Về sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long (Trang 78 - 79)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.2.3. Về sản phẩm dịch vụ

Khi các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Các sản phẩm dịch vụ trước đây đã bị cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nội địa thì nay còn trở nên gay gắt hơn. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ (chiếm tới trên 40% tổng thu nhập) thì tín dụng vẫn là hoạt động chủ lực của chúng ta trong thời gian qua.

Với triết lý kinh doanh “Không bỏ sót khách hàng nào”, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng phải phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, phù hợp với văn hoá, tập quán của từng địa phương. Tập trung rà soát và củng cố lại toàn bộ danh mục sản phẩm dịch vụ; lấy các sản phẩm dịch vụ truyền thống làm nền tảng, phát triển mở rộng các sản phẩm mới mang tính đặc thù riêng của ngân hàng.

Về sản phẩm tiền gửi: Chú trọng giải pháp để nâng cao tỷ trọng tiền gửi lãi suất thấp, luôn cải tiến và phát triển các sản phẩm tiền gửi.

Về sản phẩm tiền vay: hướng đến khách hàng mục tiêu là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng đến các nhu cầu vay nhỏ lẻ, các mục đích tiêu dùng. Chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng thấu chi, thẻ tín dụng,…

Về dịch vụ thanh toán: Ưu tiên phát triển các dịch vụ như dịch vụ kiều hối, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu chi hộ,… Các dịch vụ khác cũng có sự đầu tư đúng mức để đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Vĩnh Long (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)