Tiểu Luận Trong thời gian gần đây, các nước xin gia nhập WTO thường bị đòi hỏi đáp ứng điều kiện WTO+ Hỏi Anh

12 329 0
Tiểu Luận Trong thời gian gần đây, các nước xin gia nhập WTO thường bị đòi hỏi đáp ứng điều kiện WTO+ Hỏi Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập số 3: Trong thời gian gần đây, các nước xin gia nhập WTO thường bị đòi hỏi đáp ứng điều kiện “WTO+” Hỏi: Anh/chị hiểu như thế nào về điều kiện “WTO+”? Lấy ví dụ về các cam kết “WTO+” của một số quốc gia Bài làm: Bản chất tiến trình gia nhập WTO là không công bằng. Không những một quốc gia muốn trở thành thành viên phải tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO, mà từng quốc gia thành viên còn được phép đòi hỏi nước xin gia nhập phải có thêm những nhân nhượng khác, được gọi là “WTO+”, đổi lại các nước thành viên này sẽ ủng hộ nước xin gia nhập. Không có sự ủng hộ của các thành viên WTO có vai trò then chốt, chẳng nước xin gia nhập nào có thể được chuẩn y. Hậu quả là nước xin gia nhập bao giờ cũng ở vào một vị trí rất bất lợi trong quá trình đàm phán. Không thiếu những chuyện các thành viên WTO đưa ra những yêu sách quá đáng đối với các nước đang phát triển xin gia nhập WTO, chẳng chút bận tâm đến những ưu tiên phát triển của các - 1 - nước đó. Những điều kiện do các nước giàu đặt ra bao gồm mở cửa nhanh chóng cho các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, bỏ hàng rào nhập khẩu, thậm chí còn bán nông phẩm phá giá. Như vậy, có thể hiểu điều kiện “WTO+” là những điều kiện ngoài lề những luật lệ của WTO do các nước thành viên WTO đặt ra với nước xin gia nhập WTO nhằm thoả mãn những lợi ích của riêng mình. Các quốc gia xin gia nhập cần phải đàm phán thoả thuận chấp nhận những điều kiện “WTO+” đó để nhận được sự ủng hộ bỏ phiếu thuận về việc xin gia nhập của các quốc gia thành viên. Hội nghị Bộ trưởng, bao gồm tất cả các thành viên WTO là nơi chính thức quyết định chấp thuận đơn xin gia nhập của một quốc gia. Các “điều kiện” tham gia sẽ được các thành viên WTO thuộc Ban Công tác đàm phán với quốc gia xin gia nhập. Các nước có nền thương mại phát triển luôn ở trong đoàn đàm phán. Tất cả thành viên của Ban Công tác WTO phải nhất trí với các - 2 - điều kiện thì việc gia nhập mới được chấp thuận. Đối với một thiết chế tự xưng là “hoạt động theo luật”, việc thiếu vắng các quy định điều chỉnh việc kết nạp thành viên mới là một thiếu sót đáng chú ý, mặc dù người ta có thể giải thích là WTO đã trao quyền cho các thành viên hùng mạnh. Đàm phán được tiến hành đa phương trong Ban Công tác, và song phương với mỗi thành viên của Ban. Một quốc gia không chỉ phải tôn trọng tất cả quy định của WTO thì mới được kết nạp, mà cần hiểu rằng từng thành viên riêng rẽ có khả năng đòi thêm những nhượng bộ khác, trường hợp này chính là “WTO+”, để đổi lại việc sẽ được ủng hộ gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới. Ví dụ về các cam kết “WTO+” của một số quốc gia: - Campuchia: Những quan điểm cực đoan nhất cho rằng việc Campuchia gia nhập WTO hoàn toàn không phải là một giải pháp đúng, bởi vì không có một sản phẩm nào của Campuchia, kể cả nông sản lẫn phi nông sản đủ sức cạnh tranh để xuất khẩu ra thị trường - 3 - thế giới. Trong khi đó, những cam kết gia nhập của Campuchia có vẻ như là quá cao cho một nước được xem là kém phát triển, và lại càng cao hơn so với những ưu đãi mà Campuchia sẽ nhận được. Điều này thể hiện rõ nhất đối với lĩnh vực nông nghiệp và thuốc chống HIV - AIDS. Trong khi nông nghiệp hiện chiếm 37% GDP và trên 80% dân số Campuchia phụ thuộc vào nông nghiệp, thì mức thuế ràng buộc mà Campuchia thỏa thuận cho các sản phẩm nông nghiệp của mình chỉ ở mức trung bình 30%, so với mức thuế nông nghiệp cao nhất của EU là 252%, và Mỹ là 120%. Đó là chưa kể đến các khoản trợ cấp khổng lồ mà các quốc gia này dùng để hỗ trợ cho sản phẩm nông nghiệp của mình trên thị trường quốc tế. Với những mức cam kết gia nhập của mình, quan điểm chung cho rằng Campuchia sẽ khó có thể đối phó một cách hiệu quả với những tác động trong tương lai đối với ngành nông nghiệp của mình. - 4 - Trong lĩnh vực thuốc, Campuchia đã cam kết thực hiện TRIPs với thời hạn là 2007, và dừng việc sử dụng các sản phẩm thuốc sản xuất không theo bản quyền vào thời điểm gia nhập, trong khi Hiệp định TRIPs của WTO cho phép các nước kém phát triển kéo dài thời hạn chuyển đổi đến 2016. Cam kết này sẽ hạn chế đáng kể khả năng của người dân Campuchia được tiếp cận với những sản phẩm thuốc chống HIV - AIDS giá rẻ hiện đang được nhập khẩu từ các nước sản xuất không theo bản quyền. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hơn 170.000 người Campuchia hiện đang nhiễm virus HIV. Vấn đề càng trở nên vô lý hơn khi tại Hội nghị Đoha năm 2001, các nước thành viên WTO đã đạt được thỏa thuận liên quan đến điều khoản cho phép miễn trừ bảo hộ theo TRIPs cho các "đại gia" dược phẩm sản xuất thuốc chống AIDS của các nước phát triển, để làm giảm bớt áp lực cho các nước nghèo, kém phát triển đang phải chống chọi với HIV-AIDS. - 5 - Nhìn chung, Campuchia đã chấp nhận một cái giá quá cao để gia nhập WTO, và đáng buồn hơn nữa, cam kết gia nhập này còn cho thấy thực tế là các nước thành viên phát triển trong WTO đã đòi hỏi ở Campuchia nhiều hơn chính những mức nhượng bộ mà các nước phát triển này đưa ra. Thực chất là trong đàm phán, các nước phát triển đã ít xét đến trình độ phát triển của một nước trong quá trình gia nhập. Bằng việc gia nhập WTO của mình, Campuchia phần nào đã đặt ra khuôn mẫu chuẩn mực mới làm cho tất cả các nước còn lại đang đàm phán gia nhập, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển, vì mỗi cụm cam kết của một nước mới gia nhập sẽ được coi là xuất phát điểm cho tiến trình của các nước tiếp theo. - Việt Nam: Trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang chịu áp lực phải đồng ý với một loạt những chính sách thương mại mới, bao gồm tự do hóa mau lẹ và thiếu cân nhắc, đe dọa sự tồn tục của thắng lợi đã giành - 6 - được. Mối đe dọa đối với Việt Nam được các điều khoản trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 minh họa rõ rệt, hiệp định này có thể làm tăng giá thuốc chữa bệnh và tạo khả năng cho Hoa Kỳ ngăn chặn nhập khẩu của Việt Nam. Các thành viên WTO cũng nhân đó có thể yêu cầu Việt Nam “đa phương hóa” các cam kết đó, những cam kết vượt lên trên các luật lệ của WTO. Dưới sức ép lớn lao của các nước phát triển, mức thuế bình quân mới nhất mà Việt Nam chào các nước là 25,3 phần trăm, một mức có thể đe dọa sinh kế nông thôn, thế nhưng Việt Nam vẫn bị các nước công nghiệp thúc ép phải hạ thấp hơn nữa. Việt Nam phải được phép duy trì một mức bảo hộ thỏa đáng cho những sản phẩm nhạy cảm, như đường, ngô, súc sản, mà nhiều nông dân nghèo lệ thuộc. Đường và ngô bị đe dọa hơn cả bởi những mặt hàng này hiện đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp rất cao của EU và Hoa Kỳ. Những chủ điền trồng ngô của nước Mỹ hàng năm - 7 - được trợ cấp tới 10 tỷ USD một năm, và những nhà sản xuất đường của EU hàng năm nhận được hỗ trợ ngầm là 833 triệu euro cho các mặt hàng xuất khẩu mà trên danh nghĩa là không được trợ giá. Việt Nam đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng hạn ngạch thuế suất (TRQ) và các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) để chống lại những trường hợp hàng nhập khẩu tăng đột biến. Với diện tích canh tác bình quân chỉ có 0,7 hécta/hộ, nông dân Việt Nam cực kỳ dễ bị tổn thương khi giá xuống thấp. Đa số các nước thành viên của Ban Công tác WTO yêu cầu Việt Nam không áp dụng TRQ và SSG, mặc dù đề xuất áp dụng SSG với thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, và TRQ cho tám sản phẩm khác của Việt Nam khiêm tốn hơn nhiều so với Trung Quốc. Những thành viên không đòi hỏi về TRQ và SSG thì yêu cầu Việt Nam giảm mức thuế. Điển hình cho lề thói tiêu chuẩn kép, một siêu cường hàng đầu về trợ giá là Mỹ đã cùng với Ôtxtrâylia và Niu Dilân đòi Việt Nam giảm trợ cấp nông nghiệp, đó là những - 8 - khoản chủ yếu giúp cho tiểu nông và rất có ý nghĩa đối với nông dân các vùng xa xôi hẻo lánh, nơi tỷ lệ đói nghèo cao nhất, và nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình. Đây là một đòi hỏi “WTO+” vượt quá những nghĩa vụ của thành viên nước phát triển cũng như đang phát triển. Còn có những ngành công nghiệp chế tạo kém phát triển hơn mà sự tự do hóa khi tham gia WTO có thể mang lại nguy cơ. Áp lực buộc Việt Nam phải hạ thấp hàng rào thuế quan thấp hơn mức 17 phần trăm do Việt Nam đề xuất có thể đe dọa sự phát triển hơn nữa của Việt Nam và cắt mất một nguồn việc làm đang gia tăng cho lao động trong nước. Đang có mối quan ngại là lĩnh vực máy công cụ chưa đủ mạnh để có thể tiếp tục cạnh tranh trong một thị trường hoàn toàn tự do hóa. Ngành ô tô và xe máy đặc biệt dễ tổn thương trước hàng nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. Việc xếp Việt Nam vào nền kinh tế phi thị trường (NME) có thể hạn chế khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của Việt - 9 - Nam và đặt ra một thách thức lớn cho sự gia nhập WTO. Hiệp định TRIPs yêu cầu các thành viên phải bảo vệ các dữ liệu đó để chống việc “sử dụng không chính đáng vào mục đích thương mại”, nhưng lại không làm rõ như thế có nghĩa gì và thời lượng kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, thông qua Hiệp định thương mại song phương, Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam cấm các bên thứ ba hoặc thậm chí cả những nhà chức trách chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất thuốc không được sử dụng các dữ liệu do công ty xuất xứ nộp trong thời kỳ năm năm trước để xin chấp thuận dược phẩm đăng ký. Những nhà sản xuất thế phẩm phải trải qua một quá trình thử nghiệm lâu dài và tốn kém để đúc kết những dữ liệu của mình và trình lên để xin phê chuẩn, hoặc phổ biến hơn, đình hoãn tiếp thị sản phẩm của mình. Dù theo cách nào đi nữa, giá thuốc cũng sẽ tăng lên. Trong tình hình có nhiều quan ngại đối với các cuộc đàm phán gia nhập WTO và những kinh nghiệm khắc nghiệt của các - 10 - [...]... đoàn) các chuyên gia sẽ quyết định liệu chế độ thương mại của quốc gia xin gia nhập có tương thích với các luật lệ hiện hành của WTO và khi nào thì điều khoản “kinh tế phi thị trường” đối với các nước xin làm thành viên sẽ bị rút bỏ • Các cam kết WTO+ ” đã được nhất trí trong các hiệp định thương mại song phương có thể đe dọa tới phát triển không nên được tự động “đa phương hóa” trong các gói đàm phán gia. . .nước mới gia nhập gần đây, Oxfam tin rằng tiến trình gia nhập nên được kết cấu lại như sau: • WTO cần hình thành những chỉ đạo rõ ràng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên mới, dựa trên các chỉ số phát triển • Các nước đang phát triển gia nhập cần được hưởng sự “đối xử đặc biệt và khác biệt” trong các Hiệp định WTO được dành cho các thành viên là quốc gia đang phát triển... phán gia nhập - 11 - Tôi cũng đồng ý với những quan điểm trên, WTO cần có những cơ chế rõ ràng nhằm thực hiện tốt mục tiêu của mình Để thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền . tập số 3: Trong thời gian gần đây, các nước xin gia nhập WTO thường bị đòi hỏi đáp ứng điều kiện WTO+ ” Hỏi: Anh/ chị hiểu như thế nào về điều kiện WTO+ ”? Lấy ví dụ về các cam kết WTO+ ” của. phép đòi hỏi nước xin gia nhập phải có thêm những nhân nhượng khác, được gọi là WTO+ ”, đổi lại các nước thành viên này sẽ ủng hộ nước xin gia nhập. Không có sự ủng hộ của các thành viên WTO có. do các nước thành viên WTO đặt ra với nước xin gia nhập WTO nhằm thoả mãn những lợi ích của riêng mình. Các quốc gia xin gia nhập cần phải đàm phán thoả thuận chấp nhận những điều kiện WTO+ ”

Ngày đăng: 14/04/2015, 14:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan