Đề bài: Hoạt động truyền thông của Đài truyền hình Việt Nam trong năm 2013 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM - VTV 1.1 Giới thiệu chung về VTV VTV là tên gọi tắt của Vietnam Television - Đài truyền hình Việt Nam Logo VTV: Trụ sở chính: Trụ sở chính tại số 43 đường Nguyễn Chí Thanh Ngoài ra, VTV còn có các trung tâm truyền hình khu vực, gồm: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, VTV Cần Thơ. Đài truyền hình Việt Nam là Đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ công; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng. Phát sóng: Phát quảng bá trên 30 đài truyền hình và trên hơn 10 hãng truyền hình quốc tế. Tầm nhìn: Đến năm 2020, với sức mạnh cam kết của hơn 4.000 nhân viên, VTV xác định xây dựng thành Đài Truyền hình năng động, hội nhập cùng khu vực và thế giới với một vị trí vững chắc Đài VTV đã có lịch sử xây dựng và phát triển 43 năm kể từ khi có chương trình phát sóng đầu tiên (7/9/1970 - 7/9/2013) Hình ảnh đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam 1.2 Các kênh phát sóng chủ yếu: VTV1: Kênh Thời sự, chính trị tổng hợp: Thông tin tổng hợp với nội dung về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngày phát sóng chính thức: 7/9/1970. Thời lượng: 24 giờ (Từ 15/6/2011) VTV2: Kênh Khoa học và Giáo dục. Đối tượng sinh viên, học sinh và cải thiện giáo dục cộng đồng. Nội dung chương trình tập trung vào các chủ đề khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thông tin phát minh công nghệ. Ngày phát sóng chính thức: 1/1/1990. Thời lượng: 24 giờ (Từ 1/1/2012) VTV3: Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế. Chương trình đa dạng phong phú, chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. Hiện VTV3 là Kênh đóng góp một phần lớn vào việc tăng doanh thu quảng cáo cho VTV. VTV phát sóng theo công nghệ HD chính thức từ 01/06/2013. Ngày phát sóng chính thức: 31/3/1996. Thời lượng: 24 giờ VTV4: Kênh truyền hình đối ngoại, chủ yếu dành cho người Việt Nam tại nước ngoài: Nội dung kênh này bao gồm tin tức, sự kiện trong nước, các chương trình thiếu nhi, Việt Nam - Đất nước, Con người, các chương trình du lịch, văn hóa. Kênh được phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh. Ngày phát sóng chính thức: 27/4/2000. Thời lượng: 24 giờ VTV5: Kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số. Trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 50 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu trên các vùng đồi núi xa xôi. Kênh chương trình này được đánh giá là cách hiệu quả nhất để kết nối với cộng đồng các dân tộc thiểu số và đem đến cho họ các thông tin về chính sách của chính phủ, các sự kiện đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Bằng cách này, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong đất nước đã được giảm bớt. Ngày phát sóng chính thức: 10/2/2002. Thời lượng: 24 giờ VTV6: Kênh truyền hình dành cho thanh - thiếu niên. Kênh truyền hình dành cho tuổi trẻ. Từ ngày 07/09/2013, kênh VTV6 chính thức phát HD, Ngày phát sóng chính thức: 29/4/2007. Thời lượng: 24 giờ (Từ 1/1/2013) VTV9: Chính thức phát sóng vào ngày 08 tháng 10 năm 2007. Chương trình được xây dựng chủ yếu để phục vụ khán giả Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Bắc sông Hậu. Thời lượng: 24 giờ Kênh theo từng khu vực: Do các Trung tâm THVN tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Cần Thơ phát sóng phục vụ riêng cho nhân dân khu vực này và các vùng lân cận. Các kênh này trước đây có logo gồm chữ cái đầu của khu vực + với logo VTV. Ví dụ: HVTV, DVTV, CVTV, PVTV. Chính vì vậy, khi kênh VTV9 ra mắt, đáng lẽ phải có tên là HVTV(do Trung tâm THVN tại TP Hồ Chí Minh quản lí), nhưng do trùng với HVTV của Huế nên phải lấy tên là VTV9 (tên VTV + với "số" vốn chỉ dành cho các kênh của quốc gia, không dành cho kênh khu vực). Sau này các kênh khu vực đổi lại tên, bao gồm logo VTV và tên khu vực viết ở dưới, nhưng tiêu chí, nội dung kênh không đổi. Hiện nay, VTV9 đang là kênh của quốc gia. Hệ truyền hình trả phí: Truyền hình kỹ thuật số DTH và truyền hình cáp VTVCab. Từ năm 2010 Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác cùng Canal Plus của Pháp mở thêm kênh truyền hình K+ (Một kênh truyền hình thuê bao, khách hàng cần mua đầu thu để tiếp sóng các kênh). Kênh K+ đã độc quyền phát sóng các trận đấu hay của những giải bóng đá lớn, nghĩa là chỉ có các khách hàng của K+ mới có khả năng xem. 1.3 Tổ chức bộ máy: - Bộ máy hơn 4.000 nhân viên, cán bộ của VTV. Bao gồm các tổ chức (số 1 đến 6 theo danh sách dưới đây) giúp việc Tổng giám đốc. Các tổ chức quy định (số 7 đến khoản 25) là các tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình. Các tổ chức quy định (từ khoản 26 đến khoản 30) là các tổ chức sự nghiệp khác. - Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được phép giải thể, thành lập và tổ chức sắp xếp các đơn vị còn lại thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Các Ban và các đơn vị tương đương trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có Trưởng ban (và tương đương); giúp việc Trưởng ban có không quá 03 Phó trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của các Ban và các đơn vị tương đương có các phòng và các tổ công tác: 1. Ban Thư ký biên tập. 2. Ban Tổ chức cán bộ. 3. Ban Kế hoạch - Tài chính. 4. Ban Hợp tác quốc tế. 5. Ban Kiểm tra. 6. Văn phòng. 7. Ban Thời sự. 8. Ban Khoa giáo. 9. Ban Truyền hình tiếng dân tộc. 10. Ban Truyền hình đối ngoại. 11. Ban Văn nghệ. 12. Ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế. 13. Ban Biên tập truyền hình cáp. 14. Ban Thanh thiếu niên. 15. Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự. 16. Trung tâm Sản xuất phim truyền hình. 17. Trung tâm Tư liệu. 18. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. 19. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế. 20. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. 21. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại tỉnh Phú Yên. 22. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ. 23. Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình. 24. Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng. 25. Các cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. 26. Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật truyền hình. 27. Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình. 28. Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình. 29 Trung tâm Tin học và Đo lường. 30. Tạp chí truyền hình. PHẦN 2: NHỮNG HOẠT ĐỘNG PR CHỦ YẾU CỦA VTV NĂM 2013 2.1: Những hoạt động PR trong lãnh thổ Việt Nam Vì VTV là cầu nối giữa chính phủ, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp với công dân. Mục tiêu hoạt động của VTV là tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, các hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế Việt Nam chủ yếu trên lãnh thổ Việt Nam nên hoạt động của VTV thể hiện vai trò cầu nối, trách nhiệm của người làm PR (VTV) với công chúng (người dân) với các cơ quan chính phủ. Cụ thể là: 2.1.1: Thiết lập mạng lưới để tiếp xúc với công dân (Công chúng), doanh nghiệp; cung cấp thông tin họp báo, diễn đàn, tư vấn trực tuyến qua cổng VTV Chương trình hộp thư truyền hình: Giải đáp thắc mắc của người dân, thu thập các đơn từ khiếu nại gửi tới các cơ quan chức năng.VTV là cầu nối. Các chương trình truyền hình trực tiếp các phiên họp quốc hội, cổ động các kế hoạch, dự án chính trị, tư tưởng của Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam (Phong trào học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào người tốt việc tốt vv) Kết luận: Vì vừa là cơ quan truyền thông của chính phủ, vừa thuộc chính phủ nên những hoạt động Pr chính phủ cho các đơn vị, cơ quan nhà nước, các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng tạo nên hiệu quả PR cho VTV khi nâng cao uy tín của VTV khi các đơn thư, khiếu nại, các sự kiện nóng của xã hội được VTV phản ánh. Măt khác, vừa là kênh truyền thông của chính phủ, vừa là tổ chức sự nghiệp có thu (doanh nghiệp). Do vậy, VTV cũng phải tự PR cho các sản phẩm của chính mình (các chương trình truyền hình) thông qua việc tổ chức các hoạt động sự kiện. Cụ thể VTV đã tự PR cho mình qua các hoạt động sau: 2.1.2 VTV đa dạng hoá và mở rộng mạng lưới nội dung. Các "sản phẩm" của VTV là các chương trình truyền hình, các chương trình càng thu hút số lượng người xem ==> uy tín và chất lượng của VTV được nâng cao. Do đó một trong những chính sách phát triển thương hiệu của VTV trong những năm gần đây là đổi mới các chương trình truyền hình. Cụ thể là: Thời sự là một trong những mảng thông tin được khán giả quan tâm nhất hiện nay, do vậy, trong năm 2013, Đài THVN đã đặc biệt chú trọng thay đổi ở mảng thời sự chính luận, nâng cao chất lượng của 15 bản tin phát sóng hàng ngày. Với các sự kiện nóng trong nước như thiên tai, bão lũ hoặc các sự kiện lớn trên thế giới, phóng viên của Ban Thời sự cũng luôn có mặt để tác nghiệp và kịp thời truyền tin tới khán giả truyền hình: Ví dụ: Các tin tức về phòng chống lụt bão của các tỉnh miền Trung, sự kiện xã hội nóng được phản ánh như: Các vụ bạo hành trẻ em ở TP Hồ Chí Minh trên thời sự VTV1, phản ánh tình trạng gian lận xăng dầu tại các cây xăng, hiểm họa về sang chiết ga trái phép tại Hà Nội gây được ấn tượng mạnh đối với công chúng. Ở các mảng nội dung khác, 2013 cũng là năm Đài THVN để lại nhiều dấu ấn khi ra mắt nhiều chương trình mới ở nhiều mảng nội dung khác nhau như văn hoá, giải trí, khoa học, giáo dục như chương trình giải trí: Đố ai hát được, Phim truyền hình Giọng hát Việt Nhí, bản tin kinh tế Việt Nam 2013 Đặc biệt, các chương trình đặc biệt phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán với sự đầu tư công phu cũng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam đã thành lập hai trung tâm chuyên trách là Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao và Trung tâm truyền hình thời tiết và cảnh báo thiên tai. Hai trung tâm này được thành lập hướng tới việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng sản xuất chương trình. 2.1.3. Tăng cường truyền thông hình ảnh thương hiệu bằng các sản phẩm truyền thông cụ thể. - Báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam (VTV News) - Tổ chức các show như Một ngày với VTV để khán giả hiểu công việc truyền hình trên kênh truyền hình VTV1 - VTV Kết nối: Phát sóng trên các kênh của Đài TH Việt Nam. Mục đích: Tăng sự hiểu biết của khán giả về các chương trình (sản phẩm) của ĐTHVN đến khán giả, giải đáp những thắc mắc của khán giả về chương trình - Tạp chí truyền hình: Tạp chí ra hàng tháng với nội dung chủ yếu giới thiệu về hình ảnh ĐTHVN, các chương trình, gương mặt của ĐTHVN. Mục đích: tăng sự hiểu biết của khán gỉa về các chương trình (sản phẩm) của DTHVN đến khán giả. - Website vtv.vn: Cập nhật các video hoặc cho khán giả xem lại các chương trình của VTV trên mạng internet. 