Tủ thuốcgiađìnhcầncónhữnggì để
chăm sócbé?
Trẻ nhỏ rất thường hay bị đột ngột sốt, rối loạn tiêu hóa… Những lúc ấy mẹ rất cần
thiết có một vài dụng cụ y tế và các loại thuốccần thiết trong tủ thuốcgiađình để có
thể chămsóc cho bé kịp thời.
Với những vấn đề sức khỏe nhẹ của bé, bố mẹ không nên quá lo lắng mà có thể xử lý
ngay tại nhà, theo dõi tình trạng, trước khi đưa bé đi gặp bác sĩ. Tủthuốc trong nhà cần
luôn cónhững loại thuốccơ bản và dụng cụ y tế cần thiết đểchămsóc bé kịp thời.
1. Nhiệt kế
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, hay bị viêm nhiễm…
Mẹ nên có một chiếc nhiệt kế trong tủthuốcđểcó thể xác định độ sốt của bé, từ đó có
cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy
ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử.
Sử dụng nhiệt kế thủy ngân có vẻ khó khăn hơn khi thời gian tối thiểu đặt cốđịnh ở nách
bé là 3 phút. Ngoài ra bạn cũng phải đặc biệt cẩn trọng hơn, đề phòng nhiệt kế vỡ và thủy
ngân bay hơi ra ngoài có thể gây ngộ độc. Nhiệt kế điện tửcógiá bán đắt hơn nhưngdễ
sử dụng và an toàn hơn, đặc biệt đối với những bé hiếu động.
Có nhiều loại nhiệt kế điện tửcó thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ
C, đo nhanh, sau 1 phút.
Tủ thuốc trong nhà cần luôn cónhững loại thuốccơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để
chăm sóc bé kịp thời.
2. Thuốc hạ sốt
Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi
thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.
Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế
khác nhau. Với trẻ lớn có thể cho uống dạng viên nén hoặc thuốc bột pha đều với nước.
Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn
(đặt ở hậu môn). Trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và
nước sạch. Nếu viên thuốc bị mềm, hãy cho vào tủ lạnh khoảng vài phút để cho cứng trở
lại trước khi sử dụng. Dùng tay đút viên thuốc vào hậu môn, chiều sâu khoảng 1-2,5 cm.
Nếu đút không đủ sâu, viên thuốccó thể bị rơi ra ngoài.
Các loại thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên cho bé dùng khi sốt trên 38,5 độ C. Cách sử
dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ
thuận với cân nặng của bé.
3. Miếng hạ sốt
Miếng hạ sốt có thể dùng cho bé khi bị sốt trên 38 độ C. Khả năng làm mát của miếng hạ
sốt thấp hơn thuốc uống trực tiếp, tuy nhiên miếng hạ sốt còn có tác dụng trị vết thương
cho bé.
Nếu bé bị ngã đến sưng và thâm tím da, mẹ có thể dùng miếng dán miếng hạ sốt dán đắp
lên chỗ bị ngã. Phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến bé khó chịu. Tuyệt đối
không bôi dầu gió khi bé ngã sưng tím da. Nếu bôi dầu gió và xoa bóp, tình trạng vết
thương sẽ càng nặng hơn, chỗ sưng không giảm. Một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng
chảy máu liên tục.
Khi bé bị sưng trán bươu đầu, bác sĩ Thu Kim (nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Việt
Nam – Cu Ba, Hà Nội) cũng hay mách các mẹ dùng muối để làm giảm chỗ sưng cho bé
bằng cách gói một nhúm muối vào trong một lớp khăn xô và chà nhẹ để làm xẹp “quả
ổi”.
4. Muối biển sinh lý (NaCl 9%)
Tác dụng vệ sinh của muối biển sinh lý là không phải bàn cãi, mẹ có thể dùng để nhỏ
mắt, nhỏ mũi, vệ sinh họng, lợi… cho bé.
Muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý làm dung dịch mũi loãng
ra và lấy bông tai trẻ em từtừ kéo cục gỉ ra.
Nước muối sinh lý rất tốt và cần thiết cho các bé nhưng khi bé không có vấn đềgì về
đường hô hấp thì mẹ cũng không nên lạm dụng. Mẹ chỉ nên nhỏ nước mũi cho bé một lần
mỗi tuần, hoặc nhỏ sau khi bé đi đến những chỗ bụi bặm. Lúc này, nước muối sinh lý có
tác dụng giúp cho tấm thảm nhầy vận chuyển dễ dàng các chất bẩn ra ngoài.
Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt
hoặc cógỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.
5. Xịt muối biển
Xịt mũi muối biển cũng là một dạng muối biển sinh lý nhưng dùng tiện lợi hơn. Tuy
nhiên dạng xịt chỉ có thể sử dụng để xịt mũi và họng, không được dùng để xịt mắt cho bé.
Với những bé dưới 1 tuổi chưa phải đánh răng và cũng chưa biết xúc miệng, xịt một lần
sau khi ăn 15 phút giúp bé vệ sinh răng miệng rất tốt. Và khi xịt họng cho bé mẹ yên tâm
là bé sẽ không nuốt quá nhiều nước muối vào họng như xúc miệng bằng nước muối.
Mẹ cũng chỉ nên dùng xịt khi bé đang có vấn đề về đường hô hấp hoặc bé vừa đi đường
bụi bẩn về. Còn khi bé sức khỏe bình thường, mẹ chỉ nên xịt một lần một tuần.
6. Thuốc chống hăm
Các bé đóng bỉm rất dễ bị hăm, mẹ nên có sẵn thuốc chống hăm trong nhà như:
- Thuốc tím: Pha mỗi gói nhỏ với 2 lít nước sạch rửa vùng da hăm, thấm khô.
- Xanh methylen, Betadine: Sau khi vệ sinh và lau khô vùng da hăm, lấy tăm bông chấm
thuốc bôi vào đó chỗ hăm.
- Thuốc mỡ Bepanthen (Dexpanthenol): Mỗi ngày bôi 2 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng
da bị hăm sau khi đã rửa sạch và thấm khô.
Những thuốc này an toàn và tiện lợi, đều không phải là thuốc bán theo đơn. Ngoài ra,
thuốc mỡ Bepanthen cũng có tác dụng hữu hiệu khi bé bị muỗi, côn trùng đốt.
. Tủ thuốc gia đình cần có những gì để chăm sóc bé? Trẻ nhỏ rất thường hay bị đột ngột sốt, rối loạn tiêu hóa… Những lúc ấy mẹ rất cần thiết có một vài dụng cụ y tế và các loại thuốc cần. phút. Tủ thuốc trong nhà cần luôn có những loại thuốc cơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để chăm sóc bé kịp thời. 2. Thuốc hạ sốt Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể. trạng, trước khi đưa bé đi gặp bác sĩ. Tủ thuốc trong nhà cần luôn có những loại thuốc cơ bản và dụng cụ y tế cần thiết để chăm sóc bé kịp thời. 1. Nhiệt kế Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị