1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch

24 940 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Với đường lối đổi mới,Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tưphát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một hướng chiến lượcquan trọng trong đường lối

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thểthiếu trong đời sống của con người Du lịch là một ngành dịch vụ có ýnghĩa quan trọng ở nhiều nước, thường được ví như là “ngành công nghiệpkhông khói” Du lịch ngày càng được mở rộng và phát triển trên phạm vitoàn cầu Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy

sự phát triển của các ngành kinh tế khác Ngoài ra du lịch còn có vai trò tolớn tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội Do đó, ngànhkinh tế du lịch ngày càng giữ một vị trí quan trọng, được xem là ngànhkinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển đất nước

Sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hơn hai mươi năm qua đãthu được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước, có sự đónggóp quan trọng của ngành du lịch Việt Nam Với đường lối đổi mới,Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đầu tưphát triển ngành kinh tế du lịch, đây được coi là một hướng chiến lượcquan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phầnthực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ninh Bình là vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống, là kinh đô của

ba triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê, thời kỳ đầu nhà Lý Bước vàothời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là sau khi tái lập tỉnh(1992), Đảng bộ Ninh Bình đã vận dụng có hiệu quả chủ trương, đườnglối của Đảng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đã có những bướcphát triển vượt bậc Đặc biệt, Ninh Bình có tiềm năng về du lịch, vớinhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Tam Cốc - BíchĐộng, được xếp là “Nam Thiên Đệ Nhị Động”, có quần thể di tích cố đôHoa Lư, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm,vườn quốc gia Cúc Phương Tất cả đã tạo cho Ninh Bình nhiều tiềmnăng phát triển kinh tế du lịch Tiềm năng ấy không chỉ của riêng tỉnhNinh Bình mà còn là tiềm năng lợi thế về du lịch ở vùng châu thổ sôngHồng cũng như của cả nước

Trang 2

Ngay từ khi tái lập tỉnh, Ninh Bình đã xác định đầu tư phát triểnngành kinh tế du lịch là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh

tế tỉnh Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạocác cấp, các ngành đầu tư phát triển du lịch Và thực tế trong những nămqua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đóng góp quan trọng vào sựphát triển chung của nền kinh tế Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện,tỉnh Ninh Bình chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh để pháttriển kinh tế

Phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình trở thành một nhiệm

vụ lớn, được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm sâu sắc Để góp phầnđánh giá đúng thực trạng và tìm nguyên nhân của mặt mạnh, mặt tồn tại,hạn chế, nhằm đưa ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp đưangành kinh tế du lịch Ninh Bình tiếp tục phát triển trong những năm tới

Ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, lại được sự động viênkhích lệ của người thân quê ở Ninh Bình, được sự chỉ dẫn tận tình của

thầy hướng dẫn khoa học, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992 - 2008)” làm luận văn

thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu như:Tác giả Đinh Trung Kiên trong cuốn sách “Một số vấn đề về du lịchViệt Nam ” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 đã trình bày tổngquan những vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực trạng và nêunhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam

Tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa trong giáo trình

“Kinh tế du lịch” Nxb Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2008 đãtrình bày những vấn đề cơ bản về du lịch, về kinh tế du lịch và vấn đềquản lý ngành du lịch ở Việt Nam

Trang 3

Tác giả Trần Đức Thanh trong “Nhập môn khoa học du lịch” NxbĐại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 đã trình bày những vấn đề về du lịchmột cách ngắn gọn và tổng quát nhằm phục vụ cho công việc học tập vàgiảng dạy cho giáo viên và sinh viên trong ngành du lịch

Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) về “Nhữngđiều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thànhngành kinh tế mũi nhọn” đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tựnhiên và nhân văn của nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủtrương và chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đề ra các giải pháp,kiến nghị để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Luận án tiến sĩ kinh tế của Đỗ Văn Quất, Thành phố Hồ Chí Minh(2001) về “Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành

du lịch Việt Nam đến 2010”, trên cơ sở phân tích những tiền năng thếmạnh của nước ta, dựa vào kinh nghiện phát triển du lịch của các nướctrên thế giới và những định hướng của Đảng và Nhà nước Luận án đãđưa ra những định hướng và chính sách hữu hiệu phát triển kinh tế dulịch Việt Nam đến năm 2010

Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nên từlâu đã có nhiều tác phẩm, sách báo, các công trình nghiên cứu, tiêu biểunhư:

Tác giả Lã Đăng Bật với tác phẩm “Ninh Bình một vùng sơn thủyhữu tình” do Nxb Trẻ phát hành năm 2007 đã giới thiệu một cách kháiquát về địa lý, lịch sử ,về con người, phong tục tập quán, đặc biệt là danhlam thắng cảnh du lịch của miền đất Ninh Bình

Luận án Phó tiến sĩ khoa học kinh tế của Trịnh Quang Hảo về “Đổimới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Ninh Bình cho phùhợp với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã phân tích và làm rõ cơ sở

lý luận của đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế là một đò hỏitất yếu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Từ đó đã nêu rõ phươnghướng và những biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới vai trò quản lý củaNhà nước về kinh tế

Nguyễn Văn Mạnh, với công trình “Phát triển sản phẩm du lịch sinhthái tại Ninh Bình” (Đề tài NCKH cấp bộ năm 2005), đã cho thấy thếmạnh của du lịch sinh thái, thấy lợi ích của việc con người sống thânthiện với thiên nhiên

Trang 4

Còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác liên quan đến vấn đề du lịchNinh Bình được đăng trên các báo, tạp chí và các Website của ĐảngCộng sản Việt Nam, Tổng cục du lịch, Tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên chưa

có công trình nào nghiên cứu cụ thể về “Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1992- 2008)” Trên cơ sở kế thừa những

kết quả nghiên cứu của những người đi trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu,nghiên cứu để hoàn thành luận văn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

* Mục đích

Mục đích chính của đề tài luận văn là làm rõ quá trình lãnh đạo pháttriển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008) Luậnvăn phân tích rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ trong việc định hướngphát triển kinh tế du lịch của tỉnh Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế,luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp cụthể, đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong việcphát triển kinh tế du lịch của tỉnh ở giai đoạn mới

Từ đó, luận văn khái quát hóa những kinh nghiệm trong quá trìnhlãnh đạo và đề xuất một số giải pháp cụ thể, thiết thực, đóng góp vào sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong lãnh đạo phát triển kinh tế dulịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnhNinh Bình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh từnăm 1992 - 2008, bao gồm các vấn đề về đường lối, chủ trương, chínhsách và sự tổ chức thực hiện

Trang 5

* Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Lĩnh vực kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình

Thời gian: Từ năm 1992 đến năm 2008

Không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Bình

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sởphương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử, những quan điểm của Đảng về đường lối, chính sách phát triểnkinh tế - xã hội nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng

Về phương pháp cụ thể: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vậndụng nhiều phương pháp trong đó phương pháp lịch sử và phương pháplôgic là hai phương pháp cơ bản nhất Ngoài ra còn sử dụng các phươngpháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp vớiphương pháp thống kê, khảo sát thực tế… để hoàn thành nội dung luậnvăn

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn góp phần làm rõ vai trò quan trọng của Đảng bộ tỉnh NinhBình trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, làm rõ sự năng động,sáng tạo những thành tựu và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo pháttriển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm

1992 -2008

Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạophát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, luận văn đã đềxuất những giải pháp để Đảng bộ tỉnh có thêm tài liệu tham khảo trongviệc lãnh đạo và tổ chức thực hiện, nhằm phát triển kinh tế du lịch ởNinh Bình trong những năm tới

Việc hệ thống hóa về tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh NinhBình cũng góp phần vào việc nghiên cứu giới thiệu, quảng bá lịch sửtruyền thống và văn hóa của địa phương, cung cấp nguồn tài liệu có giátrị trong công tác biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng bộ địa phương, nângcao lòng tin yêu, niềm tự hào đối với quê hương Ninh Bình và đất nướcViệt Nam

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:

Trang 6

Chương 1: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển

ngành kinh tế du lịch Ninh Bình (1992-2008)

Chương 3: Đánh giá chung và những kinh nghiệm của quá trình

lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ Ninh Bình

Trang 7

Chương 1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc giatrên thế giới

Do hoàn cảnh khác nhau, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cáchnhìn nhận và hiểu biết về du lịch cũng khác nhau nên các khái niệm vàđịnh nghĩa về du lịch vẫn chưa thống nhất

Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ dulịch được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giảitrí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Cho dù có định nghĩa dưới góc độ nào thì các nhà khoa học và họcgiả đều nhận biết được rằng du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù,gồm nhiều thành phần tham gia Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm củangành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội Du lịchkhông chỉ là một ngành kinh tế tổng hợp mang lại lợi nhuận cao, mà nócòn là một hiện tượng xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn Ngành du lịch đãgóp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảmbảo anh sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môitrường và giữ vững an ninh, quốc phòng

1.1.2 Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Ngày nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới

Du lịch không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân màcòn có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội

* Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế.

Như vậy, đối với phát triển kinh tế, du lịch hiện nay được coi làngành công nghiệp không khói chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền

Trang 8

kinh tế quốc dân Phát triển du lịch có tác dụng làm thay đổi bộ mặt kinh

tế quốc gia, vùng lãnh thổ Do đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay đãcoi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước

* Vai trò của du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội.

Đối với văn hóa - xã hội, hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu

để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơquan nhà nước và địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn,phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Nhu cầu về nâng caonhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cungứng chú ý khôi phục, bảo vệ các di tích, duy trì các lễ hội, làng nghề… Đối với môi trường, du lịch giúp con người hiểu biết sâu sắc thêm về

tự nhiên, thấy được giá trị của đời sống thiên nhiên đối với con người.Đối với vấn đề an ninh chính trị, du lịch đã góp phần mở rộng giaolưu giữa các vùng trong nước và ngoài nước

* Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh - xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Cùng với sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành

du lịch luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, ở mỗi thời kỳđều xác định vị trí của du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước phù hợp với yêu cầu của cách mạng Trong quá trình đổimới đất nước, du lịch nước ta đã đạt được những thành quả ban đầu quantrọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất lượng, dần khảng định vai trò,

vị trí của mình là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân

1.2 Những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình

1.2.1 Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình

Trang 9

+ Về đất đai:

+ Tài nguyên khoáng sản:

* Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội.

+ Đặc điểm dân cư, dân tộc

1.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

* Quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An

* Núi chùa Bái Đính

* Tam Cốc- Bích Động

* Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan)

* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

Động Hoa Lư

Động Địch Lộng

Núi Dục Thúy (núi Non Nước)

Suối nước nóng Kênh Gà

Hồ Đồng Chương

1.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

* Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa

Cố đô Hoa Lư

Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyệnHoa Lư)

Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư)

Trang 10

Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện HoaLư)

Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn)

* Nhóm các lễ hội

Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên):

Lễ hội chùa Bái Đính:

1.2.2.3 Các làng nghề truyền thống

Chạm khắc đá Ninh Vân:

Thêu ren Ninh Hải:

Mỹ nghệ cói Kim Sơn:

1.2.2.4 Món ăn đặc sản Ninh Bình

Tái dê Hoa Lư:

Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy):

Nem Yên Mạc (Yên Mô):

Rượu Lai Thành:

Rượu cần Nho Quan:

Trang 11

Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH NINH BÌNH (1992 - 2008)

2.1 Đường lối chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2008)

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng Trong các nămqua, ngành du lịch đã có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tích cựcvào quá trình đổi mới kinh tế Chính vì thế đường lối, chính sách pháttriển du lịch là một bộ phận trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tếcủa một quốc gia Chính sách phát triển du lịch thể hiện ở việc xác địnhvai trò - vị trí của ngành du lịch trong tổng thể cơ cấu các ngành của nềnkinh tế xã hội; thể hiện qua phương hướng, mục tiêu, chiến lược pháttriển và các biện pháp cụ thể tương ứng với mục tiêu, chiến lược để pháttriển du lịch Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, việc thể chếhóa chủ trương, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luậtliên qua đến du lịch đã được thực hiện kịp thời và đồng bộ Tạo khungpháp lý cho các cơ quan Nhà nước, các ban ngành liên quan tổ chức thực

hiện phát triển kinh tế du lịch Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên

tục có sự phát triển như:

Về khách du lịch: Lượng khách năm 1994 đạt một triệu, đã về trước

kế hoạch 1 năm và vượt dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới 6 năm Từ

1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng với

2 con số Khách du lịch quốc tế tăng 17 lần từ 250.000 lượt (năm 1990)lên xấp xỉ 4,253 triệu lượt (năm 2008) Khách du lịch nội địa ước tăng 20lần, từ 1 triệu lượt năm 1990 lên khoảng 20,5 triệu lượt năm 2008

Về thu nhập du lịch: Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã

hội Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vàmọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượngtrực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuấtkhẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho các cộng đồng dân cư địa phương Tốc độtăng trưởng nhanh về thu nhập: năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350

tỷ đồng thì đến năm 2008, con số đó đạt 64.000 tỷ đồng

Trang 12

2.2 Thực trạng ngành kinh tế du lịch Ninh Bình trước những năm tái lập tỉnh (1976 - 1992)

Với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và điều kiện rất thuận lợi

để phát triển ngành du lịch Nhưng trước những năm 1992, hoạt độngcủa du lịch Ninh Bình (Hà Nam Ninh cũ) chưa phát triển, kinh doanh dulịch hầu như chưa được chú trọng Các loại hình du lịch nghèo nàn, hoạtđộng mang tính bị động và tự phát nên hiệu quả còn quá thấp Thực hiệnđường lối đổi mới của Đảng, Tỉnh ủy Hà Nam Ninh tập trung lãnh đạo,chỉ đạo chủ động triển khai công cuộc đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làtrọng tâm Trong đó tập trung mọi nguồn lực các thành kinh tế thực hiện

ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàngxuất khẩu Cho nên Đảng bộ tỉnh chưa chú tâm tới việc khai thác cáctiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch thấp

Có thể nói hiện trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nam Ninhchưa được khai thác tương xứng với tiềm năng Việc tổ chức khai thác,quản lý tài nguyên còn thiếu khoa học, chồng chéo, chưa có một kếhoạch cơ bản, lâu dài và chưa gắn việc khai thác với bảo vệ tôn tạo Mặtkhác việc xã hội hóa du lịch trong dân cư, tổ chức quản lý, nguồn nhânlực, nguồn vốn… cũng góp phần hạn chế việc khai thác tài nguyên dulịch của Hà Nam Ninh, hạn chế hiệu quả nhiều mặt của du lịch nơi đây.Nhìn chung thực trạng của ngành du lịch Ninh Bình trong nhữngnăm trước năm 1992 cũng nằm trong tình hình chung của ngành du lịch

cả nước trong thời gian này và chịu tác động từ nhiều nguyên nhân.Trong đó bị ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dẫnđến kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch Do đó, vấn đề đang đặt ratrước mắt và lâu dài phải có một đường hướng, chính sách mới chongành du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh nhà

2.3 Quá trình lãnh đạo phát triển ngành kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình từ (1992 - 2008)

2.3.1 Đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (1992 - 2008)

Để phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa du lịch trởthành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Đảng bộ Ninh Bình đã đề rađịnh hướng phát triển trên địa bàn tỉnh với 4 cụm chủ yếu:

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w