1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

40 1.3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

STT Tên mục Số trang Lời nói đầu 1 1 Quỹ tiền tệ quốc tế International Moneyrary Fund 2 1.1 Lịch sử ra đời và hình thành 2 1.2 Mục đích và chức năng 2 2 Các cuôc khủng hoảng và chính sách của IMF 3 2.1 Khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á 3 2.1.1 Diễn biến 3 2.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng 4 2.1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 5 2.1.4 Tác động của khủng hoảng tiền tệ tới Việt Nam 7 2.1.5 Vai trò của IMF trong giải quyết khủng hoảng 8 2.2 Khủng hoảng tài chính toàn cầu 11 2.2.1 Diễn biến 11 2.2.2 Nguyên nhân 12 2.2.3 Hậu quả 12 2.2.4 Chính sách hỗ trợ của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 18 2.2.5 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 22 2.3 Khủng hoảng nợ công châu Âu 22 2.3.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng 22 2.3.2 Chính sách của IMF 22 2.3.3 IMF thừa nhận sai lầm 24 3 Kết quả của các chính sách từ IMF 28 3.1 Đóng góp chung 28 3.1.1 Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên 28 3.1.2 Giúp đỡ tài chính 28 3.1.3 Hỗ trợ kĩ thuật 30 3.1.4 Dự báo khủng hoảng 31 3.2 Tác động của IMF đến các nước nhỏ 32 3.2.1 Các nước nghèo 32 3.2.2 Việt Nam 34 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 36 37

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN Phân tích vai trò của IMF trong giải quyết các cuộc khủng hoảng NHÓM 6 Hà Nội, 2014 - Danh mục viết tắt: Chữ viết tắt Nguyên văn IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế DNNN Doanh nghiệp nhà nước NHNN Ngân hàng nhà nước HTKT Hợp tác kinh tế CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa - Danh mục bảng biểu: STT Tên bảng, biểu, đồ thị Số trang 2.1 Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997 4 2.2 Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trước và sau khủng hoảng 4 2.3 Nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối (cuối năm 1997) 5 2.4 Tăng trưởng GDP ở Mỹ giai đoạn 2008 - 2012 12 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 2008 - 2012 13 2.6 Tình hình xuất nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 2005 - 2011 14 2.7 Thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kì 15 2.8 Kiều hối trong giai đoạn 1996 – 2011 16 2.9 Luống vốn vào giai đoạn 2000 – 2011 17 2.10 Luồng vốn vào và chỉ số CPI 1999 - 2011 18 2.11 Nợ chính phủ EU 26 Mục lục STT Tên mục Số trang Lời nói đầu 1 1 Quỹ tiền tệ quốc tế - International Moneyrary Fund 2 1.1 Lịch sử ra đời và hình thành 2 1.2 Mục đích và chức năng 2 2 Các cuôc khủng hoảng và chính sách của IMF 3 2.1 Khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông Nam Á 3 2.1.1 Diễn biến 3 2.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng 4 2.1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 5 2.1.4 Tác động của khủng hoảng tiền tệ tới Việt Nam 7 2.1.5 Vai trò của IMF trong giải quyết khủng hoảng 8 2.2 Khủng hoảng tài chính toàn cầu 11 2.2.1 Diễn biến 11 2.2.2 Nguyên nhân 12 2.2.3 Hậu quả 12 2.2.4 Chính sách hỗ trợ của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 18 2.2.5 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 22 2.3 Khủng hoảng nợ công châu Âu 22 2.3.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng 22 2.3.2 Chính sách của IMF 22 2.3.3 IMF thừa nhận sai lầm 24 3 Kết quả của các chính sách từ IMF 28 3.1 Đóng góp chung 28 3.1.1 Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên 28 3.1.2 Giúp đỡ tài chính 28 3.1.3 Hỗ trợ kĩ thuật 30 3.1.4 Dự báo khủng hoảng 31 3.2 Tác động của IMF đến các nước nhỏ 32 3.2.1 Các nước nghèo 32 3.2.2 Việt Nam 34 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 36 37 1 LỜI NÓI ĐẦU Quỹ tiền tệ quốc tế - International Monetary Fund (IMF) ra đời vào ngày 27-12-1945 là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trong suốt quãng thời gian từ khi IMF ra đời đến nay, trên thế giới đã trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng điển hình là: khủng hoảng đồng peso Mexico 1994, khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 - 1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 và gần nhất là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt nguồn từ Hi Lạp năm 2010. Các cuộc khủng hoảng gây ra những biến động về tài chính, tiền tệ với quy mô và tốc độ chưa từng có, ảnh hưởng sâu rộng và ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sự tồn vong của nền kinh tế không chỉ một vài quốc gia mà còn là cả khu vực rộng lớn Euro và toàn cầu. Mục đích thành lập IMF là tạo một Quỹ tương trợ về Tiền bạc khi có khủng hoảng hay một nước có đồng tiền yếu đi do kinh tế đi xuống. Các nền kinh tế gặp khó khăn sẽ được IMF cho vay quỹ tương trợ để nâng đỡ bên cạnh đó IMF đề ra những chính sách mà các quốc gia phải thực hiện. IMF cho vay Tài chính từ Quỹ tương trợ hay làm trung gian vay dùm từ những quốc gia có dư thừa về vốn,… Hiện nay các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đi qua nhưng vẫn còn những hậu quả chưa thể giải quyết triệt để, vì vậy, việc nhìn lại diễn biến và vai trò của IMF trong các cuộc khủng là một việc rất cần thiết và quan trọng để rút ra bài học kinh nghiệm và cải cách IMF sao cho có thể dự báo và khắc phụ khủng hoảng tốt hơn. Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu và phân tích rõ hơn về vai trò của IMF trong giải quyết các cuộc khủng hoảng, nêu ra nội dung, ưu nhược điểm cũng như hiệu quả đạt được của các chính sách đó, không chỉ với đối tượng trực tiếp được giải cứu mà còn với toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 2 CHƯƠNG 1: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ - INTERNATIONAL MONETARY FUND (IMF) 1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH IMF là tổ chức tiền tệ - tín dụng liên chính phủ. IMF được chính thức thành lập ngày 27-12-1945 dựa trên cơ sở Nghị quyết của hội nghị quốc tế về tiền tệ - tài chính của Liên hợp quốc họp tháng 7-1944 tại Bretton Woods (Mỹ) với đại diện 44 nước tham gia. Từ ngày 1-3-1947 IMF bắt đầu đi vào hoạt động chính thức. Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 187 nước. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. IMF đã xây dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước thành viên. Tiêu chuẩn để xác định mức đóng góp là tiềm năng kinh tế và vị trí của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước đó cho IMF. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ CHỨC NĂNG Mục đích của IMF: IMF hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết các khó khăn tài chính bất thường xảy ra do ảnh hưởng của thiên nhiên hoặc để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược và điều chỉnh quan hệ giữa các nước hội viên. Ba chức năng chính của IMF gồm: - Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế. - Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. - Trợ giúp kỹ thuật. 3 CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF 2.1. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ ĐÔNG NAM Á (EAST ASIAN FINANCIAL CRISIS) - 1997 Khủng hoảng tài chính Châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7-1997 tại Thái Lan rồi đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á" như Indonesia, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc. 2.1.1 . Diễn biến: Ngày 2-7-1997, Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht và đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 3-7-1997, NHTW Philippines bị buộc phải can thiệp sâu vào thị trường nhằm bảo vệ đồng peso, tăng mức lãi suất vay qua đêm từ 15% lên 24%. Năm 2000 giá trị đồng peso giảm mạnh, ban đầu 1 USD đổi được 26 peso lên thành 38 và cuối cùng là 40 peso khi kết thúc cuộc khủng hoảng. Ngày 2-7-1997, đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Chỉ trong 12 ngày đầu, Ngân hàng Nhà nước phải bán 700 triệu USD để giữ tỉ giá. Ngày 11-8-1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trường ngoại hối (thực chất là thả nổi tỉ giá) đã khiến giá trị đồng Ringgit giảm từ mức 3,75 Ringgit/USD xuống còn 4,20 Ringgit/USD. Tháng 7-1997, cơ quan tiền tệ của Indonesia mở rộng biên độ giao dịch tiền tệ rupiah từ 8% lên 12%. Ngày 14-8-1997, Indonesia tuyên bố thả nổi hoàn toàn đồng Rupiah. Đồng rupiah và thị trường chứng khoán Jakarta chạm mức thấp trong lịch sử vào tháng 9. 4 Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 884,2 Won/USD thì ngày 30-9-1997 là 914,8 Won/USD, ngày 14-12-1997 đồng Won được thả nổi. Có thể nói sự mất giá nhanh với quy mô chưa từng có của những đồng tiền Thái Lan, Phillippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là biểu hiện dễ nhận thấy của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế - tài chính ở các nước này. Năm Nước 1996 1997 Thái Lan 25.61 47.25 Philippines 26.29 39.50 Malaysia 2.52 3.88 Indonesia 2.308 5.400 Hàn Quốc 844.20 1695.8 Bảng 2.1: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997 (Nguồn: ASEAN University Network(2000), Economic Crisis in Southeast Asia and Korea, Tradition and Modernity Publisher, Seoul, Korea). 2.1.2. Tác động của cuộc khủng hoảng: Khủng hoảng đã gây ra sự mất giá nội tệ làm gia tăng nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đặc biệt là sự phá sản của các công ty tài chính và hàng loạt các ngân hàng dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, lạm phát tăng cao trong thời gian 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan. Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trước và sau khủng hoảng (Đv: %)- (Nguồn: ASEAN University Network(2000), Economic Crisis in Southeast Asia and Korea, Tradition and Modernity Publisher, Seoul, Korea) 5 Theo đánh giá của các chuyên gia, cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại ít nhất 300 tỷ USD cho các nước châu Á, bằng khoản 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và thiệt hại chung cho nền kinh tế thế giới 500 tỷ USD do các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút niềm tin, vốn FDI đổ vào châu Á giảm dần, dè dặt và thận trọng hơn trong khi đầu tư tại nơi khác. 2.1.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: 2.1.3.1. Nguyên nhân bên trong: - Thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái không linh hoạt. Nhiều nước mới nổi ở châu Á đã gắn đồng tiền của mình với đồng đôla Mỹ và đồng thời thực hiện chính sách nới lỏng việc kiểm soát trao đổi buôn bán ngoại tệ bằng cách cho phép người dân trong nước thực hiện các khoản vay bằng đồng USD Mỹ và người nước ngoài buôn bán đồng nội tệ khá tự do. Việc này nhằm khuyến khích kinh tế phát triển cao từ khía cạnh tài chính bằng cách khuyến khích dòng chảy tư bản bên ngoài vào và tạo ra các cơ hội đầu tư nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên dòng chảy tư bản lớn vào khu vực đã tạo ra sự chênh lệch tỷ giá hối đoái. Việc giá các đồng nội tệ được định giá cao hơn giá trị thực làm cho sức cạnh tranh của các nền kinh tế này bị suy giảm so với các quốc gia khác đồng thời bị chịu các đợt đầu cơ vào dự đoán các đồng tiền này sẽ bị giảm giá vào tương lai gần. - Dựa quá nhiều vào nợ - đặc biệt là nợ ngắn hạn. Các nước Đông Nam Á là những nước xuất khẩu lớn bao gồm cả hàng chế tạo và có thể dễ dàng bù đắp cho nợ nước ngoài lớn. Tuy nhiên là chỉ có thu nhập từ xuất khẩu thì chưa đủ để trả nợ đặc biệt là vào những năm đầu thập kỷ 90 xuất khẩu của các nước này gặp khó khăn do thị trường đã bão hoà sức cạnh tranh giảm. Khi dự trữ ngoại tệ không đủ lớn để trả nợ gốc và lãi đến hạn thì các nước này đã tuyên bố tình trạng khủng hoảng cần sự giúp đỡ quốc tế. Nước Tổng số nợ Nợ ngắn hạn (trong tổng số nợ) Dự trữ ngoại hối Thái Lan 91.7 65 27 Indonesia 137.4 60 16.6 Malaysia 154.4 70 20.4 Hàn Quốc 44.1 55 21.7 Bảng 2.3: Nợ nước ngoài và dự trữ ngoại hối (cuối năm 1997) (Đv: Tỷ USD) (Nguồn: IMF) 6 - Sự hình thành bong bóng kinh tế. Trong nền kinh tế nội địa khu vực phi hàng hoá bao gồm các ngành bất động sản và xây dựng đã dần trở nên có khả năng kiếm đợc nhiều lợi nhuận so với khu vực kinh doanh hàng hoá cũng chính vì vậy mà các nguồn lực đã đợc phân bổ nhiều hơn vào khu vực phi hàng hoá này. Trong thời kỳ này các khoản đầu tư mới và trợ giúp về vốn thường tập trung vào lĩnh vực bất động sản và các ngành phi kinh doanh hàng hoá khác. Trong khi đó sự yếu kém về quản lý của các tổ chức tài chính và sự nơi lỏng trong kiểm tra và giám sát của các tổ chức này đã góp phần vào sự phát triển quá mức của khu vực phi thương mại. Kết quả là những khoản vốn được tập trung vào lĩnh vực không sinh lời đã trở thành những khoản nợ khó đòi hoặc không thể đòi được. Tổng mức nợ khó đòi của các nền kinh tế ASEAN đã lên tới 130 - 140% GDP. Khi đồng tiền bị phá giá khu vực bất động sản bị sụp xuống thì bản cân đối của các công ty tài chính các ngân hàng bị phơi ra, vỡ nợ lan nhanh. - Sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng. Các ngân hàng thuộc các nước ASEAN đã chi và đầu tư mà không tính đến khả năng cạnh tranh với nước ngoài đã đảm bảo và khích lệ các công ty trong nước vay không cần giới hạn dùng các quan hệ tín chấp thay cho các quan hệ thế chấp tài sản quá lạc quan khi đánh giá cao vai trò của các đồng nội tệ. Mối liên kết chặt chẽ này nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu và đề án phát triển lớn lao do nhà nớc đề ra. Chính sự liên kết này làm cho các thể chế kiểm soát và đánh giá tài chính nhiều khi không cần thiết hoặc trở nên mất hiệu lực, thông tin bị nhiễu hoặc không nhiều thì chính quyền cũng bằng mọi cách vực dậy các doanh nghiệp trên đà phá sản. Do hậu quả của những yếu kém đó các thể chế tài chính trong nớc phải gánh chịu những rủi ro lớn tập trung do đầu tư vào những bong bóng kiểu nh bất động sản và những rủi ro về lãi suất và tỷ giá hối đoái về mặt nghĩa vụ nợ. 2.1.3.2. Nguyên nhân bên ngoài. - Tự do hoá dòng chảy tư bản. Di chuyển vốn quốc tế là một trong những nội dung cơ bản của các giao dịch kinh tế quốc tế tạo nên sự lu động các yếu tố sản xuất và các loại tiền vốn trên thị trờng thế giới. Từ những năm 80 xu thế toàn cầu hoá thị trường tiền vốn quốc tế phát triển rất mạnh đã tăng cường ảnh hưởng của lưu động tiền vốn quốc tế đối với tình hình kinh tế thế giới. Hơn nữa do tiền vốn ký hiệu ngày càng phát triển đặc biệt loại tiền vốn ngắn hạn quốc tế được gọi 7 là vốn lang thang qúa lớn trong tổng số vốn lưu động trên thị trờng thế giới đã làm tăng tính biến động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay có khoảng 1500 tỷ USD được gọi là vốn lang thang trên thế giới hình thành lực lượng đầu cơ mạnh dễ gây nên những biến động tài chính tiền tệ quốc tế. Sự xuất hiện tiền điện tử tạo điều kiện làm cho tiền và hàng không còn giữ mối quan hệ đáng phải có, dẫn đến rối loạn hệ thống tài chính tiền tệ. Các dòng chảy tư bản ngắn hạn đều có đặc điểm chung là có thể biến đổi cả nền kinh tế tức là chúng tăng mạnh lên khi nền kinh tế đang phát triển và rút đi nhanh chóng khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn. - Đầu cơ quốc tế. Các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông Á đã chịu các đợt tấn công của các nhà đầu cơ tài chính quốc tế làm đồng tiền mất giá liên tục kể cả khi ngân hàng trung ương can thiệp lớn cộng với sự giúp đỡ quốc tế. Ngoài ra còn có các tác động của một số thế lực tài chính phương Tây. Họ muốn làm giảm giá đồng tiền các nước Đông Á để một là nâng cao giá trị đồng USD để có lợi về kinh tế cho nước giàu; hai là dễ bề thúc ép các nước này chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cả chính trị. 2.1.4. Tác động của khủng hoảng tiền tệ tới Việt Nam: - Do ảnh hưởng của khủng hoảng nên lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng. Năm 1997, FDI chỉ bằng 70% so với năm 1996. - Sự giảm sút của FDI cùng với nguy cơ phá sản đối với các công ty của Việt Nam do khả năng xuất khẩu giảm hoặc do chi phí đầu vào tăng vì lãi suất vay vốn tăng và do giá hàng nhập tăng đã tạo ra nguy cơ thất nghiệp tăng ở nước ta. Chỉ tính trong 3 tháng cuối năm 1997, riêng các xí nghiệp liên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh đã sa thải 4000 công nhân vì họ phải thu hẹp các hoạt động hoặc bị giải thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Năm 1997, cả nước có 47 dự án với nước ngoài bị giải thể, tăng 162% so với năm 1996. - Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995-1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%. [...]... trợ của Quỹ và bổ sung các điều kiện trong các chương trình trung hạn cho các quốc gia có thu nhập thấp Chương trình của IMF hỗ trợ đã bù đắp được những thâm hụt tài chính lớn trong cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nước thu nhập thấp 22 2.2.5 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 Tuy có nhiều ý kiến trái chiều nghi ngờ về vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế. .. ngày 6/4/1998, IMF cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của khủng hoảng đã qua nhưng ngay sau đó đồng tiền của một số nước tiếp tục mất giá và giảm sâu tới mức kỉ lục - IMF đã có những biện pháp sai lầm trong xử lý khủng hoảng Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc là 3 quốc gia nhận được Gói cứu trợ từ IMF Thế nhưng liều thuốc của IMF với 3 quốc gia này đã đem đến kết quả rất khác nhau Tại Hàn Quốc, là quốc gia thực... tế, tái thiết lập niềm tin của người dân và các nhà đầu tư, và dài hạn, hỗ trợ để kinh tế Hung tăng trưởng Việc Hungary có toàn quyền sử dụng khoản tín dụng trên cũng khiến Hungary cảm thấy tự tin hơn, sau khi nước này đã đưa ra được những biện pháp chấn hưng kinh tế được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá là “rất tốt” Chính phủ Pakistan ngày 15-11 thông báo sẽ nhận khoản vay 7,6 tỷ USD của Quỹ Tiền tệ quốc. ..8 2.1.5 Vai trò của IMF trong giải quyết khủng hoảng Khi khủng hoảng xảy ra theo hiệu ứng domino giữa các quốc gia Đông Á, các quốc gia này sau những nỗ lực không thành đã phải cầu cứu tới các tổ chức kinh tế tài chính trên thế giới, trong đó có IMF 2.1.5.1 Quan điểm, nhận định của IMF về cuộc khủng hoảng Theo nhận định của IMF và một số nhà phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á... soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên Để bảo đảm một hệ thống tiền tệ quốc tế quân bình và tạo điều kiện cho những trao đổi thương mại thế giới phát triển, hiện nay Quỹ có một hoạt động nghiên cứu quan trọng về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên để có thể nhìn trước những khó khăn một nước để có thể phải đối đầu và do đó cần sự giúp đỡ của Quỹ Trong những... khác Ngày 26 tháng 10, năm 2008 IMF đưa ra gói cứu trợ với Ukraina trị giá 16,5 tỷ USD Ukraina và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận về khoản tín dụng mới trị giá 5,6 tỷ USD trong gói tín dụng gần 16,5 tỷ USD mà IMF quyết định dành cho Kiev nhằm hỗ trợ nền kinh tế Ukraine đối phó với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu Trang web của IMF tối 17/4 đã xác nhận về thỏa... với cải cách và chấn chỉnh, các quốc gia đã thận trọng hơn trong tái thiết nền kinh tế +Tiêu cực: 10 - IMF đã không dự báo được khủng hoảng IMF có một vai trò là dự báo sớm cho nền kinh tế thế , thế nhưng trong khủng hoảng tiền tệ năm 1997, IMF đã không dự báo trước được nên không có những biện pháp kịp thời Hồi tháng 6-1997, IMF còn lên tiếng ca ngợi mô hình kinh tế của Malaysia và khen chính phủ nước... liệu làm việc của Quỹ, một phần quan trọng liên quan đến những dữ kiện kinh tế và tài chính của mỗi nước hội viên, bởi vì giá trị của đồng tiền quốc gia tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế này Theo quy chế (Article IV), IMF tham khảo mỗi nước mỗi năm một lần hoặc nhiều lần nếu Quỹ nhận định là nước có nhiều nguy hiểm sẽ rơi vào tình trạng khó khăn kinh tế Hằng năm, một nhóm chuyên viên của Quỹ được cử... giải thích tại sao, mặc dù như đã nói Quỹ có khoảng 300 tỷ dollar Mỹ tiền các nước hội viên đóng góp, nhưng 75% là tiền quốc gia của các nước hội viên cho nên Quỹ không thể cho vay một lúc cả 300 tỷ dollar IMF quan tâm đặc biệt đến chính sách tiền tệ, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng Bởi vì số lượng tiền tệ lưu hành nhiều hay ít là do những chính sách của ngân hàng trung ương qua việc kiểm... các hàng rào và giảm thuế 2.1.5.3 Tác động của chính sách: +Tích cực: - Mặc dù tác động bước đầu của chính sách của IMF đối với các quốc gia được IMF cho vay có thể là việc giảm sâu thêm giá của đồng nội tệ và cuộc khủng hoảng thêm sâu sắc hơn, song sau đó các nền kinh tế đã lấy lại được tốc độ tăng trưởng Biện pháp của IMF đã gây đau đớn cho các nền kinh tế khi phải từ bỏ lối đi cũ đã giúp họ tăng . 2008 18 2.2.5 Đánh giá vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 22 2.3 Khủng hoảng nợ công châu Âu 22 2.3.1 Diễn biến cuộc khủng hoảng 22 2.3.2 Chính sách của IMF 22 2.3.3 IMF thừa nhận. kinh tế. +Tiêu cực: 10 - IMF đã không dự báo được khủng hoảng. IMF có một vai trò là dự báo sớm cho nền kinh tế thế , thế nhưng trong khủng hoảng tiền tệ năm 1997, IMF đã không dự báo trước. HÀNG  BÀI TIỂU LUẬN Phân tích vai trò của IMF trong giải quyết các cuộc khủng hoảng NHÓM 6 Hà Nội, 2014 - Danh mục viết tắt: Chữ viết tắt Nguyên văn IMF International Monetary Fund - Quỹ

Ngày đăng: 13/04/2015, 00:27

Xem thêm: vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế IMF

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    CHƯƠNG 1: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ - INTERNATIONAL MONETARY FUND (IMF)

    1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ HÌNH THÀNH

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w