1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÓM TẮT LUẬN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

23 575 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 140 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN PHƯƠNG OANH TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG (Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI - 2014 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu để chuyển một nền nông nghiệp lạc hậu thành một nền nông nghiệp hiện đại. Trên thế giới, quá trình này diễn ra và đã thành công ở nhiều nước. Ở Việt Nam, cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 20% trong GDP và là nguồn tạo việc làm cho khoảng 50% lao động xã hội, và nông thôn vẫn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư. Tuy nhiên, một quốc gia không thể phát triển mạnh nếu chỉ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt cả trước mắt cũng như lâu dài. Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X chỉ rõ: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng…Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước…Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của hệ thống chính trị và toàn xã hội [12]”. Sau gần 30 năm đổi mới nền kinh tế, nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc giúp cho Việt Nam từ chỗ là một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo người dân 1 cũng đã được cải thiện; đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển một nông thôn mới, hiện đại… Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng kéo theo nhiều hệ lụy, làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đe dọa đến sự phát triển trong tương lai của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Có thể kể đến một số bất cập lớn như: chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng nông sản Việt Nam hạn chế, và đặc biệt là tình trạng lao động thuần nông bị mất việc làm ngày càng gia tăng… Tất cả những điều đó đang trở thành những vấn đề quan trọng cần được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội có tính toàn cầu là giải quyết việc làm cho người lao động. Quốc Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển chung của cả nước, của toàn thành phố thì kinh tế- xã hội của Huyện cũng đang phát triển rất sôi động. Với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân huyện Quốc Oai cũng phải chịu sức ép nặng nề của quá trình đó. Đó là: diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, phân hóa giàu nghèo ngày càng xa, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, …và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm gia tăng, theo đó là sự tăng lên của các tệ nạn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cũng đã thực hiện nhiều giải pháp: đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm 2 công nghiệp; phát triển các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở việc làm mới, Dù vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm đối với lao động nông thôn vẫn đang và sẽ tiếp diễn rất phức tạp cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy nên, việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với cả nước nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng. Từ cách đặt vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động (Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà nội)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm qua, đã có nhiều công trình, bài viết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như về tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong đó, các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1, gồm những bài nghiên cứu về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nhóm 2, là những bài viết về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH ở Việt Nam và tại các địa phương. Các công trình nghiên cứu thuộc nhóm 1 có thể kể đến là: - Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng 3 giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội, 2010. Cuốn sách là tuyển tập các bài viết của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu đầu ngành của cả nước về vấn đề “ Tam nông” mà hiện nay đang rất được quan tâm: GS. TS Chu văn Cấp với bài “Một số vấn đề xã hội nảy sinh từ tác động của chính sách thu hồi đất đai đối với nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; TS. Dương văn Duyên: “Một số vấn đề về lối sống văn hóa ở nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” hay là bài viết “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất” của Thạc sỹ Nguyễn thị Thu Hoài,… Các bài viết đã phân tích những tác động tích cực cũng như những hệ lụy không thể tránh khỏi của quá trình CNH, HĐH nói chung, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng tới việc làm, đời sống của người lao động ở nông thôn Việt Nam; một số bài viết khác như: “ Quan điểm và giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Trường Giang; “ Đào tạo nghề cho nông dân- yêu cầu cấp bách của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của PGS. TS Bùi Thị Ngọc Lan,… thì lại tập trung đưa ra và phân tích một số giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn; ngoài ra, còn một số các bài viết phân tích về vai trò, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. - “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận tới thực tiễn ở Việt nam hiện nay” của Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Trong cuốn 4 sách này, các tác giả đưa ra khái niệm về công nghiệp hóa, chỉ ra những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả có một cái nhìn xâu chuỗi về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Từ định hướng của Đảng về quan hệ công – nông nghiệp, qua các Đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, các tác giả làm rõ sự thay đổi tư duy lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ. Từ việc trình bày các chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, các tác giả cũng chỉ rõ thực trạng một số vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam . - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ( qua khảo sát các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh) của Mai Thị Thanh Xuân, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2004. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua nghiên cứu thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh, đưa ra những đánh giá chung về thành tựu cũng như hạn chế mà các tỉnh này đạt được để từ đó đưa ra những định hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh trên. Một số công trình thuộc nhóm thứ hai gồm có: - Giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn ở Hà Nội, của Phạm Thị Thanh Hương, luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà nội, 2010. Luận văn đưa ra những vấn đề 5 lý luận và kinh nghiệm thực tiễn giải quyết việc làm ở một số tỉnh trên cả nước. Đưa ra thực trạng giải quyết việc làm ở khu vực Hà Nội đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn Hà nội trong thời gian tới. - Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Phạm Mạnh Hà, luận án tiến sỹ kinh tế chính trị, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua đồng thời đưa ra những phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020. - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia,1997. Các tác giả đã phân tích vị trí, vai trò của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt nam, đồng thời đưa ra các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm, thực trạng vấn đề việc làm ở Việt nam và phương hướng giải quyết, khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm và mô hình tổng quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm. 6 Nhìn chung, các công trình trên đã nêu ra được những vấn đề lý luận và thực tiễn của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn; việc làm và thị trường lao động; thực trạng và những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn. Đó là nguồn tài liệu quý giá để chúng tôi kế thừa trong quá trình thực hiện luận văn này. Tuy vậy, vấn đề tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động nhất là tại địa bàn huyện Quốc Oai thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Đây là khoảng trống kiến thức mà luận văn này mong muốn tìm hiểu và giải đáp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là từ sự nghiên cứu, phân tích tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của nông dân đặc biệt tại huyện Quốc Oai, đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH đến việc làm của lao động trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển, làm rõ thêm những căn cứ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH. - Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện 7 Quốc Oai từ năm 2008 đến năm 2012; chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém đó. - Đề xuất các quan điểm, phương hướng chủ yếu và một số giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quốc Oai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động nói chung và của huyện Quốc Oai nói riêng. Cùng với đó là những chính sách, biện pháp của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong giải quyết việc làm cho người lao động chịu tác động của quá trình này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó tới việc làm của người lao động. - Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu nội dung trên tại huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu tại một số địa phương trong nước để học tập kinh nghiệm trên cả hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. - Phạm vi thời gian: từ khi Hà Tây sáp nhập vào với Hà Nội (2008) đến nay 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp chung của luận văn là sử dụng: luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp trừu tượng hóa khoa học. - Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp cụ thể khác, như: + Phương pháp thống kê- so sánh + Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận dưới góc độ kinh tế học chính trị về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó tới việc làm của người lao động đặc biệt là đối với nông dân. - Đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tới việc làm của nông dân trên địa bàn huyện Quốc Oai trong thời gian qua trên cả hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực; những biện pháp của chính quyền địa phương trong giải quyết việc làm cho người lao động, rút ra những hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó. 9 [...]... CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1 Khái niệm và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, . .. nông thôn đến việc làm của người lao động: Những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai Chương 3: Quan điểm và giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai 10 Chương 1 TÁC ĐỘNG CỦA... hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.2 Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.2.1 Trang bị kỹ thuật hiện đại cho sản xuất nông nghiệp và ngành nghề ở nông thôn 1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại 1.1.2.3 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn 1.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện. .. chế tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của nông dân và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho nông dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới 7 Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết: Chương 1: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông. .. hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động 1.2.1 Việc làm và đặc điểm của việc làm ở nông thôn 11 1.2.1.1 Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm * Việc làm * Phân loại việc làm - Phân chia việc làm theo ngành, lĩnh vực - Căn cứ vào lượng thời gian thực tế làm việc, nhu cầu làm việc và mức thu nhập * Giải quyết việc làm 1.2.1.2 Đặc điểm của việc làm ở nông thôn Thứ nhất, lao. .. nhất, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ Thứ hai, khả năng thích ứng, chuyển đổi nghề nghiệp của lao động nông thôn thấp Thứ ba, thái độ và tác phong lao động mang nặng tính tiểu nông Thứ tư, sự hiểu biết và khả năng tiếp cận nền kinh tế thị trường của lao động nông thôn thấp 1.2.2 Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động 1.2.2.1 Tác động tích... túc văn hóa cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà KCN, cụm công nghiệp và những ngành nghề đang cần tuyển dụng 13 Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI 2.1 Khái quát kết quả và hạn chế của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông. .. đề tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại địa bàn huyện Quốc Oai từ 2008 đến nay, có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau: 1 Cùng với tiến trình Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu Chỉ có công nghiệp hóa thì diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện. .. của người lao động 1.2.2.1 Tác động tích cực 1.2.2.2 Tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động 1.3 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 1.3.1 Kinh nghiệm của một số huyện 12 * Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất * Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai 1.3.2 Một số bài học rút ra cho huyện... lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa ngang tầm, cán bộ cơ sở ở một số xã trình độ cả về học vấn lẫn quản lý còn nhiều bất cập 14 2.2 Phân tích tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tới việc làm của người lao động ở huyện Quốc Oai 2.2.1 Tác động tích cực 2.2.1.1 Tạo thêm việc làm + Việc làm được tạo ra từ các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề Hàng năm, các doanh nghiệp . chế tác động tiêu cực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động tại huyện Quốc Oai. 10 Chương 1 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,. của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 1.1.1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, . thị trường của lao động nông thôn thấp 1.2.2. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động 1.2.2.1. Tác động tích cực 1.2.2.2. Tác động tiêu cực của

Ngày đăng: 13/04/2015, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w