1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam

26 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Từ 2006 đến nay vớiviệc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như Chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết30a của Chính phủ… chúng ta đ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quan tâm đến việc trợ giúp nhân dân thoát khỏi đói nghèo là mộtnhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta luôn đặt lên hàng đầu trongsuốt gần 70 năm qua (từ tháng 9 năm 1945)

Trải qua hai cuộc chiến tranh, sau một thời gian mắc một số sai lầmchủ quan, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) với nhiều khókhăn, thách thức Trong đó phải kể đến tình trạng một bộ phận nhân dânliên tục bị thiếu lương thực, bị đói trong thời gian dài Trước thực tế đó,nhiều địa phương đã chủ động tìm cách cải thiện đời sống người dân mà điđầu là Thành phố Hồ Chí Minh (năm 1991), sau đó được triển khai trêndiện rộng, lan tỏa ra nhiều địa phương khác và trở thành phong trào xóađói giảm nghèo trên phạm vi cả nước

Từ thực tiễn phong trào xóa đói giảm nghèo ở các địa phương, đến năm

1998, Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo được Chính phủphê duyệt Đây là lần đầu tiên xóa đói giảm nghèo trở thành một chính sáchđược đưa vào lập kế hoạch thường kỳ và được thực hiện như một phần quantrọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như của các địaphương

Từ đó đến nay, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã trảiqua ba giai đoạn: 1998 - 2000, 2001 - 2005 và 2006 - 2010 với nhữngthành công nhất định, tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước giảm xuống còn 13%năm 2000, 7% năm 2005 với chuẩn nghèo tương ứng Từ 2006 đến nay vớiviệc thực hiện nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo như Chương trìnhmục tiêu quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình 135, Nghị quyết30a của Chính phủ… chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệtrong công tác xóa đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc ghi nhận và đánhgiá cao; đã nâng cao đáng kế đời sống nhân dân nói chung và người nghèonói riêng

Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn đang đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt kể đến tính không bền vữngcủa công tác giảm nghèo Nguy cơ tái nghèo rất cao, hơn nữa có nhiều hộgia đình không thuộc nhóm hộ nghèo nhưng thu nhập bình quân của họnằm sát ngay trên chuẩn nghèo, chỉ cần một rủi ro như ốm đau, dịch bệnh,

Trang 2

thiên tai, lạm phát… Thì ngay lập tức có hàng vạn hộ “rơi” vào nhóm hộnghèo Điều này đặt ra vấn đề phải làm thế nào để tăng tính bền vững trongcông tác giảm nghèo và đảm bảo sự bền vững của kết quả nghèo trong thờigian tới, tính theo giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020 khi nước

ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cần phải tiếp tục nghiêncứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện và tăng cường tính bềnvững trong xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảmnghèo, cũng như công tác triển khai, tổ chức thực hiện Cần có những phântích, đánh giá để tìm nguyên nhân của những thành công, thất bại trong quátrình thực hiện công tác giảm nghèo để từ đó nâng cao tính bền vững củacông cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Hơn thế nữa, mặc dù ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu

về các vấn đề lien quan đến xóa đói giảm nghèo nhưng các công trình chưahoặc không nhấn mạnh vào giảm nghèo theo hướng bền vững

Vì vậy, “Giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam” được tác giả

chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn cao học

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đóigiảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thựchiện các chương trình giảm nghèo Một số công trình như sau:

Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng, luận án TS của nghiên cứu sinh Lê Thị Nghệ, Bộ

NN và PTNT bảo vệ năm 1995 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo mang tính vùng miền dầu tiên ở nước ta.

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, luận án TS của nghiên cứu sinh Vũ Thị

Biểu, Bộ LĐTB và XH, bảo vệ năm 1996 tại Đại học Kinh tế Quốc dân HàNội

Đóng góp: Đã đưa ra những đề xuất giảm nghèo thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Trang 3

Tín dụng cho người nghèo các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nướ ta hiện nay, luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Trung Tăng, bảo vệ tại Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002

Đóng góp: Đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo.

