1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc

84 1,4K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 563,5 KB

Nội dung

Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại đã luôn chứng tỏ vai tròquan trọng của nó trên lĩnh vực tiền tệ với nội dung hoạt động chủ yếu lànhận gửi và cho vay Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, khi đồngvốn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thì nhu cầu về vốntín dụng càng cao hơn bao giờ hết

Công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá do Đảng khởi xướng,nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020,tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước khác Trong khi nềnkinh tế còn trong tình trạng lạc hậu, muốn phát triển nhanh, đón đầu côngnghệ, chúng ta cần đầu tư theo chiều sâu, với lượng vốn lớn để thay đổimáy móc, thiết bị và công nghệ

Vốn để đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn Với quan điểmphát huy nội lực thông qua các nguồn trong nước như nguồn từ ngânsách, dân chúng, các tổ chức trung gian tài chính… trong điều kiện đấtnước còn nghèo, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) còn thấp, môi trườngđầu tư còn nhiều hạn chế thì nguồn vốn tín dụng từ các NHTM được coi

là quan trọng nhất

Muốn đầu tư mang lại hiệu quả cả phương diện vi mô và vĩ mô,nghĩa là vừa giúp nền kinh tế phát triển, vừa mang lại lợi nhuận cho Ngânhàng, chúng ta cần có hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụngtrung dài hạn nói riêng, có chất lượng cao Trên tinh thần đó, em chọn đề

tài:”Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại

thương Việt Nam”

Trang 2

Chương 1/ Tổng quan về phương pháp chấm điểm tín

dụng tại Ngân hàng thương mại(NHTM).

1.1/Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng.

Ngân hàng thương mại(NHTM) là định chế tài chính đóng vai tròthen chốt trong bất kỳ một nền kinh tế nào và cũng là kênh huy động vốnquan trọng của mọi thành phần tham gia kinh doanh Để thực hiện đượcvai trò của mình, NHTM phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trìnhhoạt động như rủi ro về lãi suất, rủi ro về ngoại hối , rủi ro thanhkhoản v.v và đặc biệt là rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khách hàngkhông trả được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanhtoán nợ gốc và lãi không đúng hạn Rủi ro này xảy ra do một số lý do như:

- Các yếu tố khách quan từ bên ngoài : Thiên tai lũ lụt , động đất ,cháy nổ … Các nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát của cảngân hàng và khách hàng

- Lý do từ phía khách hàng: có thể do khả năng quản lý vốn khôngtốt của khách hàng dẫn đến hậu quả công ty phá sản , hoặc do đốitác của khách hàng không trung thực trong kinh doanh v.v

- Lý do từ phía ngân hàng: do nhân viên tín dụng trình độ yếu kémkhông phân tích kỹ lưỡng tình hình khách hàng trước khi quyếtđịnh cho vay, hoặc do nhân viên tín ngân hàng móc ngoặc vớikhách hàng để rút vốn của ngân hàng v.v

Vì vậy việc xây dựng những chỉ số tổng hợp về độ rủi ro của nhữngkhoản tín dụng để làm cơ sở cho việc hướng dẫn quá trình tạo các khoảnvay mới , báo cáo , giám sát và quản lý rủi ro , phân tích tính đầy đủ vốn

dự trữ cho tổn thất tín dụng, phân tích khả năng sinh lời và định giá tíndụng là hết sức cần thiết Các chỉ số này sẽ giúp các NHTM hướng tớilượng hoá rủi ro tín dụng từ đó nâng cao hơn khả năng quản lý, hiệu quả

Trang 3

sử dụng và phân bổ vốn của mình Chính vì ưu điểm vượt trội đó, chấmđiểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đã tự khẳng định tầm quan trongcủa mình trong quy trình thẩm định tín dụng Tại các nước phát triển vànhiều nước trong khu vực, CĐTD từ lâu đã trở thành một yếu tố thiết yếumang tính “truyền thống” trong việc đánh giá rủi ro tín dụng và duy trì kỷluật ngân hàng

1.2/ Khái niệm và mục đích của chấm điểm tín dụng.

1.2.1/ Khái niệm.

CĐTD là một phương thức để đánh giá rủi ro của những đối tượng

đi vay Theo đó ngân hàng sử dụng phương pháp thông kê, nghiên cứu

dữ liệu để đánh giá rủi ro của người vay Phương pháp này đưa ra “điểm”

mà ngân hàng có thể sử dụng để xếp loại những người xin vay xét về độmạo hiểm Để tạo dựng một hình mẫu chấm điểm, hay một “bảng điểm”,thì những nhà kinh tế phân tích những dữ liệu trong quá khứ về sự thựchiện các khoản vay trước đó để quyết định những đặc điểm của nhữngngười đi vay nào là hữu ích trong việc phỏng đoán xem liệu khoản vay đó

có phát huy tốt tác dụng không Một hình mẫu được thiết kế tốt sẽ đưa ra

tỷ lệ điểm cao nhiều hơn cho những người đi vay có khả năng sử dụngvốn vay hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ phần trăm điểm thấp nhiều hơn chonhững người đi vay mà những khoản vay ít phát huy tác dụng Nhưngkhông có hình mẫu nào là hoàn hảo, cho nên đôi khi có những đối táckhông tốt lại nhận được điểm cao hơn Thông tin của những người đi vayđược thu nhận từ những bản đăng ký và từ bưu cục tín dụng những dữliệu như thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp đi vay, khoản nợ đọng, tàisản tài chính, khoản thời gian mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựckinh doanh của mình, liệu doanh nghiệp đã từng phạm lỗi trong mộtkhoản vay trước đó hay không, liệu và loại tài khoản ngân hàng mà doanhnghiệp đi vay có là tất cả những yếu tố tiềm năng có khả năng đánh giá

Trang 4

được khoản vay mà có thể được sử dụng trong bảng điểm Phân tích tổnghợp liên quan đến khoản vay từ những biến số ở trên được sử dụng để tìm

ra sự kết hợp của những nhân tố, đoán biết trước được những rủi ro,những nhân tố nào cần được chú trọng nhiều hơn Dù có được sự tươngquan giữa những nhân tố này, nhưng sẽ vẫn có một số nhân tố không đưađến hình mẫu cuối cùng vì nó có ít giá trị so sánh với những biến sô kháctrong hình mẫu Trên thực tế theo công ty Issac and Company,Inc., ngườidẫn đầu trong việc phát triển hình mẫu chấm điểm này, 50 – 60 biến số cóthể được xem xét khi phát triển hình mẫu thông thường, nhưng chỉ 8 - 12

có thể đưa đến bảng điểm có thể phỏng đoán tốt nhất Anthony Sauder,một nhà kinh tế học của Mỹ sử dụng 48 nhân tố để đánh giá xác suất lỗitín dụng trong phần lớn (nhưng không phải tất cả) các hệ thống chấmđiểm, điểm cao hơn ám chỉ ít rủi ro hơn, ngân hàng cho vay sẽ đặt điểmsàn dựa trên tỉ lệ mạo hiểm mà ngân hàng đó sẵn sàng chấp nhận Hoàntoàn tuân thủ theo hình mẫu đó, ngân hàng cho vay sẽ chấp nhận cho vayvới những doanh nghiệp có điểm trên điểm sàn, và từ chối những doanhnghiệp dưới điểm sàn Mặc dù có nhiều ngân hàng có thể xem xét kỹ hơn

hồ sơ của những người gần điểm sàn trước khi đưa ra quyết định cuốicùng

Kể cả một hệ thống chấm điểm tốt cũng không dự đoán chắc chắnkhả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp nhưng nó cũng đưa ra đượcnhững dự đoán khá chính xác về sai sót mà một doanh nghiệp đi vay vớinhững đặc điểm nhất định có thể mắc phải Để xây dựng một hình mẫutốt, những người xây dựng phải có dữ liệu chính xác phản ánh khoản vaytrong cả giai đoạn, trong điều kiện kinh tế tốt và xấu

Trang 5

1.2.2/ Mục đích vai trò của chấm điểm tín dụng.

1.2.2.1 Rủi ro tín dụng , xuất phát điểm của chấm điểm tín dụng.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàngphải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc khôngtrả đầy đủ vốn và lãi Rủi ro này luôn tiềm ẩn và là một tất yếu trong hoạtđộng của bất kỳ ngân hàng nào Các ngân hàng sẽ đặt ra cho mình mộtchiến lược quản lý nợ và nếu tỷ lệ tổn thất tín dụng đạt dưới mức dự kiếncủa ngân hàng thì đó được coi là một thành công Để giảm thiểu tổn thấtnày , chúng ta cần đi sâu phân tích để tìm ra chiến lược tối thiểu hoá rủi rotín dụng

Rủi ro tín dụng của một khoản vay trong một thời kỳ bao gồm xácsuất vỡ nợ (XSVN) và phần giá trị của khoản vay có thể bị mất nếungười vay vỡ nợ( GTBM) GTBM của một khoản vay tín dụng phụ thuộcvào cơ cấu của khoản vay đó , còn XSVN thường phụ thuộc vào ngườivay và các ngân hàng thường giả định rằng một con nợ sẽ không trả đượctất cả các khoản nợ của mình nếu người này không trả được khoản nợ

trước đó Mức tổn thất dự tính (TTDT) bằng tích của XSVN và GTBM

của một khoản vay

Trong một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Australiađược khảo sát đều sử dụng hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chi riêng biệt:một mức xếp hạng phản ánh XSVN, một mức xếp hạng phản ánh GTBM

và một mức xếp hạng tổng hợp phản ánh TTDT Còn theo một cuộc khảosát đối với 50 ngân hàng lớn của Mỹ ( Treasy & Carey, 1998), có khoảng60% có hệ thống xếp hạng theo một tiêu chí, tức là các ngân hàng này xếphạng theo khoản vay(GTBM) Trên thực tế , các ngân hàng nhỏ hơnthường sử dụng hệthống xếp hạng theo phương thức này Còn 40% có hệthống xếp hạng theo hai tiêu chí, trong đó một mức xếp hạng phản ánhXSVNcủa người vay và một mức phản ánh TTDT của các khoản vay

Trang 6

Những ngân hàng có hệ thống này thường xác định thứ hạng của ngườivay trước, sau đó xác định một mức GTBM chuẩn hoặc bình quân Tuynhiên, cũng có những khoản tín dụng mà GTBM của chúng cao hơn hoặcthấp hơn mức bình quân do những đặc điểm riêng biệt của từng khoản tíndụng đó Các thứ hạng phản ánh GTBM của các khoản vay khác nhauđược cấp cho cùng một người vay có thể khác nhau dựa vào những sựkhác biệt về tài sản thế chấp, mức độ ưu tiên hay những đặc điểm khácnhau mang tính cơ cấu của khoản vay.

Nói chung hệ thống xếp hạng hai chỉ tiêu tốt hơn so với hệ thốngmột tiêu chi bởi vì bằng cách riêng rẽ XSVN và GTBM hệ thống hai tiêuchí có thể :

- Nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin về rủi ro

- Giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo

- Thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trongquá trình xếp hạng rủi ro

- Phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng và định giátín dụng dựa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này

- Tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạngbên ngoài

Tóm lại hệ thống này có thể tăng tính chính xác và tính thống nhấttrong việc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánhgiá của ngân hàng về xác suất vỡ nợ và giá trị dự tính bị mất khi xảy rarủi ro

Kết quả của quá trình chấm điểm được sử dụng để hỗ trợngân hàng trong các hoạt động:

- Xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Đây là mức rủi rotối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận trong từng loại hoạt động tíndụng hay từng loại nghiệp vụ giao dịch với khách hàng

Trang 7

- Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãisuất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo.

- Đánh giá hiện trạng khách hàng trong khi khoản tín dụng chưađược hoàn trả hết Những đánh giá này cho phép ngân hàng dựđoán những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay và chủ độngtrong quản lý danh mục tín dụng từ đó trích dự phòng rủi ro

1.2.2.2/ Vai trò của CĐTD đối với chính bản thân doanh nghiệp

Công tác xếp hạng doanh nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan

Trang 8

tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanhnghiệp, kết quả xếp hạng doanh nghiệp đóng vai trò như một thước đochính xácvà bao quát nhất, phả ánh “sức khoẻ”trong kinh doanh củadoanh nghiệp Dựa vào kết quả xếp hạng này, doanh nghiệp có thể đánhgiá được tổng quan tình hình kinh doanh của mình, tìm ra những điểmmạnh, điểm yếu , từ đó đề ra những biện pháp phương hướng trong tươnglai nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót hoặc phát triển hơn nữahoạt động của doanh nghiệp Đây cũng là cơ sở để ban giám đốc đưa racác quyết định, chiến lược phát triển doanh nghiệp sao cho phù hợp nhấtvới tình hình thực tế và khả năng của doanh nghiệp Mặt khác, xếp hạngdoanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệmcao, họ sẽ có được những ưu thế to lớn( mở rộng và ổn định thị trường,giảm chi phí lãi vay…) đồng thời nâng cao uy tín của mình, củng cố vàxây dựng thương hiệu Ngược lại, nếu doanh nghiệp bị xếp hạng tínnhiệm thấp, họ chác chắn sẽ phải chịu những ảnh hưởng theo chiều hướngxấu, làm giảm uy tín trên thị trường và trở nên khó khăn hơn trong việctiếp cận các nguồn vốn Xuất phát từ những lợi thế và những bất lợi này ,xếp hạng doanh nghiệp sẽ tạo ra một sức ép tích cực buộc các doanhnghiệp phải tìm được các biện pháp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ,nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành, củng cố vị thế thứ hạng củadoanh nghiệp mình, từ đó mà đứng vững trong môi trường cạnh tranhkhốc liệt Bên cạnh đó, công tác xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn dohạn chế được tâm lý e ngại của người cho vay, từ đó mà mở rộng hơn nữahoạt động kinh doanh sản xuất.

1.2.2.3/ Vai trò đối với nhà đầu tư:

Trước khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, mọi nhà đầu tư

Trang 9

nghiệp trong quá khứ và hiện tại dựa trên các tài liệu thu thập đuợc để từ

đó dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thu hồivốn gốc, lãi trong thời gian tới Tuy nhiên, các tài liệu mà các nhà đầu tư

có được thường là rất phức tạp, một nhà đầu tư thông thường thì khôngthể đủ khả năng để tiến hành tổng hợp, phân tích được hoặc nếu có phântích thì cũng mất nhiều thời gian do đó có thể khi phân tích , xếp hạngdoanh nghiệp xong thì cơ hội đầu tư cũng không còn

Do vậy việc có sẳn một bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợcủa doanh nghiệp hoặc kết quả của côngtác xếp hạng doanh nghiệp là cực

kỳ hữu ích đối với các nhà đầu tư Như vậy khi có bảng các chỉ tiêu xếphạng doanh nghiệp hoặc thứ hạng của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thểbiết ngay mức độ rủi ro của khoản đầu tư, đây là căn cứ để nhà đầu tư racác quyết định đầu tư đúng Với tư cách là nhà đầu tu, các TCTD cũng sửdụng xếp hạng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro tronghoạtđộng cho vay, là nhân tố quan trọng trong quyết định cho vay Bên cạnh

đó xếp hạng doanh nghiệp còn là cơ sở để các nhà đầu tư quản lý danhmục đầu tư Điều này thực sự có ý nghĩa ở các nước có hoạt động xếphạng doanh nghiệp phát triển Thực vậy, đối với các nước này, việc biếtđược một doanh nghiệp đang ở mức độ nào là khá dễ dàng nên sự thayđổi thứ hạng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị của doanhnghiệp( thể hiện thông qua sự lên xuống giá cổ phiếu ) Các nhà đầu tưdựa vào sự thay đổi này để thay đổi danh mục đầu tư nhằm thu được lợinhuận tối đa mà vẫn đảm bảo được mức độ an toàn nhất định

Các trung gian tài chính là những nhà đầu tư lớn gồm có các tổchức chuyên thực hiện bảo lãnh và giao dịch chứng khoán như ngân hàng,công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…

Do có mối quan hệ thanh toán, tín dụng đối với các doanh nghiệp ,các trung gian tài chính cũng rất quan tâm đến côngtác xếp hạng doanhnghiệp bởi kết quả của quá trình này sẽ là cơ sở cho các trung gian tài

Trang 10

chính đưa ra các quyết định liên quan đến việc cung cấp tín dụng chodoanh nghiệp Không một trung gian nào khi xem xét quyết định cho vaycủa mình lại không quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

mà thứ hạng của doanh nghiệp chính là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánhđầy đủ và chính xác nhất Việc xem xét chỉ tiêu xếp hạng này cho phépcác trung gian tài chính tránh được các sai lầm trong các quyết định củamình, đó là các quyết định liên quan đến việc cấp tín dụng , thực hiện bảolãnh của ngân hàng (đặc biêt là bảo lãnh hoàn trả vốn )…

Bên cạnh đó , thứ hạng của các doanh nghiệp cũng là cơ sở để cáctrung gian tài chính dự đoán khả năng tăng giá hoặc giảm giá của cácchứngkhoán do doanh nghiệp phát hành từ đó ra các quyết định đầu tưhoặc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng của mình Ví dụ như, đốivới các nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ nhận được lời khuyên nên muacác giấy tờ có giá do các doanh nghiệp có thứ hạng cao trong bảng xếphạng doanh nghiệp phát hành và ngược lại Hay khi thứ hạng cảu mộtdoanh nghiệp bị giảm sút các nhà đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên báncác công cụ của doanh nghiệp trước khi giá của chúng giảm sút

Như vậy, xếp hạng doanh nghiệp có vai trò vô cũng quan trọng, tácđộng trực tiếp đến tính ổn định, an toàn và sinh lời trong hoạt động củatrung gian tài chính

1.3/ Mô hình nghiên cứu về chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Một hệ thống chấm điểm tín dụng không chỉ phải phù hợp với côngnghệ và chiến lược kinh doanh mà còn có ảnh hưởng đến chính sách , quytrình thẩm định tín dụng và giới hạn cho vay của ngân hàng áp dụng nó

Vì vậy mô hình CĐTD được đưa ra phải chứng tỏ được ưu thế của mình

so với các phương pháp thẩm định rủi ro tín dụng trước đó Xác định môhình có lẽ là bước quan trọng nhất trong các bước xây dựng hệ thốngchấm Nó đòi hỏi người thực hiện phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, phân

Trang 11

với ngân hàng không?” Sau đây là một số mô hình đang được sử dụngrộng rãi bởi nhiều NHTM trong việc xác định thứ hạng rủi ro:

1.3.1/ Mô hình xác định rủi ro theo xác suất vỡ nợ.

Một trong những cách chủ yếu để ước tính được xác suất vỡ nợbình quân cho mỗi thứ hạng rủi ro là sử dụng các mô hình thống kê dựđoán Các mô hình này được xây dựng trên cơ sở dữ liệu về tổn thất tíndụng từ các nguồn ( như từ trung tâm tín dụng), thường bao gồm các dữliệu tài chính của người vay và thông tin về người vay đã vỡ nợ.Hầu hếtcác ngân hàng có hệ thống xếp hạng tín dụng đều dùng những mô hìnhnày để đưa ra và xem xét lại các thứ hạng tín dụng nội bộ Để xây dựngcác mô hình này , trứơc hết ngân hàng phải xác định các biến số tài chính

có thể cung cấp các thông tin về XSVN ( như tỉ lệ tài sản Nợ/tài sản Có,thu nhập ròng/tài sản Có…) BÀng phân tích các số liệu về quá khứ, ngânhàng ước tính tác động của từng biến số này lên khả năng vỡ nợ của mộtmẫu các khoản tín dụng được xem xét Sau đó những hệ số ước tính nàyđược áp dụng cho các khoản tín dụng hiện tại để đưa ra một điểm sô phảnánh về XSVN, tiếp đó, điểm số này được chuyển thành một mức xếphạng rủi ro Mô hình chấm điểm này dựa trên phương pháp xây dựng môhình CreditMonitor của KMV hay mô hình RiskCalc của công ty xếphạng tín dụng Moody’s

* Mô hình cơ cấu

Mô hình của Merton (1974) về dự đoán PD của các công ty có cổphiếu được niêm yết trênthị trường chứng khoán đã giúp các NHTM cómột sự thay đổi tư duy mạnh mẽ về rủi ro tín dụng Mô hình của Merton

là một mô hình RRTD mang tính cơ cấu vì nó xác định XSVN trên cơ sở

cơ cấu vốn và sự biến thiên của giá trị tài sản của một công ty Theo môhình này, một công ty vỡ nợ khi giá trị của các tài sản Nợ lớn hơn giá trịcác tài sản Có vào ngày khoản vay đến hạn Một mô hình cơ cấu mà các

Trang 12

dụng thông tin của thị trường về công ty( giá cổ phiếu) để xác định tầnsuất vỡ nợ.

* Mô hình kinh tế lượng

Trong mô hình này , XSVN được ước tính dựa trên tình trạng hiêntại của nền kinh tế và các khác biệt do yếu tố nghành, địa lý tạo ra XSVNđược tính toán theo các biến sô như mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ thấtnghiệp, lãi suất dài hạn, tỷ giá hối đoái, chi tiêu của Chính phủ và mứctiết kiệm

* Mô hình dạng rút gọn

Thay vì xác định XSVN trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Tậpđoàn Credit Suisse Financial Products phân chia người vay theo các “khuvực”, mỗi khu vực có một XSVN bình quân và một lỷ lệ biến thiên củanó.Mô hình này cho rằng vỡ nợ là một quá trình ngẫu nhiên, hay thay đổi

Nhược điểm của các mô hình trên gồm hai điểm lớn:

- Một số mô hình xếp hạng bên ngoài không bao hàm tất cả các loạitài sản Ví dụ như mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard andPoors cho các khoản tín dụng công nghiệp và thương mai là không

áp dụng được đối với các loại tín dụng khác

- Các ngân hàng phải chứng mình được khả năng áp dụng được củacác mô hình xếp hạng Các mô hình xếp hạng bên ngoài được xâydựng dựa trên một tập hợp rất lớn các số liệu của các khách hàngvay vốn nên chúng có lợi thế về độ tin cậy thống kê Nhưng chúnglại có một nhược điểm là tập hợp khách hàng này có thể khác vớitập hợp khách hàng của ngân hàng Để chứng minh tính khả dụngnày, các ngân hàng thường tiến hành nghiên cứu các vụ vỡ nợ căn

cứ vào hoạt động tín dụng lịch sử của ngân hàng và so sánh kết quảnày với các kết quả từ mô hình xếp hạng ngân hàng định mua từbên ngoài

Trang 13

Tuy đa phần các NHTM đều dùng các mô hình thông kê như một

bộ phận của hệ thống XHTD của mình, nhưng họ vẫn đồng thời sửdụng mô hình xếp hạng định tính( dựa vào sự đánh giá chủ quan)trong quá trình xếp hạng , mà các mô hình này cho phép người xếphạng điều chỉnh các thứ hạng đó tới một mức độ nhất định dựa trênnhững yếu tố định tính

1.3.2/ Định thứ hạng rủi ro theo phần giá trị người vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ.

Đối với một khoản tín dụng nhất định, luụn cú:

GTBM = 1 - tỉ lệ thu hồi lại vốn cho vay

GTBM có thể ở mức từ 0 đến 100% Tuy nhiên, theo Uỷ ban Basel,đối với các danh mục tài sản có cả các khoản tín dụng lớn và nhỏ thì cácNHTM nên giả định rằng GTBM là một số không đổi mặc dù điều này cóthể làm hạ thấp khả năng xảy ra tổn thất vốn lớn Phương pháp xác địnhGTBM đơn giản nhất là ước tính một tỉ lệ GTBM duy nhất , số này có thể

là một giá trị trung bình hoặc là một giới hạn trần của giá trị trung bìnhnày Một phương pháp khác ước tính GTBM theo một hàm phân bố xácsuất , như hàm phân bố beta

Bên cạnh các thứ hạng GTBM còn được xác định bởi một trong cáccách sau:

- Dựa vào các tỉ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp- dây là phương phápchủ yếu mà các ngân hàng sử dụng đối với hầu hết các loại tíndụng

Sự đảm bảo tín dụng thường dựa trên một tỉ lệ vốn tín dụng/giá trịtài sản đảm bảo được chiết khấu, trong đó các giá trị ước tính củatài sản đảm bảo được chiết khấu theo một tỉ lệ “cho vay an toàn”chuẩn mực ở nhiều ngân hàng được khảo sát, quyết định dành mộtkhoản vốn dự phòng cho tổn thất tín dụng cũng được xem như mộtyếu tố để đưa ra các thứ hạng GTBM

Trang 14

- Trực tiếp ước tính một tỉ lệ phần trăm thu hồi lại giá trị của khoảnvay trong trường hợp người vay vỡ nợ ( dựa vào giá trị có thể thuhồi của bất cứ tài sản thế chấ hoặc của bất cứ hình thức giảm thiểuRRTD nào, ví dụ như bảo lãnh của bên thứ ba Bên cạnh đó, cácyếu tố ngoại sinh, như chu kỳ kinh tế, cũng được tính đến).

- Phân loại các khoản tín dụng, như nợ thứ cấp, các khoản cho thuêtài chính nhỏ, các khoản nợ được bảo đảm bằng bất động sản củadân cư hoặc bất động sản thương mại thông thường LGD phụthuộc rất lớn vào loại tín dụng, giá trị và tính lỏng của tài sản thếchấp, quốc gia và hệ thống pháp lý của bên vỡ nợ

Để chọn được mô hình phù hợp, nhà phõn tớch cần phải thực hiện:

- Nắm rõ chính sách, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng, nhất là khi

họ có cho vay những khoản vay nhỏ

- Nắm được thị trường mục tiêu , cấu trúc các chi nhánh và giới hạncho vay tương ứng của ngân hàng đó

- Bàn luận về quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng các cấp đểhiểu vị trí , nhiệm vụ của họ trong hệ thống

- Đưa ra mô hình bố trí nhân viên và trình bày bằng biểu đồ quátrình cho vay đối với các doanh doanh nghiệp

- Phân tích các mô hình áp dụng trước đây, các mẫu và đơn đăng ký

để tìm những điều chưa hợp lý từ đó có những cải tiến cho phùhợp

- Phân tích các khoản vay trước đây để xác định xem liệu chấm điểmtín dụng có thể đảm bảo tính an toàn của các khoản vay tốt hơn cácphương pháp trước đây không

- Đi thực tế tại các chi nhánh để tìm hiểu quy trình tín dụng được ápdụng mỗi nơi có gì khác nhau, những điểm không thống nhất vàkhông hợp lý của chi nhánh trong cùng một hệ thống

Trang 15

Cuối cùng , nhà phân tích phải quyết định dữ liệu về các khoản nợđược lưu trữ như thế nào tại ngân hàng Các dữ liệu này đóng vai trò kháquan trọng vì nó là một trong các nguyên liệu bổ trợ cho quá trình chấmđiểm tín dụng

1.4/ Vị trí của chấm điểm tín dụng trong quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp.

Mỗi ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động đều xác địnhriêng cho mình một quy trình tín dụng đối với khách hàng đặc biệt làkhách hàng doanh nghiệp Quy trình cơ bản gồm:

- Xác định giới hạn tín dụng(GHTD): để xác định GHTD cần qua 4bước sau

o Đề xuất GHTD: phòng ban liên quan thu thập thông tin và hồ

sơ tài liệu cần thiếtcủa khách hàng và chịu trách nhiệm lậpbáo cáo đề xuất GHTD

o Thẩm định rủi ro- Xác định GHTD: căn cứ vào các thông tinnêu tại Báo cáo đè xuất GHTD và các thông tin tự thu thậpđược, phòng tín dụng sẽ lập báo cáo thẩm định rủi ro và xácđịnh GHTD đối với doanh nghiệp theo quy định cụ thể củatừng ngân hàng

o Phê duyệt GHTD: phòng tín dụng chịu trách nhiệm theo dõicác thủ tục phê duyệt GHTD theo quy định Sau đó lập thôngbáo tác nghiệp đính kèm cùng toàn bộ hồ sơ xác định GHTDgốc

o Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ vào các thông tin nêu tạiThông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLNchịu trách nhiệm nhập dự liệu theo đúng các yêu cầu của hệthống

- Cho vay đối với vốn lưu động: gồm 10 bước

Trang 16

o Đề xuất cho vay.

o Thẩm định rủi ro khoản vay

o Phê duyệt khoản vay

o Thu hồi nợ vay

o Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn

Các mức xếp hạng thường được đưa ra (hoặc xác nhận lại) tại thờiđiểm khởi tạo hoặc phê chuẩn tín dụng Sự phântích để hỗ trợ cho việcxếp hạng và sự phân tích để hỗ trợ cho việc khởi tạo khoản vay hoặc choquyết định phê chuẩn tín dụng có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫnnhau Quy trình xếp hạng tín dụng ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩntíndụng ở chỗ các giới hạn cho vay và các yêu cầu để được phê chuẩn phụthuộc vào mức xếp hạng

Trong quy trình nêu trên thì cho điểm tín dụng , xếp hạng doanhnghiệp nằm được thực hiện khi ngân hàng thẩm định rủi ro, đay là bướcđánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản đề xuất tín dụng Trướckhi chấm điểm, phòng tín dụng của ngân hàng cần :

- Xem xét tính hợp pháp của đối tượng xin vay và khoản vay ví dụnhư thực hiện (i) kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (ii) Sựhợp pháp của nghành nghề/ mặt hàng sản xuất kinh doanh đang đềcập (iii) Tỷ lệ vố tự có tối thiểu khách hàng phải tham gia theo quyđịnh v.v

- Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ cần phải xuất trìnhtheo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ

Trang 17

- Nếu khoản đố xuất tớn dụng nằm ngoài cỏc quy định cú liờn quancủa phỏp luật đều bị từ chối.

- Căn cứ vào chớnh sỏch quản lý rủi ro hiện hành của ngõn hàng vàcủa chi nhỏnh để kiểm tra (i) khoản đề xuất tớn dụng cú thuộc danhmục ngành nghề cấm hoặc hạn chế tớn dụng?(ii) Cú vượt giới hạncấp tớn dụng được phộp? v.v

Từ cỏc thụng tin nờu tại Bỏo cỏo đề xuất tớn dụng và cỏc thụng tinkhỏch mà cỏn bộ tớn dụng thu thập được, họ sẽ tiến hành cho điểm tớndụng và phõn loại khỏch hàng theo quy định hiện hành của ngõn hàng.Đõy là cơ sở hết sức quan trọng để đi đến việc quyết định cú thể chấp nhậkhoản đề xuất tớn dụng hay khụng dựa vào việc thẩm định chi tiết cỏcloại rủi ro liờn quan đến tỡnh hỡnh tài chớnh, tỡnh hỡnh phi tài chớnh và rủi

ro ngành nghề kinh doanh chớnh của doanh nghiệp

Ở hầu hết cỏc ngõn hàng cỏc nhõn viờn tớn dụng là người thực hiệnviệc xếp hạng tớn dụng Sauk hi khoản vay được phờ chuẩn, người đưa ramức xếp hạng ban đầu thường chịu trỏch nhiệm đối với việc giỏm sỏtkhoản tớn dụng này và thay đổi mức xếp hạng này một cỏch nhanh chúngkhi điều kiện kinh doanh của người vay thay đổi Tuy nhiờn ở một sốngõn hàng, cỏc nhõn viờn phũng quản lý khỏch hàng vay lại là người thựchiện việc xếp hạng tớn dụng, cũn nhõn viờn tớn dụng chịu trỏch nhiệm xộtduyệt cỏc khoản vay và cỏc mức xếp hạng đó được đưa ra, giỏm sỏt chấtlượng của danh mục cho vay và đụi khi cũng thực hiện việc kiểm tra định

kỳ cỏc khoản vay và trực tiếp xếp hạng cho cỏc khoản tớn dụng riờng biệt

1.5/ Các tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp

Các ngân hàng dựa trên bảng chấm điểm để đánh giá , phân tíchtình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó dự đoán khả năng hoàn trảvốn vay cũng nh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó Vì vậy, khixây dựng bảng điểm cần chọn những tiêu chí phù hợp , có tính đại diệncao để sự đánh giá của ngân hàng đợc chính xác và khách quan hơn Dới

Trang 18

đây em xin đa ra 5 nhóm tiêu chí hiện nay đợc các ngân hàng sử dụng đểxây đựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ ngân hàng.

1.5.1/ Hình thức sở hữu.

Hình thức sở hữu có ảnh hởng khá nhiều đến khả năng trả nợ củadoanh nghiệp Có thể chia các doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay ralàm 4 nhóm :

- Doanhnghiệp thuộc sở hữu nhà nớc

- Doanh nghiệp thuộc sở hữu t nhân

- Doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân, các tổ chức nớc ngoài

- Doanh nghiệp thuộc sở hữu hỗn hợp

Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng sẽ có những đơn vị pháttriển mạnh và không mạnh, nhng xét mặt bằng chung, tuỳ vào đặc điểmtừng nền kinh tế mà các loại hình sẽ có các thế mạnh khác nhau Có thểlấy Việt Nam làm ví dụ Nền kinh tế nớc ta chịu ảnh hởng nhiều từ chế độtập trung bao cấp cũ, các doanh nghiệp nhà nớc thờng đợc u tiên hơn ,nhận đợc nhiều sự hỗ trợ không nhỏ từ nhà nớc Những u tiên này đợc thểhiện qua các chính sách u đãi, các khoản hỗ trợ tài chính v.v Việc đợcnhà nớc sở hữu là một bảo đảm to lớn đối với các doanh nghiệp có thamgia hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nớc Tuy nhiên khônghẳn các doanh nghiệp khác không có u thế Cỏc cụng ty liên doanh hoặcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài khi đầu tư vốn vào thị trường ViệtNam cú nhiều thuận lợi như cú mỏy múc, cụng nghệ hiện đại lại đựơcChớnh phủ tạo điều kiện thụng qua chớnh sỏch khuyến khớch mở cửa đầu

tư Với tỏc phong kinh doanh chuyờn nghiệp cỏc doanh nghiệp nàythường làm ăn cú hiệu quả hơn cỏc doanh nghiệp nhà nước Bờn cạnh đú,cỏc doanh nghiệp thuộc sở hữu cỏ nhõn lại cú sự phỏt triển khụng đồngđều Thực tế này phỏt sinh từ khả năng quản lý của lónh đạo đến số vốnđược đầu tư vào doanh nghiệp, ngoài ra cũng vỡ họ ớt nhận được sự hỗ trợ

từ phớa nhà nước Cú thể thấy đõy là loại hỡnh ớt thuận lợi nhất so với cỏcthành phần khỏc

Trang 19

Như vậy hình thức sở hữu doanh nghiệp có tác động không nhỏ đếnhiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nó cũng ảnh hưởng tới khả năngtrả các món nợ cho ngân hàng Các tác động này không chỉ do các chínhsách ưu đãi của nhà nước mà còn do chủ thể đứng sau của doanh nghiệp.Tầm quan trọng của chủ thể này càng cao thì mức độ đảm bảo của cáckhoản vay doanh nghiệp do chủ thể sở hữu cũng sẽ càng lớn Việc quantâm đến hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng đánh giá đượctrong từng thời kỳ khác nhau, doanh nghiệp nào có ưu thế hơn sẽ đượcchấm số điểm cao hơn tương ứng Đây là một chỉ tiêu cần thiết trong quátrình chấm điểm doanh nghiệp.

1.5.2/ Nghành nghề kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, số lượng doanh nghiệp đanghoạt động là không nhỏ, đi kèm với nó là sự đa dạng về nghành nghề, vềchủng loại hàng hoá, chu kỳ kinh doanh, mức độ rủi ro, khả năng sinhlời.v.v.của các doanh nghiệp đó Vì vậy để đánh giá đúng đối tượng xinvay, ngân hàng cũng cần phải sắp xếp các doanh nghiệp có những néttương tự nhau vào cùng một nhóm nhất định Việc sắp xếp này sẽ giúpngân hàng nhìn thấy đuợc tiềm năng của mỗi doanh nghiệp trong từnggiai đoạn cụ thể Nhận định này xuất phát từ đặc điểm của mỗi nền kinh

tế Mỗi quốc gia lựa chọn cho mình những hướng phát triển khác nhautuỳ vào thế mạnh của mình Những nước phát triển thì thường chọn tậptrung vào thương mại dịch vụ và công nghiệp Còn với những nước đangphát triển, nông nghiệp luôn là ngành trọng điểm, là cơ sở chính cho cảkinh tế Việc lựa chọn này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm kinh tế, xã hội,địa lý từng nước, cũng như vào chiến lược phát triển mà Nhà nước đó lựachọn

Song song với việc xác định nghành trọng điểm của mỗi nước,chúng ta cũng cần tìm hiểu xu hướng phát triển của quốc gia đó, đặc biệt

Trang 20

là những nước đang chuyển đổi Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nềnkinh tế, tất yếu các doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề mà Nhà nướcđặt mục tiêu phát triển sẽ có nhiều lợi thế hơn do họ được tạo điều kiệnnhiều hơn, ưu tiên phát triển Có thể lấy Singapore làm ví dụ Trước 2002,thế mạnh của Singapore là du lịch và công nghệ thông tin, nhưng từ 2002đến nay, Singapore dần chuyển hướng sang công nghệ sinh học, một lĩnhvực rất mới, rất có tiểm năng hiện nay Theo em đây là một hướng chuyểnđúng đắn Với sự chuyển đổi này, các trung tâm nghiên cứu sinh học tạiSingapore được đầu tư với số vốn tăng vọt, cải thiện cơ sở hạ tầng, muasắm máy móc trang thiết bị.v.v Trong một tương lai gần,công nghệ sinhhọc chắc chắn sẽ trở thành thế mạnh của đất nước này Vì vậy nếu ngânhàng có những khách hàng xin vay thuộc lĩnh vực sinh học cũng sẽ yêntâm hơn về khoản vay của họ Tất nhiên ngân hàng sẽ cho điểm cao hơnđối với các đơn vị này so với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vựckhác, kém nóng hơn.

Một câu hỏi đặt ra là phân chia nghành nghề trong chấm điểm tíndụng có thật sự quan trọng? Câu trả lời là có Những nghành nghề mũinhọn, hoặc cơ bản chắc chắn sẽ nhận được sự hẫu thuẫn to lớn từ Nhànước Hơn nữa nếu Nhà nước đã lựa chọn đó là nghành trọng điểm nghĩa

là đang có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghành Nếu Chínhphủ không đầu tư vào nghành trọng điểm, để nghành kém phát triền sẽ cótác động tiêu đến tổng thể cả nền kinh tế Vì vậy khi thẩm định chấmđiểm để cấp tín dụng, việc phân chia nghành nghề là một chỉ tiêu khôngthể thiếu Ngân hàng sẽ xây dựng một khung điểm hợp lýcho các doanhnghiệp Nhưng khung điểm này chỉ có giá trị thời kỳ do các nghành cũngđược tập trung phát triển theo chu kỳ Để lựa chọn mức điểm cho từngnghành nghề trong mỗi giai đoạn là công việc không đơn giản, nó cũngquyết định một phần sự thành công của bảng chấm tín dụng

Trang 21

1.5.3/ Quy mô vốn chủ sở hữu.

Quy mô doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm nhiều chỉtiêu đơn lẻ như tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tổng giá trị tàisản, vốn chủ sở hữu, doanh thu v.v Trong các chỉ tiêu đó, quy mô vốnchủ sở hữu là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu Nó đựơc hiểu là toàn bộ

số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra khi tiến hành sản xuất kinh doanh, nguồnvốn này có thể được bổ sung hoặc giảm bớt trong quá trình hoạt động.Khoản vốn này không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của chủ doanhnghiệp mà còn được chủ nợ theo dõi sát sao Trên bảng cân đối kế toán ,tổng nguồn vốn là các khoản vay ngắn hạn,dài hạn từ các TCTD, cáckhoản phải trả phải nộp, vốn thu được từ hoạt động phát hành trái phiếu,vốn chủ sở hữu và các loại vốn khác Dùng vốn nợ chi phí thấp hơn sovới dùng vốn chủ sở hữu (do quy trình hạch toán tài chính về thu nhậpchịu thuế và lợi tức trả cho cổ đông ) CÀng ngày các doanh nghiệp càngnhận thức được thế mạnh của việc sử dụng nợ, không chỉ với chi phí thấp

mà còn vì mức độ rủi ro cũng ít hơn vốn chủ sở hữu, nên khi mở rộng sảnxuất thông thường doanh nghiệp hay chọn cách vay nợ để huy động vốn.Tất nhiên các khoản vay này chỉ được thực hiện khi bên vay nợ đáp ứngđược yêu cầu của bên cho vay Các yêu cầu này nhằm để đảmbảo khảnăng trảnợ của doanh nghiệp Trong các yêu cầu đó, vốn chủ sở hữu làmột thành phần rất quan trọng Các nhà đầu tư sẽ thấy yên tâm khi vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng an toàn trong tổng số vốn màdoanh nghiệp đó nắm giữ Vì vậy quy mô vốn chủ sở hữu cũng cần đượcđưa vào bảng chấm điểm của ngân hàng khi đánh giá khách hàng

Tuy nhiên với những doanh nghiệp có cùng quy mô vốn chủ sở hữuthì chưa chắc đã có số điểm giống nhau Điểm này còn phụ thuộc cácnghành nghề kinh doanh vì với mỗi lĩnh vực, số vốn yêu cầu trong hoạtđộng cũng rất khác nhau, tuỳ vào đặc trưng của từng nghành Nghànhthương mại dịch vụ là nghành kinh doanh có chu kỳ quay vòng vốn

Trang 22

nhanh, các doanh nghiệp cũng ít chịu tổn thất về hàng hoá ,họ có thể tậndụng có hiệu quả vốn kinh doanh nên thường không cần nhiều vốn màvẫn có thể thu được tỷ suất lợi nhuận đáng kể và ổn định Trong khi đó,nghành xâydựng lại lànghành yêu cầu số vốn lớn do tính chất sản phẩmcủa nghành: đơn chiếc, thời gian khấu hao, thu hồi vốn lâu lại chịu nhiềuảnh hưởng bên ngoài; tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nghành này thườngnhỏ so với vốn vay nên đòi hỏi một mẫu chấm điểm khác so với cácnghành khác Nghành nông lâm ngư nghiệp lại chịu nhiều rủi ro kháchquan như mùa vụ, giá cả nguyên nhiên liệu v.v Nói chung mỗi nghànhnghề có những đặc trưng riêng biệt nên không thể kết luận họ có cùng khảnăng đảm bảo an toàn vốn nếu chúng có cùng quy mô vốn chủ sở hữu,hay nói cách khác , quy mô vốn lớn hay nhỏ của một nghành phải đặttrong tương quan với các doanh nghiệp kinh doanh trong nghành thì mới

có thể đánh giá chính xác khả năng của doanh nghiệp đó

Có thể nói tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp làm yênlòng các nhà đầu tư do nó là đảm bảo an toàn nhất đối với họ Vì vậy đưachỉ tiêu này vào khung chấm điểm là hợp lý

1.5.4/ Chỉ tiêu tài chính

Đây là các chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất tiềm lực tài chính đồngthời cũng phản ánh rõ nét nhất khả năng trả nợ của doanh nghiệp Cácngân hàng với mục tiêu cao nhất và cũng là mục tiêu bắt buộc để duy trìhoạt động của chính mình là phải thu được nợ từ khách hàng, nên việc thuthập, phân tích và cho điểm các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp là hoạtđộng không thể thiếu Chỉ tiêu này gồm 5 nhóm chỉ tiêu nhỏ:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng giúp nhà phân tích sosánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua doanh thu vàlơi nhuận hai năm Nhóm gồm 2 chỉ tiêu:

Trang 23

o Tốc độ tăng doanh thu = (DT năm sau- DT năm trước)/ DTnăm trước.

o Tốc độ tăng lợi nhuận = (LN năm sau-LN năm trước)/ LNnăm trước

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động gồm có:

o Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn khobình quân

o Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu/ Doanh thu bìnhquân 1 ngày

o Hiệu suất sử dụng tài sản = Doanh thu/ Tài sản

- Nhớm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán gồm:

o Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắnhạn

o Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Dự trữ)/

Nợ ngắn hạn

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lãi gồm :

o Mức doanh lơị tài sản ( ROA) = (Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản)*100%

o Doanh lợi vốn chủ sở hữu( ROE) = (Lợi nhuận trướcthuế/Vốn chủ sở hữu)*100%

o Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = (Lợi nhuận trước thuế/ Doanhthu) * 100%

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn gồm:

o Hệ số nợ = (Tổng dư nợ của doanh nghiệp/ Tổng tàisản)*100%

Trang 24

o Khả năng thanh toán lãi vay, khả năng thanh toán nợ gốc vàlãi vay.

o Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng

Hiển nhiên các doanh nghiệp hoạt động tốt, sử dụng vốn có hiệuquả sẽ thu được số điểm cao hơn các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vềtài chính Tuy nhiên các chỉ tiêu trên dựa trên báo cáo tài chính của doanhnghiệp nên có thể có những biến động không mong muốn Ngân hàng cầnđánh giá mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong đó chú trọng vào haichỉ tiêu phản ánh khả năng cân nợ và phản ánh khả năng sinh lời Khigiữa các yếu tố không có sự đồng nhất thì có thể căn cứ vào hai chỉ tiêunày để đưa ra kết luận về doanh nghiệp

1.5.5/ Chỉ tiêu phi tài chính.

Các chỉ tiêu trên là rất cần thiết nhưng chưa đầy đủ vì đó là các con

số dựa vào báo cáo của doanh nghiệp trong quá khứ, các ngân hàng dựavào đó để dự đoán khả năng tài chính của doanh nghiệp nhưng ngoài khảnăng tài chính còn một số yếu tố khác cũng quyết định đến thành cônghay thất bại của doanh nghiệp Xem xét đến các yếu tố phi tài chính này

sẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn doanh nghiệp yêu cầu vay vốn

Em xin đưa ra một số chỉ tiêu mà ngân hàng quan tâm khi xây dựng hệthống chấm điểm:

- Uy tín trong quan hệ tín dụng bao gồm : số lần gia hạn nợ, số lầntrả chậm lãi vay, các khoản nợ quá hạn… Nếu doanh nghiệp khôngthực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì cóhai khả năng xảy ra: doanhnghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính hoặc doanh nghiệp không cóýthức tốt trong việc trả nợ Cần tìm hiểu xem doanh nghiệp kháchhàng của ngân hàng nằm trong trường hợp nào Thường thì nhữngkhách hàng không có quá khứ tín dụng tốt sẽ không được chấm

Trang 25

điểm cao, khó có thể được cấp tín dụng hoặc nếu có thì khôngnhiều.

- Sản phẩm, thị trường tiêu thụ và vị thế của doanh nghiệp:

o Thị trường tiêu thụ: Một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạtđộng phải xác định nhu cầu của thị trường , từ đó tìm ra chomình thị trường mục tiêu để hướng đến phục vụ Thị trườngnày đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanhnghiệp, vì vậy nó cũng rất được các TCTD quan tâm khi tiếnhành xếp hạng doanh nghiệp TCTD khi tìm hiểu cần tìm rađược xu thế phát triển thị trường, quy mô và khả năng tiêuthụ trong tương lai

o Sản phẩm: ngân hàng khi tìm hiểu về mặt hàng doanhnghiệp kinh doanh cần xem xét đến một số mặt sau: chấtlượng của sản phẩm, giá cả, có khả năng cạnh tranh được vớicác sản phẩm cùng loại trên thị trường không? đầu vào củasản phẩm có ổn định không? sản phẩm đang ở giai đoạn nàocủa chu kỳ sống v.v Từ đáp án của những câu trả lời trên ,các nhà phân tích có thể đánh giá và đưa ra mức điểm phùhợp khi xếp hạng doanh nghiệp

o Về vị thế của doanh nghiệp trên thị trường: vị thế của doanhnghiệp là một chỉ tiêu khó đánh giá chính xác, chỉ có thể đobằng dịnh tính Nó dựa trên : mức độ nổi tiếng của doanhnghiệp thông qua việc nó có được nhiều người biết đếnkhông? sự biến động của thị trường trước sự thay đổi củadoanh nghiệp; thái độ của các đối thủ cạnh tranh đối vớidoanh nghiệp;

Trang 26

Khi tìm hiểu ba chỉ tiêu trên, nhà phân tích sẽ có cái nhìn rõ néthơn về doanh nghiệp, từ đó đánh giá cũng chính xác hơn, tránh việc chođiểm cao trong khi tình hình hoạt đông doanh nghiệp không khả quan.

- Kinh nghiệm, trình độ và năng lực quản lý của ban lãnh đạo

Có thể với một số vốn ban đầu khiêm tốn nhưng nếu có hướng chỉđạo đúng đắn , doanh nghiệp vẫn có khả năng thành công và mở rộng.Thực tế đã chứng mình điều đó, chính vì vậy các nhà phân tích không thể

bỏ qua việc ngiên cứu phân tích kinh nghiệm, trình độ và năng lực quản

lý của ban lãnh đạo Trong đó kinh nghiệm là số năm công tác trong lĩnhvực hoạt động của doanh nghiệp, số năm càng nhiều càng thuận lợi chodoanh nghiệp hơn vì họ sẽ đưa ra được những ý kiến sáng suốt hơn Tuynhiên điều đó không đồng nghĩa với việc có nhiều năm kinh nghiệm là cóthể làm lãnh đạo Họ còn cần phải có năng lực và trình độ quản lý Haykhả năng này được dựa trên trình độ, học vấn, những thành công thất bạicủa doanh nghiệp trong qúa trình được lãnh đạo

- Tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là tài sản được sử dụng nhằm nâng cao khả năngtrả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng Các tài sản này thường đượcđánh giá thấp hơn so với giá thị trường và cácdoanh nghiệp cũng chỉ đượcvay một giá trị phần trăm nhất định trong giá trị tổng tài sản bảo đảm.Quy định này vừa giúp ngân hàng phòng tránh rủi ro tín dụng ,vừa tạocho khách hàng doanh nghiệp khả năng vay vốn cao hơn, và họ cũng sẽ

nỗ lực hơn trong việc trả nợ Các ngân hàng không phải là hiệu cầm đồ,nhiệm vụ của họ không phải là thanh lý tài sản mà là cho vay, và khốilượng tín dụng họ cấp cho khách hàng là rất lớn Vì lý do đó, ngân hàngcần hết sức quan tâm đến tài sản đảm bảo

Các chỉ tiêu phi tài chính cho thấy ý thức trách nhiệm trả nợ củadoanh nghiệp Đôi khi trong kinh doanh, không phải lúc nào doanh

Trang 27

nghiệp cũng gặp thuận lợi, có thể họ chưa đủ tiền để trả nợ kịp thời, khi

đó ngân hàng có thể dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá vềtương lai hoàn trả món nợ đó của doanh nghiệp để từ đó có những chínhsách phù hợp với doanh nghiệp

nợ với số điểm gần mức sàn Ví dụ, một nghiên cứu của Kevin Leonard’s

về Canadian Bank cho thấy thời gian chấp thuận cho một đơn xin vay nợtiêu d ùng là 9 ngày, trước khi ngân hàng bắt đầu sử dụng chấm điểm tíndụng Nhưng khoảng thời gian đó chỉ còn là 3 ngày sau khi chấm điểmđược sử dụng sau 18 tháng Barnett Bank báo cáo rằng thời gian xem xétcho những khoản vay thương mại nhỏ lẻ là 3 đến 4 tuần trước khi chấmđiểm đựơc sử dụng, và chỉ còn là vài giờ sau khi chấm điểm đựơc sửdụng

Tiết kiệm thời gian sẽ là tiết kiệm chi phí cho ngân hàng và mang lại lợiích cho khách hàng Khách hàng chỉ phải cung cấp những thông tin dựatrên hệ thống chấm điểm tín dụng Vì vậy những bản đăng ký sẽ ngắn

Trang 28

hơn Bản thân hệ thống chấm điểm cũng không hề đẳt đỏ Giá trung bình

để chấm điểm tín dụng cho một khoản vay là từ 1.5USD đến 10 USD, tuỳthuộc vào số lượng khoản vay Ngay cả khi một ngân hàng không muốnđưa ra quyết định tín dụng hoàn toàn chỉ dựa trên bảng điểm, việc chấmđiểm cũng vẫn sẽ làm gia tăng hiệu suất vì nó giúp cho cán bộ tín dụngtập trung vào những trường hợp khả thi hơn

Một lợi ích khác của chấm điểm tín dụng là nó nâng cao tính kháchquan của quá trình xem xét đơn xin vay nợ Tính khách quan này giúpcho người cho vay áp dụng những tiêu chí bảo đảm như nhau cho tất cảnhững doanh nghiệp đi vay

Và một hình mẫu được triển khai tốt gồm tất cả những nhân tố chophép để có thể đưa ra dự đoán chính xác nhất của việc thực hiện tín dụng giúp cho ngân hàng cho vay có thể kết luận rằng đó là cách tốt nhất để thực hiện khoản vay Nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý rằng

sự khách quan trong chấm điểm sẽ mang lại lợi ích cho những nhóm doanh nghiệp thủ công, hộ kinh doanh gia đình vì họ không có nhiều cơhội để tiếp cận tín dụng trong quá khứ Một vài người cho rằng vì những người đi vay tiềm năng không hoàn thành đầy đủ trong những dữ liệu khoản vay mà hình mẫu chấm điểm được xây dựng, nên những hình mẫu này dự đoán kém chính xác sự thực hiện các khoản vay

1.5.2/ Những điểm còn hạn chế.

Sự chính xác của hệ thống chấm điểm cho nhóm dưới vẫn là mộtcâu hỏi mở Sự chính xác là điều đáng được quan tâm nhất trong chấmđiểm tín dụng Mặc dù người cho vay có thể giảm thiểu chi phí xem xétđơn xin vay nợ bằng cách thực hiện hệ thống chấm điểm Nếu những hìnhmẫu đó không chính xác, thì sự tiết kiệm đó sẽ bị mất dần bởi nhữngkhoản vay được thực hiện không tốt

Sự chính xác của một hệ thống chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào

Trang 29

khoản vay được thực hiện tốt và không tốt, dữ liêu phải cập nhật và hìnhmẫu phải được đánh giá thường xuyên để đảm bảo rằng sự thay đổi trongmối quan hệ giữa các nhân tố và sự thực hiện khoản vay được tính đến.Bản thân chấm điểm tín dụng có thể làm thay đổi nhóm người đi vay củatừng ngân hàng bằng những cách không thể dự đoán được, vì nó thay đổichi phí cho vay đối với từng loại đối tượng đi vay

Người lập bảng CĐTD không chỉ quan tâm đến đặc điểm củanhững doanh nghiệp đã được cấp tín dụng mà còn phải quan tâm đếnnhững doanh nghiệp bị từ chối, nếu không sẽ có sự thiên vị trong quátrình xem xét, chấp thuận khoản vay của hình mẫu chấm điểm Sự chínhxác của hình mẫu phải được kiểm tra Một hình mẫu tốt phải đưa ranhững dự đoán chính xác trong cả những giai đoạn kinh tế tốt và xấu đểđảm bảo rằng dữ liệu mà hình mẫu đuợc dựa trên phải bao phủ cả quátrình suy thoái và phát triển

Có thể là quá sớm để quyết định tính chính xác của những hìnhmẫu chấm điểm khoản vay thương mại nhỏ bởi chúng khá mới và chúng

ta chưa gặp phải một thời kỳ suy thoái kinh tế nào từ khi chúng được tiếnhành

Không phải tất cả thông tin đều tốt Trong bản điều tra ý kiến củacán bộ tín dụng cấp cao tháng 11/1996, 56% của 33 ngân hàng tại Mỹ sửdụng chấm điểm tín dụng trong việc điều hành thẻ tín dụng của họ báocáo rằng hình mẫu của họ bị thất bại trong việc dự đoán những vấn đề cóthể xảy ra đối với khoản vay vì chúng đã quá lạc quan Các nhà ngânhàng đổ tại vấn đề là khách hàng quá dễ dàng chấp nhận phá sản Để phảnứng lại, 54% các ngân hàng đã đánh giá lại hình mẫu của họ và 80% đãnâng mức điểm sàn mà một doanh nghiệp đi vay cần có để nhận đượckhoản vay tín dụng

Vì vậy để xây dựng được một bảng chấm điểm tín dụng hợp lý , cóhiệu quả cao không phải là đơn giản

Trang 30

Chương 2/ Thực trạng công tác chấm điểm tại Ngân hàng Ngoại thương.

2.1/ Vài nét cơ bản về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

và của Câu lạc bộ Ngân hàng Châu á - Thái Bình Dương

Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đối ngoại cùngvới một đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, năng động và nhiệt tình,Vietcombank đã đạt được những kết quả rực rỡ và được đánh giá là ngânhàng có uy tín nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối,thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ ngân hàng tài chính quốc tếkhác Trong 5 năm liên tiếp từ 2000 đến 2004, Vietcombank đã được Tạpchí The banker – một chi nhánh của tập đoàn thông tin tài chính FinancialTime – trao tặng giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhất trong năm tại ViệtNam” – “ Bank of the year in Vietnam”

Song song với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng,Vietcombank cũng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mìnhnhằm đưa các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng được tốt hơn Tínhđến cuối năm 2004, Vietcombank đã phát triển thành một hệ thống vữngmạnh bao gồm:

Hội sở trung ương, 26 chi nhánh cấp I, 41 chi nhánh cấp II và gần 47phòng giao dịch trong cả nước

03 công ty trực thuộc trong nước

01 công ty tài chính và 02 văn phòng đại diện ở nước ngoài

Trang 31

Góp vốn cổ phần vào 06 doanh nghiệp (02 công ty bảo hiểm0, 03 công tykinh doanh bất động sản và 01 công ty đầu tư kỹ thuật), 07 ngân hàng cổphần và 01 quỹ tín dụng.

Tham gia 04 liên doanh với nước ngoài

Bên cạnh đó, Vietcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.250 ngânhàng tại gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Từ năm 2001, được sự phê duyệt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước,Vietcombank bắt đầu triển khai đề án cơ cấu lại với 2 giai đoạn: (i) Cơcấu lại tài chính và (ii) cơ cấu lại mô hình tổ chức Cho đến năm 2005,Vietcombank đã cơ bản hoàn thành cả 2 giai đoạn trong đề án cơ cấu lạicủa mình Qua đó Vietcombank trở thành một trong những ngân hàng cónăng lực tài chính mạnh, có mạng lưới rộng khắp, được quản trị điều hànhtheo những phương thức tiên tiến, chất lượng và hiệu quả với một hệthống công nghệ tích hợp tiến tiến liên kết tất cả mảng nghiệp vụ, chophép cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ ngân hàngtiến, chất lượng cao, đa dạng và phong phú

Với những thành quả đó, Vietcombank đã và đang tiến những bước dai vàvững chắc trên con đường phát triển để trở thành một ngân hàng toàn cầu

và tập đoàn tài chính đa năng mang tầm cỡ quốc tế

Mô hình và cơ cấu tổ chức của Vietcombank bao gồm:

- Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát

- Ban tổng giám đốc và các phòng ban giúp việc Ban tổng giámđốc tại trụ sở chính

- Sở giao dịch, mạng lưới chi nhánh và các công ty trong nước

- Mạng lưới các công ty và văn phòng đại diện tại nước ngoài.NHNT có một mạng lưới chi nhánh khá rộng với danh mục dịch vụ

đa dạng Hiện nay NHNT đang phục vụ khách hàng doanh nghiệp và cánhân với các dịch vụ sau:

-Tài khoản

-Tiết kiệm

Trang 33

NHNT được Chính phủ cấp tăng vốn điều lệ 1800 tỷ đồng Đây là bướctạo đà của Chính phủ cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, từ đókhuyến khích mọi tầng lớp nhân dân đầu tư tiền nhàn rỗi của mình vàogóp phần cho hoạt động tài chính thêm sôi động Tính từ 2002 đến nay,tổng số vốn điều lệ các NHTM nhà nước được cấp bổ sung là 10.000 tỷđồng Những đồng vốn này đã được NHNT sử dụng hiệu quả, duy trì tốc

độ tăng trưởng cao và ổn định, trung bình là 17%/năm, đạt 1.900 tỷ đồngtrong năm 2005

Với mức lợi nhuận tăng trưởng mạnh như vậy, khả năng tài chínhcủa NHNT ngày càng được củng cố Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu( CAR=vốn/tổng tài sản có) tuy chưa đạt đến chuẩn quốc tế của hiệp ướcBasel là 8% nhưng cũng có cải thiện rõ rệt, trong 4 năm từ 2002-2005 đã

từ 4,4% lên 6,5% Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế /Vốn tự có, tỷ lệ LN sau thuế /tổng tài sản tăng mạnh

Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện các nhiệm vụ nêu trong đề

án Tái cơ cấu và thực hiện tổng kết đề án quan trọng này, là năm bản lềchuẩn bị cho chơng trình kế hoạch 5 năm tiếp theo ( 2006-2010) và cũng

là năm phải chuẩn bị điều kiện vật chất tinh thần để triển khai chơng trình

Cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu vào năm 2006 Vì vậy, bên cạnh

Trang 34

NHNT cũng đã, đang phát triển mạnh mạng lới giao dịch và quản lý cán

bộ của mình để quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Ban lãnh đạo NHNT

Doanh số thanh toán xuất khẩu (DSTTXK) của NHNT đạt gần9.000 triệu USD, tăng 27%, cao hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩucủa cả nước (21,5%) và chiếm khoảng 28% thị phần Đặc biệt, chi nhánhHCM có tỷ trọng xấp xỉ 48%, tăng 32, 8 triệu USD Bên cạnh nguyênnhân khách quan làm tăng DSTTXK qua NHNT là giá dầu thô tăng tớimức kỷ lục trong năm 2005 thì còn có nhân tố chủ quan ảnh hưởng tíchcực nh ư: thực hiện kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, mua bán ngoại tệ

và thành toán; áp dụng chính sách ưu đãi thích hợp; cải thiện thái độ giaotiếp với khách hàng v.v Doanh số thanh toán nhập khẩu ( DSTTNK) quaNHNT năm qua đạt hơn 10.000 triệu USD, tăng 8,5 % - chậm hơn tốc độtăng 16,6% kim nghạch nhập khẩu của cả nước và chiếm 28% thị phầnnhập khẩu

2.2/ Các bước cơ bản trong quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương.

Sau hơn hai năm thử nghiệm hệ thống chấm điểm tín dụng tại một

số chi nhánh của NHNT trên cả nước, hiện nay ngân hàng đã chính thứcđưa hoạt động cho điểm và xếp loại khách hàng vào quy trình phân tích

Trang 35

và thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp Các bước cơ bảncủa quy trình này gồm:

- Bước 1: Thu thập thông tin

Các thông tin mà ngân hàng chú trọng là :

o Tư cách pháp lý

o Tình hình tài chính trong ba năm gần nhất

o Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ( xéttheo lĩnh vực, nghành hàng và thị phần hoạt động của doanhnghiệp)

o Thông tin phi tài chính và quan hệ tín dụng tại các TCTDkhác

o Thông tin về biện pháp bảo đảm tiền vay

o Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp

o Phương án sử dụng vốn vay

o Một số thông tin khác

- Bước 2: Đánh giá sơ bộ về khoản tín dụng đề xuất:

Cán bộ tín dụng thực hiện xem xét , đánh giá sơ bộ về khả năngđáp ứng của NH đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng

- Bước 3: Lập báo cáo đề xuất tín dụng

Từ thông tin thu được ở trên , cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo đềxuất tín dụng gồm một số nội dung chủ yếu sau:

o Toàn bộ thông tin liên quan đến khoản đề xuất tín dụng theomẫu quy định

o Đánh giá các lợi ích thu được trong quan hệ tín dụng vớikhách hàng

o Tổng mức tín dụng đề xuất

o Các điều kiện cấp tín dụng( về thời hạn, cách thức quản lýkhách hàng.v.v.)

Trang 36

o Các chính sách ưu đãi cần áp dụng.

- Bước 4: Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của khoản vay

Bước này do phòng quản lý rủi ro đảm nhiệm Căn cứ vào quy địnhhiện hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nứơc và của NHNT liênquan đến cho vay và bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng thực hiện:

o Kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

o Sự hợp pháp của hồ sơ thế chấp , nghành nghề kinhdoanh v.v

o Khoản đề xuất tín dụng đang đề cập có thuộc danh mụcngành nghề/mặt hàng cấm không?

o Có vượt mức giới hạn tín dụng được cấp không? v.v

- Bước 5: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng

Về nguyên tắc chấm điểm tín dụng được thực hiện ít nhất một nămmột lần đối với tất cả khách hàng là doanh nghiệp( kể cả đối với kháchhàng vay vốn để thực hiện dự án) Căn cứ vào báo cáo đề xuất tín dụng vàcác thông tin khác mà cán bộ của phòng Quản lý rủi ro(CBRR) thu thậpđược, CBRR chịu trách nhiệm cho điểm tín dụng và phân loại khách hàngtheo quy định hiện hành của NHNT Kết quả của quá trình trên được thểhiện bởi một bản Báo cáo thẩm định rủi ro theo mẫu quy định

- Bước 6: Phê duyệt tín dụng

Bước này được thực hiện sau khi Báo cáo đề xuất tín dụng có đầy

đủ chữ ký của các cán bộ có thẩm quyền Lãnh đạo sẽ xem xét và phêduyệt

2.3/ Thực trạng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT).

2.3.1/ Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

Nguyên tắc chấm điểm:

Trang 37

- Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng vớimức chỉ tiêu gần nhất với mức thực tế khách hàng đạt được.

- Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở giữa hai mức chỉtiêu chuẩn , điểm ban đầu của khách là mức điểm cao hơn

- Điểm dùng để tổng hợp sếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu vàtrọng số

Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanhnghiệp được thực hiện theo 6 bước sau:

- Bước 1: Xác định nghành nghề

o Nghành SXKD chính là nghành có tỉ trọng lớn nhất, hoặcchiếm trên 40% doanh thu

o Có thể khác so với đăng ký kinh doanh

- Bước 2: Xác định quy mô

- Bước 3: Chấm điểm tài chính

- Bước 4: Chấm điểm tài chính

- Bước 5: Tổng hợp điểm phi tài chính

- Bước 6: Tổng hợp điểm cuối cùng

Để hiểu rõ hơn , chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng bước chấm của ngânhàng

2.3.1.1/Xác định nghành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều thành phần kinh

tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực rất đa dạng và phong phú Mỗi lĩnh vựcnghành nghề lại có những đặc trưng khác nhau không chỉ về sản phẩm màcòn về triển vọng tăng trưởng, vị thế trong nền kinh tế, chu kỳ kinhdoanh … Vì vậy để chấm điểm các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinhdoanh được chính xác và có ý nghĩa , những người tham gia xây dựng hệthống chấm cần phải phân chia các doanh nghiệp theo những nhóm nghềkhác nhau để tiện cho việc đánh giá khách hàng Đưa ra danh sách phân

Trang 38

nhóm nghành không chỉ giúp ngân hàng theo dõi các nghành nghề kinhdoanh hiện có mà còn giúp ngân hàng tiến gần hơn đến thông lệ quốc tế.Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, có thể chia cơ cấu nghành nghềthành 4 nhóm:

- Nông, lâm, ngư nghiệp

- Thương mại và dịch vụ

- Xây dựng

- Công nghiệp

Bảng hướng dẫn phân loại doanh nghiệp

Nông nghiệp và các dịch vụ có liên quan:

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

Nông , lâm , ngưnghiệp

Lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan:

- Trồng rừng , cây phân tán; nuôi rừng, chăm

sóc tự nhiên; khai thác và chế biến gỗ lâm sản

Trang 39

- Các hoạt động kinh tế khác: vận tải , kho bãi

và thông tin liên lạc; vận tải đường bộ, đường

sông; vận tải đường thuỷ, vận tải đường

không; các hoạt đọng phụ trợ cho vận tải, hoạt

động của các tổ chức du lịch; dịch vụ bưu

chính viễn thông , kinh doanh tài sản và dịch

vụ tư vấn, cho thuê máy móc thiết bị, các hoạt

động có liên quan đến máytính , các hoạt động

- Hoàn thiện công trình xây dựng

- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ

có kèm người điều khiển

Xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng

Công nghiệp khai thác mỏ:

- Khai thác than các loại

- Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các dịch vụ

Công nghiệp

Trang 40

khai thỏc dầu khớ.

- Khai thỏc cỏc loại quặng khỏc

- Khai thỏc đỏ

Sản xuất thực phẩm và đồ uống

- Sản xuất, chế biến và bảo quản thịt cà sản

phẩm từ thịt, thuỷ sản, rau quả, dầu mỡ

- Xay xỏt, sản xuất bột và sản xuất thức ăn gia

sỳc

- Sản xuấtthực phẩm khỏc

- Sản xuất đồ uống

Lương thực, thựcphẩm

Sản xuất cỏc sản phẩm thuốc

Tuy xu thế của cỏc ngõn hàng hiện nay là mở rộng thị trường , hoạtđộng trờn mọi lĩnh vực song NHNT vẫn giữ được ưu thế của mỡnh trongkhu vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất nhập khẩu nguyờn vật liệu( hạtnhựa, sắt thộp.v.v.) Ngoài ra trong nước NHNT cú tập trung đầu tư vàokhỏch sạn ( dư nợ +1200 tỷ), xi măng( dư nợ +600 tỷ) và một số nghànhhàng khỏc

2.3.1.2/ Chấm điểm quy mụ doanh nghiệp.

Quy mô của doanh nghiệp là một yếu tố cần đợc xét, bởi doanhnghiệp sẽ rất khó có thể tiến hàng đa dạng hoá hoạt động để giảm rủi rokinh doanh và nâng cao uy thế cạnh tranh khi quy mô quá nhỏ,vì điều đó

đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có u thế về quy mô sản xuất,tiềm năng dân sự và tiềm lực về tài chính Những doanh nghiệp có quy mônhỏ thờng chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có nhữngsản phẩm mang tính chất thời vụ, nên rủi ro kinh doanh cao hơn

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hướng dẫn phõn loại doanh nghiệp. Nụng nghiệp và cỏc dịch vụ cú liờn quan: - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng h ướng dẫn phõn loại doanh nghiệp. Nụng nghiệp và cỏc dịch vụ cú liờn quan: (Trang 38)
Bảng hướng dẫn phân loại doanh nghiệp. - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng h ướng dẫn phân loại doanh nghiệp (Trang 38)
Bảng chấm điểm đối với các doanh nghiệp nghành nông lâm thuỷ sản - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm đối với các doanh nghiệp nghành nông lâm thuỷ sản (Trang 48)
Bảng chấm điểm đối với doanh nghiệp thuộc nghành xõydựng - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm đối với doanh nghiệp thuộc nghành xõydựng (Trang 49)
Bảng chấm điểm cỏcdoanh nghiệp trong nghành thương mại, dịch vụ - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm cỏcdoanh nghiệp trong nghành thương mại, dịch vụ (Trang 49)
Bảng chấm điểm các doanh nghiệp trong nghành thương mại, dịch vụ - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm các doanh nghiệp trong nghành thương mại, dịch vụ (Trang 49)
Bảng chấm điểm cỏcdoanh nghiệp thuộc nghành cụng nghiệp - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm cỏcdoanh nghiệp thuộc nghành cụng nghiệp (Trang 50)
Bảng chấm điểm các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng ch ấm điểm các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp (Trang 50)
Bảng tổng kết điểm cỏc yếu tố phi tài chớnh. - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng t ổng kết điểm cỏc yếu tố phi tài chớnh (Trang 67)
Bảng tổng kết điểm các yếu tố phi tài chính. - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
Bảng t ổng kết điểm các yếu tố phi tài chính (Trang 67)
(bảng lấy từ bỏo cỏo họp tổng kết cuối năm 2005) - Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.doc
bảng l ấy từ bỏo cỏo họp tổng kết cuối năm 2005) (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w