Ngoài ra, các nước còn đạt được thoả thuận chính thức công nhận những hứa hẹn cắt giảm khí thải hiện nay cần phải gia tăng và về một khung sườn gồm các cách thức thanh
Trang 1Đạo đức trong đàm phán
Đối với một số người, đàm phán mang một ý nghĩa tiêu cực Thông thường, những người này cho rằng đàm phán chỉ là khi người bán cố gắng thuyết phục mọi người mua các sản phẩm và dịch vụ của mình Nhưng đàm phán không phải là một điều tiêu cực và mang nghĩa hạn hep như vậy Trong thực tế, mỗi người chúng ta thương lượng hầu như mỗi giờ, mỗi ngày kể từ lúc bắt đầu một ngày mới Đàm phán xuất hiện bất cứ khi nào bạn giao tiếp – nhờ bạn bè giúp đỡ trong bài tập , thuyết phục bố mẹ đưa bạn ra ngoài ăn tối, hoặc khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn – tất cả đều là những cuộc đàm phán Girard Nirenberg, tác giả của cuốn sách chính thức đầu tiên về đàm phán, giải thích nó theo cách này:
"Khi hai hoặc nhiều người trao đổi ý kiến với mục đích thay đổi mối quan hệ theo cách nào đó, họ đang có trong một cuộc đàm phán."
Trong đàm phán quốc tế, người tham gia đàm phán phải dung hòa đc lợi ích của cá nhân và lợi ích của đất nước Nhà đàm phán có đạo đức là người không chỉ nghĩ về những gì họ “nhận được” trong cuộc đàm phán mà còn nghĩ về những gì có thể “cho” đối tác Cách hành xử như vậy khiến cho những nhà đàm phán này có quan điểm lâu dài, bởi họ biết rằng
Trang 2nếu đối tác rời khỏi bàn đàm phán trong trạng thái thoải mái và cảm thấy thành công nhất, thì họ sẽ sẵn sàng trở lại bàn đàm phán nhiều lần trong tương lai
Đạo đức dường như ít được đề cập đến khi ai đó nói về các yếu tố trong đàm phán, nhưng nó lại góp phần quan trọng quyết định sự thành công của bất kì buổi đàm phán nào Để làm rõ hơn về yếu tố đạo đức, người viết xin phân tích một ví dụ cụ thể mà trong đó, đạo đức nắm vai trò then chốt đưa các bên đi đến thỏa thuận chung, đó là tại hội nghị biến đổi khí hậu Cancun (gọi tắt là COP 16)
Trang 3Hội nghị biến đổi khí hậu Cancun
1 Bối cảnh diễn ra hội nghị
Một năm sau thất bại tại Copenhagen, hơn 190 quốc gia nhóm họp tại Cancun, thành phố du lịch Mexico, từ 29/11 đến ngày 10/12/2010 Hội nghị thượng đỉnh Cancun, Mexico kéo dài 2 tuần nhằm tìm kiếm nguồn quỹ hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, bảo tồn các khu rừng mưa nhiệt đới và chuẩn bị các biện pháp đối phó với một thế giới nóng hơn Hội nghị cũng sẽ cố gắng đưa ra những mục tiêu phát thải nhằm hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính Các nhà đàm phán và sau đó là bộ trưởng môi trường và năng lượng của các nước sẽ tìm những giải pháp đồng thuận và tiến bộ nhằm giúp cho Trái đất bớt bị tác hại vì biến đổi khí hậu
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh xảy ra mâu thuẫn giữa nhóm nước đang phát triển và đã phát triển, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc Những vòng đàm phán về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã bị phủ bóng bởi mâu thuẫn giữa 2 quốc gia phát thải lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh thặng dư thương mại từ Trung Quốc tăng
Trang 4cao Trước đó, 2 quốc gia này đã không ngừng buộc tội cho nhau là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu Thái độ không ai chịu nhường ai
đã khiến các nhà phân tích lo ngại rằng hội nghị lần này sẽ đi vào bế tắc
2 Diễn biến và nội dung chính của hội nghị:
Hội nghị biến đổi khí hậu Cancun (Mexico) kết thúc ngày 11/12/2010 Trong số các biện pháp được đề ra, có việc thành lập một Quỹ xanh vì khí hậu nhằm giúp đỡ các nước nghèo có thể thích ứng được với hiện tượng khí hậu thay đổi, bảo vệ các khu rừng nhiệt đới và san sẻ các hiểu biết về kỹ thuật sinh thái Sau 12 ngày họp, các quốc gia thông qua văn bản thỏa hiệp được nước chủ nhà Mexico soạn thảo, mặc dù có sự phản đối từ Bolivia Những bước tiến chủ yếu của Hội nghị Cancun liên quan đến việc thành lập một Quỹ xanh nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển thích nghi và chống lại sự ấm lên của trái đất, các nước giàu nhất hứa sẽ cung cấp hàng năm 100 tỉ USD ( 75 tỉ euro) từ nay đến năm 2020 Ngoài
ra, các nước còn đạt được thoả thuận chính thức công nhận những hứa hẹn cắt giảm khí thải hiện nay cần phải gia tăng và về một khung sườn gồm các cách thức thanh toán cho các nước không chặt phá rừng của họ Tuy nhiên,
Trang 5hội nghị chưa đạt được thoả thuận về các mặt: Cắt giảm khí thải hơn nữa;
Cơ chế thương thuyết cắt giảm khí thải thêm nữa; Quyết định vị thế pháp lý của bất cứ thỏa thuận toàn cầu mới nào
Như vậy, hội nghị đã không đạt được thỏa thuận toàn diện và bao quát mà nhiều nhà hoạt động vì môi trường và nhiều chính phủ mong muốn Thoả thuận này là ít hơn nhiều so với thỏa thuận toàn diện nhiều quốc gia muốn đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Copenhagen năm ngoái và họ vẫn tiếp tục tìm kiếm Nó vẫn để ngỏ câu hỏi liệu các biện pháp nào, bao gồm việc cắt giảm khí thải, sẽ có tính ràng buộc về pháp lý Trước đó, các văn bản dự thảo nói rằng việc cắt giảm hơn nữa lượng khí thải carbon là cần thiết, nhưng không thiết lập một cơ chế để đạt được các cam kết mà các quốc gia đã đưa ra Sự miễn cưỡng của một số quốc gia đối với Hiệp ước Kyoto là một trở ngại trong tuần cuối cùng đàm phán Tuy nhiên, các nhà ngoại giao đã tìm được một thỏa hiệp Các đại biểu hoan nghênh bài phát biểu từ các chính phủ đã gây ra những tranh cãi gay gắt nhất trong quá trình đàm phán - đó là Nhật Bản, Trung Quốc, và cả Mỹ - khi từng nước một lần lượt thông qua dự thảo
Trang 6Phân tích, nhận xét về yếu tố đạo đức trong hội nghị Cancun
1 Vấn đề đạo đức trong hội nghị Cancun:
Hội nghị Cancun mang nặng vấn đề đạo đức trong nó bởi những đặc điểm sau:
_ Biến đổi khí hậu xảy ra bởi một nhóm người thuộc một phần của thế giới, nhưng lại đặt những người khác và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị hủy diệt
_ Tác hại của biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đơn thuần đến con người, sinh vật mà còn dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài liên quan đến việc duy trì ổn định cuộc sống
_Những người dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, thường là người dân, lại không có khả năng thay đổi tình hình, buộc phải dựa vào chính phủ của mình để đưa ra những kiến nghị Và họ chỉ có thể tin tưởng và hi vọng vào việc các chính phủ sẽ nghĩ đến sự công bằng và trách nhiệm mà đưa ra các quyết định mang tính bảo vệ cho toàn thế giới
Mặc dù có thể thấy được một vài tia hi vọng trong các giải pháp và
nỗ lực nhằm chống lại tình trạng biến đổi khí hậu tại hội nghị Cancun, ta vẫn phải xem xét hội nghị trong tình tình thực tế: đã 20 năm qua thế giới
Trang 7luôn cố gắng tìm giải pháp hoàn chỉnh ngăn chặn biến đổi khí hậu nhưng bất thành Xét từ góc độ này, thì hội nghị Cancun lại được xem là một thất bại về đạo đức Bởi mỗi năm, những cam kết không đầy đủ về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG) kiểu này vẫn diễn ra, thì nó sẽ là “vết xe đổ” cho các hội nghị và vòng đàm phán tiếp theo, rất khó để có thể đạt được một lộ trình cắt giảm phát thải nhà kính hoàn chỉnh khi mà các nước vẫn tiếp tục không thống nhất nhau do nhiều mâu thuẫn liên quan đến vấn
đề lợi ích cá nhân, dân tộc
2 Phân tích những khía cạnh về đạo đức trong hội nghị Cancun:
COP 16 kết thúc vào sáng ngày 11/12/2010 với một vài thỏa thuận khiêm tốn, mục đích tạo bước đà xây dựng một lộ trình giải quyết biến đổi khí hậu Trải qua 16 kì hội nghị, mỗi năm các vấn đề khó khăn lại bị trì hoãn lại, và cam kết của các nước vẫn chưa đủ mạnh mẽ để có thể ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu Khi các nước bắt đầu quan tâm đến vấn đề khí hậu và tiến hành cuộc đàm phán đầu tiên (COP 1) vào năm 1990, nồng độ CO2 trong bầu khí quyển ở mức 350 ppm Tại hội nghị Cancun lần này, khi mà vấn đề thống nhất một lộ trình chống biến đổi khí hậu và mâu thuẫn giữa các quốc gia vẫn chưa ngã ngũ, thì nồng độ CO2 đã đạt ngưỡng 390
Trang 8ppm Càng nhiều năm trôi qua thì sự chờ đợi để đạt được thỏa thuận về một mức độ phát thải nhà kính ổn định dường như càng khó khăn hơn
Từ những phân tích trên, có thể nêu ra một vài khía cạnh về đạo đức mà các nhà đàm phán và lãnh đạo các quốc gia trong hội nghị Cancun nói riêng cũng như bất kì hội nghị chống biến đổi khí hậu nói chung nào cần đạt được :
_ Yêu cầu mọi quốc gia cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần thiết đủ để cộng đồng quốc tế có một lộ trình giảm phát thải khí hiệu quả
_ Đặt các mục tiêu cắt giảm khác nhau cho từng quốc gia dựa trên sự công bằng và hợp lí
_ Yêu cầu các quốc gia có trách nhiệm lớn nhất cho sự biến đổi khí hậu (các nước có lượng phát thải CO2 lớn) phải cung cấp đầy đủ kinh phí cho các nước đang phát triển hoặc các nước dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu để họ làm công tác chuẩn bị phòng thiệt hại nếu bị tác động bởi biến đổi khí hậu, hoặc đền bù thiệt hại cho các nước này nếu như công tác phòng bị không được thực hiện dẫn đến hậu quả lớn
a Cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính:
Trang 9Các thỏa thuận tại Cancun không có sự thay đổi so với Copenhaghen
về việc các nước tự nguyện hay không cam kết cắt giảm lượng khí thải, và lượng khí thải cam kết sẽ cắt giảm vẫn chưa đủ để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu Hoa Kì, một trong số những nước có lượng phát thải nhà kính hàng đầu thế giới sẽ không có ý định cắt giảm lượng khí thải của mình trừ khi Trung Quốc – quốc gia đang phát triển có lượng phát thải nhà kính lớn nhất – cũng cam kết thực hiện cắt giảm khí thải ở mức yêu cầu Điều này là
vô lí và trái với các qui tắc đạo đức trong đàm phán bởi bất kì quốc gia nào khi tham gia hội nghị đều phải có nhiệm vụ chia sẻ trách nhiệm một cách công bằng, không một quốc gia nào có quyền tiếp tục hủy hoại môi trường chỉ dựa vào lý lẽ rằng có một nước khác cũng đang làm như vậy Hoa Kì
có quyền không tham gia vào liên kết chống biến đổi khí hậu, nhưng cần suy nghĩ và làm theo những gì đạo đức đòi hỏi để tạo nên sự công bằng về vai trò và trách nhiệm trong việc cắt giảm khí thải
b Sự công bằng và hợp lí trong mục tiêu cắt giảm khí thải:
Mức cắt giảm khí thải của mỗi quốc gia phải dựa trên qui mô và mức độ phát thải của quốc gia đó, điều này đòi hỏi sự trung thực của từng quốc gia và ý thức của họ Tuy nhiên, các quốc gia tham gia vào hội nghị
Trang 10Cancun vẫn quá đặt nặng lợi ích đất nước chứ chưa thực sự xem xét đến lợi ích chung cho toàn thế giới Các yêu cầu cắt giảm khí thải hiện nay được
“cào bằng”, nghĩa là mức cắt giảm của các quốc gia là như nhau Điều này cũng trái với các qui tắc đạo đức bởi nó đã xem nhẹ sự công bằng khi đánh đồng các quốc gia đang góp phần lớn gây nên hiệu ứng nhà kính với các quốc gia có lượng phát thải ít hơn
c Kinh phí chống biến đổi khí hậu:
Tuy hội nghị Cancun đã đạt được thỏa thuận về một Quĩ xanh nhằm giúp các nước đang phát triển chống lại tác hại của biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2020, nhưng tuyên bố được phê chuẩn tại Cacun không nói rõ làm thế nào mà quĩ này có thể cấp vốn và để ngỏ điều này cho các cuộc thảo luận tiếp theo Như vậy tại Cancun, vấn đề kinh phí cho việc chuẩn bị và khắc phục các thảm họa biến đổi khí hậu vẫn chưa được giải quyết triệt để, và các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (đa số là các nước đang phát triển) vẫn đang hàng ngày hàng giờ đối mặt với nguy cơ cuộc sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng và thiên nhiên bị hủy hoại
KẾT LUẬN
Trang 11Mặc dù 3 khía cạnh trên chưa phải là toàn bộ vấn đề đạo đức được nêu ra trong một kì hội nghị chống biến đổi khí hậu, tuy nhiên nó là 3 khía cạnh cơ bản, tối thiểu mà bất kì COP nào cũng cần phải đáp ứng, và cũng là 3 khía cạnh được đưa ra tranh luận nhiều nhất, quyết định sự thành công của hội nghị cũng như mong mỏi của các nhà đàm phán, các chính khách, các tổ chức môi trường và người dân trên thế giới