Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long (Trang 46)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng

3.3.1. Thuận lợi

- Nền kinh tế Tỉnh nhà trong những năm qua đã có những bước phát triển rất ổn định, nhiều dự án trọng điểm của Tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả.

- Được sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của Chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật.

- Thương hiệu Sacombank đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường tài chính - tiền tệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi Nhánh trong việc thu hút khách hàng.

- Được sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi Nhánh đáp ứng nhu cầu vốn và các hoạt động dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng.

- Sự hình thành và phát triển của nhiều Khu Công Nghiệp, trung tâm thương mại, khu du lịch, và một thời gian không xa nữa Vĩnh Long sẽ trở thành một Thành Phố. Chính những điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng trên địa bàn nói chung và Sacombank chi nhánh Vĩnh Long nói riêng.

- Lực lượng nhân viên đại bộ phận là trẻ và rất năng động, đội ngũ quản trị viên luôn vững vàng, trung kiên, trong sạch và đầy tâm huyết. Các cán bộ tín dụng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng.

3.3.2. Khó khăn

- Mặc dù thương hiệu Sacombank đã có chỗ đứng trong lòng của khách hàng. Thế nhưng, thời gian thành lập Chi Nhánh trên địa bàn chưa được lâu nên việc thu hút khách hàng cũng có phần hạn chế so với các ngân hàng đã ra đời lâu hơn trên cùng địa bàn.

- Tuy đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng còn rất trẻ và năng động nhưng ngân hàng cũng cần phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Chính vì phải thường xuyên

tham gia các buổi huấn luyện nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động cũng như làm tăng các khoản chi phí cho ngân hàng.

- Kế hoạch nghiên cứu thị trường, quản lý khách hàng, quảng bá thương hiệu, quan hệ công chúng tuy đã được quan tâm nhưng chưa thật sự bài bản, chưa góp phần thiết thực vào quá trình gầy dựng cho Sacombank một hình ảnh đặc trưng và một vị thế riêng, đầy ấn tượng trong lòng mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh bao giờ cũng có hai mặt: bên cạnh những thuận lợi và cơ hội thì bao giờ cũng có những khó khăn và thử thách đi kèm. Chúng lúc nào cũng đi song hành cùng với nhau. Điều này có lẽ ai cũng biết đến, thế nhưng không vì vậy mà người ta lại từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy mà toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng lúc nào cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn giữ vững sự đoàn kết nhất trí nhằm đưa ngân hàng mình phát triển đi lên vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách phía trước.

Phương châm hành động của Sacombank nói chung và Sacombank chi nhánh Vĩnh Long nói riêng ở thời kỳ hậu WTO là quyết tâm: “Biến cơ hội thành lợi thế so sánh - biến cạnh tranh thành động lực phát triển - biến sở đoản thiếu hợp tác thành thế mạnh hợp tác – và biến thách thức thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập”, nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo của quần chúng cán bộ nhân viên trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Đồng thời với việc tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo chất lượng phát triển bền vững của bản thân, Sacombank sẽ quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính đối với các doanh nghiệp khách hàng, nhất là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH VĨNH LONG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho ngân hàng.

Hoạt động của ngân hàng chủ yếu vẫn là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Đôi khi có những biến động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của Chi nhánh, và nếu như không có được sự hỗ trợ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán dẫn đến gây mất lòng tin cho khách hàng và đưa các ngân hàng tiến gần đến bờ vực thẳm của sự phá sản. Đến lúc này, Chi nhánh phải cần sự hỗ trợ về vốn từ Hội sở chính với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, giữ vững uy tín đối với khách hàng.

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng Hội sở thì nguồn vốn huy động được xem là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2008, tình hình nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện tổng quát qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So Sánh 2007/2006

So Sánh 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 598.829 106,8 5.391.692 100,7 10.365.548 99,5 4.792.863 800,4 4.973.856 92,3

Vốn điều hoà (38.222) (6,8) (36.596) (0,7) 52.290 0,5 (1.626) (4,3) 15.694 42,9

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng đều có xu hướng tăng cao qua ba năm. Năm 2007, tổng nguồn vốn là 5.355.096 triệu đồng tăng 4.794.489 triệu đồng, tức tăng 855,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng nguồn vốn là 10.417.838 triệu đồng tăng 5.062.742 triệu đồng, tức tăng 94,5% so với năm 2007. Chính vì vậy, ngân hàng cần phải quản lý tốt tình hình nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều hoà. Trong đó , vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, vốn huy động là 5.391.692 triệu đồng tăng 4.792.863 triệu đồng, tức tăng 800,4% so với năm 2006. Năm 2008, vốn huy động là 10.365.548 triệu đồng tăng 4.973.856 triệu đồng, tức tăng 92,3% so với năm 2007. Thế nhưng, ta thấy tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn của chi nhánh lại có xu hướng giảm qua các năm; còn vốn điều hoà lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể đặc biệt là vào năm 2008. Trong hai năm 2006 và 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng cao thế nhưng Chi nhánh lại chưa sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả và đã điều chuyển vốn cho các chi nhánh khác và vốn điều hoà năm 2006 là âm 38.222 triệu đồng, năm 2007 là âm 36.596 triệu đồng, giảm 1.626 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008, ngân hàng được điều chuyển vốn là 52.290 triệu đồng chiếm 0,5% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, ta thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chứng tỏ rằng ngân hàng đã chiếm được lòng tin của khách hàng và có thể chủ động được nguồn vốn cho vay.

Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm tương đối khả quan; công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh thực hiện khá tốt, đáp ứng được nhu cầu về vốn và từng bước tạo được uy tín cho khách hàng.

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà khi phân tích chúng ta không thể bỏ qua được.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hoà từ ngân hàng cấp trên, thì ngân hàng cần có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình thì đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên và góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Để có thể phần nào hiểu rõ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng, sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình số dư huy động của Chi nhánh qua ba năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình số dư huy động qua 3 năm

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư. Qua bảng số liệu trên, ta có những nhận xét như sau:

Số dư huy động của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và dân cư có sự biến động không ổn định. Đối với các tổ chức tín dụng, số dư huy động này có sự tăng giảm khác nhau qua ba năm cụ thể là: Năm 2007, số dư huy động là 1.264 triệu đồng, giảm 369 triệu đồng, tức giảm 22,6% so với năm 2006; Năm 2008 số dư huy động là 1.996 triệu đồng tăng 732 triệu đồng, tức tăng 57,9% so với năm 2007. Đối với các tổ chức kinh tế và dân cư, số dư huy động luôn tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2007, số dư huy động là 298.196 triệu đồng tăng 240.518

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổ chức tín dụng 1.633 1.264 1.996 (369) (22,6) 732 57,9 Tổ chức kinh tế và dân cư 57.678 298.196 381.127 240.518 417 82.931 27,8 Tổng 59.311 299.460 383.123 240.149 404,9 83.663 27,9

triệu đồng, tức tăng 417% so với năm 2006; Năm 2008 số dư huy động là 381.127 triệu đồng tăng 82.931 triệu đồng, tức tăng 27,8% so với năm 2007.

Nếu xét về mặt tổng thể thì tổng số dư huy động của Chi nhánh luôn tăng qua ba năm, cụ thể như sau: Năm 2007, tổng số dư huy động là 299.460 triệu đồng tăng 240.149 triệu đồng, tức tăng 404,9% so với năm 2006; Năm 2008 tổng số dư huy động là 383.123 triệu đồng tăng 83.663 triệu đồng, tức tăng 27,9% so với năm 2007. Nhìn chung, tốc độ tăng của tổng số dư huy động năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng số dư huy động năm 2007 so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho số dư huy động của ngân hàng tăng lên với tỷ trọng cao là do vào năm 2008 lãi suất huy động của các ngân hàng đều cao. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế lượng tiền thừa trong lưu thông góp phần làm giảm lạm phát. Chính vì vậy nên đã thu hút được lượng tiền gửi đáng kể của các thành phần kinh tế. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư huy động của Chi nhánh. Cụ thể là năm 2006 số dư huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 97,2% trong tổng số dư huy động; năm 2007 chiếm 99,6% và năm 2008 chiếm 99,5% trong tổng số dư huy động. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động, vì vậy ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút lượng tiền gửi của thành phần này ngày càng nhiều nhằm ổn định nguồn vốn và để đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng phải đầu tư để thiết kế mộ sản phẩm thật hoàn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu dùng.

Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị nếu đầu ra không thành công. Hoạt động của ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn nhưng lại không có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của ngân hàng cũng sẽ đứng trên bờ vực thẳm. Vì vậy bên cạnh công tác huy động vốn có hiệu quả thì ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.

Để xem những năm qua hoạt động của ngân hàng có thật sự hiệu quả hay không thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng qua ba năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4: Tổng hợp tình hình sử dụng vốn qua 3 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh 2007/2006 So Sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 204.477 1.662.756 3.983.358 1.458.279 713,2 2.320.603 139,6

Doanh số thu nợ 114.655 1.455.451 3.999.459 1.340.796 1.169,4 2.544.008 174,8

Dư nợ 89.822 297.126 281.028 207.304 230,8 (16.098) ( 5,4)

Nợ quá hạn 1.781 253 1.820 (1.528) (85,8) 1.567 619,4

Nguồn: Phòng Kế Toán

Qua bảng tổng hợp số liệu trên, ta có những nhận xét sau:

Doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Cụ thể hơn là: Năm 2006 doanh số cho vay đạt 204.477 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số này đạt 1.662.756 triệu đồng, tăng 1.458.279 triệu đồng tức tăng 713,2% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số cho vay đạt 3.983.358 triệu đồng, tăng 2.320.603 triệu đồng tức tăng 139,6% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ cũng tăng qua ba năm. Cụ thể như sau: Năm 2006, doanh số thu nợ là 114.655 triệu đồng. Năm 2007, doanh số thu nợ là 1.455.451 triệu đồng, tăng 1.340.796 triệu đồng tức tăng 1.169,4 % so với năm 2006. Năm 2008, doanh số thu nợ là 3.999.459 triệu đồng, tăng 2.544.008 triệu đồng tức tăng 174,8% so với năm 2007.

Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua ba năm cụ thể như sau: Năm 2006, dư nợ là 89.822 triệu đồng, năm 2007 dư nợ là 297.126 triệu đồng, tăng 207.304 triệu đồng tức tăng 230,8% so với năm 2006. Năm 2008, dư nợ là 281.028 triệu đồng, giảm 16.098 triệu đồng tức giảm 5,4% so với năm 2007.

Nợ quá hạn năm 2006 là 1.781 triệu đồng, năm 2007 nợ quá hạn là 253 triệu đồng giảm 1.528 triệu đồng tức giảm 85,8%. Đây là điều đáng mừng đối với Ngân hàng nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn lại tăng lên thành 1.820 triệu đồng, tăng 1.567 triệu đồng tức tăng 619,4% so với năm 2007. Nguyên nhân của tình

trạng này chủ yếu là do tình hình kinh tế có những biến động như giá cả leo thang, lạm phát xảy ra và kéo dài làm cho đời sống của người dân lâm vào tình cảnh khó khăn. Tình trạng lạm phát đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng năm 2008 tăng lên rất nhiều so với năm 2007.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)