Phần I: Hoàn cảnh ra đời, sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp thời cổ đại...2 1.. Sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại...3 Phần II: Khái quát chung về tri
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY
TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: CAO ĐỨC TỈNH STT: 105
NHÓM 5 - LỚP ĐÊM 1 - KHÓA 23 GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS BÙI VĂN MƯA
TP.HCM, tháng 12 năm 2014
Trang 2Phần I: Hoàn cảnh ra đời, sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp
thời cổ đại 2
1 Hoàn cảnh ra đời 2
2 Sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 3
Phần II: Khái quát chung về triết học duy vật và triết học duy tâm Hy Lạp thời cổ đại 5
1 Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại 5
1.1 Trường phái Mile 5
1.2 Trường phái Heraclit 5
1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago 6
1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp- Đêmocrit 6
2 Triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại 7
2.1 Trường phái Pytago 7
2.2 Trường phái Elê 7
2.3 Trường phái ngụy biện 7
2.4 Trường phái duy tâm khách quan Xôcrát-Platông 7
Phần III: Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại 9
1 Sự tương đồng giữa triết học duy vật và triết học duy tâm 9
2 Sự khác biệt giữa triết học duy vật và triết học duy tâm 10
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Triết học Hy lạp cổ đại (ra đời từ thế kỷ VII- Trước công nguyên) gắn liền với lịch sử ra đời của nền chính trị Hy lạp cổ đại mà đỉnh cao của nó là nền dân chủ Aten và phản ánh lịch sử nước này Mà trong đó, cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm là nổi bật nhất, là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong xã hội với thế giới quan đối lập nhau, là sự đấu tranh về ý thức
hệ với một bên là ý thức hệ tiến bộ, một bên là ý thức hệ lạc hậu, bảo thủ Tuy nhiên qua sự giao lưu giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, kho tàng triết học nhân loại có cái nhìn mới hơn về những đóng góp chủ nghĩa duy tâm với tư tưởng biện chứng, giá trị nhân văn về xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người
Vì vậy em thực hiện đề tài tìm hiểu: “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật & triết học duy tâm ở thời Hy Lạp cổ đại” Đề tài này trình bày những
nét chung nhất về hoàn cảnh ra đời, hình thành và phát triển của nền triết học Hy Lạp cổ đại, những vấn đề của thời đại này; và chỉ ra những nét cơ bản về các trường phái triết học duy vật và triết học duy tâm thời Hy Lạp cổ đại Và tìm hiểu những điểm giống nhau, khác nhau cơ bản nhất và đóng góp của triết học duy vật và triết học duy tâm vào nền triết học của nhân loại Để thực hiện đề tài này, em có tham
khảo một số tài liệu chính như 1) Các giáo trình: Giáo trình triết học của TS Bùi
Văn Mưa, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh…., Giáo trình lịch sử
triết học của GS.TS Nguyễn Hữu Vui, NXB chính trị quốc gia Hà nội… 2)Các bài
giảng: của giảng viên TS Bùi Văn Mưa, TS Nguyễn Ngọc Thu…
Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, sâu sắc của thầy và các bạn để có thể hoàn thiện đề tài này hơn
TP.HCM, Ngày 03 tháng 12 năm 2012
Người thực hiện Cao Đức Tỉnh
Trang 4PHẦN I: HOÀN CẢNH RA ĐỜI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
1 Hoàn cảnh ra đời:
Điều kiện tự nhiên, kinh tế:
Hy lạp cổ đại là quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm Nam bán đảo ban căng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà Hy Lạp sớm hình thành quốc gia chế độ chiếm hữu
nô lệ rộng lớn có một nền kinh tế công và thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng Sự phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp và hàng hải đẫn đến sự ra đời của hàng loạt những trung tâm đô thị và tạo điều kiện cho
sự phát triển của triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật
Thế kỷ thứ VII-VI TCN, nhân loại bắt đầu dùng chuyển sang dùng đồ đồng sang đồ sắt làm cho năng suất lao động năng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được củng cố
Điều kiện chính trị - xã hội:
Trong thời đại này, người Hy Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau Chúng là cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây hiện đại Chẳng hạn, về văn học người Hy Lạp đã để lại một kho tàng thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn… phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên- xã hội của người Hy Lạp
cổ đại…Về nghệ thuật, người Hy Lạp đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị Về pháp luật, Người Hy lạp đã sớm xây dựng một nền pháp luật
và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Aten Về khoa học tự nhiên, các thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Talet, Pytago,
Trang 5Ácximet, Ơclit…sớm phát hiện ra Đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học đồ sộ và sâu sắc
Từ điều kiện về kinh tế, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ Lao động phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc; cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô rất gay gắt
Hy Lạp cổ đại lúc này bao gồm nhiều thành bang trong đó Aten và Sparta là hai thành bang lớn nhất Aten là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, theo chế độ dân chủ; Thành bang Sparta đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, theo chế độ quân chủ Cuộc chiến tranh Pelepone kéo giữa hai thành bang này kéo dài hàng chục năm làm cho Hy Lạp suy yếu Và cuối thế kỷ II TCN, Hy Lạp bị La
Mã chinh phục, nhưng Hy Lạp vẫn giữ vai trò nòng cốt về văn hóa trong đế chế La Mã
2 Sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại:
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã để tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học
và khoa học Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ Triết học Hy Lạp cổ đại rất đa dạng; song nhìn chung, chúng thể hiện rõ khuyng hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm) hay khuynh hướng nhị nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với lịch sử ra đời của nền chính trị Hy lạp cổ đại mà đỉnh cao của nó là nền dân chủ Aten và phản ánh lịch sử nước này
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của việc kế thừa những di sản tinh túy của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm móng của tri thức khoa học
Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại được chia làm 3 thời kì:
Trang 6Thời kỳ sơ khai (từ thế kỷ thứ VII- VI TCN) Gồm có:
o Trường phái Mile: Talet (624-547 TCN), Anaximanđơ (610-546 TCN), Anaximen (585-525 TCN)
o Trường phái Pytago do Pytago sáng lập (580-500TCN)
o Trường phái Ele có Xênôphan (570-478TCN) , Pacmênit (500-449 TCN), Zênon (490-430 TCN)
Thời kì cực thịnh: (thế kỷ V-VI TCN): Các đại biểu xuất sắc:
o Anaxago (500-428 TCN)
o Empêđôc (490-430 TCN)
o Đêmôcrit (460-370 TCN)
o Xôcrat (469-399 TCN)
o Platông (472-347 TCN)
o Arixtốt (384-322 TCN)
Thời kì Hy Lạp hóa (thế kỷ IV-I TCN): Nổi bật là trường phái Êpiquya do
Êpiquya (341-270) sáng lập
Trong đó, cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng nhất nguyên duy và nhất nguyên duy tâm của giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại Arixtốt đã cố gắng khắc phục sự đối lập giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm, tiến hành phê phán và tổng kết triết học và khoa học thời này, do vậy ông đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao cực thịnh và trở thành “bộ óc bách khoa toàn thư” vĩ đại nhất trong nền triết học và khoa học Hy Lạp cổ đại Sau Arixtốt triết học Hy Lạp đi vào giai đoạn suy tàn Chiến tranh, bạo lực, khó khăn đã đưa các nhà triết học giai đoạn này rời xa các vấn
đề siêu hình, tổng quát để đi vào các vấn đề thuộc về đời sống tình cảm, nội tâm, ham muốn, dục vọng; họ chìm đắm trong những suy tư về định mệnh, về sự hòa đồng huyền dịu giữa con người và thần linh
Trang 7PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC
DUY TÂM HY LẠP CỔ ĐẠI
1 Triết học duy vật thời Hy Lạp cổ đại:
Triết học duy vật được hình thành từ Trường phái Mile, Trường phái Heraclit, trải qua Trường phái Đa nguyên và đạt đỉnh cao trong Trường phái nguyên
tử luận
1.1 Trường phái Mile: là trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Talet, Anaximangdro, Anaximen xây dựng, nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế giới
Theo Talet nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở lại với nước; không có nước thì không có gì cả nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì không ngừng sinh ra, biến đổi và mất
đi Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng của vòng biến đổi tuần hoàn đó Theo Anaximangdro, apeiron là các vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập này mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập nhau sẽ hủy diệt nhau để về với apeiron…
Còn theo Anaximen do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến thành nước, đất đá… hay lửa lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời đất đá do nặng mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ Và từ chúng hình thành nên vạn vật ra đời, tồn tại
1.2 Trường phái Heraclit: do Heraclit xây dựng thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hy Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Heraclit cho rằng: bản nguyên của thế giới là lửa; trong thế giới, không có sự vật, hiện tượng nào đứng im tuyệt đối; vạn vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng luôn trôi qua, luôn nằm trong quá trình không ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hóa, cái này biến thành cái kia và
Trang 8ngược lại, “không ai tắm hai lần trên một dòng sông… thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất, mọi sự chuyển hóa các mặt đối lập đều phải thông qua đấu tranh; đấu tranh là cha đẻ của tất cả…
1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc- Anaxago:
Theo Empêđốc: thừa nhận sự tồn tại của bốn khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất, nước, lửa, chúng chịu tác động của hai lực là tình yêu và hận thù
Theo Anaxago thì vạn vật được sinh ra bởi những cái tương tự như chúng mà ông gọi các đó là các hạt giống- cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại Hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia đến vô tận và bản thân nó không đồng nhất, nghĩa là nó chứa tất cả hạt giống khác nhau ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứa mọi cái Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo và khoa học hiện đại đang khai thác
