Đối với môn Âm nhạc, việc áp dụng phương tiện dạy học là rất cần thiết.Nó sẽ hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và điều khiểnhoạt động nhận thức cho học sinh.
Trang 1PHÒNG GD - ĐT HUYỆN KRÔNG PẮC TRƯỜNG TH TRẦN HƯNG ĐẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HÁT MÔN ÂM NHẠC LỚP 4 TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Liên
Trang 2hiện tư tưởng tình cảm, cũng như con người, khi buồn khi vui, khi thiết tha trầmlắng, khi thiết tha du dương, ào ạt… Âm nhạc có những nét gần gũi với ngôn ngữnói như về âm điệu, tức là độ cao thấp, mạnh nhẹ của âm thanh, cùng với trường
độ, tiết tấu, âm sắc, hoà thanh… Tất cả tạo nên hình tượng bằng âm hưởng đểbiểu hiện tâm tư, tình cảm của con người với con người, với cuộc sống Âm nhạc
là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người Từ khi cất tiếng khóc chàođời, con người đã tắm trong dòng sữa mát lành, ngọt ngào của từng làn điệu dân
ca của bà, của mẹ Âm nhạc đối với con người cần thiết như ánh sáng và không
khí vậy Chính vì lẽ đó mà Fu-xit đã từng nói: “Cuộc đời con người thiếu tiếng
hát thì chẳng khác nào con người thiếu ánh nắng mặt trời”.
Âm nhạc là một hình thái ý thức xã hội phụ thuộc vào quy luật chung của
tự nhiên Nó là nghệ thuật của âm thanh và sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh vàngôn ngữ tạo thành những đặc trưng riêng Thông qua âm nhạc, con người thểhiện, trao đổi tâm tư tình cảm của chính mình để tìm kiếm sự đồng cảm
Thế hệ trẻ của chúng ta ngày nay, đặc biệt là lứa tuổi học sinh bậc Tiểuhọc, âm nhạc càng quan trọng và cần thiết hơn Vì tâm hồn của các em còn nonnớt, trong trắng, tinh khiết nên dễ có cảm xúc, dễ tiếp thu Chính vì vậy, âm nhạcgóp phần giáo dục các em trở thành con người mới, phát triển toàn diện cân đối,
hài hoà về cả “Đức - Trí - Thể - Mĩ” Và không những thế nó còn góp phần hình
thành phát triển nhân cách của các em, hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc tiếpthu học tập tốt những môn học khác
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây, để đáp ứngnhững yêu cầu và nhiệm vụ mà thời đại mới đã đặt ra Sự nghiệp giáo dục nước
ta đã đổi mới và cải cách sâu rộng đưa nền giáo dục vươn tới tầm cao mới Có thểnói, đây là sự thể hiện của cái nhìn đúng đắn, sâu sắc của Đảng và Nhà nước đốivới sự nghiệp giáo dục, xây dựng con người mới trong thời kì xã hội chủ nghĩa
Do nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao đã đặt ra cho ngành giáo dụcnhững yêu cầu mới Đó là sự áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vàotrong nền giáo dục, nhằm phát huy tối đa năng lực sáng tạo cũng như khả năngthích ứng của cả giáo viên và học sinh
Trang 3Đối với môn Âm nhạc, việc áp dụng phương tiện dạy học là rất cần thiết.
Nó sẽ hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và điều khiểnhoạt động nhận thức cho học sinh Sử dụng tốt phương tiện dạy học, chúng tamới phát triển được khả năng tư duy, sáng tạo, đầu óc cảm thụ âm nhạc và vốnhiểu biết, nâng cao đời sống thẩm mĩ cho học sinh Mặt khác, trong giai đoạnhiện nay khi Bộ Giáo dục - Đào tạo đã áp dụng phương pháp đổi mới thì phươngtiện dạy học trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá năng lựccủa giáo viên
Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và phân công giảng dạy môn Âmnhạc Tôi thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này Qua thực tế giảng dạy, tôinhận thấy rằng trước một bài hát hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu,nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được cảm nhận banđầu của mình về giai điệu các bản nhạc Người giáo viên cần có một phươngpháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả để giúp các emnắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học
Trong thực tế, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộmôn Âm nhạc ở bậc Tiểu học đang còn nhiều vấn đề phải bàn Những năm trướcđây, việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không cógiáo viên chuyên biệt Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học, đặcbiệt là nhạc cụ, cùng với phương pháp cũ kỹ, chủ yếu là dạy học theo phươngpháp truyền miệng khô cứng Do đó, kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứngthú cho các em trong việc học tập và việc tiếp thu kiến thức của bộ môn
Từ thực tế đó, tôi xin đưa ra “Phương pháp dạy hát môn Âm nhạc lớp 4
trong trường Tiểu học” Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết trong
những năm giảng dạy tại trường
II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1 Mục đích nghiên cứu.
- N¾m được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 4 để rút ra một số phươngpháp giảng dạy phù hợp
Trang 4- Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy
- Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
Âm nhạc lớp 4
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu có những tài liệu liên quan
- Khảo sát chất lượng để nắm được khả năng học môn Âm nhạc của họcsinh lớp 4
- Khảo sát đánh giá nguyên nhân qua số liệu khảo sát
- Qua tình hình thực tiễn rút ra một số phương pháp mới để dạy môn Âmnhạc lớp 4 có hiệu quả
3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo
- Nội dung chương trình, tài liệu sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy môn
Âm nhạc lớp 4
4 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách và tham khảo tài liệu
- Nghiên cứu các hoạt động sư phạm
- Phương pháp sử dụng nhạc cụ
- Phương pháp trực quan và thuyết trình
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
Trang 5không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vàophương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa, còn phụ thuộc vào ý thức họctập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn
xã hội
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao,
nó khác rất nhiều so với môn học khác Tuy nó không đòi hỏi sự chính xác mộtcách tuyệt đối như những con số Nhưng nó đòi hỏi người học phải có sự yêu
thích, sự đam mê, thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu” Điều này không
phải học sinh nào cũng có được Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phútgiây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua những câu nhạc,lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, tiếttấu kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ âm nhạc qua từng bàinhạc, câu nhạc
Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất của bài hát?
Để các em hát đúng giai điệu, tính chất của bài hát Trước tiên, phải xác địnhđúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em hiểu và phân biệtđược những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn và các lực độ khác nhau, tốc độ thểhiện khác nhau, để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc Để các em
có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạngthoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc Để làm được điều đó, mộttrong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác cáckiến thức về âm nhạc Phải giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca, cảm nhậnđược những tình cảm vui tươi, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệutừng bài hát
Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm âm nhạc Qua thời giantrực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệmtrong công tác Tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức củamôn học của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng Đứng trước nhữnghạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học hát,
Trang 6cũng như nghe và phân tích giai điệu của một bản nhạc khá hiệu quả mà tôi đãthực hiện tại trường.
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo là một trường tuy ở xa nhất huyện nhưng
có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt Các hoạt động văn nghệ diễn ra rất sôinổi trong suốt những năm học qua Các hoạt động đó được tác động bởi bộ môn
Âm nhạc Do vậy, để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏigiáo viên phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứngthú cho các em với môn học
Mặc dù các em rất yêu thích môn học này, nhưng đại đa số các em do ítđược tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là:hát theo thói quen, hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể, phát âmkhông rõ ràng lời ca và rất lâu thuộc Vì vậy, giáo viên phải từng bước giúp các
em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của bài hát Từ
đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các tính chất âm nhạc Những năm trước đây, do nền kinh tế chưa đáp ứng nên việc đầu tư trangthiết bị cho môn học còn hạn chế Do đó, việc truyền đạt và giúp các em tiếp thukiến thức âm nhạc hết sức khó khăn Thậm chí, những kiến thức đó đến với các
em hết sức trừu tượng Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyềnkhẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em Do đó, không tạo được
sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em
1 Điều tra động cơ học tập môn Âm nhạc của học sinh
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời giảng dạy tại trường Tiểu họcTrần Hưng Đạo, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn âm nhạc của học sinhlớp 4A và 4B (năm học 2013 – 2014); lớp 4A và 4A2 (năm học 2014 - 2015).Bằng việc quan sát thực tế các giờ học, tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức
âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em học khá, có năngkhiếu Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạotrong vận dụng kiến thức
2 Khảo sát trình độ học sinh.
Trang 7a Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một số bài
Hoàn thành(A)
Chưa hoàn thành
(B)
Thích Không
thích4A 18 2HS (11,1%) 12HS (66,7)% 4HS% (22,2%) 14 44B 18 1HS (5,6%) 12HS (66,7%) 5HS (27,7%) 13 5
Năm học 2014 - 2015:
Lớp Sĩ
số
Hoàn thành tốt(A+)
Hoàn thành(A)
Chưa hoàn thành
(B)
Thích Không
thích4A 18 2HS (11,1%) 12HS (66,7)% 4HS% (22,2%) 14 44A2 8 1HS (12,5%) 4HS (50%) 3HS (37,5%) 5 3
Từ thực tế đó đã cho ta thấy được học sinh rất thích học môn Âm nhạc, các
em cũng xem đây là môn học vui chơi thoải mái, nhẹ nhàng, không nặng nề vềtính toán, không cần phải hiểu sâu như hai môn Toán và Tiếng Việt Song vấn đềnổi trội ở đây là môn học này học tốt có chất lượng chỉ phụ thuộc vào những emhọc sinh có năng khiếu và ham thích học môn âm nhạc, còn lại việc tiếp thu họcnhạc ở một số em còn hạn chế
III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
Để có một tiết học âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh Trướctiên, giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên Cụ thể làxác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc Ở lớp dưới, các em đãđược làm quen với các kỹ năng ca hát Đó là kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát,
kỹ năng phát âm, nhã tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cử giọng, âm sắc,giai điệu… Sang lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước
Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy
để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển kỹnăng đã có của các em một cách tốt nhất
1 Cách giải quyết chung.
Trang 8 Đối với học sinh:
Để học sinh lớp 4 tự tin và học tốt môn Âm nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôihình thành cho các em một số thói quen học tập như sau:
- Thói quen khi lên bảng hát không e ngại trước tập thể, tập mạnh dạntrong khi biểu diễn bài hát
- Biết vận dụng tai nghe, cách vào nhạc để hát cho đúng, phải tạo cho mìnhkiến thức âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, so sánh người hát sau khi họcxong bài hát ở mức độ đơn giản nhất
Đối với giáo viên:
- Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức âm nhạc sơđẳng cho học sinh Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sựham hiểu biết, trí tò mò về thế giới âm nhạc giáo viên có thể để học sinh tự đặtcác câu hỏi liên quan đến bài học
- Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, thu hút sựchú ý và gây sự hứng thú được học nhạc của học sinh Thường xuyên áp dụngcác phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lýđối với từng kiểu bài để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học
- Cần chú trong rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn
2 Xây dựng phương pháp dạy hát bài mới
Hướng dẫn học sinh lớp 4 học môn âm nhạc bao gồm các phương phápsau:
Đặc trưng của phương pháp dạy hát ở tiểu học là trên cơ sở thông hiểu nộidung nghệ thuật của bài hát, đây là công việc trọng tâm của bài học Ngoài các
phương pháp dạy hát cũ, giáo viên dạy bằng “phương pháp truyền miệng”, đó là
cách thầy, cô hát mẫu trò hát theo thì tôi còn đưa ra một số phương pháp mới sau:
a Phương pháp tập luyện thanh
Trang 9Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh trong giờ học âm nhạc nóichung và tập bài hát mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyệnthanh Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi, tác động rấtlớn đến thanh quản của các em Luyện thanh ở đầu tiết học hát có tác dụng khởiđộng giọng, làm mềm mại cơ quan cảm âm và phát âm của trẻ Học sinh sẽ nhạycảm với việc nghe đúng, hát đúng cao độ, phát âm và nhả chữ Luyện thanh đơngiản chỉ tiến hành 2 - 3 phút với một thang 5 âm hoặc một vài quãng giai điệu đặctrưng của bài hát, sử dụng vài nguyên âm đáng chú ý của bài
Ví dụ: Trước khi vào học hát giáo viên cho học sinh khởi động giọng qua
mẫu luyện thanh đơn giản dưới đây:
Giáo viên đánh đàn mẫu cho học sinh lắng nghe một lần Sau đó, giáo viênđánh đàn cho học sinh luyện thanh, giáo viên đánh ở giọng C dur (trưởng) sau đóchuyển lên giọng D (dur) trưởng: Rê-Mi-Fa-Mi-Rê, cứ thế khi thấy học sinh đọccao độ vừa phải giáo viên lại đánh thấp giọng xuống Nếu tiết học hát nào cũngđược luyện giọng như vậy thì học sinh hát sẽ không bị mệt, thoát giọng hơn, trongsáng hơn Giáo viên cần nhắc học sinh không được gào thét, không được hát to quá
và phát ra âm lượng lớn Các em chỉ nên hát với âm lượng từ nhỏ, hơi nhỏ tớimạnh vừa (từ p, mp tới mf) vì đặc điểm cơ thể trẻ nói riêng là cơ quan phát âm cònrất non nớt, các em rất chóng mệt Trong khi hát giáo viên nên cho học sinh nghỉ,hát luân phiên hoặc chuyện trò giữa thầy và trò Làm được như vậy giáo viên sẽbảo vệ được sức khoẻ và giọng hát cho trẻ
Phương pháp luyện thanh giúp học sinh cả về đọc và nghe nhạc, phát triển
âm vang, tròn âm Nếu làm được vậy ở tất cả các tiết học thì sẽ phát triển giọnghát của học sinh sau này
Trang 10b Phương pháp trực quan và thuyết trình.
Sau khi cho học sinh khởi động giọng bằng bài luyện thanh Ở mỗi bài tậphát bài mới, giáo viên phải giới thiệu bài và dẫn dắt bài hát một cách sinh động,gây sự chú ý, tò mò cho học sinh Để làm được điều đó, giáo viên phải chuẩn bịtranh minh hoạ bài hát, cho học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi của giáo viênđặt ra dựa trên bức tranh minh hoạ của bài hát đó Từ đó, giáo viên thuyết trìnhgiới thiệu nội dung bài hát chuẩn bị học một cách ngắn gọn, sinh động, lôi cuốncác em vào bài học mới
Ví dụ: Giáo viên treo tranh minh hoạ bài hát “Cò lả” - Dân ca đồng bằng
Bắc bộ Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời về nội dung minh hoạ trong bài
hát Sau đó, giáo viên thuyết trình: “Những cánh cò bay rập rờn trên đồng lúa
mênh mông trong buổi chiều tà là hình ảnh rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam Cùng với luỹ tre xanh, đồng lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì hình ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi nên khung cảnh yên bình của biết bao làng quê Cánh
cò bay lả, bay la cũng là một bài dân ca rất quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ”
Ngoài những từ ngữ dùng để mô tả những hình ảnh sinh động trong bàihát, giáo viên phải cho các em nghe giai điệu bài hát thông qua giáo viên trìnhbày, hoặc thông qua băng đĩa nhạc Nhưng tốt hơn là giáo viên nên ghi sẳn phầnđệm của bài hát vào bộ nhớ của đàn, hoặc giáo viên trực tiếp đàn và hát mẫu chocác em nghe Thậm chí còn cần phải thể hiện các động tác phụ hoạ cho lời cacủa bài hát, để sau khi học xong bài hát này các em còn thể hiện được như côgiáo đã làm mẫu Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu, tính chất củabài hát Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú, chú
ý hơn cho các em Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng
và cảm tính Do đó, các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc làmkhông thể thiếu được Ở giai đoạn này, việc giải nghĩa và luyện đọc từ khó sẽgiúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca
Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tínhchất nhịp điệu của bài Người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là
Trang 11các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay chỗ nghỉ sau mỗi câu của bàihát Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọcmẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu.
Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm vớinhững trạng thái khác nhau, đặc biệt là hát rõ lời nên giáo viên luôn đặt ra kếhoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt
Việc lấy giọng một bài hát cụ thể phù hợp chung cho cả lớp là hết sức quantrọng Điều đó, giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độbài hát
c Phương pháp dạy hát từng câu
Có nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát Ở đây, tôichỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh tiếp thu bài tốt nhất Đó làphương pháp kết hợp giữa nghe giai điệu tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông quatruyền miệng từng câu
Để các em cảm nhận từng giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáoviên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bàytoàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bàihoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em Việc dùng tiếng đàn (piano) đểđánh giai điệu của từng câu hát, học sinh lắng nghe, nhẩm lời ca theo giai điệu,nghe bắt nhịp và hát hoà theo tiếng đàn Cách dạy này có những ưu điểm sau:
- Nâng cao kĩ năng nghe nhạc của học sinh
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi nghe nhạc, các em tự nhẩm lời ca
và hát hoà theo tiếng đàn
- Phát huy màu sắc giọng hát của từng học sinh, bởi nếu nghe giáo viên hátmẫu nhiều lần, các em sẽ dần ảnh hưởng và bắt chước giọng hát của giáo viên.Giọng giáo viên hát tốt thì không sao nhưng nếu giáo viên hát không chuẩn thìkết quả rất phản thẩm mĩ
- Cách dạy này còn đặt ra yêu cầu đối với giáo viên là phải dần hoàn thiện
kĩ năng sử dụng nhạc cụ của mình
Trang 12Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em nhanhthuộc lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn Việc củng cố, luyện tập từng đoạncủa bài hát, ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca nó còn giúp các
em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc ê a; phát âm, nhã tiếng rõ lời.Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nãn khi chưa thực hiện được bài tập
d Phương pháp uốn nắn, sửa sai
Trong quá trình học hát, học sinh tập hát có sai sót là điều thường thấy,nhất là trẻ ít tham gia ca hát, hát bài khó cũng làm các em bối rối Bởi vậy, giáoviên không nên nôn nóng, hoang mang, sửa chữa có nhiều thủ pháp nhưng quy tụ
ở chỗ không làm cho người hát luống cuống và mặc cảm, cần nâng đỡ các em vui
vẻ để vượt qua khó khăn, nhất là đối với những học sinh yếu Sửa hát sai là việccàng cá biệt hoá càng tốt, giáo viên cần tập năng lực phát hiện, sau đó có thể kếthợp việc hát mẫu cho rõ ràng hơn với sự nỗ hỗ trợ của các hình dấu trên bảng gợi
ra cảm giác âm thanh cho các em
Ví dụ: Thấp xuống, trầm xuống: Hình mũi tên xuống
Cao hơn: Hình mũi tên lên
Luyến: một nét cong lên hoặc cong xuống ;
Dài hơn nữa (ngân): một nét ngang
Cũng có thể dùng bàn tay để ra dấu “chú ý”, “cao lên”, “trầm một chút”,
“ngân dài”, “luyến”, “ngắt”…
Bên cạnh đó ta còn sửa cho học sinh tập lấy hơi và dùng hơi hợp lý, lấy hơitrong khi hát học sinh thường thở hổn hển, mệt mỏi, lấy hơi là hít hơi qua mũi,miệng, trữ ở phổi rồi đưa dần qua thanh quản để hát hết một chặng hơi (câu hoặcphân câu) Khi đó điều kiện thời gian lại lấy hơi tiếp, hát tiếp
Ví dụ: Câu hát sau đây phải ngân dài 2 phách rưỡi theo dấu ghi ở đây: “Khi
trông phương đông vừa hé ánh dương” (Khăn quàng thắm mãi vai em - Ngô
Ngọc Báu) phải lấy hơi qua mũi, nhưng thực tế nhiều khi phải lấy hơi qua cả
miệng mới đủ thời gian cho phép Lấy hơi nhẹ là cố gắng để ít phát ra tiếng gió.Khi lấy hơi không so vai ưỡn ngực, ngồi hát thoải mái không gò ép, lấy hơi