Hướng dẫn khi Bé tiểu tiện Người ta có thể nín đi cầu lâu được nhưng khó nín “tè” lâu. Bé cũng vậy, sự kiểm soát bàng quang (bọng đái) chậm và khó khăn hơn là kiểm soát trực tràng. Hồi hai tuổi, nhiều bé đã hết ỉa bậy, nhưng vẫn tiếp tục đái bậy, nghĩa là đái trên giường, đái trong quần, đái bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Khi bọng đái đầy, phản xạ thần kinh cho phép bé “tè” một cách tự động, vô thức. Vì thế bé chưa biết báo tin cho mẹ hay. Sau một tuổi rưỡi, bé đã bắt đầu biết “nín tè” chút đỉnh, nhất là ban đêm, nhờ bàng quang đã phát triển khá hơn trước và nhờ đêm tối, khi bé ngủ, thận lọc ít nước tiểu hơn. Từ một đến hai tuổi, bé đã biết báo cho mẹ khi mắc tiểu nhưng thường thì bé báo tin hơi trễ, nghĩa là bé đã tè trong quần rồi mới kịp hô hoán lên cho mẹ hay. Đừng mắng bé hư! Bé có thiện chí lắm rồi đó nhưng bé không mau lẹ bằng cái bàng quang đó thôi. Ta nên khen ngợi bé và những lần sau bé sẽ báo tin kịp lúc. Bà mẹ có bổn phận nhắc bé đi tiểu. Ở tuổi này, cứ vài giờ ta có thể nhắc bé tiểu một lần vì tính bé mê chơi, lúc đái xè ra rồi mới kịp hay! Từ hai tuổi rưỡi đến ba tuổi, bé thường đã có thể tự mình đi tiểu, tự cởi quần và tự mặc lại, lúc đó ta có thể coi như bé đã trưởng thành về phương diện vệ sinh. Tuy vậy cũng trong khoảng thời gian này có nhiều biến chuyển tâm lý khiến bé ở dơ trở lại. Chẳng hạn ở khoảng hai tuổi, một bé vẫn ngoan ngoãn nghe lời mẹ bỗng trở chứng, làm ngược lại ý mẹ. Tiếng nói trên miệng bé bây giờ là “không”! Gì cũng không! Một bé vẫn ngoan ngoãn ngồi bô khi má bảo thì lúc này có thể “không” và tè trong quần sướng hơn! Đó là thời kỳ bé đang phát triển cá tính. Bé muốn độc lập với mẹ đó! Ta cứ tự nhiên. Bé ngoan ngoãn trở lại. Đừng rầy la bé vì bé sẽ sung sướng thấy mẹ bực mình – thấy bé trở nên quan trọng – nhưng bé sẽ lo sợ thực sự khi mẹ nổi giận lên đánh mắng bé. Có bé đã sạch sẽ từ lâu nhưng khi có thêm một đứa em, thấy mẹ lo lắng săn sóc cho em nhiều quá, em đái trong quần cũng không bị rầy la bèn đái trong quần như em để được mẹ săn sóc. Dĩ nhiên, nếu bé bị đòn, bé sẽ ngạc nhiên ghê lắm, cho ta là bất công và sinh ra ghét em. Một bé hai tuổi, biết ngồi bô và được má khen ngợi, khoái chí có thể sẽ cứ năm đến mười phút lại đòi ngồi bô một lần, dù không để làm gì cả (hành động này của bé có khi làm ta bực mình, nhưng không lâu bé sẽ hết). Nhiều bé quen ngồi bô sẽ không chịu đái ở chỗ nào khác ngoài cái bô thân yêu của bé. Cái đó phiền lắm vì khi mắc tiểu quá, gặp chỗ lạ bé sẽ tiểu trong quần, vì thế dù có lệnh cấm đái đường thỉnh thoảng ta cũng nên tập cho bé đái bất cứ chỗ nào kể cả đái đường hay đái gốc cây để bé quen tính dễ chịu, không bo bo đòi cái bô mới chịu đái. Sau đây là một vài chuyện “lôi thôi” vè đái thường có ở bé. Đái són: Đó là chứng đái nhiều lần, mỗi lần một chút, không thẳng một hơi. Có người gọi là đái láo. Có thể bé mắc bệnh nhiễm trùng hay có tật ở đường tiểu tiện. Phải khám và chữa trị. Tuy nhiên, cũng có thể do nguyên nhân tâm lý. Khi bé giận dữm, sợ hãi hay vui mừng quá bé cũng có thể “són” trong quần. Có bé thấy mẹ rút cây roi là đã són ra quần. Đái nhiều: Đái một lượng nước tiểu nhiều và đái nhiều lần, có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc nặng hơn, trong chứng bệnh đái đường (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều) hoặc đái nước trong, đái tháo nhạt. Chứng này bé đái mỗi ngày cả chục lít nước, lợt hơn nước tiểu thường, gần như nước trong, do thiếu chất kích thích tố ADH của nảo thùy, nên cơ thể không giữ được nước. Trường hợp này ở trẻ con rất hiếm, phải thử nước tiểu và chữa trị tại bệnh viện. Chứng đái nhiều cũng thường có nguyên nhân tâm lý – nhưng chỉ trong một thời gian thôi – khi quá lo sợ, quá bực mình cũng có thể đái nhiều. Người ta để ý các học sinh nhiều xúc cảm, khi bị gọi khảo bài thường mắc tiểu hoài, xin đi hai ba lần thì thầy không cho, càng lo sợ, càng bực mình, càng mắc tiểu. (Các lực sĩ trước giờ tranh tài cũng bị chứng này). Mùa lạnh bé đái nhiều hơn lúc trời nóng và một vài loại thuốc cũng gây chứng đái nhiều phải tránh như rễ tranh, mía lau, mã đề Đái khó: Đái khó vì bị tật dư da bao hoặc hẹp da bao qui đầu, mỗi lần bé đái, da bao phồng lên nước tiểu đọng lại, khó đái. Nước tiểu dính ở nệm, “ra”, làm hăm rát, nóng đỏ hạ bộ bé. Phải giặt giũ và nấu sôi các tấm “ra”, mền bị dơ. Khi bị cảm sốt, nóng, nước tiểu đậm đặc, vàng lại, và bé có thể đái rát, đau. Khi bé bị tiêu chảy mất nhiều nước, khi bé bị đổ mồ hôi nhiều bé cũng đái ít lại, gắt. Trong các trường hợp này tốt nhất là cho bé uống thật nhiều nước. Khám bác sĩ nếu cần. Đái đục – đái máu: Phải mang bé đến bác sĩ hay bệnh viên ngay – đái đục thường do nguyên nhân nhiễm trùng ở bộ tiết niệu. Bác sĩ sẽ cho thử nước tiểu tìm bệnh. Có khi đó là mủ, có khi là vi trùng hay chất đản bạch, có khi chỉ là những tinh thể phosphate không mấy quan trọng. Đái ra “xì dầu” (đái huyết sắc tố) thường do trúng độc, phải được chữa tại bệnh viện. Đái dầm: Một bé đái ướt giường ban đêm trong lúc ngủ không gọi là đái dầm nếu bé chưa đến ba tuổi. Thực vậy, dưới tuổi đó, hệ thần kinh bé chưa phát triển đầy đủ, bàng quang cũng chưa phát triển hoàn chỉnh, bé đái ướt giường trong lúc ngủ là thường. Trên thực tế, có những bé mới một hay một tuổi rưỡi đã sạch sẽ rồi, nhưng có những bé trễ hơn. Con gái hết đái bậy sớm hơn con trai và người ta cũng thấy các bé nhạy cảm, thông minh – thuộc loại thần kinh – thường chậm hơn các bé ù lì, trầm lặng. Các bé nhạy cảm, thông minh dễ bực mình, hay bướng bỉnh nên bàng quang của bé cũng dễ co thắt hơn, tuy vậy không nên suy ra rằng nhưng bé đái dầm đều thông minh hơn người. Quá ba, bốn tuổi, bé vẫn đái ướt giường trong cơn ngủ thì bé đái dầm rồi đó. Cũng cần để ý trường hợp bé đã thức dậy nhưng làm biếng không chịu đi ra ngoài và trường hợp bé có bệnh tật ở đường tiểu tiện. Trường hợp sau này bé đái hoài, đái cả khi ngủ lẫn khi thức, cả ngày lẫn đêm, hoặc đái rát, đái khó. Phần lớn đái dầm có nguyên nhân tâm lý. Những bé thần kinh căng thẳng, xung đột tình cảm, không được yêu thương săn sóc (vừa có thêm đứa em) thường đái dầm để kêu gọi tình thương của ba má. Có bé vì đi xa nhớ nhà, có bé sau bữa chơi giỡn quá sức ồn ào hay xem phim khủng khiếp đái dầm vì thần kinh bị khủng hoảng quá độ. Từ bốn, năm tuổi trở lên mà bé vẫn còn đái dầm thì hơi rắc rối rồi đó. Chắc phải có một nguyên nhân tâm lý sâu xa chẳng hạn có những xung đột chống đối với mẹ trong tiềm thức. Một bà mẹ quá nghiêm khắc cứng rắn, không cho bé phát triển cá tánh, bé sẽ phản ứng lại một cách vô thức trong giấc ngủ là đái dầm. Một ông cha hững hờ không chú ý tới bé cũng vậy. Những xung khắc với anh em, với bạn bè ở trường, với cô giáo khó tánh Cần chú ý là bé đái dầm thường rất tự ái, bé luôn luôn ước muốn hết đái dầm, nhưng ý thức không thắng nổi tiềm thức và bé càng lo càng sợ càng đái. Bắt bé thức nửa đêm, bắt bé không được uống nước buổi chiều, bắt bé giặt “ra”, giặt quần, làm cho bé xấu hổ đều tai hại. Trái lại đừng quan tâm, đừng quan trọng hóa vấn đề, mà khuyến khích và tin tưởng nơi bé, gây lại lòng tự tin cho bé và giúp bé bỏ mặc cảm thì bé sẽ khỏi. Nói với bé “thế nào rồi cũng hết, đừng lo” và “hồi con nít ai cũng như bé cả, rồi sẽ tự nhiên hết”. Nên nhớ là bé chỉ bớt từ từ, rất chậm, và dù sao thì đến tuổi dậy thì bé cũng tự nhiên hết đái dầm. Bé gái bị đái dầm, thì thường thường là vì thích làm con trai, ganh tị với anh, em trai. Trong trường hợp này, làm sao cho bé tin tưởng là cha mẹ thương yêu, quí mến bé chính vì bé là con gái. . nước tiểu hơn. Từ một đến hai tuổi, bé đã biết báo cho mẹ khi mắc tiểu nhưng thường thì bé báo tin hơi trễ, nghĩa là bé đã tè trong quần rồi mới kịp hô hoán lên cho mẹ hay. Đừng mắng bé hư! Bé. nước tiểu đậm đặc, vàng lại, và bé có thể đái rát, đau. Khi bé bị tiêu chảy mất nhiều nước, khi bé bị đổ mồ hôi nhiều bé cũng đái ít lại, gắt. Trong các trường hợp này tốt nhất là cho bé uống. nhưng bé không mau lẹ bằng cái bàng quang đó thôi. Ta nên khen ngợi bé và những lần sau bé sẽ báo tin kịp lúc. Bà mẹ có bổn phận nhắc bé đi tiểu. Ở tuổi này, cứ vài giờ ta có thể nhắc bé tiểu