1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Hướng dẫn khi Bé hay giựt mình

1 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 26,5 KB

Nội dung

Hướng dẫn khi Bé hay giựt mình Bé sơ sinh nào cũng dễ giựt mình khi nghe một tiếng động mạnh hay bị thay đổi vị trí đột ngột. Tuy nhiên, có những bé rất nhạy cảm, quá nhạy cảm: một tiếng động nhẹ, một tiếng nói hơi lớn cũng đủ làm cho bé giựt nẩy người. Đặt bé trên một mặt phẳng cứng như mặt bàn, mặt ván, bé loay hoay rồi sợ hãi khóc thét lên vì có cảm giác bất an. Các bé này thường khó ngủ, trằn trọc, hay thức giấc trong đêm và lúc tắm thường rất sợ hãi nếu bị nhúng ngay vào thau nước. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của di truyền, một phần do thần kinh bé quá nhạy, quá non nớt. Người ta thường thấy chứng này ở các bé sinh thiếu tháng hoặc sinh mà mẹ phải mổ. Cách điều trị rất đơn giản: tạo một không khí yên tĩnh trong phòng bé, đặt bé nằm trên nệm mềm, có gối tấn chung quanh, cũng có bé thích nằm úp sấp vì như thế, cảm thấy an toàn hơn. Lúc ẵm bồng bé nên từ tốn, không quá đột ngột, và nên ôm chặt bé vào lòng. Lúc tắm cho bé nên đặt bé trên gối mẹ mà không thả bé vào thau nước một mình. “Bệnh” tự nhiên rồi cũng hết khi được 3 tuổi trở đi, lúc đó thần kinh bé đã hoàn chỉnh, già giặn hơn. . Hướng dẫn khi Bé hay giựt mình Bé sơ sinh nào cũng dễ giựt mình khi nghe một tiếng động mạnh hay bị thay đổi vị trí đột ngột. Tuy nhiên, có những bé rất nhạy cảm, quá nhạy. đủ làm cho bé giựt nẩy người. Đặt bé trên một mặt phẳng cứng như mặt bàn, mặt ván, bé loay hoay rồi sợ hãi khóc thét lên vì có cảm giác bất an. Các bé này thường khó ngủ, trằn trọc, hay thức. cũng có bé thích nằm úp sấp vì như thế, cảm thấy an toàn hơn. Lúc ẵm bồng bé nên từ tốn, không quá đột ngột, và nên ôm chặt bé vào lòng. Lúc tắm cho bé nên đặt bé trên gối mẹ mà không thả bé vào

Ngày đăng: 14/04/2015, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w