ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG TÍNH CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.doc

12 690 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG TÍNH CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG TÍNH CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.

Trang 1

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓPPHẦN TĂNG TÍNH CẠNH TRANH VÀPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM

THẺ TẠI HỆ THỐNG SACOMBANK.

Trang 2

Mục lục chương 3

3.1 Các giải pháp tạo điều kiện phát triển chung cho thị trường thẻ 49

3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 49

3.1.2 Nâng cao vai trò của hội thẻ ngân hàng Việt Nam 50

3.1.3 Nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực tài chính – ngân hàng 51

3.2 Các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh củasản phẩm thẻ Sacombank 51

3.2.1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan đến thẻ 52

3.2.2 Tăng cường các tính năng của thẻ 52

3.2.3 Đa dạng hoá sản phẩm thẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng 53

3.2.4 Tăng cường quảng cáo, tiếp thị hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng 53

3.2.5 Xây dựng biểu phí phù hợp, mang tính cạnh tranh 54

3.2.6 Nắm chắc phân khúc khách hàng truyền thống; hướng đến đối tượng khách hàng là giới trẻ đặc biệt là giới sinh viên 54

3.3 Các giải pháp để lĩnh vực thẻ Sacombank phát triển lâu dài và bền vững 55

3.3.1 Tăng cường năng lực tài chính 55

3.3.2 Thu hút, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56

Trang 3

Để thị trường thẻ Việt nam phát triển cần sự quan tâm từø nhiều phía: Các cơquan quản lý nhà nước trong đó có ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại tấtnhiên bao gồm cả Sacombank Trước khi bàn đến các giải pháp cụ thể để nâng cao nănglực cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ của Sacombank, cần phải nói đếncác biện pháp để thúc đẩy sự phát triển chung của cả thị trường vì hoạt động thẻ củacác ngân chỉ có thể phát triển được nếu thị trường thẻ Việt Nam phát triển.

3.1 CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CHUNG CHOTHỊ TRƯỜNG THẺ.

3.1.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý.

Môi trường pháp lý hoàn thiện giúp cho các ngân hàng có thể hoạch định được các chiến lược phát triển trong hoạt động của mình Tuy nhiên, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thẻ ở nước ta chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng

Cho đến nay, ở nước ta mới chỉ có một văn bản điều chỉnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đó là quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ ngân hàng do ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19/10/1999 Quyết định này được coi là cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ ngân hàng tại Việt Nam nhưng vẫn khá nhiều bất cập và thiếu sót cần được bổ sung, điều chỉnh.

- Nhà nước cần quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các bên liên quan trong quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ Từ đó có cơ sở giải quyết khi phát sinh các tranh chấp giữa các bên.

- Quy định về thẩm quyền giải quyết các vụ rủi ro, gian lận thẻ Cần có một cơ quan riêng để giám sát cũng như tiến hành xác minh các thông tin liên quan đến các vụ rủi ro, gian lận Tránh tình trạng các ngân hàng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” để đẩy hết trách nhiệm và các thiệt hại cho chủ thẻ trong các vụ tranh chấp.

Trang 4

- Các quy định về điều kiện mở thẻ tín dụng theo hình thức tín chấp cần được đơn giản hơn nhằm tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội được tiếp cận với sản phẩm.

- Quy định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của các ĐLCNT, tránh tình trạng các ĐLCNT vi phạm các cam kết với ngân hàng khi thu phí sử dụng dịch vụ của khách hàng, vì điều này dễ làm khách hàng từ chối sử dụng sản phẩm do chi phí tăng lên.

Với sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thẻ ở Việt Nam như hiện nay, Chính phủ cần thiết phải ban hàng một văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát, tạo điều kiện để thị trường thẻ Việt Nam được phát triển ổn định và bền vững.

3.1.2 Nâng cao vai trò của hội thẻ ngân hàng Việt Nam.

Hội thẻ ngân hàng Việt Nam (Vietnam Bankcard Association – VBCA) trực thuộc hiệp hội ngân hàng Việt Nam, được thành lập từ năm 1996 nhằm quản lý hoạt động thẻ và liên kết các ngân hàng ở Việt Nam Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thành lập, tổ chức này vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia (VNSWITCH) được thành lập năm 2004 nhằm nối kết hệ thống chấp nhận thẻ của các thành viên nhưng đến giờ vẫn chưa triển khai xong Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam, hiệp hội thẻ ngân hàng cần tích cực và chủ động hơn nữa trong các hoạt động, nâng cao vai trò của hội trong hoạt động thẻ tại Việt Nam.

- Hội cần xây dựng điều lệ kinh doanh thẻ thống nhất áp dụng cho các thành viên nhằm giảm sự cạnh tranh không lành mạnh, có thể gây khó khăn cho sự phát triển của thị trường.

- Hội thẻ cần phải đóng vai trò là người bảo vệ quyền lợi cho các thành viên của mình, là tổ chức đại diện cho các ngân hàng thành viên trên thị trường thẻ thế giới.

Trang 5

- Giúp đỡ các thành viên của hiệp hội trong lĩnh vực tổ chức và quản lý, trong việc hiện đại hoá công nghệ và quảng bá sản phẩm.

- Thúc đẩy sự liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt là liên kết hệ thống chấp nhận thẻ Việc liên kết giữa các ngân hàng giúp các ngân hàng chia sẻ các thông tin để phòng chống các rủi ro trong hoạt động Liên kết hệ thống ATM giúp làm giảm thiểu chi phí đầu tư vào máy móc của các ngân hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng trong các giao dịch… như vậy, lợi ích từ việc liên kết giữa các ngân hàng sẽ là rất lớn không chỉ cho khách hàng mà còn cho cả các ngân hàng Sự liên kết này có tiến hành được hay không phụ thuộc rất lớn vào các nỗ lực của hội thẻ ngân hàng Việt Nam.

3.1.3 Nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

Nhận thức của người dân về lĩnh vực tài chính – ngân hàng đóng vai trò quan trọng việc lựa chọn và sử dụng các dịch vụ trong lĩnh vực này Một thực tế ở Việt Nam hiện nay là hầu như người dân chưa hiểu rõ về các dịch vụ của ngân hàng do đó họ chưa thấy các lợi ích sẽ nhận được khi sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp

Thị trường thẻ sẽ không thể phát triển nếu như các khách hàng chưa hiểu về sản phẩm thẻ và chưa có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đó Chính vì vậy, việc tuyên truyền, giải thích để khách hàng quan tâm đến sản phẩm thẻ, tạo điều kiện cho khách hàng dần làm quen với việc sử dụng sản phẩm trong cuộc sống chính là công việc cần làm đối với bất kỳ một ngân hàng nào tham gia trong lĩnh vực thẻ Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể góp phần thúc đẩy sự quan tâm của công chúng đối với thẻ bằng việc quy định các công ty, tổ chức, cơ quan… phải tiến hành chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên qua thẻ; quy định hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch có giá trị lớn…

3.2 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢNPHẨM THẺ SACOMBANK.

Trang 6

Ngoài việc góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường thẻ Việt Nam, xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng Ngân hàng Sài Gòn thương tín cần phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường Một số các giải pháp đó là:

3.2.1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ liên quan đến thẻ.

Chất lượng các dịch vụ thẻ của ngân hàng là tiêu chí quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định chọn lựa sử dụng hay gắn bó với một sản phẩm Muốn nâng cao chất lượng các dịch vụ trong lĩnh vực thẻ, ngân hàng cần phải:

- Đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ, trang thiết bị, máy móc Nâng cao tốc độ xử lý của hệ thống, hạn chế các trục trặc về mặt kỹ thuật Nhanh chóng khắc phục các sự cố thường xảy ra gây phiền hà, bực bội cho khách hàng như: lỗi đường truyền, các hư hỏng của thiết bị đầu cuối (ATM, POS), tình trạng hết tiền trong máy… Muốn vậy, ngân hàng phải bỏ ra một khoản kinh phí khá lớn, tuy nhiên đây là sự đầu tư sẽ cho hiệu quả lâu dài và bền vững.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các nhân viên cần phải am hiểu lĩnh vực mình phụ trách để có khả năng tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ và giải quyết khi có sự cố xảy ra Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng trước cung cách, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, tránh tình trạng nhân viên chỉ quan tâm đến việc phát hành thẻ cho khách hàng, còn mọi vấn đề phát sinh về sau thì tự khách hàng phải tìm tòi, giải quyết.

3.2.2 Tăng cường các tính năng của thẻ.

Vấn đề này được các ngân hàng hết sức quan tâm, một số loại thẻ do Sacombank phát hành nếu so sánh với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác thì còn khá thua kém về các tính năng và tiện ích Để có thể cạnh tranh với các ngân

Trang 7

hàng khác, sản phẩm thẻ của Sacombank không những phải có đầy đủ các tính năng mà còn phải tạo được các tiện ích mang tính đặc trưng, đột phá.

Ngân hàng cần tiến hành ký kết các thoả thuận với các mạng viễn thông, công ty điện lực, công ty cấp nước… để nhanh chóng triển khai việc thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua tài khoản thẻ.

Liên kết với các ngân hàng để khách hàng có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản với các tài khoản thẻ tại các ngân hàng khác Ngoài ra, Sacombank nên phát triển thêm các tiện ích khác như: thanh toán tiền taxi, tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại siêu thị cho tất cả các sản phẩm thẻ thanh toán của mình Các sản phẩm thẻ đồng thương hiệu ngoài những ưu đãi cho khách hàng vẫn nên giữ đầy đủ các tính năng khác như một loại thẻ thông thường, như vậy sẽ tạo thêm nhiều động lực để khách hàng lựa chọn

3.2.3 Đa dạng hoá sản phẩm thẻ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau củanhiều đối tượng khách hàng.

Mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có các nhu cầu khác nhau về sản phẩm nên đa dạng hoá sản phẩm cũng giúp ngân hàng đa dạng hoá đối tượng khách hàng của mình Các ngân hàng có thể phát hành các loại thẻ dành riêng cho những nhóm khách hàng khác nhau: thẻ dành cho phụ nữ, vận động viên, người nội trợ, người cao tuổi… Những loại thẻ này phải có thiết kế mẫu mã và có một số tính năng riêng biệt phù hợp với đối tượng khách hàng mà nó hướng đến, ví dụ thẻ dành cho phụ nữ thì có thiết kế mềm mại, màu sắc phong phú, có các tính năng nhằm hỗ trợ cho khách hàng trong việc chăm sóc sắc đẹp, mua sắm; thẻ dành cho khách hàng cao tuổi phải hướng đến sự đơn giản, thuận tiện, có các tính năng hỗ trợ khách hàng trong việc chăm sóc sức khoẻ, lĩnh lương…

3.2.4.Tăng cường quảng cáo, tiếp thị hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng.

Trang 8

Việc quảng cáo, tiếp thị sẽ giúp đưa hình ảnh sản phẩm trở nên quen thuộc với công chúng, có tác dụng định hướng khi khách hàng phải quyết định chọn lựa sản phẩm, vì tâm lý người tiêu dùng thường muốn lựa chọn sản phẩm nào quen thuộc Có rất nhiều cách đưa sản phẩm đến gần với công chúng:

- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình; sách báo giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm, các tiện ích cũng như chính sách ưu đãi của sản phẩm.

- Tham gia tài trợ các chương trình thu hút đông đảo người tham gia bằng tên của sản phẩm, tài trợ các cuộc thi và dùng sản phẩm thẻ của mình làm giải thưởng…

- In ấn các tờ rơi, các tài liệu phát cho khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm và các tính năng, tiện ích của sản phẩm, giới thiệu các chương trình ưu đãi, khuyến mãi mà ngân hàng đang áp dụng…

3.2.5 Xây dựng biểu phí phù hợp, mang tính cạnh tranh.

Hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng nên đã xây dựng biểu phí mang tính khuyến khích khách hàng là chính Do đó, Sacombank cũng phải từng bước điều chỉnh biểu phí cho gần hơn với biểu phí của các ngân hàng khác Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua giảm phí các ngân hàng phải hết sức tỉnh táo vì đây dễ trở thành “con dao hai lưỡi”, việc này sẽ tạo cho khách hàng thói quen sử dụng thẻ với mức phí thấp hoặc không mất phí, đến thời điểm ngân hàng tăng phí để đảm bảo lợi nhuận sẽ gây các phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng.

3.2.6 Nắm chắc phân khúc khách hàng truyền thống; hướng đến đối tượng kháchhàng là giới trẻ đặc biệt là giới sinh viên.

Trong quá trình tìm kiếm khách hàng mới, ngân hàng cần có các chính sách chăm sóc các khách hàng truyền thống Thiết lập quan hệ với các khách hàng thân thiết bằng chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo, tổ chức nhiều chương trình giao lưu,

Trang 9

giải trí thu hút sự tham gia của khách hàng, điều này không những tạo thiện cảm cho khách hàng về sự chăm sóc chu đáo mà cũng là một dịp quảng bá thương hiệu sản phẩm thẻ Sacombank.

Bên cạnh việc chăm sóc các khách hàng truyền thống, ngân hàng cần đẩy mạnh việc tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt là giới trẻ vì đây chính là những khách hàng tiềm năng trong tương lai Những khách hàng trẻ tuổi, nhất là giới sinh viên là đối tượng khách hàng rất năng động, thích tìm tòi, sử dụng những sản phẩm mới, họ là những người có trình độ và hiểu biết khá nhiều về các sản phẩm thẻ Trong tương lai đối tượng này sẽ nắm giữ các cương vị quan trọng trong các công ty, tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước… Chính vì thế, cần quan tâm đến đối tượng khách hàng này ngay từ bây giờ để tạo thói quen sử dụng sản phẩm thẻ Sacombank cho khách hàng.

Có rất nhiều cách để đưa sản phẩm tiếp cận với giới trẻ :

- Phát triển các tính năng phù hợp với các hoạt động và sở thích của giới trẻ như: Thẻ có thể mua thẻ điện thoại, mua thẻ game online, đóng tiền học phí, chuyển khoản với các tài khoản cả ở trong và ngoài hệ thống Sacombank…

- Thẻ có mẫu mã sinh động, thiết kế phù hợp với cá tính của từng đối tượng khách hàng; các loại phí liên quan đến việc sử dụng thẻ được tính hợp ly,ù có thể thấp hơn các ngân hàng khác một chút cũng sẽ gây được sự chú ý khá lớn.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LĨNH VỰC THẺ CỦA SACOMBANK PHÁT TRIỂNLÂU DÀI VÀ BỀN VỮNG.

3.3.1 Tăng cường năng lực tài chính.

Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất ở Việt Nam với 2.089 tỷ đồng vào cuối năm 2006 Quy mô lớn giúp ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại và nâng cao uy thế trên

Trang 10

thị trường Tuy nhiên nếu đem số vốn điều lệ của Sacombank để so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Để phát triển hoạt động đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vào phương tiện, máy móc, hiện đại hoá công nghệ… Chi phí để thực hiện đầu tư không phải là nhỏ Chính vì vậy, việc tăng cường năng lực tài chính vẫn là ưu tiên số 1 của Sacombank.

Sacombank đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, đây là kênh huy động vốn khá hiệu quả với chi phí thấp nên hứa hẹn sẽ tạo ra được những bước đột phá về vốn cho Sacombank.

3.3.2 Thu hút, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Nhân viên là tài sản quý của ngân hàng, việc không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên là vấn đề rất quan trọng, quyết định sự thành công trong hoạt động của ngân hàng Do những đặc trưng riêng của lĩnh vực thẻ đòi hỏi các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này phải năng động, linh hoạt và nhanh nhạy, không ngừng học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ cũng như trau dồi đạo đức nghề nghiệp.

Sacombank có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình bằng cách: tạo nhiều cơ hội học tập cho nhân viên, mời chuyên gia nước ngoài về huấn luyện cho nhân viên về kỹ thuật, nghiệp vụ; ngoài ra cần phải mở các lớp bồi dưỡng về các kỹ năng hỗ trợ cho công việc như kỹ năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm Tạo cơ hội cho nhân viên được tiếp cận với các công nghệ – kỹ thuật hiện đại bằng các chuyến tham quan, học tập ở nước ngoài Những biện pháp đào tạo thế này thường tạo được tâm lý thoải mái cho nhân viên và mang lại hiệu quả khá cao.

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan