1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Các hình thức giao tiếp

30 501 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, giao tiếp là cách thức để tồn tại và phát triển. Ngay từ thuở sơ khai, khi con người mới xuất hiện và bắt đầu quá trình sinh tồn của mình thì cũng là lúc xuất hiện các hình thức tiếp xúc và trao đổi giữa con người với nhau. Ban đầu, người tiền sử tiếp xúc với nhau ở trạng thái vô thức, họ không nắm bắt được mục đích của quá trình giao tiếp. Dần dần do nhu cầu sinh tồn, con người nắm bắt được kỹ năng và mục đích của quá trình giao tiếp. Tiếp đó, cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, con người ngày càng ý thức hơn trong quan hệ giao tiếp của mình. Bên cạnh sự xuất hiện của ngôn ngữ, để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống còn có sự hình thành và phát triển của giao tiếp phi lời nói, tức là những cử chỉ thái độ. Trong quá trình phát triển, do có sự phân hoá về vị trí địa lý, lịch sử nên đã dẫn đến sự khác biệt trong cách thức giao tiếp của từng tộc người, từng nền văn hoá trên thế giới. Giao tiếp bao gồm nhiều nội dung, trong đó, quan trọng nhất là chào. Chào là tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt. Đề tài mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là những hình thức chào phi lời nói, hay những cử chỉ khi chào. Chúng tôi chọn đề tài này vì những lý do sau đây: - Chào là một cách thức giao tiếp phổ biến. Khi gặp nhau hay khi từ biệt, người ta đều chào nhau. Bất cứ nơi đâu, cho dù đó là trong một ngôi làng, một thị trấn, một thành phố hay trong một đất nước, cách thức chào đều có thể diễn ra. - Chúng tôi cho rằng: Những hình thức chào phi lời nói chứa đựng nhiều thông điệp hơn và dễ sử dụng hơn so với hình thức chào bằng lời nói. - Nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi hiểu biết thêm về sự đa dạng của các nền văn hoá, đặc biệt là văn hoá giao tiếp của những đất nước khác nhau. 1 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com - Hơn nữa, trong chuyên ngành mà chúng tôi đang theo học – Quốc tế học – sẽ là rất cần thiết khi có vốn hiểu biết về các quốc gia khác. Nhờ đó, khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài hay bạn bè quốc tế, chúng tôi sẽ tránh được những cách cư xử khiếm nhã, không phù hợp với nghi thức xã giao của văn hoá nước bạn. - Đặc biệt, ở Việt Nam, theo chúng tôi tìm hiểu, có rất ít người nghiên cứu đề tài này. Chính vì vậy, mong muốn của chúng tôi là cung cấp cho các bạn những hình thức chào phổ biến và một vài kiểu chào độc đáo trên thế giới hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1.Phương pháp thống kê: Chúng tôi đã khoanh vùng phạm vi 130 nước để nghiên cứu, kết quả là: + 92 nước dùng hình thức bắt tay + 74 nước dùng hình thức hôn Trong đó: - 65 nước dùng kiểu hôn má - 5 nước dùng kiểu hôn 1 lần - 17 nước dùng kiểu hôn 3 lần - 10 nước dùng kiểu hôn gió +27 nước dùng hình thức ôm + 44 nước dùng hình thức cúi chào + 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào + 8 nước dùng hình thức gật đầu Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi chào. 2.Phương pháp so sánh: Như đã nói ở phần mục đích, do sự phân hoá về vị trí địa lý, lịch sử nên đã dẫn đến sự khác biệt trong cách thức chào ở các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, 2 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com không phải mỗi quốc gia sử dụng một cách chào riêng biệt. Có hình thức chào được rất nhiều quốc gia sử dụng (bắt tay, hôn, ôm, cúi chào), cũng có những hình thức ít phổ biến hơn. Chúng tôi đã hệ thống theo những hình thức chào khác nhau, và trong từng hình thức đó còn phân chia ra những kiểu khác nhau. 3.Phương pháp minh hoạ: Chúng tôi đã thu thập được một vài hình ảnh minh hoạ giúp cho bài nghiên cứu sinh động hơn. Và trong khi trình bày, hai thành viên sẽ minh hoạ bằng động tác, còn một thành viên khác sẽ sử dụng bản đồ. 3 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com NỘI DUNG Người ta nói rằng thế giới này đang trở thành một cộng đồng toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng các nền văn hoá đang bắt đầu hoà lẫn với nhau. Trên thế giới đang diễn ra rất nhiều sự giao lưu giữa các quốc gia và khu vực. Trở thành một cộng đồng toàn cầu không có nghĩa là việc giao tiếp sẽ dễ dàng hơn. Khi chúng ta gặp một người nước ngoài, chúng ta mang theo mình tất cả những phong tục, tập quán riêng của đất nước mình và chúng ta đều biết rằng mỗi một nền văn hoá đều có một sự khác biệt. Khi gặp một người bạn mới, chúng ta muốn được họ yêu mến hay đơn giản để họ có thiện cảm với chúng ta. Chúng ta muốn được xem như là những người bạn thân thiện ngay lúc mới gặp. Nếu chúng ta làm được đều đó có nghĩa là chúng ta đã gây một ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Những nhà KHXH là những người nghiên cứu về hành vi của con người. Một vài người trong số họ nghiên cứu về cách làm thế nào để chúng ta gây được ấn tượng ban đầu. Họ nói rằng, một người rất dễ phán đoán người khác. Đa số chúng ta sẽ hình thành những ý kiến/quan điểm về người khác chỉ trong 4 phút giao tiếp với người đó. Việc phán đoán một người nào đó một cách nhanh chóng là một kĩ năng sống còn. Khi chúng ta gặp một người không quen biết, chúng ta cần biết rằng họ có tin tưởng chúng ta hay không. Chúng ta cần biết họ có làm hại đến chúng ta hay không. Và chúng ta cần biết rằng họ có thể hiện tình thân ái với chúng ta hay không. Những nhà KHXH tin tưởng rằng sự lo lắng sẽ khiến con người xa cách nhau. Khi chúng ta gặp những người đến từ nền văn hoá khác, chúng ta không bao giờ biết họ có thể làm những gì. Vì vậy, chúng ta thích ở bên cạnh những người giống chúng ta( có thái độ thiện cảm với chúng ta). Nhưng trong một cộng đồng toàn cầu , việc tách rời nhau ngày càng trở nên khó khăn. 4 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com Những nhà KHXH cho rằng con người gây ấn tượng ban đầu chỉ trong vòng 10 giây đầu tiên của cuộc gặp mặt. Đây không phảI là khoảng thời gian dài. Để gây ấn tượng ban đầu tốt, một điều rất quan trọng là phải hiểu về những phong tục văn hoá người bạn của mình( người đối thoại với mình). Chúng ta gây ấn tượng ngay khi chúng ta chào nhau. Không phải tất cả mọi người đều có cách chào hỏi giống nhau. Vì vậy sẽ là rất cần thiết để chúng ta biết cách chào hỏi của những nền văn hoá khác nhau. Chúng tôi không thể kể ra toàn bộ cách thức chào hỏi từ các đất nước khác nhau trên thế giới. Nhưng dưới đây là một vài cách mà con người ở những nền văn hoá khác nhau chào hỏi lẫn nhau. Cách thức chào trong giao tiếp bao gồm nhiều hình thức khác nhau, như : bắt tay, ôm, hôn, cúi người, gật đầu và nhiều hình thức đặc biệt khác. I. HÌNH THỨC BẮT TAY Trước hết, chúng tôi đã tìm hiểu cách thức chào của 128 nước trên thế giới. Trong đó có rất nhiều nền văn hoá sử dụng hình thức bắt tay để chào nhau (92nước). Nhưng không phải tất cả các nền văn hoá đó đều bắt tay theo cùng một kiểu. 1. Nguồn gốc Theo nhà sử học Charles Panati, hình thức bắt tay đã xuất hiện từ rất sớm, khoảng năm 2800 trước Công nguyên. Thông dụng nhất là kiểu bắt tay bằng tay phải. Đây là dấu hiệu của sự hoà bình, tin tưởng lẫn nhau. Hai người bắt tay phải với nhau để chứng tỏ là họ không mang vũ khí bởi tay phải là tay cầm vũ khí . 5 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com Tuy nhiên cũng có một số nước sử dụng tay trái khi bắt tay. Ví dụ như người Ashanti ở Ghana. Có một truyền thuyết về nguồn gốc hình thức này. Truyền thuyết kể rằng: có hai bộ tộc ở Châu Phi chiến tranh liên miên. Cho đến một ngày, tù trưởng của một bộ tộc bỗng thay đổi. Ông ta đến bên biên giới hai vùng và vứt bỏ vũ khí, đồng thời đưa tay trái ra. Hành động này được xem như hành động chứng tỏ thiện chí, chân thành. Các nước Tây Phi cũng thường sử dụng tay trái khi bắt tay bởi họ cho rằng nó gần tim nhất. Trước đây, phụ nữ không sử dụng hình thức này. Nhưng ngày nay hình thức này đã trở nên phổ biến. ở các nước phương Tây, mọi người đều bắt tay với nhau, kể cả phụ nữ với nhau và phụ nữ với đàn ông. 2. Ý nghĩa Bắt tay là một hình thức chào điển hình. Nó chứa đựng nhiều thông điệp: - Bắt tay là sự khởi đầu cho một mối quan hệ giữa con người, liên kết con người với nhau. Chính hành động giơ tay ra chứng tỏ ý muốn truyền đi sự thân thiện, nồng nhiệt, chân thành của mình tới người khác. - Bắt tay cũng chứng tỏ sự bình đẳng. Ngay từ khi mới ra đời, hình thức bắt tay đã mang ý nghĩa là thể hiện sự bình đẳng giữa hai cá nhân. Hay mở rộng ra, cái bắt tay cũng thể hiện chủ nghĩa cá nhân trong xã hội. Hình thức bắt tay ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Phi thông dụng hơn Châu Á. Điều này chứng tỏ chủ nghĩa cá nhân ở các Châu Âu, Mỹ, Phi, Úc cao hơn ở Châu Á. 6 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com - Nhưng bên cạnh đó, bắt tay còn thể hiện sự tôn trọng, nhất là với người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn trong xã hội. Một dặc điểm chung dễ nhận thấy ở nhiều nước khi bắt tay là: Người có quyền lực cao hơn hoặc tuổi lớn hơn sẽ đưa tay ra bắt trước. Ví dụ như ở các nước Botswana, Mali. Riêng ở nông thôn Gabon và ở Hoa Kỳ, người có quyền lực và lớn tuổi hơn không chỉ giơ tay ra bắt trước mà còn dùng cả hai tay để bắt, và người đối diện không được phép dùng hai tay bắt trả. Bắt tay rất quan trọng trong việc hình thành ấn tượng đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ bị đánh giá thông qua việc bạn có bắt tay hay không hoặc qua cách bắt tay của bạn. Cái bắt tay rất đơn giản nhưng nhiều khi nó chứng tỏ nhiều điều ở con người bạn. Nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này cho rằng: Người bắt tay chặt là người thân mật, thoải mái, tận tâm, chu đáo, dễ chịu. Ngược lại, những người bắt tay lỏng lẻo, hờ hững là người rụt rè, ít ổn định, thiếu tự tin, thiếu hiểu biết. Tuy vậy điều nay còn có liên quan nhiều đến tôn giáo, văn hoá mỗi nước khác nhau. Ở Châu Âu, hình thức bắt tay rất phổ biến. Đàn ông còn thường bắt tay và hôn tay phụ nữ. Tuy nhiên, các nước Trung Đông, một số nước Châu Á không sử dụng hình thức này khi chào nhau. Đặc biệt ở các nước theo đạo Hồi, Hindu, Do tháI chính thống. Các nước phương Đông thường dùng bắt tay nhẹ, ít khi nhìn thẳng vào mắt nhau (trừ Phillippine). Thậm chí, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, nhìn vào mắt nhau còn thể hiện sự thô lỗ, bất lịch sự. Tất cả những đIều này là do nền văn hoá chứ không phảI là sự thiếu tự tin hay thiếu hiểu biết. 3. Chú ý - Khi đứng cách chừng 3 feet hãy đưa tay ra để bắt. - Nếu ai đó giơ tay cho bạn bắt thì hãy đáp lại cho dù đó là đàn ông hay phụ nữ. - Bắt tay chặt nhưng không nên thít quá chặt. 7 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com - Chú ý rằng bạn chỉ đIều khiển bàn tay của mình chứ không phải của người đối diện. - Ở một số nền văn hoá, không nên dùng tay thứ hai bọc lấy tay người khác. Hành động quá thân thiện đó có thể bị hiểu nhầm là trịch thượng, muốn kiểm soát người khác. - Cũng như vậy với một số nước, khi bắt tay, tay còn lại không để lên vai người khác hoặc không ghì tay khi bắt. Nếu không bạn sẽ bị cho là xâm phạm khoảng không cá nhân. - Không nên rút tay ngay lập tức mà đợi đến khi tay lỏng ra ( giữ cái bắt tay trong vài giây). 8 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com 4. Bắt tay ở một số nước Ở Hoa Kỳ, người ta trao nhau cái bắt tay chắc chắn và dứt khoát. Họ nhìn thẳng vào mắt nhau và họ thường đứng cách nhau chừng 2 feet. Cái bắt tay chặt cũng có ở những nước khác như Pháp, Bồ Đào Nha, Đức, Hungary, Hà Lan, Sudan, Uruguay, Wales… Thông thường, người ta chỉ bắt bằng một tay. Tuy nhiên, có một số nước bắt tay phải sử dụng cả hai tay, như Botswana, Nam Phi, Cộng hoà Trung Phi, Rumani, Angieria, Slovakia, Ethiopia, Hàn Quốc, Malaysia. Đối với những người bạn thân thì việc làm này có ý nghĩa là họ đang nắm tay nhau chặt hơn. Còn ở Việt Nam, điều đó thể hiện sự tôn trọng. Ở một số nước, đàn ông nhìn chung không bắt tay với phụ nữ trừ khi người phụ nữ đó đưa tay ra trước. Ví dụ: tộc người Maori ở New Zealand , Antiguans & 9 Website: http://www.kilobooks.com Ema il : care@kilobook.com Barbudans, Ai Cập, Mali, ấn Độ. Đàn ông Niger theo đạo Hồi truyền thống không bắt tay với phụ nữ. Đàn ông Sudan, Afghanistan cũng không bắt tay với phụ nữ ở nơi công cộng. ở CHDCND Congo, vùng nông thôn, đàn ông không bắt tay với phụ nữ . 10 [...]... má hoặc môi của các thành viên trong gia đình để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến - Nụ hôn xã giao: Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu giữa những người đứng đầu Nhà nước hoặc các tổ chức (thường hôn vào mỗi bên má) Đây là một hình thức ngoại giao - Nụ hôn tình yêu: Đây là nụ hôn thể hiện tình yêu nam nữ 16 Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com Giao tiếp không bằng... cỏc hỡnh thức chào trờn thế giới Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thu Huyền Sinh viên : Đặng Hà Vân Hoàng Hải Vân Nguyễn Trà My Trần Thị Hương Giang Lớp: K48 – Quốc tế học 28 Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com Hà Nội, 3-2005 Mục lục: I Mục đích 1 II Phương pháp nghiên cứu 2 III.Nội dung 1 Hình thức bắt tay 5 2 Hình thức hôn 16 3 Hình thức ôm 18 4 Hình thức cúi chào 20 5 Hình thức chắp... mở hơn nam giới Bên cạnh đó, hình thức ôm cũng có khi được kết hợp với hình thức khác Ví dụ, đối với đàn ông Tây Ban Nha, bạn bè thường vỗ nhẹ vào lưng và ôm nhau nếu không gặp nhau sau một thời gian dài 18 Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com IV HÌNH THỨC CÚI CHÀO Khi tìm hiểu về cách thức chào của 128 nước trên thế giới, không thể không kể đến hình thức cúi chào (44 nước), trong... Thái Lan có vị trí đặt tay cao hơn Nop Lào VI HÌNH THỨC GẬT ĐẦU Ngoài ra, gật đầu cũng là một cách chào hỏi Gật đầu là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay Chúng tôi đã tìm hiểu được 8 dân tộc sử dụng cách gật đầu như là một hình thức để chào Đó là những nước: Malaysia, Kiribati, Belize, El salvado, Papua New Guinea, Mexico, Saint Lucia, Việt Nam VII NHỮNG HÌNH THỨC ĐẶC BIỆT KHÁC * Ở vùng nông thôn Mông Cổ,... care@kilobook.com Ở Ai Cập, hình thức chào rất phức tạp Cách chào phụ thuộc rất nhiều vào đẳng cấp xã hội Nhìn chung, bạn bè cùng giới thường bắt tay và hôn vào má Đàn ông chỉ bắt tay với phụ nữ khi phụ nữ đưa tay ra trước - Ở những nước theo đạo Thiên chúa - tôn giáo cho rằng con người sống bình đẳng - các hình thức bắt tay, ôm, hôn được sử dụng phổ biến hơn Điều này được thể hiện rõ ở các nước phương Tây... nữ chào nhau bằng cách: bắt tay (nắm chặt tay nhau), đồng thời ngả người về phía trước và trao cho nhau nụ hôn vào má Người Maori ở New Zealand thường chào nhau bằng phong tục “hongi” chạm mũi vào nhau với đôi mắt nhắm và mồm phát ra những tiếng nhỏ ”mm-mm” Chúng tôi nghĩ đây là một kiểu đặc biệt của hình thức hôn III HÌNH THỨC ÔM Để chào nhau người dân ở một số nước còn có hình thức ôm (27 nước) Ôm... care@kilobook.com Hình thức bắt tay đơn giản nhưng lịch sự đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới II HÌNH THỨC HÔN Bên cạnh những cái bắt tay, ở một số nước, bạn bè lại chào nhau bằng những nụ hôn, họ có thể hôn 1 lần, 2 lần hay thậm chí 3 lần, hôn má hay chỉ hôn gió Hôn là áp môi hoặc mũi vào để tỏ lòng yêu thương quý mến Những người bạn thân hoăc họ hàng thường chào nhau bằng hình thức này Theo... nước ngoài Người Việt Nam thể hiện lòng tôn trọng với một ai đó khi dùng cả hai tay để bắt Cái bắt tay là một hình thức đụng chạm trong giao tiếp Nhưng khi chào nhau, người ta không nhất thiết phải chạm vào nhau nếu phải dùng tất cả các bộ phận của tay Ở một số nước, bạn bè chào nhau bằng cách giơ tay ra chào, nhất là trong những nhóm đông người Ví dụ: ở Niger, một người mới xuất hiện có thể giơ cả... tri thức cho con người - Người ta còn cho rằng năm ngón tay của hai bàn chạm nhau giống con dao cắt đứt mọi khác biệt tồn tại giữa hai người 21 Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com - Te nghĩa là bạn, còn Nama nghĩa là cúi Hai chữ này đi với nhau còn có nghĩa là khiêm nhường, khiêm tốn Do đó, hình thức này thể hiện sự khiêm nhường - Theo một cách nào đó (ở một số mặt), hình thức. .. được thể hiện rất rõ Điều này dường như cũng có những ảnh hưởng nhất định tới cách thức chào ở nhũng nước theo đạo Hồi Ví dụ : Ở Malaysia, đàn ông thường bắt tay khi gặp một ai đó Nhưng phụ nữ hiếm khi sử dụng hình thức này, họ chỉ sử dụng lời chào Ở Afghanistan, đàn ông thương bắt tay với nhau Phụ nữ cũng sử dụng hình thức này với nhau Tuy nhiên,đàn ông không bắt tay hoặc chạm vào phụ nữ ở những nơi . gió +27 nước dùng hình thức ôm + 44 nước dùng hình thức cúi chào + 4 nước dùng hình thức chắp tay cúi chào + 8 nước dùng hình thức gật đầu Rất nhiều nước kết hợp các hình thức trên với nhau khi. cách mà con người ở những nền văn hoá khác nhau chào hỏi lẫn nhau. Cách thức chào trong giao tiếp bao gồm nhiều hình thức khác nhau, như : bắt tay, ôm, hôn, cúi người, gật đầu và nhiều hình thức. biết, giao tiếp là cách thức để tồn tại và phát triển. Ngay từ thuở sơ khai, khi con người mới xuất hiện và bắt đầu quá trình sinh tồn của mình thì cũng là lúc xuất hiện các hình thức tiếp xúc

Ngày đăng: 11/04/2015, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w