Tủ thuốc gia đình

2 324 0
Tủ thuốc gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tủ thuốc gia đình Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể đưa bé đến ngay bác sĩ hay bệnh viện khi bé ốm đau. Nhiều nơi thôn ấp xa xôi không có bác sĩ mà ngay tại thành phố những trường hợp đau yếu bất ngờ đêm hôm cũng không tiện đi lại, trừ trường hợp bất khả kháng. Vì thế, ta cũng cần biết vài phương thức cấp cứu sơ khởi, thực hiện ngay khi bé có những triệu chứng bệnh hoạn, để làm giảm thiểu những nguy hiểm có thể có. Trong nhà dù sao cũng nên có sẵn một vài thứ thuốc cần thiết dành cho những trường hợp này. Những thứ thuốc đó đặt trong tủ riêng gọi là tủ thuốc gia đình. “Bác sĩ riêng” của bé, biết rõ về bệnh tật của bé có thể hướng dẫn ta trong việc thiết lập danh sách thuốc men và dụng cụ cần mua để trong tủ thuốc gia đình đó. Chẳng hạn một bé dễ bị làm kinh khi nóng chút đỉnh, ta sẽ phải có – bên cạnh những thuốc hạ nhiệt uống hoặc nhét hậu môn thích hợp – thuốc an thần để tránh cơn làm kinh; hay một bé thường bị ói mửa sẽ để dành thuốc cầm ói Trừ những trường hợp đặc biệt đó tùy bác sĩ định đoạt, còn thì ta có thể có trong tủ thuốc gia đình: − Bông gòn − Băng cuộn, băng cá nhân − Gạc sạch, đã khử trùng. − Vài loại thuốc sát trùng. − Ống thủy (để lấy nhiệt độ). − Thuốc nhét hậu môn (tọa dược) hạ nóng. − Thuốc hạ nóng có chất acétaminophène (Paracétamol) − Thuốc nhỏ mắt. − Những thứ thuốc khác, thuốc kháng sinh thuốc ho, chống dị ứng * Điều quan trọng là tủ thuốc phải để một nơi cao ráo, ngoài tầm tay của trẻ. Nhiều thứ thuốc trẻ con ngon ngọt, giống kẹo, chúng rất thích có thể uống nguyên chai hay uống nguyên ống như chơi! * Phải ghi rõ tên thuốc, cách dùng ngoài chai. Chai nào mất nhãn hiệu, không rõ cách dùng thì bỏ đi. * Không được dùng chai lọ này đựng thứ thuốc kia. * Lâu lâu, vài ba tháng, kiểm soát tủ thuốc gia đình một lần để loại bỏ những thứ thuốc hư hỏng, quá hạn, quá cũ kỹ Nhất là các loại thuốc kháng sinh (có ghi rõ thời hạn). * Tại các thành phố lớn luôn luôn có bác sĩ trực đêm, các bệnh viện, phòng khám, dưỡng đường đều làm việc 24/24. Khi có việc cần trong đêm khuya, ta cứ đến những nơi đó để được chăm sóc. Khi đi du lịch với bé, nhớ mang theo các thứ thuốc thiết yếu cần dùng của bé, mang đầy đủ quần áo tã lót như ở nhà để bé không thấy khó chịu, nhất là nhớ mang theo các thứ đồ “ghiền” của bé, thức ăn mà bé ưa thích, sữa quen dùng, có như vậy cuộc du lịch mới đỡ vất vả cho cha mẹ. . Trong nhà dù sao cũng nên có sẵn một vài thứ thuốc cần thiết dành cho những trường hợp này. Những thứ thuốc đó đặt trong tủ riêng gọi là tủ thuốc gia đình. “Bác sĩ riêng” của bé, biết rõ về bệnh. việc thiết lập danh sách thuốc men và dụng cụ cần mua để trong tủ thuốc gia đình đó. Chẳng hạn một bé dễ bị làm kinh khi nóng chút đỉnh, ta sẽ phải có – bên cạnh những thuốc hạ nhiệt uống hoặc. – thuốc an thần để tránh cơn làm kinh; hay một bé thường bị ói mửa sẽ để dành thuốc cầm ói Trừ những trường hợp đặc biệt đó tùy bác sĩ định đoạt, còn thì ta có thể có trong tủ thuốc gia đình: −

Ngày đăng: 14/04/2015, 07:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan