CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TỪ IMF:
3.2.1. Các nước nghèo:
Giúp đỡ những Chương trình Phát triển Kinh tế cho những nước nghèo là một trong những nhiệm vụ thứ yếu, ít quan tâm hơn của IMF. Một phần do lượng vốn của các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại, tài chính quốc tế không cao. Theo thời gian thì với những chính sách thoáng hơn, điều kiện thoáng hơn, các nước nhỏ cũng được vay . Với các khoản vay này các nước đã phần nào vực dậy sau những thời kỳ đình trệ nền kinh tế. Trong những năm qua, IMF đã phát triển được nhiều công cụ cho vay (facility) phù hợp với từng tình trạng của mỗi quốc gia thành viên. Các nước nghèo có thể vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ phát triển và xoá đói nghèo PRGF (Poverty Reduction and Growth Facility) và sáng kiến hỗ trợ các nước nghèo đang mắc nợ nặng nề HIPC (Heavily Indebted Poor CountriesInitiative) dựa trên các nghiên cứu về chiến lược giảm đói nghèo PRSP (Poverty Reduction Strategy Papers) do nước sở tại tiến hành dưới sự cố vấn của các tổ chức xã hội và các đối tác phát triển bên ngoài nhằm đưa ra một cơ cấu chính sách kinh tế xã hội toàn diện phục vụ cho việc thức đẩy phát triển và giảm đói nghèo. Khả năng vay của các nước thành viên phụ thuộc vào quota mà nước đó đóng góp cho IMF. Trong những năm gần đây, các
khoản vay lớn nhất của IMF được thực hiện qua PRGF với lãi suất chỉ 0,5% và thời hạn từ 5,5 đến 10 năm.
Cụ thể là trong hội nghị G-20 tháng 4 - 2009 kêu gọi IMF nâng gấp đôi mức cho vay ưu đãi đối với các nước nghèo lên tới 6 tỷ USD trong 2 năm tới nhằm giúp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng Ban lãnh đạo IMF quyết định sẽ cung cấp 8 tỷ USD trong hai năm đầu và lên 17 tỷ USD trong 5 năm tới, cao hơn yêu cầu của G-20. Không chỉ tăng thêm tín dụng, IMF còn nới lỏng những điều kiện vay vốn cho các nước nghèo. Tuy nhiên, giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về động cơ và hiệu quả của sự thay đổi mạnh mẽ cơ chế cấp tín dụng này, phải chăng IMF muốn thay đổi hình ảnh do tổ chức này thường bị chỉ trích là một định chế hà khắc, không màng đến những hậu quả xã hội do các chính sách mà tổ chức này áp đặt đối với các nước đi vay, nhất là các nước nghèo.Trong thông báo, IMF cho biết các nước thành viên có thu nhập thấp sẽ không phải trả tiền lãi đối với một số khoản tín dụng. Biện pháp này sẽ được áp dụng đối với khoảng 80 quốc gia. Từ năm 2006- 2008, tính trung bình, IMF cho năm 2009 đến nay, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, con số này đã lên tới 3 tỷ USD. Để có nguồn tài chính thực hiện các biện pháp này, IMF sẽ bán một khối lượng vàng dự trữ. Năm 2008, IMF đã quyết định bán 403,3 tấn vàng, tương đương 1/8 tổng dự trữ vàng của tổ chức này. Sau khi được sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị, dự kiến họp vào tháng 10 tới, việc bán vàng sẽ được thực hiện trong vòng hai đến ba năm. Ngoài ra, IMF cũng có kế hoạch huy động khoảng 3 tỷ USD trong nguồn tài chính mà một số nước thành viên cung ứng như Nhật Bản, Ca-na-da, Na Uy. Ngoài việc tăng tài trợ, cấp tín dụng không lãi, IMF còn tiến hành cải cách thủ tục cho vay bằng việc lập ra “một loạt các công cụ tài chính mới” phù hợp với nhu cầu của các nước nghèo, thậm chí còn giúp các nước này “đương đầu với những thách thức của khủng hoảng tài chính”. Đây là lần đầu tiên IMF cho vay với lãi suất bằng 0 và điều này giúp các nước giảm gánh nặng ngân sách. . Theo số liệu của AFP tính đến ngày 30.4.2009, việc ngừng trả lãi suất đối với các khoản tín dụng đang vay chỉ liên quan đến 11% các nước Châu Phi trong nhóm 80 quốc gia nghèo được hưởng trợ giúp của IMF. Khoản tín dụng 17 tỷ USD sẽ được tài trợ cho các nước nghèo chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với khả năng cho vay của IMF. Ví dụ tháng 11.2008, chỉ riêng U-crai-na đã được IMF cấp khoản tín dụng trị giá 16,4 tỷ USD trong vòng 2 năm. Mặc
dù cho các nước nghèo vay vốn không phải là việc của IMF mà đó là việc của Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khu vực.
3.2.2. Việt Nam
3.2.2.1 Quan hệ của IMF và Việt Nam
- Cổ phần và đại diện:
Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR, chiếm 0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số quyền bỏ phiếu. Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á với 13 nước thành viên. - Hoạt động của IMF tại Việt Nam:
Năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của
ViệtNam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.
Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD – trong đó 209,2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.
Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn. IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách DNNN, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố v.v. Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.
- Hoạt động gần đây:
Tăng vốn cổ phần đặc biệt năm 2008: Vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã tăng thêm 131,6 triệu SDR từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp vốn của Việt Nam đã hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011 đến nay.
Về tăng vốn cổ phần, trong đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể lần 14 của IMF, vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF sẽ tiếp tục tăng từ 0,4607 tỷ SDR lên 1,1531 tỷ SDR (tăng thêm 692,4 triệu SDR). Trong đợt tăng vốn lần này, số cổ phần của Việt Nam tăng khoảng 150% so với mức tăng chung 100%, do ngoài mức tăng 100% cổ phần như các nước khác, tỷ lệ cổ phần của Việt Nam cũng được tăng từ 0,193% lên 0,242%. Điều này phản ánh thành tựu kinh tế và vị thế tiếng nói ngày càng tăng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Trong thời gian qua, IMF đã cử nhiều Đoàn HTKT vào Việt Nam giúp đánh giá, tư vấn về nhiều lĩnh vực chính sách, nghiệp vụ chuyên môn như CSTT, CSTK, chính sách thuế, cán cân thanh toán, xây dựng dự thảo luật phòng chống rửa tiền và tổ chức nhiều khóa đào tạo; tổ chức nhiều buổi tọa đàm đối thoại chính sách với các cơ quan chức năng.
KẾT LUẬN
Mặc dù IMF tác động vào nhiều cuộc khủng hoảng nhưng bài tiểu luận chỉ đề cập đến những cuộc khủng hoảng lớn. IMF đã đem lại nhiều thành công trong khắc phục khủng hoảng nhưng cũng đã để lại nhiều vết thương khó lành, gây ra sự lên án ở nhiều quốc gia về việc IMF đã dự đoán thiếu chính xác và áp dụng chính sách thắt quá chặt. Những gói cứu trợ của IMF có vai trò kìm hãm sự khủng hoảng, ngăn chặn sự lây lan cũng như sự tụt dốc sụp đổ mang tính dây chuyền của nhiều nền kinh tế trong khu vực và quả thật những gói cứu trợ đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình nhưng những yêu cầu về kinh tế vĩ mô của IMF thì lại quá nặng tay làm cho tình hình trở xấu. Nhưng đánh giá 1 cách khách quan, qua những cuộc khủng hoảng trong quá khứ, sau khi bị “dị ứng” với liều thuốc của IMF những nền kinh tế cũng đã khởi sắc trở lại, đây là 1 tín hiệu đáng mừng, cho thấy dù nhiều sai lầm, nhưng IMF cũng đã đóng góp rất tích cực cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.