2.1.4 Tổ chức các phong trào và sự kiện gắn với thương hiệu VTV - Đài Truyền hình Việt Nam tìm hướng khẳng định thương hiệu của mình bằng những sự kiện, chương trình quy mô, được đánh giá tốt về tính chuyên môn. Bài hát Việt, Sao Mai Điểm Hẹn, Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc, Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup. - Tổ chức họp báo về các chương trình mà ĐTHVN đăng cai tổ chức: Sao Mai, Sao Mai điểm hẹn, Cúp bóng chuyền VTV cup, Chương trình Trường Sa - Hoàng Sa. - Liên hoan truyền hình toàn quốc 2013 (Tuần Châu - Hạ Long - Quảng Ninh) Tháng 12.2013. - Kết hợp với các đơn vị, trở thành bảo trợ truyền thông độc quyền trên sóng truyền hình với các chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng trên VTV3,VTV6: ViẹtnamIdol, The Voice, Bước nhảy hoàn vũ , các chương trình do Cát tiên sa, BHD tổ chức trong đó thương hiệu VTV luôn nổi bật, gắn liền với các chương trình. - Được dàn dựng với ý tưởng mới mẻ khi các nghệ sỹ, ca sỹ sắm vai “người nhà Đài”, “Một ngày với VTV” đã mang đến cho khán giả một góc nhìn dí dỏm về công việc của những người làm truyền hình. - Chương trình đặc biệt nhân kỷ niệm 43 năm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên của Đài THVN, "Một ngày với VTV" là sự kiện được VTV News theo sát và gửi đến độc giả những thông tin hấp dẫn trước, trong và sau khi chương trình phát sóng. - Hội nghị khách hàng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) - Đà Lạt (20/11/2013) và được tổ chức thường niên. 2.1.5 Nhận diện thương hiệu riêng: Hình ảnh (logô), thiết kế kiến trúc trụ sở. - Các kênh của VTV đều gắn với logo VTV + số( phân theo lĩnh vực hoạt động) - Quảng cáo các hình ảnh VTV với nhận diện thương hiệu trên tất cả các kênh truyền hình của VTV bằng nhiều hình thức: Giới thiệu chương trình phát sóng, gắn logo trên góc trái màn hình các kênh, các intro kênh truyền hình, quảng cáo chương trình mới vv 2.1.6 Hoạt động CSR - Thể hiện trách nhiệm xã hội Chương trình: Nối vòng tay lớn - ngày vì người nghèo được tổ chức hàng năm vào 30/31/12 kết hợp với UB MTTQ Việt Nam. Các chương trình từ thiện kết hợp với các báo, đài địa phương. 2.1.7 Giải quyết hoặc quản lý khủng hoảng. Trong năm qua, VTV gặp phải một số sự cố truyền thông gây ảnh hưởng đến hình ảnh của VTV bao gồm: 1. MC Yumi Dương nói "hớ" trong chương trình truyền hình trực tiếp "Giọng hát Việt" tối 10/11/2013: "Một tràng pháo tay cho đồng bào bão lũ" Xử lý: Không xử lý. 2. Vụ phóng viên VTV đi tác nghiệp chụp ảnh "tự sướng" phản cảm trong ngày diễn ra lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khiến nhiều người dân hết sức bức xúc và cộng đồng mạng phản đối gay gắt. Xử lý: Trong cuộc trao đổi với PV chiều 15/10, Phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Thành Lương đã chia sẻ quan điểm của VTV cho rằng nhóm phóng viên này là giả mạo phóng viên VTV: “Hiện tại có rất nhiều đơn vị lợi dụng hình ảnh logo của VTV để tư lợi với mục đích riêng. Ví dụ như gắn logo của VTV lên xe ô tô, hoặc tham dự sự kiện, cuộc họp nào đó, họ cũng sử dụng logo VTV trên máy quay để có vị trí tốt để tác nghiệp, cũng nhận phong bì… Lãnh đạo Đài cũng không ít lần phải nhờ đến công an và luật sư để can thiệp vào hiện tượng mạo danh này.” “Chúng tôi vẫn tích cực tìm kiếm những người này, sau khi xác minh trong Đài xong, nếu là nhân viên của Đài sẽ có hình thức kỷ luật, còn người bên ngoài mạo danh sẽ có biện pháp truy tìm” – Phó Giám đốc Nguyễn Thành Lương khẳng định. Tuy nhiên: Không lâu sau phát biểu của lãnh đạo VTV cư dân mạng đã tìm ra tung tích của các phóng viên trên, qua facebook nhưng sau đó VTV cũng không có câu trả lời và biện pháp xử lý cụ thể. 3. Vụ VTV không tường thuật trọn vẹn Lễ tang đại tướng Võ Nguyên Giáp gây phản ứng mạnh mẽ trong người dân. Xử Lý: Lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Hà Nam (Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) đã lên tiếng lý giải về việc này như sau: “Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền hình trực tiếp lễ tang của Đại tướng theo đúng kịch bản, trong đó có những điểm quan trọng trong suốt quá trình diễn ra. Tất cả những gì có trong kịch bản đều đã được thực hiện, truyền tải tới khán giả, chứ không phải do yếu tố kỹ thuật nào”. ==> không nhận trách nhiệm 4. Vụ giả danh nhà báo VTV đòi tiền doanh nghiệp Xử lý: Nhờ cơ quan điều tra làm rõ. 2.1.8 Các hình thức Pr nội bộ - Mạng nội bộ vtv.net - Hệ thống email nội bộ: abc@VTV.org.vn - Chương trình kỷ niệm sinh nhật, kỷ niệm ngày 8/3, 20/10, nhà báo Việt Nam 2.2: Những hoạt động PR quốc tế Cũng như các doanh nghiệp có thu khác, VTV cũng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình với khu vực quốc tế bằng các hình thức PR khác nhau như: - Kết hợp với các đài truyền hình quốc gia khác làm các "sản phẩm" truyền hình mới: Ví dụ như các cuộc thi quốc tế: Robocon Châu Á - Thái Bình Dương. Các sự kiện chính trị, hội thảo quốc gia và quốc tế, mua và phát sóng các chương trình truyền hình quốc tế tại Việt Nam, phát sóng kênh truyền hình quốc tế ra nước ngoài (VTV4) - Duy trì phát triển mối quan hệ với hàng chục tổ chức và Đài Truyền hình quốc tế, VTV năm qua tiếp tục phát huy vị thế và vai trò trong việc phối hợp tổ chức truyền thông cho các sự kiện ngoại giao quốc gia hay các sự kiện mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. - VTV có một mạng truyền dẫn bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và cung cấp tín hiệu vệ tinh trong hầu hết các vùng trên thế giới. - 6 kênh truyền hình quốc tế, 5 kênh truyền hình khu vực phát sóng miễn phí và hàng trăm kênh truyền hình trả phí. - Đầu năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức khai trương 2 cơ quan thường trú tại Singapore và Nhật Bản, nâng tổng số cơ quan thường trú nước ngoài của VTV lên 8. Với 2 cơ quan thường trú mới thành lập và 6 cơ quan thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ, Nga, Bỉ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, các cơ quan thường trú đã bao quát được thông tin về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở hầu hết khu vực điểm nóng trên toàn thế giới. ==> Quan trọng hơn, sự hiện diện của phóng viên VTV tại các khu vực này đã nâng cao uy tín, vị thế của VTV nói riêng và ngành truyền hình Việt Nam nói chung. Phần 3. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 3.1 Thành công của các hoạt động PR của VTV VTV đã làm khá tốt các hoạt động PR thương hiệu trên nhiều mặt như: - Tạo dựng hình ảnh và gắn hình ảnh, thương hiệu VTV với các kênh phát sóng khác nhau với những đặc trưng riêng của từng kênh. - Xây dựng tốt hình ảnh thương hiệu riêng cho các kênh phát sóng. - Một số các chương trình truyền hình của VTV được khán giả yêu thích như: Đố ai hát được, Giọng hát Việt Nhí, bản tin kinh tế Việt Nam 2013, Vua đầu bếp - Masterchef Việt Nam, cuộc đua kỳ thú gây được hiệu ứng lớn trên các phương tiện truyền thông và báo chí vv - VTV cũng tạo được cầu nối với công chúng nhanh và mạnh mẽ hơn thông qua hệ thống các kênh truyền thông của mình như website: VTV.VN, tạp chí truyền hình, các hòm thư điện tử được công bố trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia. - Các chương trình từ thiện của VTV thu được kết quả lớn với tổng số tiền ủng hộ lên đến gần 30 tỷ đồng và kết nối được người Việt Nam ở nhiều tầng lớp trong và ngoài nước. 3.2 Những điểm còn hạn chế trong các hoạt động truyền thông của VTV trong năm 2013. - VTV chưa có bộ phận chuyên trách về PR. Các hoạt động PR của VTV tại các đơn vị phụ thuộc vào ban chuyên đề và lãnh đạo các ban, chưa mang tính thống nhất trong toàn bộ VTV mà phân tán tại các đơn vị với nhiều hình thức khác nhau. - Trong các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông chưa thấu đáo, các khủng hoảng chưa được xử lý kịp thời và thỏa đáng đối với đại bộ phận công chúng theo dõi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của VTV và uy tín của đài trong mắt công chúng - Hoạt động PR nội bộ trong VTV cũng chưa được chú trọng phát triển, hầu hết các hoạt động do đoàn thể phụ trách như Đoàn thanh niên, Công Đoàn chưa có hoạt động PR nội bộ mang tính định hướng chung của lãnh đạo VTV. - Các chương trình truyền hình thực tế của VTV đang đi xuống về chất lượng nội dung do vướng phải nhiều scandal liên quan đến dàn dựng và tài trợ. 3.3: Các khuyến nghị phát triển hoạt động truyền thông tại VTV - Đài truyền hình Việt Nam - Xây dựng phòng PR chuyên biệt với các hoạt động PR thống nhất trong toàn VTV - Nhanh chóng xử lý các khủng hoảng truyền thông liên quan trực tiếp đến uy tín của đài theo cách công khai và thẳng thắn. - Chú trọng phát triển PR nội bộ nhằm gắn kết các cá nhân, tập thể và toàn hệ thống. - Đảm bảo chất lượng, nâng cao nội dung, chất lượng các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và nâng cao uy tín, thương hiệu của VTV. - Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển kịp thời đối với truyền hình bằng các công nghệ mới theo kịp sự phát triển chung của truyền hình thế giới. - Tăng cường hoạt động PR cho mỗi cá nhân trong VTV, hướng dẫn và nhắc nhở nhân viên, cán bộ, phóng viên VTV trong việc giữ gìn hình ảnh, thương hiệu chung cho VTV. - Tích cực hơn trong việc xử lý các mối liên hệ với công chúng, các cơ quan, tổ chức khác. Tránh tình trạng cửa quyền, lạm dụng tên VTV để làm các công việc mang tính chất cá nhân, tư lợi gây thiệt hại đến hình ảnh chung - Tăng cường mở rộng giao lưu quốc tế nhằm giúp VTV mở rộng ảnh hưởng và tác động đến công chúng nước ngoài. - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong VTV . bài: Hoạt động truyền thông của Đài truyền hình Việt Nam trong năm 2013 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM - VTV 1.1 Giới thiệu chung về VTV VTV là tên gọi tắt của Vietnam. thế của VTV nói riêng và ngành truyền hình Việt Nam nói chung. Phần 3. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM 3.1 Thành công của các hoạt động PR của VTV. Lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Hà Nam (Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) đã lên tiếng lý giải về việc này như sau: Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền hình trực