1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp- Đêmocrit:
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại với Đại biểu xuất sắc nhất là Đêmocrit Lơxíp là người đầu tiên đưa ra quân niệm về nguyên tử (Atomos: không thể phân chia được): cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại và cái không tồn tại (chân không) cũng tồn tại Nguyên tử và chân không là khởi nguyên của thế giới
Đêmocrit đã phát triển các quan niệm về nguyên tử của Lơxíp thành một hệ thống chặt chẽ và có sức thuyết phục Theo ông vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không Nguyên tử là những vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chia được, không biến đổi, luôn vật động và tồn tại vĩnh viễn, giống nhau về chất nhưng khác nhau về hình dáng, kích thước, tư thế Chân không không có kích thước và hình dáng, vô tận và duy nhất Đêmocrit khẳng định rằng bản chất thế giới là vật chất- nguyên tử luôn vận động trong chân không theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chất là vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt… là quan điểm duy vật vô thần dũng cảm đương thời
2.Triết học duy tâm thời Hy Lạp cổ đại:
Trang 9Triết học duy tâm được hình thành trong Trường phái Pytago, trải qua Trường phái duy lý Elê, phát triển qua Trường phái ngụy biện và đạt đỉnh cao trong Trường phái duy tâm khách quan của Platông
2.1 Trường phái Pytago : Pytago cho rằng con số là bản nguyên của thế giới,
là bản chất của vạn vật; mỗi sự vật tương ứng một con số nhất định Pytago cho rằng linh hồn tồn tại độc lập với thể xác và chịu chi phối bởi lật luân hồi; nhận thức là chức năng của linh hồn chân lý có được nhờ sự mách bảo của thần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thực hiện bởi linh hồn bất tử…
2.2 Trường phái Elê: Do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật nhưng sau đó được Pácmêníc phát triển theo tinh thần duy lý ngả về khuynh hướng duy tâm khi dựa trên khái quát nền tảng- tồn tại Điều này mở ra một giai đoạn mới trong
sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại, coi khởi nguyên của thế giới không
phải là một sự vật cụ thể mà là “tồn tại”: một phạm trù triết học mang tính khái quát
cao, chỉ được nhận thức bởi tư duy-lý tính
2.3 Trường phái ngụy biện: do Prôtago sáng lập, Giorơgiát phát triển vào thời kỳ mở rộng của nền dân chủ Aten Trường phái ngụy biện đề cao việc tranh cãi trường nên các thầy cãi có giá, môn tu từ phát triển Prôtago cho rằng “con người là thước đo của vạn vật”, “chân lý mang tính chủ quan và là cái có lợi”
2.4 Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát –Platông: trường phái này do Xôcrát đặt nền móng và Platông, học trò của ông hoàn thiện Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân chủ Aten và
hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận Platông dùng thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm để giải thích bản chất thế giới Platông chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính, tồn tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối, vĩnh hằng,…) và thế giới sự vật (cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả, tương đối, khả biến… Coi ý niệm là cái
Trang 10sản sinh, có trước, là nguyên nhân, là bản chất, là khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật
là cái được sản sinh, có sau, là cái bóng của mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; bất
cứ sự vật nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm
Trang 11PHẦN III: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM HY LẠP CỔ ĐẠI
Triết học Hy Lạp cổ đại rất đa dạng và phong phú; trong đó cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nhân loại mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa: “Trường phái nguyên tử luận Lơxíp- Đêmocrit” với Đêmocrit là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại, là thế giới giới quan của gia cấp chủ nô dân chủ tiến bộ và
“Trường phái duy tâm khách quan Xôcrát – Platông” với Platông là đại diện xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan, là thế giới quan của bộ phận chủ nô quý tộc phản động
1 Sự tương đồng giữa triết học duy vật và triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại:
Một là, triết học duy vật và triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình Đêmocrit là đại diện của tầng lớp chủ nô dân chủ, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp của mình và quan niệm duy vật của Đêmocrit nhằm bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô Theo Đêmocrit thì mô hình nhà nước lý tưởng là xã hội được cai trị bởi nhà nước dân chủ chủ nô Quan niệm duy tâm của Platông nhằm bảo vệ chế độ cộng hòa quý tộc, cho rằng mô hình nhà nước lý tưởng nhất là xây dựng nhà nước cộng hòa quý tộc do một
vị vua là triết ba tài ba nhất lãnh đạo, thực hiện công hữu
Hai là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó Các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học