1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam

114 1,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

chắn; Các thông tin trong báo cáo còn thiếu chính xác theo từng chỉ tiêu cụ thể; Biểu mẫu báo cáo còn có chỗ chưa phù hợp chưa thuận tiện; Công tác phân tích báo cáo tài chính chưa được

Trang 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LẬP, TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH.

1.1Tính cấp thiết của đề tài

1.1.1 Về góc độ lý thuyết

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới việc các doanh nghiệp phải chuyển mình để hội nhập là điều tất yếu Để hội nhập các doanh nghiệp phải tăng cường sản xuất kinh doanh,mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, thu hút được sự đầu tư và quan tâm của nhiều đối tác Điều quan tâm đầu tiên của các đối tác, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách là những thông tin này có trung thực và hợp lý, khách quan hay không Tất cả đều được thể hiện trên Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho tất cả các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, công nợ nguồn vốn chủ sở hữu cùng như tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có thể nói, báo cáo tài chính là một bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên báo cáo tài chính có thể trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng quan tâm Như vậy báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng Chính

vì vậy, thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý, khách quan để những người sử dụng thông ti báo cáo tài chính có thể đánh giá được chính xác tình hình tài chính của đơn vị từ đó sẽ có những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Trang 2

Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cả nước hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện, nhất là hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc gia Trước những yêu cầu mới, chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC và thông

tư hướng dẫn số 23/1999/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 1999 về hướng dẫn lập và kiểm tra báo cáo tài chính đã được xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp lập, trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ hiện hành.

1.1.2 Về góc độ thực tế.

Thực tế hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp, BCTC không đảm bảo đúng chức năng vai trò của mình, các thông tin trên BCTC bị sai lệch do kế toán lập và trình bày BCTC không tuân thủ các quy định của chuẩn mực, gây mất lòng tin của các cơ quan chức năng, của các nhà đầu tư và đối tác

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày một phát triển, các nhà đầu tư càng có nhiều cơ hội tìm kiếm các doanh nghiệp có tiềm năng để đầu

tư hơn, và các doanh nghiệp cũng có không ít những cơ hội thu hút vốn Đặc biệt là sự tham gia vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài càng khiến các doanh nghiệp chạy đau để thu hút vốn từ nguồn đầu tư có triển vọng này D vậy, việc minh bạch, hợp lý trong lập và trình bày báo cáo tài chính là yếu tố cần thiết trong cuộc đua Đặc biệt, đối với những Tập đoàn, TCT có quan hệ công ty mẹ, công ty con do tính phức tạp trong quá trình lập

và trình bày BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất thì những yêu cầu đặt ra đối với BCTC vô cùng quan trọng.

Tại TCT công nghiệp ô tô Việt Nam, do đặc thù hoạt động kinh doanh như quy mô lớn, nhiều công ty thành viên Bên cạnh đó, TCT vẫn còn những tồn tại và hạn chế như: Cở sở số liệu để lập và trình bày BCTC không chắc

Trang 3

chắn; Các thông tin trong báo cáo còn thiếu chính xác theo từng chỉ tiêu cụ thể; Biểu mẫu báo cáo còn có chỗ chưa phù hợp chưa thuận tiện; Công tác phân tích báo cáo tài chính chưa được chú trọng; Nội dung phân tích còn đơn điệu; Phương pháp phân tích còn bó hẹp; Kết quả phân tích chưa phát huy tác dụng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin có chất lượng cao, chính xác, kịp thời, dễ hiểu, dễ sử dụng cho các nhà quản trị tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, vấn đề Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính thực sự là vấn đề cấp thiết cần được sớm nghiên cứu và đưa vào thực hiện

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Xuất phát từ nhận thức trên, để góp phần vào việc cải tiến hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài

“Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá công tác lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam luận văn nhằm mục đích:

- Làm rõ các vấn đề lý luận về công tác lập, trình bày và phân tích Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn về việc lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính, đề xuất các quan điểm có tính nguyên tắc cho việc hoàn thiện lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Trang 4

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam.

1.4 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu.

Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, đề tài đã đặt ra một số câu hỏi cần làm rõ về lý luận và thực tiễn Trọng tâm của đề tài xoay quanh một số câu hỏi chính sau:

- Thực trạng lập, trình bày và phân tích BCTC tại TCT công nghiệp ô tô Việt Nam?

- Những tồn tại trong việc lập, trình bày và phân tích BCTC tại TCT công nghiệp ô tô Việt Nam? Các giải pháp và hướng hoàn thiện lập, trình bày

và phân tích BCTC tại TCT công nghiệp ô tô Việt NAm phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý của TCT, và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam?

- Dựa vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính, TCT công nghiệp ô tô Việt Nam đã tiến hành phân tích báo cáo tài chính như thế nào? Sử dụng các chỉ tiêu đặc trưng nào?

- Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán Quốc tế về việc lập, trình bày báo cáo tài chính?

- Sự khác biệt giữa Việt Nam và Quốc tế về các chỉ tiêu, bảng biểu sử dụng trong việc phân tích báo cáo tài chính?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Do hạn chế về mặt thời gian, đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập chủ yếu đến lập và trình bày hai loại báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính

đó là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính theo VAS 21, VAS 25 và thực tiễn về công tác

Trang 5

lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam Dựa trên lập và trình bày báo cáo tài chính để tiến hành phân tích một cách tổng quan tình hình tài chính của Tổng công ty thông qua phân tích báo cáo tài chính.

1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu.

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quá trình lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt nam nói riêng, so sánh các chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam có liên quan Ngoài ra, đề tài cũn phát triển lý luận về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp theo mô hình TCT ở Việt Nam.

Luận văn góp phần phản ánh đúng thực trạng công tác lập và trình bày báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, đánh giá những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại về công tác lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Từ đó kiến nghị một số giải pháp có luận cứ lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng.

1.7 Kết cấu luận văn.

Với tên đề tài luận văn: “Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài

chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam”, ngoài phần mở đầu, kết

luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính.

Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính.

Trang 6

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp

ô tô Việt Nam.

Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt nam.

Trang 7

CHƯƠNG II TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP, TRÌNH BÀY VÀ

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản liên quan đến lập, trình bày và phân

tích báo cáo tài chính.

2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất, là bức tranh toàn cảnh về

tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong

kỳ của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin kinh tế tài chính đáng tin cậy về hoạtđộng của một thực thể kinh tế và phục vụ rộng rãi các đối tượng sử dụng thông tinnày ở bên trong và bên ngoài của một thực thể kinh tế

Như vậy về bản chất BCTC là một hệ thống thông tin được xử lý bởi hệthống kê toán tài chính, nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng, cung cấp thôngtin tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng đó, để đưa ra các quyết định quản lýkinh tế Tuy nhiên, hình thức và nội dung của các báo cáo tài chính còn phụ thuộcvào cơ chế kinh tế và sự quy định của mỗi quốc gia

Trong hệ thống kế toán Việt Nam, BCTC được xác định là loại báo cáo tổnghợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả hoạt động của

DN trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu cómối liên hệ mật thiết với nhau do Nhà nước quy định thống nhất bắt buộc

* Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Trang 8

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanhnghiệp Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản hiện có của doanhnghiệp theo cơ cấu tài sản và nguồn vốn theo cơ cấu hình thành các loại tài sản đó.

Bảng cân đối kế toán được trình bày thành hai phần luôn bằng nhau:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp về tình

hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt

động khác qua một thời kỳ kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp vềtình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật vàtrình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, theo quy định ở Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đốivới ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện thuế VAT

2.1.2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, đối

chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữađơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành để từ đó có thể xác định được thực trạng tàichính và tiên đoán cho tương lai về xu hướng, tiềm năng kinh tế của công ty nhằmxác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý, khai thác có hiệu quả để được lợinhuận mong muốn Hay nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là việc xem xét,kiểm tra về nội dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; từ đó sosánh, đối chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tàichính của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp khai thác sử dụng nguồn tàichính có hiệu quả

Vậy, phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống

Trang 9

báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.

2.1.3 Một số định nghĩa liên quan đến báo cáo tài chính.

Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu kinh tế phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản

tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi nhanh thành tiềnhoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanhbình thường của doanh nghiệp có đến thời điểm lập báo cáo tài chính

Tài sản dài hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản tài sản

dài hạn có đến thời điểm lập báo cáo tài chính

Tài sản dài hạn là tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển trên một nămhoặc hơn một chu kỳ kinh doanh

Nợ phải trả là nguồn vốn kinh doanh được huy động từ các doanh nghiệp,

các tổ chức và cá nhân ngoài chủ sở hữu mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.Trên bảng cân đối kế toán, nợ phải trả là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợphải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính bao gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ doanh

nghiệp Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động sử dụngvào mục đích kinh doanh, không phải thanh toán hoàn trả như nguồn vốn nợ phảitrả (trừ khi có quyết định rút vốn của chủ sở hữu)

2.2 Một số lý thuyết về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính.

2.2.1 Lý thuyết về lập và trình bày báo cáo tài chính

2.2.1.1 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tính hình tàichính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để đảmbảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bàytrên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liênquan hiện hành

- Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáotài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam

Trang 10

Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hơp với chuẩn mực và chế độ kếtoán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt nam của Bộtài chính.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định củachuẩn mực và chế độ kế toán Việt nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực vàchế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũngnhư trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

- Để lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, doanh nghiệpphải:

+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với các quy định;

+ Trình bày các thông tin, kể cả các chính sách kế toán, nhằm cung cấp thông tinphù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu;

+ Cung cấp các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không

đủ để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của những giao dịch hoặc những

sự kiên cụ thể đến tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

2.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các BCTC được lập là cả một quá trình phức tạp trong việc lựa chọn cácphương pháp kế toán, nguyên tắc kế toán và vận dụng chúng một cách hợp lý Vìvậy, để BCTC cung cấp được những thông tin hữu ích cho mọi đối tượng sử dụngthì BCTC phải được lập và trình bày dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực kế toánquốc gia

a Tính dễ hiểu

Chất lượng cơ bản của thông tin do BCTC cung cấp phải là dễ hiểu đối vớingười sử dụng Để dễ hiểu, người sử dụng ở đây là người phải có kiến thức về kinhdoanh và hoạt động kinh tế, hiểu biết về kế toán ở mức vừa phải, có thể nghiên cứucác thông tin được cung cấp với khả năng của họ Tuy nhiên, thông tin về nhữngvấn đề phức tạp cần trình bày trong BCTC vì sự thích hợp của nó đối với nhu cầu

Trang 11

sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định quản lý kinh tế Những thông tin nàykhông nên bị loại ra, vì lý do là có thể sẽ rất khó hiểu với người sử dụng.

b Tính phù hợp

Các thông tin chỉ hữu ích khi mà nó thích hợp với nhu cầu để đưa ra cácquyết định kinh tế của người sử dụng Những thông tin có chất lượng phù hợp lànhững thông tin có ảnh hưởng lớn đến quyết định kinh tế của người ra quyết địnhbằng cách giúp họ đánh giá các sự kiện trong quá khứ, hiện tại hay tương lại, hoặcxác nhận, chỉnh lý các đánh giá trong quá khứ của họ

c Tính so sánh

Những người sử dụng BCTC phải có khả năng so sánh được các thông tintrong BCTC của kỳ này so với kỳ trước để xác định xu hướng biến động tình hìnhtài chính và kinh doanh của DN Vì thế, các thông tin trên BCTC phải có khả năng

so sánh được giữa kỳ báo cáo với kỳ trước đó Ngoài ra, người sử dụng cũng phải

so sánh được các BCTC của DN khác nhau để đánh giá mối tương quan về tìnhhình tài chính, tình hình kinh doanh và những thay đổi về tình hình tài chính giữacác DN Vì thế, việc xác định tính toán và trình bày các ảnh hưởng tài chính, giaodịch và các sự kiện khác như vậy phải được tiến hành một cách nhất quán giữa kỳnày với kỳ khác trong phạm vi một DN và giữa các DN với nhau, giúp cho người sửdụng so sánh được các thông tin trong các BCTC

d Tính đáng tin cậy

Thông tin chỉ có ích khi nó đáng tin cậy Các thông tin có chất lượng đángtin cậy khi chúng không mắc những sai lầm nghiêm trọng hoặc phản ánh sai lệchmột cách cố ý và có thể phụ thuộc vào người sử dụng khi sử dụng các thông tin đócho một mục đích khách quan hợp lý

2.2.2 Lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính.

2.2.2.1 Phương pháp phân tích.

Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sửdụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và

Trang 12

tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báocáo tài chính với nhau.

Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng các phươngpháp sau: Phương pháp so sánh; phương pháp cân đối; phương pháp tỷ suất, hệ số;phương pháp biểu mẫu phân tích

- Phương pháp so sánh: Khi phân tích báo cáo tài chính các công ty sử dụngphương pháp so sánh là chủ yếu vì mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nêulên mối quan hệ giữa các số liệu với nhau từ đó thấy được tình hình và xu hướngbiến động của chúng Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích báo cáotài chính là so sánh giữa số thực hiện năm nay với số thực hiện năm trước để thấy rõ

xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của công ty, thấy được tình hình tài chínhđược cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong năm tới hoặc

so sánh giữa số thực hiện năm nay với số kế hoạch năm nay để thấy rõ được mức độphấn đấu của công ty hoặc so sánh giữa số thực hiện năm nay của công ty với mứctrung bình của ngành để thấy tình hình tài chính của công ty đang ở tình trạng tốthay xấu, được hay chưa được với các công ty cùng ngành bằng cách so sánh theochiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối (tỷ lệ phần trăm (%)) và sốtuyệt đối (số chênh lệch) của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liêntiếp Đồng thời phương pháp so sánh còn được dùng để so sánh giữa số cá biệt vớitổng thể bằng cách so sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trongtổng số ở mỗi bản báo cáo

- Phương pháp cân đối: Trong các báo cáo tài chính của công ty có rất nhiềuchỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ cân đối như: cân đối giữatài sản và nguồn vốn, cân đối giữa thu và chi, cân đối giữa tiền và hàng, Sự thayđổi của một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu khác Do vậy mà ápdụng phương pháp cân đối sẽ cho ta thấy sự tác động ảnh hưởng trong mối quan hệnội tại giữa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính,

Trang 13

- Phương pháp tỷ suất, hệ số: Là phương pháp phân tích dùng để phản ánh mốiquan hệ so sánh giữa chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có mối quan hệ chặt chẽ và tácđộng qua lại lẫn nhau Từ đó, thấy được chất lượng của quá trình SXKD.

- Phương pháp biểu mẫu phân tích:

Trong phân tích báo cáo tài chính các công ty phải dùng các biểu mẫu phântích để phản ánh một cách trực quan qua các số liệu phân tích Biểu mẫu để phântích báo cáo tài chính được thiết lập theo các dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu và

số liệu phân tích Các chỉ tiêu trong biểu phân tích báo cáo tài chính thường trùngvới chỉ tiêu trong báo cáo tài chính và cũng có thể là các hệ số, tỷ suất, tỷ trọng, Sốliệu trong biểu phân tích có thể là số đầu năm, số cuối năm hoặc số năm nay, sốnăm trước, số chênh lệch tuyệt đối, tương đối, Các cột và các dòng nhiều hay ít tùythuộc vào nội dung và yêu cầu phân tích báo cáo tài chính Tùy theo nội dung phântích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau

2.2.2.2 Chuẩn bị tài liệu và báo cáo tài chính phục vụ việc phân tích.

Để việc phân tích báo cáo tài chính đạt được hiệu quả cao nhất thì công việcsưu tầm tài liệu, chuẩn bị tài liệu phân tích báo cáo tài chính là công việc đầu tiêntrong giai đoạn tiến hành phân tích Việc chuẩn bị tốt các tài liệu phân tích là bướckhởi đầu cho sự thành công của công tác phân tích báo cáo tài chính Các tài liệu đểphân tích báo cáo tài chính trước hết phải là các báo cáo tài chính của năm cần phântích, đó là: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Thuyết minh báo cáotài chính,

Ngoài ra, để phân tích cần thu thập các báo cáo tài chính của năm trước, báocáo phân tích năm trước, các chỉ tiêu trung bình của ngành hoặc cũng có thể thuthập các chỉ tiêu kinh tế tài chính của các đơn vị cùng ngành, các kế hoạch kinhdoanh của năm phân tích, lấy đó làm chuẩn mực để so sánh, đánh giá để đưa ra kếtluận về tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu

Nếu công ty có các chỉ tiêu tài chính được xác định tính toán trên cơ sở sốliệu của báo cáo tài chính phù hợp với mức trung bình của ngành thì tình hình đượcđánh giá là ổn định và vững chắc

Trang 14

Các số liệu dùng để phân tích cần phải được kiểm tra lại trên nhiều mặt:

- Tính hợp pháp của số liệu, tài liệu

- Tính đúng đắn về mặt nội dung kinh tế, thời điểm và địa điểm phát sinh,phương pháp tính toán

- Tính chính xác của các số liệu tính toán, ghi chép

- Tính thống nhất của các chỉ tiêu được phản ánh trong các tài liệu khác nhau

2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu về lập, trình bày và phân tích

báo cáo tài chính ở Việt Nam

Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại ViệtNam hiện nay còn đang là mô hình kinh doanh khá mới mẻ; tổ chức công tác kếtoán còn chưa được nghiên cứu, hướng dẫn đầy đủ nên việc tổ chức vận dụng đốivới các doanh nghiệp trong điều kiện chuyển đổi hình thức tổ chức gặp nhiều khókhăn Đặc biệt công tác lập, trình bày và phân tích BCTC cũng còn khá nhiều bấtcập khi áp dụng Hiện nay, có rất ít đề tài khoa học trong nước đề cập đến vấn đềnày: Qua nghiên cứu, tìm hiểu đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án,…thông thường, các đề tài này thường đề cập đến hai vấn đề: Lập và phân tích BCTC

và lập và trình bày BCTC

Ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến công tác lập và công bố BCTCđược đăng tải trên tạp chí nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Thương mại,Đại học Kinh tế quốc dân, Tạp chí kế toán và các bài báo mới chỉ dừng lại ở việcphản ánh từng nội dung riêng lẻ về lập và công bố BCTC chưa phản ánh một cách

có hệ thống các nội dung và gắn nó với một doanh nghiệp cụ thể

Luận văn thạc sỹ kinh tế : ‘Kế toán lập và trình bày báo cáo tài chính tạiTổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam – Hoa Phong Lan – CH13 Kế toán Luậnvăn đã trình bày và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán lập và trình bàyBCTC trong doanh nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp hoạt động theo môhình TCT nói riêng Trên cơ sở đó, luận văn đã khảo sát và đánh giá thực trạng kếtoán lập và trình bày BCTC tại TCT Sông Đà theo hướng từ BCTC riêng, BCTCtổng hợp và BCTC hợp nhất Luận văn đã đánh giá khách quan ưu điểm cũng như

Trang 15

đưa ra những tồn tại trong kế toán lập và trình bày BCTC tại TCT Sông Đà, nhữngtồn tại đó cần tiếp tục hoàn thiện Luận văn đã trình bày các dự báo triển vọng vềvấn đề nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện kế toán lập và trìnhbày BCTC tại TCT Sông Đà phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp tronghiện tại và xu thế phát triển trong tương lại Tuy nhiên, luận văn chưa đưa ra nhữngminh họa thực tế từ BCTC của TCT Sông Đà, nên các giải pháp hầu như chỉ mangtính lý thuyết, ý nghĩa thực tiễn không cao.

Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện lập và trình bày báo cáo tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” – CH 12 Kế toán Đề tài đã hệ thống hóa các

vấn đề lý luận về lập và trình bày báo cáo tài chính tại Tổng công ty, Tập đoàn vàđưa ra một số các giải pháp nhất định đóng góp vào sự hoàn thiện việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính Tuy nhiên các đề tài này chưa đề cập đến lập và trình bàyBCTC trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính

Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện quá trình lập và phân tích báo cáo tàichính trong các công ty TNHH thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây” – Vương AnhTuấn – 2008 – CH 12 Kế toán Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lýluận liên quan đến quá trình lập và phân tích báo cáo tài chính trong các công tyTNHH thương mại Đánh giá thực trạng về quá trình lập và phân tích BCTC trongcác công ty TNHH thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tây để tìm ra những ưu điểm,hạn chế và nguyên nhân trong quá trình lập và phân tích báo cáo tài chính, các chỉtiêu đặc thù tại đơn vị khảo sát và đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiệnviệc phân tích báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc thù cho một loại hình doanhnghiệp Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập đến các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quảcủa quá trình kinh doanh, phân tích phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản trị

và chưa tiến hành phân tích trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáotài chính Các giải pháp chưa cụ thể, chưa đưa ra được hệ thống chỉ tiêu đặc trưngcho loại hình doanh nghiệp mà luận văn tiến hành nghiên cứu

Tạp chí Kế toán số 80 (Tháng 10/2010) – TS Nguyễn Công Phương và TS.Ngô Hà Tấn – Bàn về phương pháp hợp nhất báo cáo tài chính Bài viết hệ thống

Trang 16

hóa các vấn đề lý luận về lý thuyết lợi ích của cổ động thiểu số, lý thuyết thực thểphân biệt, lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ, từ đó làm nổi bật bản chất kỹthuật hợp nhất BCTC được quy định trong chế độ kế toán hiện hành Phân tích chothấy, cách tiếp cận hợp nhất khoản đầu tư vào công ty con hiện nay của Chuẩn mực

kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan dựa vào lý thuyết đề cao lợi ích củacông ty mẹ Tuy nhiên, với trường hợp hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết

và công ty đồng kiểm soát, hướng dẫn của chế độ chưa đầy đủ mà chỉ đơn thuần làđiều chỉnh giá trị khoản đầu tư nhằm chú ý đến lợi ích của công ty đầu tư Khuônkhổ lý thuyết giúp cho người học và thực hành nắm rõ hơn bản chất của những quyđịnh hiện hành về hợp nhất BCTC

Khoa học thương mại số 36 (Tháng 6/2010) – TS Nguyễn Quang Hùng –Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán của các công ty kiểmtoán độc lập hiện nay – Thực trạng và giải pháp Bài viết đã chỉ ra vị trí và vai tròcủa phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán của các công tykiểm toán độc lập, đồng thời nêu lên được nội dung phân tích tài chính cũng nhưthực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong các hoạt động của cáccông ty kiểm toán độc lập hiện nay Bài viết cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiệnhoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong các công ty kiểm toán độc lập, có

ý nghĩa thực tiễn cao

2.4 Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc

tế và kinh nghiệm một số nước trên thế giới.

2.4.1 Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày báo cáo tài chính

doanh nghiệp (Presentation of Financial Statements – IAS 1).

Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính ( chuẩn mực số 1 –IAS1) mô tả cơ sở cho việc trình bày báo cáo tài chính Chuẩn mực này thiết lậpkhuân khổ và trách nhiệm của việc trình bày các báo cáo tài chính, hướng dẫn cấutrúc và yêu cầu nội dung tối thiểu trên các báo cáo tài chính và được áp dụng cho tất

cả các báo cáo tài chính trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế Mục tiêu của

Trang 17

việc lập các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm cảtrong và ngoài doanh nghiệp.

Một hệ thống đầy đủ các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo khác phản ánh những thay đổi vềvốn chủ sở hữu, những thay đổi của chủ sở hữu ngoài các nghiệp vụ góp vốn vàphân chia cho các chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Các chính sách kế toán

và các thuyết minh khác Ngoài ra, chuẩn mực này còn khuyến khích các nhà quản

lý trong doanh nghiệp tóm tắt tài chính ngoài các báo cáo tài chính nêu trên, nhằm

mô tả và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hoạt động tài chính củadoanh nghiệp, nguồn tiền huy động của doanh nghiệp, các chính sách quản lý rủi ro,các điểm mạnh, điểm yếu mà chưa được đề cập trên bảng cân đối kế toán

Chuẩn mực này chỉ ra các tiêu đề tối thiểu phải được trình bày trên bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: Tên báo cáo, loại hìnhcông ty, ngày tháng lập báo cáo, đồng tiền sử dụng, Ngoài ra các báo cáo còn baogồm các hướng dẫn cho việc nhận biết các khoản mục trên báo cáo

Nội dung và kết cấu của báo cáo tài chính cũng được chỉ ra, tuy nhiên khôngbắt buộc phải tuân theo mẫu chuẩn tuyệt đối Các báo cáo tài chính phải lập ít nhấtmỗi năm một lần Nếu thời điểm lập báo cáo mà thay đổi và báo cáo tài chính đượclập cho một giai đoạn khác, các doanh nghiệp phải nêu rõ lý do thay đổi và nếu rõcác vấn đề có thể xảy ra khi thay đổi về thời hạn lập này

Báo cáo tài chính được coi là trình bày trung thực có nghĩa là báo cáo tàichính đó phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau:

- Lựa chọn chính sách kế toán mà phù hợp hoàn toàn với chuẩn mực kế toánquốc tế hoặc việc thiếu một chuẩn mực kế toán quốc tế nào đó, kết quả mang lại vẫn

là các thông tin phù hợp và có thể tin cậy

- Trình bày các thông tin theo cách thức có thể tăng tính hợp lý, tính tin cậy,tính so sánh và khả năng dễ hiểu

- Cung cấp các thông tin theo cách thức có thể tăng tính hợp lý, tính tin cậy,tính so sánh và khả năng dễ hiểu

Trang 18

- Cung cấp các thông tin cần thiết trợ giúp cho quá trình nắm bắt tình hình tàichính và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong một số ít trường hợp, việc không tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc

tế thật sự cần thiết nhằm trình bày trung thực báo cáo tài chính thì doanh nghiệpphải đánh gái chính xác và tổng hợp sự không tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tếtới hoạt động tài chính của đơn vị

Các chuẩn mực và các thuyết minh nói chung nên được áp dụng nhất quán vàchênh lệch do điều chỉnh được đưa vào tài khoản thu nhập giữ lại IAS1 chỉ ra cácnguyên tắc cơ bản phải tuân thủ theo khi lập báo cáo tài chính:

- Nguyên tắc hoạt động liên tục

- Nguyên tắc nhất quán với năm trước

- Nêu các chuẩn mực được áp dụng trước kia

- Cơ sở cho việc lựa chọn một chính sách kế toán và cách thức trình bày các

cơ sở này

- Quy tắc cho việc bù trừ tài sản và công nợ, bù trừ chi phí và doanh thu

- Các chỉ tiêu mang tính so sánh

2.4.2 Lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính theo kinh nghiệm một

số nước trên thế giới.

2.4.2.1 Lập và trình bày báo cáo tài chính tại Pháp

Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Pháp là những bản phúc trình vềtình hình hoạt động của doanh nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền: Hội đồngquản trị, các cơ quan thuế, các cơ quan chủ quản ngành Báo cáo tài chính thườngđược lập định kỳ hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, cuối năm tài chính hoặc bất thường khicần có số liệu để kiểm tra

Trang 19

Theo chế độ kế toán Pháp, báo cáo tài chính có hai loại biểu mẫu chủ yếu là:Bảng tổng kết tài sản và bảng kết quả niên độ.

 Bảng tổng kết tài sản là một tài liệu tổng hợp các thông tin về tài sản vànguồn tài trợ vào ngày cuối cùng của kỳ báo cáo Bảng tổng kết tài sản được chialàm hai phần:

- Bên trái phản ánh tài sản theo thứ tự tính toán thanh khoản tăng dần

- Phần bên phải phản ánh nguồn hình thành của tài sản theo trình tự tính tự chủ

về nguồn vốn giảm dần

Nguyên tắc chung để lập bảng tổng kết tài sản cần tính số dư cuối kỳ trên cáctài khoản kế toán Các tài khoản kế toán có số dư được ghi vào bên tài sản của bảngtổng kết tài sản, còn các tài khoản có số dư có được ghi vào bên nguồn tài trợ củabảng tổng kết tài sản Tuy nhiên, có một số trường hợp như: các tài khoản khấu haobất động sản và dự phòng giảm giá tài sản có số dư Có nhưng nó được dùng để điềuchỉnh cho các tài sản nên những tài khoản này được phản ánh ở bên tài sản để tínhgiá trị còn lại hay giá trị thực của tài sản Tài khoản kết quả niên độ, trong trườnghợp doanh nghiệp bị lỗ, tài khoản này sẽ có số dư bên Nợ, nhưng vẫn được phảnánh ở nguồn tài trợ bằng cách ghi số âm

nghiệp thông qua chỉ tiêu lãi, lỗ Kết quả lãi, lỗ được xác định bằng cách so sánh haiyếu tố thu nhập và chi phí

Kết quả được xác định chung cho các hoạt động và xác định riêng cho từnghoạt động

Kết quả kinh doanh = Thu nhập kinh doanh – Chi phí kinh doanh

Kết quả tài chính = Thu nhập tài chính – Chi phí tài chính

Kết quả đặc biệt = Thu nhập đặc biệt – Chi phí đặc biệt

2.4.2.2 Lập và trình bày báo cáo tài chính tại Mỹ

Tại Mỹ kế toán được quy định bởi một tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân

là “Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính - FASB” Bên cạnh đó, một cơ quanthuộc chính phủ có tác dụng củng cố chuẩn mực kế toán này là “Ủy ban chứng

Trang 20

khoán ngoại hối – SEC” Ngoài ra, một tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân kháccũng có trách nhiệm trong việc đặt ra chuẩn mực kế toán này là Viện kế toán viêncông chứng – AICPA.

Hệ thống kế toán ở Mỹ không có các yêu cầu mang tính luật pháp trong việccông bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo định kỳ Tại Mỹ, các công ty

cổ phần được thành lập theo luật của tiểu bang chứ không theo luật của liên bang.Mỗi tiểu bang cso hệ thống luật riêng và nói chung hệ thống luật này chứa đựng ítnhất các yêu cầu về việc thu thập, lưu giữ các bản ghi kế toán và phát hành các báocáo tài chính định kỳ Do vậy, cuộc kiểm toán hàng năm và yêu cầu nộp báo cáo tàichính về liên bang SEC chỉ định SEC có quyền lực pháp lý đối với tất cả các công

ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán

Các báo cáo tài chính được giả định là trình bày trung thực về tình hình tàichính của công ty và kết quả kinh doanh của công ty trong năm phù hợp với GAAP(các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận – Generally accepted accountingprinciples) Hệ thống báo cáo tài chính tại Mỹ bao gồm:

- Báo cáo quản lý

- Báo cáo của kiểm toán viên độc lập

- Các báo cáo cơ bản (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báocáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo về sự thay đổi của vốn chủ sở hữu)

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo so sánh về tình hình kinh doanh trong 5 năm hoặc 10 năm

- Các dữ liệu theo quý khác

Các báo cáo tài chính hợp nhất khác được yêu cầu Các báo cáo tài chính củacác công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải được lập định kỳ ba thángmột Các báo cáo này được tóm tắt, không cần thiết phải kiểm toán mà chỉ cần chữ

ký xác nhận tính chính xác của người quản lý

2.4.2.3 Phân tích báo cáo tài chính theo kinh nghiệm của một số nước

trên thế giới.

Trang 21

Ở một số nước có nền kinh tế phát triển, phân tích Báo cáo tài chính được coinhư một nghề nghiệp độc lập Tại Cộng hòa Pháp, phân tích báo cáo tài chính pháttriển mạnh từ đầu thế kỷ 20, do nảy sinh các nhu cầu từ thực tiễn như sự phát triểncủa các công ty vô danh, vai trò quan trọng của ngân hàng và các tổ chức tài chính.Những cổ đông của các công ty vô danh thấy cần thiết phải được thông tin đầy đủ

về các chỉ tiêu tài chính trên các Bảng khai Nhưng những chỉ tiêu tài chính nàyluôn ở trạng thái không đầy đủ về số lượng và chất lượng Trong khi đó các ngânhàng, các công ty tài chính cần công bố sớm cho khách hàng về các chỉ tiêu tàichính doanh nghiệp để đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay Những chỉ tiêu tài chínhđầu tiên rất nghèo nàn và có nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh để đạt được cáccân đối về tài chính Tuy nhiên các chỉ tiêu tài chính đơn giản này cũng đủ cho ngânhàng đánh giá về việc đưa ra quyết định cho vay dựa trên việc hoàn trả vốn củadoanh nghiệp

Phân tích báo cáo tài chính thời kỳ đầu đã giới hạn trong việc phân tích cácchỉ tiêu tài chính chủ yếu, hướng vào mục tiêu xác định khả năng sinh lời của doanhnghiệp đối với ngân hàng trong tháng 3 năm 1919: Ở Mỹ công trình nghiên cứucủa A Wall đã đề cập tới phân tích đồng thời 7 chỉ tiêu đối với 981 doanh nghiệpkinh doanh theo ngành hoặc theo vùng địa lý Năm 1933 tại Pháp đã thành lập Ủyban hối đoái và bảo hiểm nhằm góp phần mở rộng nhu cầu thông tin về tài chính.Như vậy khối lượng cũng như chất lượng thông tin được nâng dần và tiến tới hìnhthành hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tổng quát trong đó chủ yếu chỉ tiêu phântích hiệu quả kinh doanh, khả năng chi trả Khi thị trường vốn, thị trường chứngkhoán phát triển mạnh mẽ, nhu cầu đòi hỏi các thông tin tài chính về các công ty cổphần trở thành bức xúc Các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu trên thịtrường, buộc phải công khai các chỉ tiêu tài chính có chất lượng cho các thị trườngvốn, thị trường chứng khoán Các thị trường chứng khoán muốn hoạt động mạnh thìthông tin của các chỉ tiêu tài chính phải phản ánh chính xác, trung thực hoạt độngcủa công ty cổ phần Do vậy các công cụ phân tích tài chính hiện dại, cùng với cácchuyên gia hành nghề phân tích trong việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính được

Trang 22

hình thành và phát triển Ở Mỹ và Pháp hay sử dụng các phương pháp: so sánh, môhình Dupont, phân tích trường lực để phân tích các tài khoản kế toán, phân tích cácchỉ tiêu tài chính, các tỷ suất thuộc các báo cáo tài chính Mặt khác khi thị trườngchứng khoán phát triển cũng là nhu cầu đòi hỏi các công cụ, chỉ tiêu phân tích tàichính ra đời để đáp ứng nhu cầu của hoạt động Đối với các hoạt động đầu tư tàichính, trước khi tiến hành mua bán trái phiếu, cổ phiếu cần phải tiến hành phân tíchcác chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư để tránh rủi ro và mang lại lợi nhuận cao nhất.

Như vậy sự phát triển của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ở nước Mỹ,Pháp, Anh đã khiến phân tích báo cáo tài chính trở thành một nghề nghiệp độc lậpgiữ vị thế trong xã hội, ở Mỹ và Anh đã có các công ty chuyên phân tích tài chính.Khi đó phân tích tài chính càng phong phú về phương pháp luận, ở các trường đạihọc của những nước phát triển, phân tích báo cáo tài chính trở thành môn khoa họcđộc lập từ nhiều năm nay

2.4.2.4 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu lập, trình

bày và phân tích báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế và của một số nước trên thế giới.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã giúp các doanh nghiệp lâp

và trình bày Báo cáo tài chính sát với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, Hệ thống VAScòn chưa đầy đủ và còn có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế Trong xu thế hộinhập và phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày càng nhiềudoanh nghiệp Việt nam tham gia vào các thị trường quốc tế trên nhiều lĩnh vực Cáctập đoàn lớn và nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tiếp xúc, gia tăng đầu tư vào ViệtNam Xu thế mua, bán, sáp nhập công ty ngày càng gia tăng tại Việt Nam Do đó,yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính cho phù hợp với các Chuẩn mực lập vàtrình bày Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cũng như các nước khác trên thế giớiđang trở thành yêu cầu tất yếu và ngày càng phổ biến với nhiều doanh nghiệp

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về BCTC của một số nước cũng như chuẩnmực kế toán quốc tế, tôi xin đưa ra một số khía cạnh cần thiết cho việc hoàn thiênBCTC

Trang 23

- Tính thống nhất của hệ thống BCTC

Tùy theo mối quan hệ về sở hữu vốn, lĩnh vực và hình thức kinh doanh, quy

mô và phạm vi hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp cũng có nhiều loại hìnhkhác nhau Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng khác nhau,nhưng trên thế giới hiếm có quốc gia nào lại xây dựng hệ thống BCTC hoàn toànriêng biệt cho từng loại hình doanh nghiệp Thông thường các quốc gia đều quyđịnh một hệ thống BCTC có tính thống nhất chung cho mọi loại hình doanh nghiệp.Nhưng tùy theo mỗi quốc gia khác nhau mà mức độ quy định về tính thống nhất củacác BCTC cũng ở mức độ khác nhau Như ở Mỹ quy định tính thống nhất của hệthống BCTC trên cơ sở các nguyên tắc kế toán chung, trên cơ sở đó các doanhnghiêp vận dụng phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mình

- Về nguyên tắc và chuẩn mực kế toán

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán của nhiều quốc gia, các nguyên tắc kếtoán chung, các nội dung về khuôn mẫu và trình bày các BCTC thường là những nộidung bao trùm được nghiên cứu và trình bày ngay ở phần đầu trong hệ thống chuẩnmực kế toán để có tính định hướng chỉ đạo và chỉ dẫn cho toàn bộ các chuẩn mực

cụ thể về kế toán Điển hình là trong hệ thống kế toán Mỹ, các nguyên tắc kế toánchung được thừa nhận (GAAP) được coi là kim chỉ nam để hành động, để định giá,ghi chép và báo cáo các giao dịch, các sự kiện kinh tế trên các BCTC Nhữngnguyên tắc này được xây dựng trên những kinh nghiệm được rút ra và những nghiêncứu đống góp của các thành viên của nghiệp đoàn kế toán, các doanh nghiệp, cácnhà khoa học, các cơ quan Nhà nước và các nhà đầu tư Dựa trên những nguyên tắcchung này và hướng dẫn chi tiết, các doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán và lậpBCTC, người sử dụng bên ngoài dễ dàng có cùng cách hiểu về các số liệu, cácthông tin trên các BCTC Để lập BCTC cho mục đích kinh tế và xử lý những khácbiệt trong mối quan hệ giữa các nguyên tắc kế toán với những quy định của chínhsách thuế, trong hệ thống chuẩn mực kế toán của nhiều quốc gia, điển hình là chuẩnmực kế toán của Úc đã ưu tiên tâp trung nghiên cứu một chuẩn mực riêng về báocáo kết quả kinh doanh và trình bày ngay ở vị trí số 1 (AAS1 – Statement of

Trang 24

Financial Performance) và chuẩn mực kế toán về thuế thu nhập ở vị trí thứ 3 trong

hệ thống chuẩn mực về kế toán Những chuẩn mực này đã giúp cho việc nhận thứcđúng về mục tiêu của BCTC và thiết lập các nguyên tắc kế toán để xử lý nhữngkhác biệt trong các quy định của kế toán và chính sách thuế trong quá trình tổ chức

kế toán, lập và trình bày BCTC theo đúng mục tiêu kinh tế của nhà đầu tư Nước tachưa nghiên cứu cụ thể và làm sáng tỏ về mối quan hệ giữa chính sách thuế và kếtoán trong điều kiện kinh tế thị trường, chưa có những quy định cụ thể về kế toán để

xử lý những khác biệt trong các quy định của kế toán và thuế nên việc ghi nhận vàtrình bày chúng trên các BCTC cũng còn đang rất lúng túng

Như vậy, chuẩn mực kế toán Việt Nam về lập và trình bày báo cáo tài chínhcũng đã tương đối đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cũng như nhu cầu quản

lý của Nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa vàphù hợp với thế giới cho mọi loại hình doanh nghiệp thì cần tham khảo cách làmcủa quốc tế cũng như một số nước khác trên thế giới

Theo tài liệu kế toán và kiểm toán của Mỹ, được công ty kiểm toán Việt Nam– VACO biên soạn giảng dạy cho lớp kế toán Mỹ và kiểm toán năm 1994 cho thấycác công ty của Mỹ cũng rất quan tâm đến phân tích báo cáo tài chính

Việc phân tích báo cáo tài chính được các công ty của Mỹ xác định là côngviệc so sánh, đánh giá việc thực hiện các mục đích của công ty Mục đích hoạt độngcủa các công ty là lợi nhuận Mục đích đó được thể hiện bằng việc công ty có đạtđược tỷ lệ sinh lời hợp lý hay không? Có duy trì được tình hình tài chính tốt haykhông? Có đạt được mục đích không lượng hóa được như: Tinh thần, công nhận, uytín xã hội và đạo đức doanh nghiệp hay không?

Theo tài liệu này thì một quá trình phân tích báo cáo tài chính của các công

ty Mỹ được chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đánh giá tổng quát tình hình tài chính của công ty thông quabảng cân đối kế toán và tình hình kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh.Khi đánh giá tổng quát tình hình hoạt động các công ty thường đặc biệt chú ý đếnphân tích báo cáo kết quả kinh doanh hơn là việc phân tích bảng cân đối kế toán

Trang 25

Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết để phát hiện những nguyên nhân dẫn đến kếtquả thu được từ giai đoạn đánh giá tổng quát một báo cáo tài chính Khi phân tíchchi tiết báo cáo tài chính họ cũng thường tính toán và so sánh các hệ số như: Các hệ

số đánh giá tổng quát; Các hệ số khả năng sinh lời; Các hệ số thực trạng đầu tư; Các

hệ số tình hình tài chính

Khi tính được các tỷ lệ, các hệ số phân tích, các nhà phân tích báo cáo tàichính của các công ty Mỹ tiến hành công việc so sánh các tỷ lệ, các hệ số Vớinhững nhà phân tích có kinh nghiệm thì căn cứ so sánh mà họ đưa ra là các tỷ lệ,các hệ số mà trước đây họ đã tính hoặc các nhà phân tích lấy các tỷ lệ, các hệ số củacác nhóm công ty cùng ngành để xem xét, đánh giá, Ở Mỹ một số hiệp hội buônbán quốc gia và địa phương đã tiến hành tập hợp số liệu của các công ty thành viên

để tính toán xác định và công bố các tiêu chuẩn hoặc các tỷ lệ trung bình đối vớingành của mình và lấy các tiêu chuẩn hệ số đó làm căn cứ so sánh tốt cho các nhàphân tích

Từ kinh nghiệm của các nước trong việc phân tích báo cáo tài chính đã nêu ởtrên sẽ là căn cứ để hình thành quan điểm hoàn thiện quá trình phân tích báo cáo tàichính tại Tổng công ty

2.5 Nội dung cơ bản về lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính.

2.5.1 Nội dung về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh, tình hình tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả của doanh nghiệp Chính vìvậy, báo cáo tài chính phải được lập nhanh chóng, kịp thời, chính xác Để làm tốthơn công việc này thì khi lập, kế toán cần tiến hành theo trình tự như sau:

- Khóa sổ kế toán, thực hiện cá bút toán điều chỉnh cuối kỳ

- Tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán chi tiết với sổ kế toán tổng hợp

- Tiến hành lập các báo cáo kế toán trên cơ sở số dư cuối kỳ tài khoản trên kếtoán

Đối với báo cáo tài chính tổng hợp, khi lập cần tiến hành theo trình tự nhưsau:

Trang 26

- Kiểm tra báo cáo tài chính của từng đơn vị trực thuôc cả về số lượng báocáo, kỳ lập báo cáo, chính sách kế toán áp dụng để lập báo cáo tài chính Nếu xétthấy cần phải điều chỉnh thì kế toán cần phải điều chỉnh trước khi tổng hợp.

- Tiến hành phân loại các đơn vị kế toán trực thuộc theo từng loại hoạt động(hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động xây lắp, hoạt động sự nghiệp) Mỗiloại hoạt động được lập báo cáo tài chính tổng hợp riêng

- Lập bảng tổng hợp các bút toán để điều chỉnh để tính toán các chỉ tiêu cầnđiều chỉnh

- Lập bảng tổng hợp theo từng báo cáo tài chính và theo từng chỉ tiêu của báocáo

- Lập báo cáo tài chính tổng hợp theo từng loại trên cơ sở Bảng tổng hợp theotừng báo cáo tài chính và từng chỉ tiêu đã tổng hợp

2.5.1.1 Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính hữu ích nhất đốivới doanh nghiệp cũng như những nhóm người sử dụng thông tin trên báo cáo tàichính của doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện

có của doanh nghiệp cũng như nguồn hình thành nên tài sản (nguồn vốn) tại mộtthời điểm xác định Hơn thế nữa, Bảng cân đối kế toán còn phải thể hiện được mốiquan hệ cân đối vốn có của nó đó là tại một thời điểm xác định khi biểu hiện bằngthước đo tiền tệ thì tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn luôn bằng nhau (phươngtrình kế toán cơ bản)

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán.

Theo quy định tại Chuẩn mực số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” khi lập vàtrình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trìnhbày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng “Nguyên tắc bù trừ” Ngoài ra,trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả được trình bày riêngbiệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bìnhthường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Trang 27

Thứ nhất: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong

vòng 12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theođiều kiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới

kể từ ngày kế thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn ahnj;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

Thứ hai: Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn

12 tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điềukiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳkinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơnmột chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn

Thứ ba: Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào

chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phảitrả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần Việc trình bày các loại tài sảntheo thứ tự tính thanh khoản giảm dần có nghĩa là loại tài sản nào dễ chuyển đổithành tiền nhất được xếp trước tiên và loại nào khó chuyển nhất được xếp cuốicùng

Mỗi loại tài sản hoặc một vài loại tài sản có cùng tính chất hoặc chức năngđược trình bày thành chỉ tiêu riêng trong Bảng cân đối kế toán được gọi là “khoảnmục” của bảng cân đối kế toán Các tài sản có cùng tính chất chức năng được tậphợp và được trình bày vào một khoản mục, nếu mỗi tài sản này không có tính trọngyếu, còn nếu nó là trọng yếu thì phải trình bày mỗi tài sản này riêng một khoảnmục Ngược lại các tài sản có tính chất, chức năng khác nhau thì dù trị giá của nó lànhỏ (không trọng yếu) thì phải được trình bày vào một khoản mục riêng

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên, thì tài sản được trình bày thànhcác khoản mục sau:

Trang 28

Tài sản ngắn hạn, gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, Các khoản đầu

tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắnhạn khác

Tài sản dài hạn, gồm: Các khoản phải thu dài hạn, Tài sản cố định, Bất độngsản đầu tư, Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, Tài sản dài hạn khác

Đối với các khoản nợ phải trả, theo quy định tại chuẩn mực số 21 “Trình bày báocáo tài chính” khoản này được trình bày ở phần “nguồn vốn” Các khoản nợ phải trảđược trình bày theo các loại có cùng tính chất và đồng thời cùng thời hạn thanh toán

là dài hạn hay ngắn hạn Cụ thể:

Nợ ngắn hạn, gồm: Vay và nợ ngắn hạn, Phải trả người bán, người mua trảtiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, Phải trả người lao động, Chi phíphải trả, Phải trả nội bộ, Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, Cáckhoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác

Nợ dài hạn, gồm: Nợ phải trả người bán, Phải trả dài hạn nội bộ, Phải trả dàihạn khác, Vay và nợ dài hạn, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mấtviệc làm Như vậy, bảng cân đối kế toán phải thể hiện được tính chất cân đối của nó

đó là tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn Để thể hiện được điều này thì bảng cânđối kế toán phải trình bày được hai phần tài sản và nguồn vốn Các chỉ tiêu ở haiphần tài sản và nguồn vốn được tính dựa trên số dư cuối kỳ của các tài khoản nàytrên sổ kế toán tại thời điểm lập báo cáo (Mẫu B 01 – DN Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Phương pháp lập và trình bày Bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có cũng nhưnguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp và hơn thế nữa nó còn phải phảnánh được tính chất cân đối của kế toán (phương trình kế toán cơ bản) đó là tại mộtthời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính (quý, năm)) khi biểu hiện bằngthước đo tiền tệ thì tổng tài sản và tổng nguồn vốn phải bằng nhau Chính vì vậy,kết cấu của bảng cân đối kế toán phải trình bày được hai chỉ tiêu cơ bản đó là phầntài sản và phần nguồn vốn

Trang 29

Để lập Bảng cân đối kế toán, kế toán phải sử dụng rất nhiều nguồn số liệu,nhưng chủ yếu từ các nguồn số liệu sau đây:

- Bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước, năm trước

- Sổ cái cá tài khoản tổng hợp và các tài khoản phân tích

- Bảng cân đối tài khoản

- Các tài liệu có liên quan khác (sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê, )Ngoài ra, đối với các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất (các Tổngcông ty, tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ con phải lập loại này) đượclập bằng cách cộng từng chỉ tiêu tương ứng thuộc bảng cân đối kế toán của công ty

mẹ và các công ty con trong cùng tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh các nội dungsau:

- Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phầnvốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộđồng thời ghi nhận lợi thế thương mại (nếu có)

- Phân bổ lợi thế thương mại

- Lợi ích của cổ đông thiểu số phải được trình bày trong Bảng cân đối kế toánhợp nhất thành một chỉ tiêu tách biệt với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty

mẹ Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong thu nhập của Tập đoàn cũng cần đượctrình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất

- Giá trị khoản mục phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phảiloai trừ hoàn toàn

- Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoànđang nằm trong giá trị tài sản (như: hàng tồn kho, tài sản cố định) phải được loại trừhoàn toàn Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phảnánh trong giá trị hàng tồn kho hoặc tài sản cố định cũng được loại bỏ trừ khi chi phítạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được

2.5.1.2 Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 30

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là môt báo cáo nằm trong hê thốngbáo cáo tài chính doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện kết quả cáchoạt động của một doanh nghiệp cụ thể trong một thời kỳ nhất định Báo cáo nàyphản ánh tổng quát các khoản doanh thu (hay thu nhập) phát sinh và các chi phí đã

sử dụng để tạo ra doanh thu (hay thu nhập) đó, và lãi hay lỗ thuần là chênh lệchgiữa doanh thu và chi phí Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổphần còn phải tính trên cả chỉ tiêu lợi tức trên cổ phần, để đánh giá khả năng sinhlời của công ty

Theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” các chỉ tiêu cầnthiết trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:Doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ; Các khoản giảm trừ doanh thu; Doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ; Giá vốn hàng bán; Lợi nhuận gộp về bán hàng và cungcấp dịch vụ; Doanh thu hoạt động tài chính; Chi phí hoạt động tài chính; Chi phíbán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuấtkinh doanh; Thu nhập khác; Chi phí khác; Lợi nhuận khác; Tổng lợi nhuận kế toántrước thuế; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN

Phương pháp lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng quát về kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Chính vì vậy, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh cần phải lập nhanh chóng, chính xác và kịp thời

và phải tuân thủ đúng các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chínhđược quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”

Để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì người lập phải dựa trên cácnguồn số liệu sau:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý trước, năm trước

- Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản loại 5 “Doanh thu”, loại 6 “Chi phí sảnxuất, kinh doanh”, loại 7 “Thu nhập khác”, loại 8 “Chi phí khác”, loại 9 “Xác địnhkết quả kinh doanh”

Trang 31

- Các tài liệu khác (thông báo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, sổ chi tiết tàikhoản 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, )

Doanh nghiệp cần dựa vào nguồn số liệu trên để đưa vào từng chỉ tiêu cụ thểtheo đúng nội dung quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tàichính” Ngoài ra, đối với doanh nghiệp đủ điều kiện lập báo cáo kết quả kinh doanhhợp nhất cần phải lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuẩnmực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công tycon” Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhấtcác Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và của các công ty controng tập đoàn theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương

về doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cungcấp dịch vụ, chi phí tài chính, theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xácđịnh khoản mục tương đương của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

- Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bàyBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất thì phải thực hiện các điều chỉnhthích hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên Báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh hợp nhất Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đếnhợp nhất Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, gồm:

+ Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ tập đoàn;

+ Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh;

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số;

+ Chênh lệch thanh lý công ty con;

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.5.2 Nội dung về phân tích báo cáo tài chính.

2.5.2.1Phân tích số liệu trong Bảng cân đối kế toán.

Khi đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán người tatiến hành so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiểu dọc của bảng

Trang 32

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động giữa cuối năm so vớiđầu năm của từng chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán tăng hay giảm cả về số tuyệtđối và tương đối.

- So sánh theo chiều dọc để thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trongtổng tài sản hay trong tổng nguồn vốn Để thấy được mối quan hệ này thì tất cả cáckhoản mục đều được đem so sánh với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn để xác định

tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục trong tổng số

Để đáp ứng mục tiêu quan tâm của các đối tượng, thì trước hết phải phân tíchtình hình tài chính của công ty theo số liệu trong bảng cân đối kế toán Khi phântích công ty cần phải xem xét, xác định các nội dung cần phân tích trên bảng cân đối

kế toán như sau:

- Đánh giá sự biến động và cơ cấu tài sản

- Đánh giá cơ cấu và sự biến động nguồn vốn

- Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm theo số liệu trênbảng cân đối kế toán

- Đánh giá khái quát mức độ độc lập hay phụ thuộc về tài chính của công tythông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán

- Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư theo số liệu trên bảng cân đối

kế toán

2.5.2.2Phân tích số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Khi đánh giá khái quát tình hình kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh người ta cũng tiến hành so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiềudọc của bảng

- So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu trênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa năm nay so với năm trước tăng haygiảm cả về số tuyệt đối và số tương đối

- So sánh theo chiều dọc để làm rõ dấu hiệu của tính hiệu quả hoặc không hiệuquả của quá trình kinh doanh

Trang 33

Khi phân tích số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cầnxem xét xác định các nội dung phân tích cơ bản sau đây:

- Phân tích tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh theo số liệu trong báo cáokết quả hoạt động kinh doanh phải dựa vào công thức:

Lợi nhuận = (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu tài chính) –

(Các khoản giảm trừ doanh thu + Giá vốn hàng bán + Chi phí tài chính + Chi phíbán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)

Căn cứ vào công thức xác định lợi nhuận các công ty phải sử dụng phươngpháp cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố làm tổng lợi nhuận từhoạt động kinh doanh của công ty năm nay thay đổi so với năm trước

- Tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức đô sử dụng các khoản chi phí,kết quả kinh doanh của công ty so với doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ

và doanh thu tài chính Việc tính toán các nhóm chỉ tiêu trên thực chất là xác định tỷ

lệ, tỷ suất của từng chỉ tiêu chi phí, kết quả kinh doanh so với doanh thu thuần về

BH và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính

Sau khi tính toán xác định được các chỉ tiêu trên các công ty cần so sánhtừng chỉ tiêu ở năm nay với năm trước để xác định dấu hiệu của tính hiệu quả hoặckhông hiệu quả làm tiền để cho việc lựa chọn, đi sâu tìm hiểu những vấn đề khác,làm rõ tình hình tài chính của các công ty

2.5.2.3Phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng.

Các số liệu trong báo cáo tài chính chưa lột tả hết thực trạng tài chính củaTổng công ty, do vậy các nhà phân tích còn phải dùng các chỉ tiêu tài chính đặctrưng để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính

Căn cứ vào các báo cáo tài chính người ta có thể tính toán được các chỉ tiêutài chính đặc trưng sau:

 Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thành

Trang 34

Hệ số này đo lường khả năng thanh toán tổng quát, nó phản ánh mối quan hệgiữa tổng tài sản mà hiện nay công ty đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phảithanh toán.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánhgiữa các khoản có thể huy động để thanh toán với các khoản nợ ngắn hạn Côngthức:

Hệ số thanh toán

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán nợ ngắn hạn > 1 thì đánh giádoanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ kinh doanhtới Trong trường hợp như vậy, nếu có nhu cầu, doanh nghiệp có thể lập kế hoạchvay để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh Còn nếu hệ số trên < 1 thì doanh nghiệpgặp khó khăn trong việc huy động vốn để thanh toán nợ ngắn hạn Như vậy, doanhnghiệp cần hạn chế các khoản vay ngắn hạn vì nếu tiếp tục vay ngắn hạn thì khảnăng sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữa cáckhoản có thể huy động nhanh để thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn trả (< 3tháng)

Công thức:

Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả (< 3 tháng)Tiền và tương đương tiền

Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán nhanh > 1 thì doanh nghiệp cókhả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn trả Còn nếu chỉ tiêutrên < 1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn sắp đếnhạn trả Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần áp dụng những biện pháp tích cực

để huy động vốn cho thanh toán như: Thu hồi các khoản chứng khoán nợ phải thusắp đến hạn, bán hàng hoá, thành phẩm

- Hệ số thanh toán tức thời: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giữanguồn có thể sử dụng ngay để trả các khoản nợ đã đến hạn trả Công thức:

Trang 35

Phân tích chỉ tiêu trên, nếu hệ số thanh toán tức thời > 1 thì doanh nghiệp cókhả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả.

Dựa vào các công thức trên, việc phân tích được thực hiện trên cơ sở so sánhgiữa số liệu cuối kỳ báo cáo với số đầu kỳ để thấy được tình hình biến động tănggiảm Ngoài ra, ta có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên cơ

sở sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn

- Số vòng qua các khoản phải thu Phản ánh tốc độ luân chuyển cac khoản nợphải thu

- Số ngày của một vòng quay các khoản phải thu

- Tỷ suất các khoản phải thu Tỷ suất này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốncủa doanh nghiệp

- Tỷ suất các khoản phải trả Tỷ suất này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốncủa doanh nghiệp

- Hệ số nợ phải trả và nợ phải thu Hệ số này phản ảnh mối quan hệ tươngquan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau thông qua hệ số này để biết thêm tìnhhình công nợ của công ty

- Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệ giữa nguồn để trang trải chiphí lãi vay với chi phí lãi vay sẽ cho ta biết công ty sẵn sàng trả chi phí lãi vay tớimức độ nào

Khi phân tích các hệ số về khả năng thanh toán theo số liệu trong báo cáo tàichính người ta phải tính toán các hệ số đó ở hai thời điểm cuối năm và đầu năm.Sau đó so sánh để thấy được sự biến động về khả năng thanh toán và rút ra kết luận

về khả năng thanh toán ở công ty

 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

- Cơ cấu nguồn vốn

+ Hệ số nợ cho biết một đồng vốn của công ty thì có mấy đồng hình thành từ

nợ bên ngoài

Trang 36

Tổng nguồn vốn kinh doanh + Hệ số nguồn vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn của công ty thì có mấyđồng vốn CSH, nó đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiệnnay của công ty Hệ số này còn gọi là hệ số tự tài trợ.

Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn kinh doanh

- Cơ cấu tài sản

+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐtrong tổng tài sản của công ty đang sử dụng vào kinh doanh Trong ngành thươngmại dịch vụ thì tỷ suất này thường từ 20 % đến 25% là hợp lý

+ Hệ số cơ cấu tài sản cho biết cứ đầu tư một đồng vào tài sản dài hạn thìcông ty dành ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Tỷ suất này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của công ty trang trải đượcbao nhiêu đồng tài sản dài hạn Tỷ suất này lớn hơn 1 thì chứng tỏ khả năng tàichính của công ty vững vàng và lành mạnh

Khi phân tích các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản theo sốliệu trong báo cáo tài chính người ta cũng phải tính toán các hệ số đó ở hai thờiđiểm cuối năm và đầu năm Sau đó so sánh để thấy được sự biến động và rút ra kếtluận về cơ cấu nguốn vốn và cơ cấu tài sản của công ty

hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ Số vòng quay càng cao thì việc kinh doanhđược đánh giá là tốt

của một vòng quay hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu mã số 100 phần tài sản trong bảng cân đối kếtoán Tài sản ngắn hạn bình quân được tính bằng cách bình quân các số dư tài sảnngắn hạn ở các thời điểm

- Số ngày một vòng quay tài sản ngắn hạn

Trang 37

- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn.

- Vòng quay toàn bộ tài sản

Khi phân tích các chỉ tiêu về hoạt động theo số liệu trong báo cáo tài chínhngười ta phải tính toán các chỉ tiêu ở hai thời kỳ là năm nay và năm trước Sau đó sosánh để thấy được biến động và rút ra kết luận qua các chỉ tiêu hoạt động ở công ty

 Các chỉ tiêu sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế TNDN trên doanh thu

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế TNDN trên doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của tổng tài sản bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của tổng nguồn vốn bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn chủ sở hữu bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư chủ sở hữu bình quân

Khi phân tích các chỉ tiêu sinh lời theo số liệu trong báo cáo tài chính người

ta phải tính toán các tỷ suất sinh lời đó ở hai thời kỳ là năm nay và năm trước Sau

đó so sánh để thấy được sự biến động về khả năng sinh lời và rút ra kết luận về khảnăng sinh lời của công ty

Trang 38

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẬP, TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM.

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu.

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.1.1.1Phương pháp điều tra:

Phương pháp điều tra là phương pháp được tiến hành thông qua việc điều trachọn mẫu, áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập số liệu

Mục đích: khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế đánh giá khách quan vấn đềnghiên cứu, hạn chế tính chủ quan của người tiến hành nghiên cứu

*Để thu thập số liệu theo phương pháp này ta cần tiến hành các bước lần lượtnhư sau:

Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: do hạn chế về quá trình điều tra mà việcthực hiện điều tra sẽ chọn lấy ý kiến của 80 phiếu điều tra cho các giám đốc và kếtoán trưởng của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết

Bước 2: Xác định thông tin điều tra đó là các khía cạnh, yếu tố liên quan đếnlập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính

Bước 3: Phát phiếu điều tra cho các đối tượng trong công ty

Bước 4: Thu lại phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp và xử lý các số liệu thuđược từ phiếu phục vụ cho việc phân tích

3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin rất thông dụng vàrất hiệu quả Người nghiên cứu đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tượng được điều tra vàthông qua câu trả lời của họ sẽ nhận được những thông tin mong muốn

*Các bước tiến hành phỏng vấn

Bước 1: Xác định cụ thể đối tượng phỏng vấn là những ai, giữ chức vụ gì?

Trang 39

Bước 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vẫn được đưa

ra nhằm tập trung, đi sâu vào tình hình lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chínhcủa Tổng công ty

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn theo các câu hỏi đã được chuẩn bị trong bảngcâu hỏi phỏng vấn Và ghi chép lại các câu trả lời để làm tài liệu phục vụ cho đề tàinghiên cứu

Bước 4: Tổng hợp dữ liệu phỏng vấn: Tổng hợp và xử lý thông tin đã ghichép được thành văn bản phỏng vấn để lấy dữ liệu phục vụ cho việc lập, trình bày

và phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty

Với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, tôi tiến hành phỏng vấn Ông HoàngAnh Tuấn – Tổng giám đốc, Ông Nguyễn Đức Hùng – Kế toán trưởng và BàNguyễn Thị Tuyết Anh – Phó trưởng phòng kế toán Tổng công ty công nghiệp ô tôViệt Nam, Ông Phạm Minh Hiền – Phó trưởng phòng kế toán công ty cổ phần ô tôTMT, Ông Nguyễn Minh Châu – Kế toán trưởng công ty cơ khí Ngô Gia Tự Kếtquả của phương pháp phỏng vấn trực tiếp là tài liệu bút ký về các câu hỏi và câu trảlời của người được phỏng vấn

3.1.1.3 Phương pháp quan sát, nghiên cứu trực tiếp các tài liệu kế toán của

Công ty

Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giácquan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của conngười phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học Phương pháp nàycũng thích hợp trong các tình huống khi phỏng vấn không thu thập được các thôngtin chính xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin vì đối tác không muốn trả lời

Trang 40

hoặc có thái độ bất hợp tác Ngoài ra, sử dụng phương pháp quan sát có thể thu thậpđược các thông tin sơ cấp một cách trực diện “mắt thấy, tai nghe” mà các phươngpháp khác không thể cung cấp được.

Sử dụng phương pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát các quá trìnhluân chuyển và tâp hợp chứng từ, các loại chứng từ, mẫu biểu mà Tổng công ty, cáccông ty con sử dụng để phản ánh tình hình công tác lập, trình bày và phân tích báocáo tài chính tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam Để thu thập được thôngtin có liên quan đến tình hình lập, trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổngcông ty, tác giả đã tiến hành quan sát tại Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam –Hàng Trống – Hà Nội, Công ty cơ khí Ngô Gia Tự - Hưng Yên, Công ty ô tô TMT– Minh Khai – Hà Nội

Tác giả quan sát, nghiên cứu trực tiếp sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp vàcác BCTC trong 02 năm 2009 và năm 2010

3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Kết quả của việc điều tra, phỏng vấn các thông tin từ cán bộ chủ chốt, cán bộ

kế toán Tổng công ty, kế toán công ty con và quan sát nghiên cứu trực tiếp các tàiliệu kế toán của công ty tác giả tiến hành so sánh giữa thực tế thực hiện việc lập,trình bày và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty với những quy định củachế độ và chuẩn mực kế toán chỉ ra những việc công ty đã thực hiện được và khôngđược trên cơ sở đó đề ra những giải pháp hoàn thiện

Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoahọc trong đó có phân tích kinh tế Nó được dùng để xác định xu hướng và mức độbiến dodọng của hai chỉ tiêu phân tích Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyếtcác vấn đề cơ bản sau: Các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh

tế của chỉ tiêu, đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về hiện vật,giá trị và thời gian Đồng thời, theo mục đích phân tích mà xác định số gốc để sosánh Để tiến hành phân tích tài chính ta sử dụng phương pháp so sánh như sau:

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w