Đề tài: Vốn kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

80 1.1K 0
Đề tài: Vốn kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên Họ và tên sinh viên : Vũ Thị Hằng Mã sinh viên : 0641270196 Lớp : ĐH TCNH3 K6 Ngành : Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Hải Yến Hà Nội - 2015 Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 1 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên có trụ sở tại: Số nhà 44, Đường Nguyễn Thiện Thuật Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Số điện thoại: 0321 3862 349 Xác nhận: Anh (Chị): Vũ Thị Hằng Là sinh viên lớp: ĐH TCNH3 – K6. Mã số sinh viên: 0641270196 Có thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên trong khoảng thời gian từ ngày 29/12/2014 đến ngày 07/03/2015. Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty, chị Hằng đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi. Hưng Yên, ngày 07 tháng 03 năm 2015 Xác nhận của Cơ sở thực tập (Ký tên và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập) Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 2 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Quản lý kinh doanh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Vũ Thị Hằng Mã số sinh viên: 0641270196 Lớp: ĐH TCNH 3 – K6 Ngành: Tài chính – Ngân hàng Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hải Yến Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn: Đánh giá bằng điểm Điểm bằng số Điểm bằng chữ Hà Nội, ngày….tháng….năm 2015 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 3 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh MỤC LỤC Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 4 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu BCKQKD CĐKT ĐHĐCĐ HĐQT LNTT LNST TNDN TSCĐ TSNH VCĐ VLĐ VKD Ý nghĩa Báo cáo kết quả kinh doanh Cân đối kế toán Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp Tài sản cố định Tài sản ngắn hạn Vốn cố định Vốn lưu động Vốn kinh doanh Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 5 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 30 Hình 2.2: Sơ đồ phòng kế toán 34 Hình 2.3: Quy trình sản xuất kinh doanh 35 Hình 2.4: Quy trình công nghệ xây lắp 36 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản 37 Bảng 2.2: Biến động kết quả hoạt động kinh doanh 39 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn lưu động 41 Bảng 2.4: Biến động vốn lưu động 43 Bảng 2.5: Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động 45 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động khác 46 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn cố định 48 Bảng 2.8: Biến động vốn cố định 49 Bảng 2.9: Bảng cân đối tài sản cố định hữu hình tại 31/12/2014 50 Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 51 Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định khác 52 Bảng 2.12: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 53 Bảng 2.13: Cơ cấu vốn kinh doanh 55 Bảng 2.14: Cơ cấu nguồn hình thành vốn của công ty 56 Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh 58 Bảng 2.16: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh khác 59 Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 6 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì kết quả đạt được từ lượng vốn bỏ ra càng lớn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bao gồm tổng hợp các biện pháp kinh tế - kỹ thuật - tài chính, có ý nghĩa góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Từ đó tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Hải Yến, em đã lựa chọn đề tài “Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên” cho chuyên đề của mình. Nội dung chuyên đề gồm những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên. Để hoàn thành chuyên đề này, em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn và khả năng bản thân còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, các anh, chị trong Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên để em hiểu vấn đề một cách sâu sắc, sát thực tế hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 7 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về vốn kinh doanh 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện, tiêu biểu có các cách hiểu về vốn như sau của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau. Các nhà kinh tế học cổ điển tiếp cận vốn với góc độ hiện vật. Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai – giai đoạn kinh tế học mới xuất hiện và bắt đầu phát triển. Theo quan điểm của Mác dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn (tư bản) là giá trị mang lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa của Các- Mác có tầm khái quát lớn, tuy nhiên trong bối cảnh lúc đó khi mà nền kinh tế chưa phát triển, Các-Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Và tiền chỉ được gọi là vốn khi nó được dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích là lợi nhuận. Quan điểm này đã chỉ rõ mục tiêu của quản trị và sử dụng vốn, nhưng quan điểm này lại mạng tính trừu tượng. Do đó hạn chế về ý nghĩa nhất là đối với các vấn đề như hạch toán, phân tích tình hình quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho các chứng khoán của công ty. Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý đến mặt tài chính của vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp đồng thời cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư, khuyến khích họ tăng cường đầu tư vào mở rộng và phát triển sản xuất. Song nó có hạn chế là không rõ nội dung và trạng thái của vốn trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo David Begg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn là một loại hàng hóa nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 8 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh dự trữ các loại hàng hóa đã sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác. Vốn tài chính là tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… Đất đai không được coi là vốn. Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín, lợi thế của doanh nghiệp. Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu hạch toán và quản lý vốn trong cơ chế thị trường hiện nay, có thể khái quát: “Vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng vật chất và tài sản tài chính được các cá nhân, tổ chức bỏ ra để tiến hành kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận”. 1.1.2. Đặc điểm của vốn kinh doanh Để quản lý và phân biệt vốn kinh doanh với các loại vốn khác ta cần tìm hiểu về đặc điểm của vốn kinh doanh. - Vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Điều này có nghĩa là vốn biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và vô hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, chất xám,… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì tài sản vô hình ngày càng phát triển phong phú và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp như: nhãn hiệu, bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ… - Vốn phải được tích tụ và tập trung tới một quy mô nhất định mới có thể bỏ ra để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và phát huy tác dụng. Các nhà quản trị, các nhà đầu tư không chỉ tìm các khai thác mọi tiềm năng của vốn mà còn tìm cách tập trung, huy động vốn từ những nguồn cung ứng thích hợp. - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. Trong nền kinh tế thị trường không có đồng vốn vô chủ, mà nếu có tồn tại những đồng vốn vô chủ thì cũng đồng nghĩa với việc sử dụng lãng phí và kém hiệu quả vốn. Khi đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu nhất định thì nó mới là động lực để vốn được chi tiêu hợp lý, hiệu quả. - Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị (trao đổi, mua bán) và giá trị sử dụng. Những người có vốn có thể đưa vào thị trường và những người cần vốn tới thị trường Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 9 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh để vay vốn, tức là chuyển quyền sử dụng vốn (chi phí sử dụng vốn). Như vậy, khác với hàng hóa thông thường, vốn khi được bán sẽ không mất đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng vốn. - Vốn có giá trị về mặt thời gian, có nghĩa là khi tiến hành đầu tư vào một dự án kinh doanh nào thì đều phải xét đến yếu tố thời gian của vốn vì trong nền kinh tế thị trường do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, lạm phát,…nên sức mua của đồng tiền tại những thời điểm khác nhau thì cũng khác nhau. - Vốn phải được vận động sinh lời đạt mục tiêu kinh doanh. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, còn để trở thành vốn sản xuất kinh doanh thì phải được vận động, đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. 1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh  Về mặt kinh tế Đối với một doanh nghiệp, vốn có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó vừa là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh lại cũng chính là chỉ tiêu đánh giá kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Bên cạnh đó vốn còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong cơ chế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện máy móc thiết bị đầu tư hiện đại hóa công nghệ. Tất cả những yếu tố này muốn đạt được đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn và sử dụng vốn có hiệu quả. Mặt khác một doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Điều này cho thấy vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng như vậy doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong quá trình quản lý và sử dụng vốn. Bắt đầu từ công tác phân loại vốn và tìm nguồn tài trợ cho phù hợp với yêu cầu về lượng vốn và thời gian sử dụng. Chỉ khi làm tốt công tác này doanh nghiệp mới có thể nghĩ đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 10 Chuyên đề tốt nghiệp [...]... Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN 2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty  Giới thiệu tóm tắt về công ty: • Tên gọi: Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên • Trụ sở chính: Số 44, Nguyễn Thiện Thuật, Phường Lê Lợi, Thành phố Hưng. .. xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng trước khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp cần phải hiểu hiệu quả sử dụng vốn là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? Nói đến hiệu quả có nghĩa là đề cập đến mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó bao gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 16 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công. .. lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một nửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn  Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích - giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn, kịp thời Xác lập được một cơ cấu vốn hợp... tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật Nhận thức được tầm quan trọng của vốn, các doanh nghiệp nhất thiết phải tìm mọi cách huy động, bảo toàn và phát triển vốn bằng cách sử dụng tiết kiệm, hợp lý vốn tức là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.4 Phân loại vốn Để quá trình quản lý và sử dụng vốn trở nên dễ dàng thuận lợi và đạt hiệu quả cao, các doanh. .. lợi nhuận vốn kinh doanh còn có một số chỉ tiêu khác dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được xây dựng - trên doanh thu như: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng cao chứng tỏ với một đồng vốn bỏ ra xí nghiệp sẽ thu được càng nhiều doanh thu - Hiệu suất sử dụng VKD... nguyên tắc Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến quyền lợi, mục đích cao nhất của doanh nghiệp, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng cao lợi nhuận Chẳng có một lý do nào để doanh nghiệp có thể từ chối việc đó Như vậy ta có thể nhận thấy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một việc làm thiết yếu của bất cứ một doanh. .. Thuê tài sản + Huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép) 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh  Khái niệm Mục tiêu đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hóa lợi... tỉnh Hưng Yên • Ngày 06/11/1998, đổi tên thành Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp Bảo Khê • Năm 2002, Công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty đầu tư và xây dựng Hưng Yên • Ngày 20/10/2004 Công ty chính thức được nhận giấy phép đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp • Ngày 10/11/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt động Trải qua hơn 10 năm hoạt động kinh doanh liên tục, công. .. VKD = Hàm lượng vốn kinh doanh: Cho biết để nhận được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn Ngược lại với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Vũ Thị Hằng – TCNH3 K6 20 Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh kinh doanh Chỉ tiêu này càng nhỏ càng phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn Hàm lượng... học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Quản lý kinh doanh Mặt khác chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thừa hay thiếu vốn là nguyên nhân hay biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả Ngược lại, xác định nhu cầu phù hợp với thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

Ngày đăng: 11/04/2015, 14:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

    • 1.1. Khái quát về vốn kinh doanh

      • 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh

      • 1.1.2. Đặc điểm của vốn kinh doanh

      • 1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh

      • 1.1.4. Phân loại vốn

      • 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

        • 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

        • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

        • 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

        • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

          • 1.3.1. Nhân tố khách quan

          • 1.3.2. Nhân tố chủ quan

          • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HƯNG YÊN

            • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

              • 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty

              • 2.1.2. Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của công ty

              • 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty

              • 2.1.4. Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty

              • 2.1.5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

              • 2.1.6. Khái quát tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

              • 2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần xây lắp Hưng Yên

                • 2.2.1. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

                • 2.2.2. Tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan