1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM II tại trường THCS Đoàn Thị Điểm

13 5,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 140 KB

Nội dung

Nghe báo cáo để tìm hiểu thực tế ở trường: + Báo cáo về công tác chủ nhiệm, phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả do Cô Dương Thị Mỹ Nhung phụ trách + Báo cáo của Hiệu trưởng trường THCS Đ

Trang 1

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP SƯ PHẠM II



Phần I: GIỚI THIỆU SƠ BỘ

1 Họ và tên sinh viên: Trần Nguyễn Việt Hằng

Giới tính: Nữ Ngày tháng năm sinh: 02/06/1992

2 Trường: Cao đẳng Cần Thơ

3 Lớp: Toán- Tin Khóa: 35 Khoa: Sư phạm

4 Thực tập chủ nhiệm : Lớp 6A4

Giáo viên chủ nhiệm lớp 6A4: Nguyễn Phượng Hồng

Thực tập chuyên môn: Lớp 6A4

Giáo viên hướng dẫn chuyên môn: Nguyễn Phượng Hồng

5 Công tác được giao từ ngày 25/02/2013 đến ngày 06/04/2013 :

- Ngày 25/02/2013: Gặp gỡ Ban giám hiệu nhà trường để nghe phổ biến một số nội

dung , tiếp xúc lớp cùng giáo viên chủ nhiệm, phân công chủ nhiệm lớp 6A4

Được giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm hướng dẫn công tác chủ

nhiệm lớp và công việc trong quá trình thực tập sư phạm

Nghe báo cáo để tìm hiểu thực tế ở trường:

+ Báo cáo về công tác chủ nhiệm, phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả do Cô Dương Thị Mỹ Nhung phụ trách

+ Báo cáo của Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Thị Điểm Thầy Lê Văn Hóa

về tình hình nhà trường và những hồ sơ cần thiết cho các giáo sinh trong thời gian thực tập tại trường

LỊCH DỰ GIỜ MẪU:

* Tuần I:

 Thứ Ba (26/02):

- Buổi chiều: Tiết 2 cô Nguyễn Phượng Hồng tại lớp 6A4, Bài 9: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

Trang 2

 Thứ Tư (27/02):

- Buổi chiều: Tiết 4 cô Nguyễn Ngân Tiên tại lớp 6A13, Bài 9: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

 Thứ Bảy (02/03):

- Buổi chiều: Tiết 5 cô Nguyễn Phượng Hồng tại lớp 6A4: Dự sinh hoạt chủ nhiệm

LỊCH GIẢNG DẠY CHẤM ĐIỂM:

* Tuần II:

 Thứ Ba (05/03):

- Buổi chiều: tiết 2- tại lớp 6A4, dạy bài 10: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

 Thứ Bảy (09/03):

- Buối chiều: tiết 5- tại lớp 6A4, thực tập công tác chủ nhiệm (SHCN)

* Tuần III :

 Thứ Ba (12/03):

- Buổi sáng: tiết 2- tại lớp 6A4, dạy bài 12: PHÉP CHIA PHÂN SỐ

 Thứ ba (27/03) :

- Buổi chiều: tiết 4 thầy Dương Viêt Vĩnh Mậu tại lớp 8/4 Unit 14: Wonders of the world, lesson 3: Reading

LỊCH DỰ GIỜ GIẢNG DẠY CỦA CÁC GIÁO SINH KHÁC:

* Tuần II:

 Thứ Ba (05/03):

- Buổi chiều: tiết 1- tại lớp 6A8, của bạn Nguyễn Thị Hằng, bài 9: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

 Thứ Năm (07/03):

- Buổi chiều: tiết 4- tại lớp 7A13, của bạn Hà Mỹ Dung, bài 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU

* Tuần III :

 Thứ Hai (11/03):

- Buổi sáng: tiết 1- tại lớp 6A12, của bạn Phan Thị Cẫm Giang, bài 9: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ

 Thứ Ba (12/03) :

Trang 3

- Buổi chiều: tiết 1- tại lớp 6A8, của bạn Nguyễn Thị Hằng, bài 10: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

- Buổi chiều: tiết 4- tại lớp 7A13, của bạn Hà Mỹ Dung, bài 9: TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

Phần II : NHẬN THỨC VỀ CÁC NỘI DUNG THỰC TẬP

I Tìm hiểu thực tế:

Quá trình thực tập nghề là quá trình giúp tôi nói riêng, cũng như mỗi sinh viên nói chung làm quen với môi trường thực tế, là nền tảng để mai này trở thành một giáo viên thực thụ Vì vậy, tìm hiểu thực tế là một việc làm rất quan trọng trong quá trình thực tập

Công tác tìm hiểu thực tế đóng một vai trò rất quan trọng là nội dung đầu tiên trong quá trình thực tập sư phạm năm thứ ba Qua công tác này mỗi giáo sinh sẽ nắm bắt được tình hình địa phương nơi trường đóng về các mặt: văn hóa, kinh tế, chính trị- xã hội, an ninh,…Từ đó thấy được sự ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giáo dục học sinh Tìm hiểu thực

tế còn giúp ta nắm bắt được tình hình nhà trường nơi thực tập sư phạm, những hiểu biết nhất định về học sinh của trường Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực tập của giáo sinh để đề ra những kế hoạch giáo dục phù hợp

Trong quá trình thực tập sư phạm lần này, được sự giúp đỡ hết sức tận tình của Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo và các em học sinh ở trường THCS Đoàn Thị Điểm Đặc biệt là

Cô chủ nhiệm Nguyễn Phượng Hồng, Cô cũng là giáo viên hướng dẫn bộ môn Toán; Cô Nguyễn Ngân Tiên là giáo viên hướng dẫn bộ môn Tin và học sinh lớp chủ nhiệm, lớp dự giờ, lớp giảng dạy, bản thân tôi thấy những điểm sau:

1 Về ý thức:

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi đã nhận thấy được sự cao quý của nghề dạy học nhưng không kém phần vất vả Thầy, cô giáo là con đò đưa học sinh đến bến

bờ tri thức Xuất phát từ ý nghĩ đó, tôi đã chọn nghề giáo viên với ước mơ là dâng hiến hết khả năng của mình để giáo dục thế hệ trẻ sau này phục vụ cho quê hương đất nước và ước muốn

đó vẫn từng ngày lớn dần lên trong suy nghĩ của tôi Đến với nghề dạy học, trong tôi có phần nào ý thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của một người giáo viên

Trang 4

Qua 6 tuần thực tập, tuy thời gian không nhiều nhưng đã giúp cho tôi hiểu thêm rất nhiều về nghề mà tôi đã chọn Vì vậy, ngay từ khi bước chân vào trường để thực hiện nhiệm

vụ thực tập sư phạm của mình, tôi đã ý thức được rằng đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, làm nền tảng và là hành trang kinh nghiệm cho quá trình công tác giáo dục của tôi sau này

Từ đợt thực tập vừa qua, ước muốn của tôi được nhân lên, lòng yêu nghề, mến trẻ được tăng lên gấp bội Tôi lại càng hiểu và thông cảm hơn với những vất vả và khó khăn của người thầy trong “Sự nghiệp trồng người”, đặc biệt là các thầy cô giáo công tác vùng cao, vùng sâu, vùng xa khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, học sinh còn chậm nhận thức Từ đó, tôi ý thức được rằng mọi cử chỉ, hành động, lời nói của một giáo viên đối với học sinh dù dưới hình thức nào thì tất cả cũng chỉ vì học sinh thân yêu, vì lòng yêu nghề, mến trẻ, vì thế hệ tương lai của đất nước mà thôi Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đợt thực tập và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy cô giáo đi trước, luôn

tự giác học tập, nghiên cứu nghiệp vụ tốt để sau này phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước

2 Về tinh thần:

Trong quá trình thực tập sư phạm lần này, tôi luôn cố gắng học hỏi những kinh nghiệm của các thầy cô giáo đi trước đồng thời có tinh thần tự giác, tự làm chủ bản thân, chấp hành tốt những nội quy của nhà trường, của lớp học, của đoàn sinh viên thực tập đề ra Luôn luôn ổn định tư tưởng và xác định nội dung , mục đích yêu cầu của đợt thực tập sư phạm lần này Bước vào thâm nhập thực tế của nhà trường, với văn hoá của địa phương và cùng với truyền thống tốt đẹp của nhà trường đã có tinh thần cởi mở, đoàn kết giúp đỡ mọi người trong quan hệ cũng như công việc được giao

3 Về thái độ thâm nhập thực tế:

Trong những ngày thực tập tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, tôi đã cố gắng tìm hiểu thực tế của trường, những ưu điểm, hạn chế, những thuận lợi, khó khăn đang tồn tại tại trường, tình hình địa phương nơi trường đang tham gia thực tập Tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6A4, thông qua giáo viên chủ nhiệm, các em học sinh, tôi đã biết được đôi điều về hoàn cảnh kinh tế, dân trí của những gia đình, khu vực xung quanh trường và trong phạm vi trường học Qua những ngày đầu của đợt thực tập sư phạm tôi đã tìm hiểu được những điều cơ bản về

Trang 5

địa phương và công tác chủ nhiệm thông qua các báo cáo của địa phương, của BGH nhà trường cũng như báo cáo về công tác chủ nhiệm

4 Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương:

4.1 Về Vị trí điạ lí và dân cư :

 Đặc điểm tự nhiên:

Phường An Cư là một trong những phường nằm ở trung tâm quận Ninh Kiều- thành phố Cần Thơ Phường An Cư có diện tích 0,6 km², dân số năm 1999 là 20086 người, mật độ dân số đạt 33 477 người/km²

4.2 Văn hoá - Xã hội:

Giáo dục:

Giáo dục trên địa bàn phường An Cư bao gồm các trường: Trường THCS Đoàn Thị Điểm và trường THPT Châu Văn Liêm Công tác dạy và học đi vào hoạt động có nề nếp, chất lượng dạy và học tập được nâng cao, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm đúng mức Duy trì tốt việc phổ cập trung học cơ sở và trung học phổ thông đúng độ tuổi, các trường

đã tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng nhiều học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi do Quận và Thành phố tổ chức

Y tế: Có trạm y tế phường An Cư

Chính sách xã hội:

Thực hiện tốt chính sách đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, hưu trí, quân nhân tại ngũ Xây nhiều nhà tình thương và nhà tình nghĩa

4.3 Về trường THCS Đoàn Thị Điểm :

Trường THCS Đoàn Thị Điểm số 56 Ngô Quyền, nằm trên địa bàn phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Trường THCS Đoàn Thị Điểm đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc về số lượng cũng như chất lượng, trường là một bộ phận của phòng Giáo dục quận Ninh Kiều

4.4 Về quy mô:

Toàn trường với……cán bộ giáo viên gồm 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó, 1 chủ tịch công đoàn, 1 bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tổng phụ trách đội

+ Thầy……… hiệu trưởng

+ Thầy……… hiệu phó

+ Cô……… hiệu phó

Trang 6

+ Chủ tịch công đoàn : ………

+ Thầy Tổng phụ trách: ………

Trường có 7 tổ chuyên môn:

+ Tổ Văn + Tổ Toán - Tin + Tổ Anh văn + Tổ Lý - Hoá - Công nghệ + Tổ Sử - Địa

+ Tổ Công Dân - Âm nhạc – Mỹ thuật + Tổ Sinh - Thể dục

Nhân viên văn phòng gồm: 12 người

Toàn trường có 4 khối với 21 lớp:

+ Khối 6 có …….lớp

+ Khối 7 có…….lớp

+ Khối 8 có……lớp

+ Khối 9 có…….lớp

Toàn trường bình quân 40 học sinh/ lớp

Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học: Trường đã thực hiện và duy trì tốt các chỉ tiêu đảm bảo cho phổ cập giáo dục THCS từ năm 2003 đến nay

4.5 Về cơ sở vật chất:

- Phòng học được trang bị đủ đèn, quạt, đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng mát (mỗi phòng có

2 quạt trần và tối thiểu 8 bóng đèn loại 1,2m)

- Mỗi lớp học có trang bị ảnh Bác, cờ nước, khẩu hiệu

- Có 2 phòng ứng dụng công nghệ thông tin với 1 Projector, 1 máy tính, 1 màn hình lớn

- Có 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng hiệu phó, 1 văn phòng, 1 phòng giám thị, 1 phòng giáo viên, 1 phòng truyền thống, 3 phòng thí nghiệm thực hành: Lý, Hóa, Sinh, 1 phòng tin học với

28 máy tính

- Có thư viện đạt chuẩn quy định của Sở GD-ĐT

5 Những kết quả đạt được:

Mặc dù đợt thực tập sư phạm chỉ trong vòng 6 tuần, một thời gian cũng không quá dài những tôi đã hoàn thành một số công việc được giao:

Trang 7

1 Hoàn thành dự giờ mẫu và dạy học.

2 Hoàn thành các kế hoạch, công tác giáo dục

3 Bài báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm của cá nhân

4 Nhật ký thực tập sư phạm

5 Hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên chủ nhiệm, của đoàn, của nhóm giao phó

6 Ngoài ra còn thu được những kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô và hoạt động thực tập mang lại

6 Thu hoạch và tác dụng của công tác này:

Sau 6 tuần thực tập sư phạm tại trường, qua tiếp xúc thực tế với từng công việc cụ thể, bản thân tôi đã hiểu biết thêm đặc điểm tâm- sinh lý của học sinh, nhiều điều mà không có trong sách vở Qua đó làm cho tôi càng thêm yêu nghề

Sau khi tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo ở trường THCS tôi đã tiếp nhận được nhiều phương pháp giảng dạy của người giáo viên THCS: công tác chuẩn bị giáo án lên lớp, cách nêu vấn đề khi vào bài mới để gây hứng thú cho học sinh Bên cạnh đó, bản thân tôi còn hiểu thêm về công việc phải làm của một người GVCN, cách tổ chức buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, một số phương pháp giáo dục với các học sinh cá biệt và có cách ứng xử linh hoạt trong khâu làm việc với phụ huynh học sinh

Qua việc tìm hiểu thực tiển của trường trung học cơ sở, bản thân tôi đã thấy vai trò của người giáo viên THCS là phải kết hợp giữa hai nhiệm vụ của người giáo viên là phải có phương pháp giảng dạy có hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và quản lý giáo dục học sinh vi phạm nề nếp, quy chế, học sinh cá biệt

II Phương hướng công tác Đội nhiệm kỳ: 2012– 2013

1 Đặc điểm tình hình của Liên Đội:

1.1 Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn tích cực của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội đồng sư phạm nhà trường

- Đa số anh chị phụ trách chi đội tích cực và nhiệt tình trong công tác Đội

Trang 8

- Học sinh ở địa bàn phường An Cư quận Ninh Kiều phần nhiều có tính hiếu học và chăm ngoan

1.2 Khó khăn:

- Một số học sinh là con em lao động thuộc diện khó khăn nên phải làm phụ thêm công việc gia đình, ít có thời gian tham gia các phong trào hoạt động Đội

- Về mặt kinh phí, quỹ đội không đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động phong trào

2 Trọng tâm công tác:

Tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc về công tác “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh”, tập trung triển khai nghị quyết 06 của ban chấp hành TW Đoàn về “ Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên nhi đồng” Làm tốt công tác tham mưu xây dựng cơ chế, chính

sách và huy động các nguồn lực xã hội cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi

Tăng cường triển khai cuộc vận động: “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Phong trào nghìn việc tốt”, “Giúp bạn đến trường” gắn với phong trào thi đua

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Chú trọng quy trình bồi dưỡng kết nạp

Đội viên, Đoàn Viên Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Đội và công tác sao nhi đồng theo hướng thiết thực, phát huy tính tự quản, tự nguyện và quyền tham gia của thiếu nhi trong các hoạt động Đội, phong trào thiếu nhi

Triển khai các hoạt động cụ thể, những việc làm thiết thực tạo điều kiện cho thiếu nhi tìm hiểu về lịch sử của Đảng, của dân tộc, của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của dân tộc

Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động Đội, kỹ năng sống cho đội viên và bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách đội

Nhằm mục đích nâng cao công tác Đội và phong trào thiếu nhi, tạo môi trường thuận lợi cho thiếu niên rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, Liên đội trường THCS Đoàn Thị Điểm quyết tâm thực hiện tốt theo chủ đề:

“Vâng lời Bác dạy Làm nghìn việc tốt Dâng Đảng quang vinh Mừng Đoàn vững mạnh”

Trang 9

II Công tác thực tập giảng dạy:

1 Ý thức, tinh thần, thái độ đối với công tác:

- Dự giờ 2 buổi của giáo viên hướng dẫn bộ môn toán và bộ môn tin học, cùng các bạn trong nhóm với thái độ tích cực, ý thức nghiêm túc và tinh thần học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau

- Trước mỗi tiết dự giờ mẫu và dạy, tôi đều soạn và hiểu giáo án, từ kiến thức truyền thụ đến cách trình bày bảng, trình tự các bước lên lớp, tập xử lý các tình huống trên lớp

- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học liên quan đến tiết dạy, lắng nghe sự hướng dẫn, góp

ý của giáo viên hướng dẫn và các bạn trong nhóm để rút kinh nghiệm

- Lên lớp gồm cả chủ nhiệm, dự giờ và dạy tôi luôn có phong cách chững chạc, tự tin, truyền đạt tri thức cho học sinh với tinh thần, trách nhiệm, tự giác, nghiêm túc, chân thành

- Trước tiết dạy cũng như dự giờ, tôi đều tự đặt ra những vấn đề : Mục đích, yêu cầu bài dạy là gì ?Trọng tâm chú ý phần gì ?Cần mở rộng phần nào ?Sử dụng phương pháp truyền đạt nào ? Phân bố thời gian cho từng đề mục như thế nào ?Ở bài dạy này có gì sáng tạo mới ?

- Trong tiết dạy, tôi rất chú trong đến các phương pháp dạy và học

2 Những việc đã làm và kết quả cụ thể:

- Trong thời gian thực tập tôi đã hoàn thành các tiết dự giờ sinh hoạt lớp, dự giờ dạy mẫu

và tiết dạy chấm điểm đúng kế hoạch và đạt yêu cầu

- Dự giờ những tiết của giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng nhóm

- Chuẩn bị tốt các bài dạy: soạn giáo án và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học

- Tập giảng trước tiết dạy

- Sau các tiết dự giờ của các bạn cùng nhóm chúng tôi luôn trao đổi góp ý thẳng thắn và rút kinh nghiệm cho bản thân

3 Thu hoạch và tác dụng của công tác này:

- Học hỏi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá

- Sau các tiết dự giờ, tiết dạy đã giúp tôi trưởng thành hơn trong mọi mặt về phong cách lên lớp cũng như các bước lên lớp

- Một điều quan trọng trong dạy học hiện nay là dạy học làm sao học sinh là người chủ động, làm sao để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học một cách tối đa, học sinh làm việc nhiều hơn,học sinh tự khai thác lấy kiến thức mà giáo viên chỉ là người hướng dẫn, trọng tài cho học sinh tìm tòi đến tri thức

Trang 10

- Giáo viên chỉ là người định hướng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên chủ đạo còn học sinh chủ động Chính vì thế trong giờ dạy chuyên môn của mình tôi đã đưa ra những câu hỏi thảo luận để phát huy tính tích cực của học sinh

III Phần thực tập công tác chủ nhiệm lớp:

1 Ý thức, tinh thần, thái độ đối với công tác chủ nhiệm và các công tác khác:

- Chuẩn bị kế hoạch dự giờ, ghi nhật ký, kế hoạch chủ nhiệm, dự giờ các buổi sinh hoạt để rút kinh nghiệm, bước đầu tập làm công tác chủ nhiệm

- Ý thức được vai trò của mình ở trường phổ thông, có tinh thần trách nhiệm, tự giác, nhiệt tình, luôn có ý thức phê và tự phê bình Thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực, cố gắng sửa đổi và hoàn thiện mình, để trưởng thành hơn

2 Những việc đã làm và kết quả cụ thể:

- Trong thời gian thực tập, tôi luôn theo sát lớp, đến lớp trước thời gian vào học 15 phút để theo dõi, đôn đốc học sinh làm vệ sinh, tổ chức truy bài, nhắc nhở học sinh về nề nếp, kỷ luật tác phong của người Đội viên, đây là công việc thường ngày của tôi trong quá trình thực tập 6 tuần qua

- Dự giờ các buổi chào cờ đầu tuần để nắm bắt kịp thời kế hoạch của trường và các kế hoạch cần triển khai cho lớp

- Qua đợt thực tập tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, qua việc làm công tác chủ nhiệm ở lớp 6A4 tôi đã thu được nhiều điều quan trọng

- Tình hình lớp dần đi vào nề nếp, nhiều em tiến bộ

- Phong trào lớp đi lên

- Tình đoàn kết chặt chẽ giữa các bạn trong lớp

3 Thu hoạch và tác dụng của công tác này:

 Thu hoạch:

Khi làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm Trong thời gian thực tập, tôi cảm thấy mình mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hiểu rõ hơn về công việc của các thầy cô giáo chủ nhiệm, từ đó tìm những phương pháp làm việc có hiệu quả tốt như mình mong muốn

Sau khi nhận công tác chủ nhiệm, tôi đã vạch cho mình kế hoạch sơ lược cho đúng với trình tự thời gian:

Ngày đăng: 14/04/2015, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w