Shanks, Edwin, và Carrie Turk, 2002, "Policy Recommendations from the Poor", tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị

cho Nhóm hành động chống nghèo đói, đưa ra các khuyến nghị chính sáchban đầu cho việc xây dựng Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoáđói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam

Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây bắc giai đoạn 2006 - 2010, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Ngô Xuân

Quyết, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp xóa đói giảm nghèo mang tính khu vực.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, đề tàinghiên cứu khác bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của XĐGN

Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đềxóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên các công trình đó đều nghiên cứu hoặc mộtphạm vi rất rộng hoặc đi vào nghiên cứu một lĩnh vực rất cụ thể của đóinghèo hay nghiên cứu đưa ra giải pháp mang tính đặc thù ở một vùng kinh

tế hoặc tại một địa phương Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiêncứu một cách tổng thể về công cuộc giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuấtnhững giải pháp mang tính bền vững cao và định hướng chúng phục vụnhững định hướng xuyên suốt, lâu dài phù hợp với điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội đất nước từ nay đến năm 2020 Đặc biệt, quan niệm, nộidung của thuật ngữ “giảm nghèo bền vững” cho đến nay vẫn là mộtkhoảng trống trong nghiên cứu khoa học, mặc dù nó đã được sử dụng kháphổ biến và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại nhiềucuộc hội thảo, hội nghị và các nghiên cứu khoa học bàn về vấn đề nghèođói

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Trang 4

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công cuộc giảm nghèo và giảmnghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua Tổng kết,đánh giá, phân tích tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đặcbiệt là giảm nghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam thời gian qua Từ đó

đề xuất một số giải pháp tác động đến công tác giảm nghèo ở Việt Namnhằm đạt hiệu quả giảm nghèo cao và bền vững trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về giảm nghèo và giảm nghèobền vững

- Làm rõ sự cần thiết và tính tất yếu phải giảm nghèo và giảm nghèotheo hướng bền vững; những nhân tố ảnh hưởng đến giảm việc thực hiệncông tác giảm nghèo và mục tiêu giảm nghèo bền vững

- Tìm hiểu kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia trên thế giới, từ

đó rút ra bài học cho Việt Nam

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác giảm nghèo và giảmnghèo theo hướng bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua Trên cơ sở đótổng kết những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và nguyênnhân

- Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao vàđảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giảm nghèo và giảm nghèo theo

hướng bền vững ở Việt Nam.

Nghiên cứu tình hình thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở ViệtNam nói chung

Nghiên cứu tính bền vững trong công tác giảm nghèo của Việt Nam.Nghiên cứu nguyên nhân tác động đến tính bền vững trong công tácgiảm nghèo ở Việt Nam và những giải pháp để có thể thực hiện mục tiêugiảm nghèo bền vững

* Phạm vi nghiên cứu: Công tác giảm nghèo (qua việc thực hiện các

chính sách, chương trình, dự án) cấp Trung ương Trong đó tập trung vàoviệc giảm nghèo hướng đến đảm bảo tính bền vững, phù hợp với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 5

* Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1998 đến năm 2010 và xu hướng

của công tác giảm nghèo đến năm 2015, 2020

Trang 6

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp chặt chẽ với phương pháp logic;phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp Ngoài ra, phương pháp sosánh, hệ thống hóa cũng được sử dụng để thực hiện mục đích của luận văn

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo, giảmnghèo theo hướng bền vững

- Phân tích, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện công tác giảm nghèotheo hướng bền vững của Việt Nam từ năm 1998 đến nay và rút ra nhữngthành tựu đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó

- Đề xuất một số giải pháp để công tác giảm nghèo trong thời gian tớiđạt hiệu quả cao và đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giảm nghèo theo hướng bền

vững

Chương 2: Tình hình thực hiện công tác giảm nghèo theo hướng bền

vững ở Việt Nam

Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp giảm nghèo

theo hướng bền vững ở Việt Nam

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢM NGHÈO

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.1 Lý luận chung về đói nghèo

