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
4.Hoạt động 2: Tìm hiểu về các kiểu phát triển ở động vật
GV: ở động vật, người ta thường chia sự phát triển theo 2
giai đoạn là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi, đánh dâu
bằng việc được sinh ra hoặc nở ra từ trứng Quá trình phát
triển ở người cũng vậy, và đây là ví dụ điển hình cho quá
trình phát triển không qua biến thái Đưa hình ảnh về quá
trình phát triên phôi người (37.1 và 37.2), yêu cầu lớp quan
sát hình và cho biết những biến đổi trong quá trình phát
triển ở người, vi trí xảy ra
HS: quan sát và mô tả lại những biến đổi trong quá trình
phát triển ở người
+hợp tử phân chia nhiều lần tạo phôi, hình thành thai
nhi ở trong tử cung người mẹ
+con sinh ra có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự con
trưởng thành
GV: Kết luận về quá trình phát triển không qua biến thái ở
người và đưa nội dung bài học trình chiếu trên bản giáo án
điện tử
GV: Đưa hình ảnh về vòng đời của sâu bướm và vòng đời
của châu chấu, đâu là biến thái hoàn toàn và đâu là biến
thái không hoàn toàn? Chiếu đoạn băng về phát triển qua
biến thái ở sâu bướm và châu chấu, yêu cầu cả lớp quan sát
và nhận xét những đặc điểm ở biến thái hoàn toàn và biến
thái không hoàn toàn
HS: quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+Sâu bướm có biến thái hoàn toàn
• ấu trùng khác xa con trưởng thành
• trải qua lột xác và đóng kén thành nhộng
+Châu chấu có biến thái không hoàn toàn:
• ấu trùng tương đối giống con trưởng thành
• trải qua lột xác nhiều lần
II Các kiểu phát triển ở động vật
1. Phát triển không qua biến thái
-Ví dụ: người, hầu hết động vật
có xương sống và không xương sống
-Nội dung cụ thể ở bảng bên dưới
2. Phát trển qua biến thái
a,Phát triển qua biến thái hoàn toàn
-Ví dụ: sâu bướm, ruồi, ếch nhái,
……
-Nội dung cụ thể ở bảng bên dưới
b,Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
-Ví dụ: châu chấu, ve sầu, chuồn
Trang 4GV: Kết luận về biến thái hoàn toàn và biến thái không
hoàn toàn Đưa nội dung bài học trên bản trình chiếu Đặt
câu hỏi: trong biến thái không hoàn toàn và biến thái hoàn
toàn, giai đoạn nào gây hại cho mùa màng, sản xuất? Ta
phải tiêu diệt côn trùng gây hại ở giai đoạn nào?
HS: suy ghĩ và đưa câu trả lời (giai đoạn sâu bướm và
toàn bộ vòng đời của châu chấu Do đó, ta cần tiêu diệt ở
giai đoạn trứng và sâu non là tốt nhất)
GV: chính xác hóa kiến thức (tiêu diệt ở giai đoạn trứng và
giai đoạn sâu non là tốt nhất), liên hệ đến lịch thời vụ trong
việc phun thuốc sâu làm dẫn chứng Đưa hình ảnh về phát
triển không qua biến thái (rắn), biến thái hoàn toàn (ếch)
và không hoàn toàn (gián)để học sinh phân biệt
chuồn…
-Nội dung cụ thể ở bảng bên dưới
Tiêu chí Phát triển không qua
biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn +Ví dụ: người, đa số các
động vật có xương sống
và không xương sống
+Ví dụ: sâu bướm, ruồi, ếch nhái… +Ví dụ: châu chấu, chuồn chuồn, ve sầu…
Giai đoạn
phôi
+Ví trí: trong tử cung (dạ con)
+Đặc điểm: xảy ra quá trình biệt hóa tế bào (từ hợp tử phân chia nhiều lần tạo phôi, phát triển thành thai nhi)
+Vị trí: trong trứng
+Đặc điểm: xảy ra quá trình biệt hóa tế bào (từ hợp tử phân chia nhiều lần tạo phôi, phát triển thành con non)
Giai đoạn
hậu phôi +không xảy ra biến đổi đột ngột
+con non có hình thái, cấu tạo tương tự con trưởng thành
+Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý khác xa con trưởng thành
+Phải trải qua quá trình lột xác nhiều lần và đóng kén
+Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lý gần giống con trưởng thành
+Ấu trùng trải qua lột xác nhiều lần
5.Củng cố và dặn dò
- Thực hiện câu hỏi trong vở bài tập, trang 42
- Thực hiện các bài tập sau:
Câu 1: Nối các hình thức phát triển ở cột A với các động vật ở cột B sao cho đúng:
A: Trường hợp ấu trùng có đặc điểm hình thái, sinh lí rất
khác với con trưởng thành
B: Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và
sinh lý tương tự với con trưởng thành
C: Trường hợp con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và
sinh lý gần giống với con trưởng thành
Đáp án: 1-B, 2-A, 3-C
1. Voi, cá chép, bồ câu
2. Nhái bén, bọ hung, ruồi
3. Chuồn chuồn, bọ xít
Câu 2: Biến thái là:
Trang 5A: Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
B: Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
C: Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
D: Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở từ trứng ra
Đáp án: C
V Rút kinh nghiệm