1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC

7 2.1K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC 1. Trong tổng số trẻ vào điều trị tại các cơ sở cấp cứu thì ngộ độc cấp chiếm : A. < 0.5% @B. 2 – 5%. C. 10 – 15 %. D. 15 - 20%. E. Tất cả đều sai. 2. Ở trẻ em, tuổi thường bị ngộ độc cấp nhất là : A. Tuổi dậy thì. B. Trên 5 tuổi. @C. 1,5 – 3 tuổi. D. Dưới 1 tuổi. E. Tuỳ khu vực 3. Ngộ độc cấp là một vấn đề quan trọng trong Nhi khoa , không phải vì: A. Ngộ độc cấp là một tình huống cấp cứu khá thường gặp. B. Tỷ lệ tử vong của ngộ độc cấp còn rất cao. C. Nếu được chẩn đoán và xử trí tốt thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn tật. D. Tần suất mắc mới ngày càng tăng. @E. Ngộ độc cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. 4. Chúng ta cần hết sức lưu ý đến vấn đề chẩn đoán sớm và xử trí tốt các ngộ độc cấp vì : A. Thường đây là những trường hợp có liên quan đến pháp luật B. Thường đây là những trường hợp tương đối dễ chẩn đoán. C. Ngộ độc cấp tương đối dễ xử trí. @D. Đây là những rối loạn chức năng cấp tính nên nếu được chẩn đoán và xử trí tốt thì ta có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và tàn tật. E. Tất cả các lý do nêu trên 5. Thứ tự tần suất từ cao đến thấp các tác nhân gây ngộ độc cho trẻ em dưới 5 tuổi là: A. Thức ăn ; thuốc ; các hoá chất. B. Thuốc ; các hoá chất ; thức ăn. @C. Thuốc ; thức ăn ; các hoá chất độc. D. Các hoá chất ; thuốc ; thức ăn. E. Thức ăn ; các hoá chất ; thuốc. 6. Lý do chính khiến ngộ độc cấp ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là : A. Trẻ chưa cầm nắm vững. B. Trẻ chưa biết phán đoán. C. Trẻ chưa biết bò. D. Trẻ chưa tự đi lại được. @E. Trẻ ít có cơ hội tự tiếp xúc với các chất gây độc 7. Ngộ độc thuốc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường không phải do : A. Bố mẹ cho trẻ uống lầm thuốc về liều lượng và chủng loại thuốc. 211 B. Do tính trẻ tò mò. C. Do trẻ đã cầm nắm vững nhưng chưa có trí phán đoán. @D. Do trẻ em tự tử. E. Do trẻ hiếu động . 8. Cần nghi ngờ đến ngộ độc cấp trong những tình huống nào sau đây, ngoại trừ : A. Mọi trạng thái hôn mê yên tĩnh. B. Mọi rối loạn chức năng cấp xảy ra ở một người mà trước đó khoẻ mạnh . C. Mọi rối loạn chức năng xảy ra ở một người đang mắc 1 bệnh mãn tính. D. Mọi tình trạng suy tim cấp hay suy hô hấp cấp khó cắt nghĩa. @E. Mọi bệnh nhân sốt cao. 9. Khi khai thác bệnh sử ở một trẻ bị nghi ngờ ngộ độc cấp, cần lưu ý kỹ đến những yếu tố nào sau đây, ngoại trừ : @A. Nghề nghiệp. B. Hoàn cảnh phát hiện và diễn biến của các triệu chứng . C. Các yếu tố xung đột về tâm lý - tình cảm trước đó D. Trong gia đình đang có nhiều người có cùng triệu chứng tương tự hay không. E. Tiền sử mắc bệnh mãn tính đặc biệt là suy thận, suy tim . 10. Việc chẩn đoán xác định chắc chắn ngộ độc cấp là dựa vào : A. Bệnh sử và triệu -chứng lâm- sàng @B. Xét nghiệm độc chất học . C. Tiền sử có uống thuốc hay chất lạ D. Đáp ứng của lâm sàng với điều trị thử. E. Phải hội đủ cả 4 yếu tố nêu trên. 11. Hãy xếp theo thứ tự , diễn biến sinh lý bệnh chung của mọi trường hợp ngộ độc cấp: (a = Chất độc ở ngoài cơ thể ; b = Chất độc được hấp thu vào máu ; c = Chất độc theo máu đến các cơ quan ; d = Chất độc gây rối loạn chức năng các cơ quan ; e = Chất độc vào cơ thể hay tiếp xúc với cơ thể nhưng chưa vào máu). A. a , b , c , d , e. B. a , c , d , e , b. C. a , b , d , e , c. D. a , e , c , d , b. @E. a , e , b , c , d. 12. Ưu tiên hàng đầu trong thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp là : A. Đánh giá chức năng gan mật B. Đánh giá chức năng thận @C. Đánh giá chức năng hô hấp. D. Đánh giá chức năng tuần hoàn. E. Đánh giá chức năng thần kinh 13. Khi thăm khám một bệnh nhân nghi ngờ bị ngộ độc cấp , ta phải luôn luôn tuân theo thứ tự các bước đã được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau : A. A , B , C , D . B. VIP – PS. C. J CUT A DIIP VEIN. D. J SPOUT A VEIN. @E. A, B , C , D , E. 212 14. Trong việc thăm khám một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, ta phải thăm khám chức năng thận đầu tiên : A. Vì thận là 1 cơ quan đào thải chất độc nên chức năng thận luôn luôn ít nhiều bị tác động bởi độc chất. B. Vì thận là chức năng hay bị rối loạn nhất trong các trường hợp ngộ độc. C. Vì rối loạn chức năng thận sẽ dẫn đến rối loạn nước điện giải và thăng bằng toan kiềm rất nguy hiểm. D. Cả 3 ý trên đều đúng, vì vậy thận là chức năng cần ưu tiên đánh giá đầu tiên. @E. Ý kiến này chưa xác đáng vì thận không phải là chức năng cần ưu tiên đánh giá đầu tiên. 15. Bước xử trí quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân trong hầu hết trường hợp ngộ độc cấp là : A. Xử trí kháng độc đặc hiệu. B. Xử trí thải độc. C. Xử trí tống độc. @D. Xử trí triệu chứng. E. Kết hợp cả 4 biện pháp xử trí trên. 16. Kháng độc đặc hiệu là biện pháp xử trí : @A. Đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị ngộ độc cấp. B. Cần được ưu tiên tiến hành đầu tiên khi điều trị ngộ độc cấp. C. Tốn kém nhất trong điều trị ngộ độc cấp. D. Khó khăn nhất trong điều trị ngộ độc cấp. E. Thường được trông đợi nhất nhưng không phải khi nào cũng có thể thực hiện được trong điều trị ngộ độc cấp. 17. Mục đích của điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp là: A. Thực hiện tốt các bước ABCD của hồi sức @B. Ổn định các chức năng sống tối thiết. C. Bảo đảm đường thở thông và thông khí phổi thích đáng D. Bảo đảm một tuần hoàn tối ưu E. Tất cả đều đúng . 18. Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp : A. Nằm ngửa cổ. B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có. @C. Súc rửa dạ dày. D. Thở máy . E. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn. 19. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp : A. Nằm ngửa cổ. B. Hút sạch chất tiết mũi hầu họng nếu có. @C. Chuyền dịch để gây lợi niệu cưỡng bức. D. Thở máy . E. Chuyền dịch phục hồi thể tích tuần hoàn. 20. Trong các biện pháp điều trị triệu chứng khi xử trí ngộ độc cấp thì biện pháp cần tiến hành ưu tiên hàng đầu là : 213 A. Chống sốc nếu có. B. Chống hạ đường máu nếu có. C. Chống toan máu nếu có. D. Chống co giật nếu có. @E. Giữ thông đường thở. 21. Các bước điều trị triệu chứng trong xử trí ngộ độc cấp có thể được tóm tắt bằng chìa khoá mã sau : @A. A , B , C , D . B. O ! BE CALM. C. J CUT A DIIP VEIN. D. J SPOUT A VEIN. E. A, B , C , D , E. 22. Mục đích của điều trị tống độc trong xử trí ngộ độc cấp là : A. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã vào máu. B. Ổn định các chức năng sống tối thiết. C. Làm bất hoạt chất độc. D. Tách rời chất độc với người bệnh (ví dụ: Cạo sạch tóc bị thấm hoá chất độc) @E. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã tiếp xúc với cơ thể hoặc đã vào trong cơ thể nhưng chưa vào máu. 23. Biện pháp nào sau đây là không phải là biện pháp điều trị tống độc : @A. Cho thuốc lợi tiểu . B. Gây nôn . C. Rữa dạ dày. D. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch . E. Cởi bỏ áo quần vấy chất độc . 24. Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp điều trị tống độc : A. Gây ỉa chảy. @B. Chuyền dịch gây lợi niệu. C. Rữa dạ dày. D. Rửa các vùng da niêm mạc bị vấy chất độc bằng nước sạch . E. Cởi bỏ áo quần vấy chất độc . 25. Những tai biến nào có thể xảy ra khi gây nôn, ngoại trừ : A. Sặc chất nôn vào đường thở . @B. Nhiễm toan máu do nôn nhiều . C. Phản xạ phế vị gây ngừng thở ngừng tim . D. Rách thực quản gây xuất huyết. E. Tổn thương thực quản bị nặng thêm. 26. Ở một bệnh nhân bị ngộ độc cấp, biện pháp gây nôn bị chống chỉ định khi : A. Bệnh nhân đang khó thở. B. Bệnh nhân đang bị mất nước . @C. Bệnh nhân ngộ độc dầu xăng, dầu hoả hay các chất ăn mòn. D. Bệnh nhân hôn mê mà cơ sở có điều kiện đặt nội khí quản. E. Tất cả các tình huống trên. 27. Biện pháp gây nôn có thể chọn lựa là: A. Kích thích thành sau họng B. Cho uống Siro d’Ipeca với liều là 1ml/kg/ lần 214 C. Cho uống bột d’Ipeca với liều là 30 -50 mg/kg/lần D. Tiêm Apomorphin với liều 0,04 -0,06 mg/kg/ dưới da/lần @E. Tất cả các biện pháp trên 28. Điều kiện cần có để biện pháp gây nôn đạt kết quả là: A. Bệnh nhân thật sự có ngộ độc qua đường tiêu hoá B. Trương lực cơ thành bụng đủ mạnh C. Trương lực cơ dạ dày đủ mạnh D. Dạ dày có chất chứa để bóp @E. Tất cả các điều kiện trên đều đúng 29. Tai biến nào sau đây không phải là tai biến có thể gặp khi rửa dạ dày. A. Hạ thân nhiệt @B. Ngộ độc nước do tăng tiết ADH C. Sặc chất rửa vào khí quản D. Thủng thực quản E. Phản xạ phế vị gây ngừng tim ngừng thở khi cố đặt sonde dạ dày cỡ quá to ở một trẻ đang bị thiếu oxy. 30. Để cho bệnh nhân khỏi bị nôn trong khi mỗi dạ dày thì số lượng nước rửa đưa vào dạ dày mổi lần không nên vượt quá : A. 5 ml/kg @B. 10 ml/kg C. 15 ml/kg D. 20 ml/kg E. 30 ml/kg 31. Nước rữa dạ dày nên là nước sạch bình thường có nhiệt độ 37 – 38 độ C và có pha thêm: A. 1 – 2 gram muối ăn/lít. B. 2 – 4 gram muối ăn/lít. @C. 4 – 6 gram muối ăn/lít. D. 8 – 10 gram muối ăn/lít. E. 10 – 12 gram muối ăn/lít. 32. Nguy cơ do tẩy ruột bằng loại thuốc xổ có tác dụng thẩm thấu là : A. Gây tiêu chảy. B. Gây nôn. C. Gây chướng bụng. D. Gây kiềm máu. @E. Gây mất nước điện giải. 33. Mục đích của điều trị thải độc trong xử trí ngộ độc cấp là : A. Gây tăng bài niệu. B. Ổn định các chức năng sống tối thiết. C. Làm bất hoạt chất độc. @D. Đưa ra khỏi cơ thể chất độc nào đã vào máu. E. Tất cả đều sai. 34. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp có người bị chất độc tiếp xúc với da thì cần : A. Cởi hết phần vải có chất độc. B. Dội nhiều nước sạch trong 10 phút lên vùng da bị nhiễm độc. 215 C. Sau khi dội nước sạch thì rửa vùng da đó bằng xà phòng và nước nhưng không chà xát mạnh. @D. Làm lần lượt cả 3 việc trên. E. Làm lần lượt chỉ 2 việc đầu tiên. 35. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp trẻ uống nhầm hoá chất thì : A. Móc họng cho trẻ nôn ra ngay. B. Cho uống ngay 10ml/kg siro d’ipeca nếu có sẳn. C. Tiến hành lần lượt 2 việc vừa nêu ở trên. @D. Cho trẻ uống sửa hay nước sạch trong khi chờ nhân viên y tế xử trí tiếp. E. Chuyển đi bệnh viện ngay, không nên can thiệp gì ở nhà nếu không biết rõ trẻ đã uống nhiều hay ít. 36. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị vôi vấy vào mắt thì nên rửa bằng: A. Nước muối 9/1000. B. Nước chanh pha loãng. C. Nước soda. D. Nước sôi nguội. @E. Nước sạch. 37. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị acíd vấy vào mắt thì nên rửa bằng: A. Nước muối 9/1000. B. Nước soda pha loãng để trung hoà ngay acid . C. Vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ acid nếu không sẽ bị hư giác mạc. D. Nước sôi nguội để khỏi gây bội nhiễm. @E. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách mắt 5 – 10 cm 38. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị chất độc vấy vào mắt thì nên : A. Dùng vòi nước xịt mạnh để nhanh chóng làm loảng và loại bỏ chất độc. B. Rữa thật nhiều bằng nước muối 9/1000. C. Rữa thật nhiều bằng nước nước sôi nguội. @D. Rữa thật nhiều bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý đổ bằng ly lớn cách mắt 5 – 10 cm E. Chọn biện pháp nào đã nêu ở trên đều được cả 39. Cần hướng dẫn cho mọi người biết rằng trong trường hợp bị côn trùng độc cắn , chích hay đốt thì nên : A. Cột thật chặt phần chi bên trên vết thương. B. Dùng dao bén rạch rộng vết thương và nặn máu. C. Dùng miệng để hút độc tại chỗ. @D. Làm garrot tĩnh mạch bên trên vết thương , rữa sạch vết thương với xà phòng và nước sạch và chờm lạnh tại chỗ trong khi chờ xử trí của nhân viên y tế. E. Bất động nạn nhân và chuyển đi bệnh viện ngay. 40. Biện pháp để dự phòng ngộ độc cấp hữu hiệu nhất là : 216 @A. Tuyên truyền giáo dục để nhân dân ý thức được nguy cơ ngộ độc cấp và biết cách dự phòng B. Nhà nước quản lý tốt các nguồn độc chất , hoá chất , thuốc . C. Nâng cao trình độ dân trí. D. Phạt thật nặng những người bán hoá chất độc E. Kết hợp tất cả các biện pháp nêu trên. 217 . tiên. 15. Bước xử trí quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân trong hầu hết trường hợp ngộ độc cấp là : A. Xử trí kháng độc đặc hiệu. B. Xử trí thải độc. C. Xử trí tống độc. @D. Xử trí triệu chứng. E BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC 1. Trong tổng số trẻ vào điều trị tại các cơ sở cấp cứu thì ngộ độc cấp chiếm : A. < 0.5% @B. 2 – 5%. C. 10. biện pháp xử trí trên. 16. Kháng độc đặc hiệu là biện pháp xử trí : @A. Đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị ngộ độc cấp. B. Cần được ưu tiên tiến hành đầu tiên khi điều trị ngộ độc cấp. C.

Ngày đăng: 14/04/2015, 00:20

Xem thêm: BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w