1.1.1 Quan niệm về vấn đề đói nghèo, ngưỡng nghèo và các chỉ tiêu

về mức độ nghèo

1.1.1.1 Quan niệm của một số tổ chức quốc tế và Việt Nam về vấn đề nghèo đói

Mặc dù trên thế giới hiện nay có rất nhiều quan niệm về nghèo đóiđược các thiết chế kinh tế quốc tế, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủđưa ra Mỗi một quan niệm đưa ra đều dựa trên những nguyên tắc và cáchtiếp cận riêng về nghèo đói, song nhìn chung có thể chú ý vào một số quanniệm chủ yếu sau:

Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội tổ chức tạiCopenhagen (Đan Mạch) năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa về nghèo đói

như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô

la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại" - đây được coi là quan niệm đói nghèo tuyệt đối.

Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điểnhơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) - ông AbapiSen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998

cho rằng: "Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng"

Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm

đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khoẻ, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực

Theo Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do

ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, "Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương" Đây có thể coi là một định nghĩa chung nhất về nghèo, có tính

Trang 8

chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện những nét chính phổbiến về nghèo

Từ những quan niệm nói trên, có thể thấy rõ đói nghèo gồm nhữngkhía cạnh cơ bản như sau:

- Đầu tiên và trên hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng.

- Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế.

- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hay sức khoẻ.

- Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói, không được tham gia và không có quyền lực của người nghèo.

Đối với Việt Nam, theo quan niệm thông thường thì nghèo đói dùng đểchỉ cả tình trạng nghèo và tình trạng đói Nhưng thực ra vấn đề nghèo và đói làhai vấn đề khác nhau: đói được hiểu là tình trạng không đủ nhu cầu về ăn; cònnghèo là nói đến tình trạng khó khăn chung về việc không có khả năng đápứng các nhu cầu cơ bản, song chủ yếu lại là các nhu cầu về phi lương thựcthực phẩm như nhà ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.Theo tác giả luận văn, đây là định nghĩa chung nhất về đói nghèo vì

vậy khái niệm nghèo trong luận văn này được hiểu là: tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

1.1.1.2 Quan niệm về ngưỡng nghèo

Khi nghiên cứu về vấn đề nghèo, cần có một thước đo cụ thể và phảibao hàm 3 yếu tố: Lựa chọn tiêu chí nghiên cứu và chỉ số phúc lợi; Cần lựachọn một ngưỡng nghèo: là mức giới hạn mà cá nhân hay hộ gia đình nằmdưới mức đó sẽ bị coi là nghèo; Chọn ra một thước đo đói nghèo được sửdụng để phản ánh cho tổng thể hoặc một nhóm dân cư

Về ngưỡng nghèo (hay còn gọi là chuẩn nghèo): Là ranh giới để phânbiệt giữa người nghèo và người không nghèo Hiện tại ở nước ta, ngưỡngnghèo được tính bằng tiền Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo:

- Ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo) tuyệt đối: Là chuẩn tuyệt đối về mứcsống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn

Trang 9

tại Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này là sử dụng một rổcác loại lương thực được coi là cần thiết để đảm bảo mức độ dinh dưỡngtối thiểu cho con người Do vậy ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng nghèolương thực, thực phẩm và thường là thấp vì nó không tính đến chi tiêu chocác sản phẩm phi lương thực khác

- Ngưỡng nghèo tương đối (chuẩn nghèo chung): Được xác định theophân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tìnhtrạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng (ví

dụ ngưỡng nghèo tương đối có thể là 50% mức thu nhập trung bình của cảnước)

Đến đầu năm 2011, chúng ta đã đưa ra chuẩn nghèo áp dụng trong giaiđoạn 2011 - 2015 sẽ là 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nôngthôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị

1.1.1.3 Các chỉ tiêu đo lường mức độ nghèo

Với việc xác định được chuẩn nghèo như trên, chỉ tiêu phổ biến vàtổng quát nhất để đánh giá đói nghèo hiện nay là việc đếm số người sốngdưới chuẩn nghèo hay còn gọi là tỷ lệ hộ nghèo hoặc chỉ số đếm đầungười Tỷ lệ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo) được tính bằng tỉ lệ phần trăm của số

hộ (dân số) có thu nhập dưới chuẩn nghèo trên tổng số hộ (tổng số dân).Tuy nhiên, để phản ánh được tính chất gay gắt của nghèo đói và có chínhsách cần thiết, hữu hiệu, người ta còn sử dụng chỉ số “khoảng cách nghèo”hay còn gọi là chỉ số thiếu hụt (so với chuẩn nghèo)

Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của ngườinghèo so với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo.Khi so sánh các nhóm dân cư trong một nước, khoảng cách nghèo cho biếttính chất và mức độ nghiêm trọng của nghèo khổ giữa các nhóm khácnhau

Cùng với đó, người ta còn dùng chỉ số bình phương khoảng nghèo, tức

là tăng thêm trọng số cho những nhóm nghèo nhất trong dân số để thể hiệnmức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của đói nghèo cho những nhómngười có khoảng các nghèo lớn hơn trong số những người nghèo

Cả ba thước đo đói nghèo đều đang được dùng phổ biến ở nước ta vàđều có một tính chất hữu ích chung là nó cho phép phân tách các thước đotổng hợp theo vùng hoặc nhóm dân cư Tuy nhiên, các thước đo trên mớichỉ tập trung đo lường khía cạnh thiếu thốn về vật chất của người nghèo

Trang 10

Bên cạnh đó còn có rất nhiều thước đo định tính khác để phản ánh sự thiếuthốn về y tế, giáo dục, nguy cơ dễ bị tổn thương và tình trạng không cótiếng nói, không có quyền lực của người nghèo.

1.1.2 Nguyên nhân đói nghèo

1.1.2.1 Nhóm các nguyên nhân khách quan

Đầu tiên, phải kể đến là do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta Là

một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải trải qua hơn 30 năm chiến tranh, bịtàn phá nặng nề, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực của Nhànước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cácđịa phương cũng như việc đảm bảo đầy đủ các nguồn lực để hỗ trợ ngườinghèo Điều này dẫn đến một số vùng, tỉnh, huyện, xã nghèo không tự tạo

ra được những điều kiện cũng như phát huy tiềm năng của mình để pháttriển, do đó làm cho người dân ở địa bàn cũng phải gánh chịu những khókhăn đó và không thể tự thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói

Thứ hai, người nghèo ở nước ta bị hạn chế về nguồn lực và các yếu tố

của sản xuất Nguồn vốn nhân lực bị hạn chế cản trở họ thoát khỏi nghèođói; Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là một trong những nguyênnhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ,giống mới ; Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp vàbảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạnghoá sản xuất, hướng tới sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi với giá trị caohơn

Thứ ba, người nghèo còn bị hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ

xã hội cơ bản, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp

Thứ tư, người nghèo dễ bị tổn thương khi phải chịu ảnh hưởng của thiên

tai, bão lũ và các rủi ro khác Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởinhững khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cánhân, gia đình hay cộng đồng Hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất dothiên tai khoảng từ 1 - 1,2 triệu người Số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộvừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn, do không ít số hộ đang sống bênngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai,mất việc làm, ốm đau, Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp giảm nhẹ hậuquả thiên tai được coi như là một phần quan trọng của quá trình xóa đói giảmnghèo

Trang 11

1.1.2.2 Nhóm các nguyên nhân chủ quan

Đầu tiên, phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân người

nghèo Đó là nhận thức của người nghèo về vấn đề nghèo đói còn hạn chế,bản thân nhiều người nghèo ở nước ta không thể tự mình lý giải đượcnguyên nhân nghèo khó của mình, hoặc họ không thừa nhận những nguyênnhân do bản thân họ gây ra như: đông con, lười biếng… mà họ “đổ vạ” cho

số phận, cơ chế…

Thứ hai, người nghèo thường có trình độ học vấn thấp, không có nghề,

ít có cơ hội tìm được việc làm tốt, ổn định Do vậy, mức thu nhập của họthấp và hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không

có điều kiện để nâng cao trình độ cũng như có tiền để đi học nghề haytrang bị hoặc nâng cao kiến thức của mình trong tương lai để thoát khỏicảnh nghèo khó Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp và không có nghề sẽảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôidưỡng con cái đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trongtương lai - nghèo dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác

Thứ ba, tập quán, thói quen canh tác, sản xuất của người nghèo ở

nhiều vùng còn rất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rấtkhó thay đổi Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ,không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới cũng là một trongnhững nguyên nhân tự thân, khiến người nghèo, đồng bào dân tộc khôngthể vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh

Thứ tư, do quy mô hộ gia đình ở nông thôn, đây là "mẫu số" quan trọng

có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộnghèo Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói Tỷ lệ sinhtrong các hộ gia đình nghèo còn rất cao Mức độ hiểu biết của các cặp vợchồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tìnhtrạng nghèo đói, sức khoẻ sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế Tỷ lệngười ăn theo cao trong các hộ nghèo còn có nghĩa là nguồn lực về lao độngrất thiếu, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đóicủa họ

Thứ năm, do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại dai dẳng, làm sâu

sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt Ngoài những bất công mà

cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn cónhững tác động bất lợi đối với gia đình Phụ nữ có ít cơ hội tiếp cận với

Trang 12

công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặngcông việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thườngđược trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc

1.2 Những vấn đề chung về giảm nghèo bền vững

1.2.1 Quan niệm về giảm nghèo bền vững

Theo PGS TS.Trần Đình Thiên - Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam:

“không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự

họ không thể tiếp cận và duy trì Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận” Tác giả luận văn cũng đồng ý với quan

niệm trên về giảm nghèo bền vững

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo

Để đánh giá mức độ bền vững trong giảm nghèo, không thể chỉ đánhgiá dựa trên số lượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo giảmxuống mà phải căn cứ trên nhiều tiêu chí khác nhau

- Thu nhập thực tế của người nghèo, hộ nghèo được cải thiện, vượt quađược chuẩn nghèo, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo về thu nhập nếu gặprủi ro hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo

- Được tạo cơ hội và có khả năng tiếp cận đầy đủ với các nguồn lựcsản xuất được xã hội tạo ra, các dịch vụ hỗ trợ người nghèo và được quyềntham gia và có tiếng nói của mình đối với các hoạt động lập kế hoạch pháttriển kinh tế, giảm nghèo cho bản thân và địa phương

- Được trang bị một số điều kiện "tối thiểu" để có khả năng tránh đượctình trạng tái nghèo khi gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, lũlụt, dịch bệnh… hoặc sự thay đổi của chuẩn nghèo

- Được đảm bảo tiếp cận bình đẳng về giáo dục dạy nghề và chăm sócsức khoẻ để về lâu dài, người nghèo, người mới thoát nghèo và con em họ

có được kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, tay nghề nhằm tạo ra thu nhập ổnđịnh trong cuộc sống

Trang 13

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững

Hiệu quả và tính bền vững trong thực hiện giảm nghèo phụ thuộc vàorất nhiều nhân tố Trong đó có những nhân tố thuộc về phía người nghèo,nhân tố từ chính sách, chương trình giảm nghèo, điều kiện kinhh tế - xã hội

- Mối quan hệ giữa giảm nghèo bền vững với phát triển kinh tế

1.3 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước và khả năng áp dụng đối với Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

Băng-la-đét:

Tuy-ni-di:

Trung Quốc:

1.3.2 Bài học và khả năng vận dụng đối với Việt Nam

Thứ nhất là việc lựa chọn mô hình tăng trưởng theo hướng nào để

có thể giảm nghèo bền vững?

Thứ hai là muốn giảm nghèo bền vững, cần có một hệ thống giải pháp tổng thể, tác động đến người nghèo theo nhiều hướng khác nhau Thứ ba chính là việc cải cách các cơ chế thực hiện việc hỗ trợ và nâng cao năng lực của chính bộ máy, cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo Thứ tư là kinh nghiệm về giảm nghèo có trọng điểm với các chính sách đặc thù.

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w