MÔI TRƯỜNG VỚI HỌC SINH BẬC THCS NÓI CHUNG HỌC SINH TRƯỜNG DTNT NÓI RIÊNG

12 283 0
MÔI TRƯỜNG VỚI HỌC SINH BẬC THCS NÓI CHUNG HỌC SINH TRƯỜNG DTNT NÓI RIÊNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : MÔI TRƯỜNG VỚI HỌC SINH B ẬC THCS NĨI CHUNG HỌC SINH TRƯỜNG DTNT NĨI RIÊNG PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Lí do khách quan: - Phần đông học sinh nhận thức về vệ sinh sức khỏe, vệ sinh học đường còn đơn giản, chung chung. Đạo đức tình cảm thân thiện với môi trường chưa cao. - Một số học sinh thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân một cách máy móc, chiếu lệ, chủ yếu là đừng vi phạm nội qui nhà trường. - Phần đơng PHHS mải mê công việc, lo làm kinh tế không quan tâm chăm sóc sức khỏe của con em, dẫn đến một số học sinh có lối sống sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, giữ gìn sức khỏe rất thất thường, thậm chí sai lệch còn dẫn đến: + Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang gia tăng. + Tình trạng học sinh bò cận thò, loạn thò, bò đau mắt ở mức độ báo động. - Một số học sinh thờ ơ trước vấn đề môi trường trong trường học. Học sinh chưa coi trường học là nhà của mình. Trường học chỉ là nơi đến học, học xong rồi về, nên ý thức bảo vệ môi trường học đường chưa cao. - Lứa tuổi thiếu niên(bậc THCS nói chung, trường DTNT nói riêng) là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lí phát triển chưa ổn đònh, dễ dao động trước các vấn đề của cuộc sống. Nếu ta không giáo dục dạy bảo thì các em sẽ dễ ngã theo xu hướng buông xuôi, thụ động hoặc đi ngược với các nguyên lí của cuộc sống. -Đặc biệt là học sinh trường DTNT, các em được học tập và sinh hoạt trong mơi trường tập thể, sống xa gia đình để bắt đầu một cuộc sống mới. Đây khơng phải là thời gian đủ lớn để sống tự lập cũng khơng phải còn q nhỏ để dựa dẫm người thân. Chính vì thế các em cần được giáo dục và hình thành những thói quen về vệ sinh cá nhân nói riêng, vệ sinh mơi trường nói chung. C ần hình thành ở các em tình u thiên nhiên, sự gắn bó với mơi trường nơi mà các em sinh sống. - Tôi là giáo viên dạy môn sinh học phải có trách nhiệm giáo dục các em bằng thực tiễn, bằng tình cảm về các vấn đề môi trường, phải dạy các em bằng nhiều phương pháp đa dạng và phong phú, thu hút sự ham hiểu biết và thích hoạt động ở các em học sinh. - Phải biết thiết kế các việc làm cho học sinh như thế nào để khơi dậy cho các em tính thẩm mỹ, những thói quen tốt đẹp( về vệ sinh cá nhân, hành vi ứng xử, vệ sinh môi trường học đường ). Hình thành ở các em tình cảm thân thiện với môi trường, giáo dục dựa trên tảng tình yêu thiên nhiên, yêu con người, lòng nhân ái và tôn trọng pháp luật. 2. Lí do chủ quan: - Vệ sinh môi trường nói chung, vệ sinh học đường nói riêng là những vấn đề bức xúc trên toàn thế giới. Ở nước ta các vấn đề này đã được Đảng và nhà nước, các ngành công nghệ môi trường, ngành giáo dục quan tâm một cách đáng kể. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 2 - Vấn đề giáo dục cho học sinh, được ngành giáo dục đưa vào giảng dạy ở các bộ môn: sinh học, đòa lí, giáo dục công dân Các vấn đề bảo vệ sức khỏe được đưa vào môn sinh học, hoạt động Đoàn- Đội. - Trong mảng đề tài này, tôi không nhấn mạnh hoặc nhắc lại các vấn đề có tính chất khái niệm, đònh nghóa, luật, nội qui. Tôi chỉ đề cập các vấn đề liên quan đến giáo dục môi trường cho học sinh: + Vấn đề phải điều chỉnh hành vi ứng xử vệ sinh cá nhân như thế nào để có sức khỏe tốt và tôn trọng sức khỏe mọi người (bạn cùng lớp, cùng phòng, cùng trường). + Vấn đề khơi dậy một tình cảm yêu mến bạn bè, các yếu tố môi trường ở trường học, coi trường học là ngôi nhà thân yêu của chúng ta. Tất cả các vấn đề trên đều tạo ra một tâm thế tốt, tạo mọi yếu tố tích cực trong tinh thần để học sinh sẵn sàng tiếp cận tri thức trong những giờ học lí thuyết, mục đích là hoàn thiện nhân cách cho học sinh. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu các yếu tố môi trường ở bậc THCS nói chung, đặc biệt ở trường DTNT nói riêng. - Nghiên cứu tâm sinh lí học sinh bậc THCS và lớp chủ nhiệm. Tìm hiểu tâm tư tình cảm, hành vi ứng xử, giao tiếp, lối sống sinh hoạt của học sinh, tìm hiểu nguyện vọng của các em, nhu cầu về môi trường. - Nghiên cứu số liệu khảo sát về các bệnh của học sinh như: Bệnh mắt, răng miệng, cột sống, suy dinh dưỡng - Sưu tầm những bài văn, bài thơ có liên quan đến đạo đức môi trường, nói lên tình cảm của con người, kỉ niệm của con người gắn với thiên nhiên. II- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Mục đích giáo dục học sinh: - Hình thành ở các em thói quen sống ngăn nắp, có vệ sinh. Thái độ sống thân thiện hài hòa và có trách nhiệm với thiên nhiên. - Biết tự điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân, đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh học đường, tôn trọng sức khỏe của mọi người. - Mỗi học sinh tự coi mình là một phần của môi trường và có sự tương tác qua lại với môi trường, con người và sinh vật sống hài hòa với nhau. - Biết tích cực tham gia hoạt động tập thể, phán đoán, suy luận, tham gia thảo luận, nghiên cứu tự rút ra được kết luận chân lí đúng sai về môi trường. 2. Yêu cầu giáo dục: - Dùng ngôn ngữ hình ảnh nội dung dễ hiểu mang tính chất thực tế. - Thông qua chính những buổi lao động ở trường, ở khu nội trú, làm vệ sinh lớp học tôi đã lồng ghép việc giáo dục ý thức tự giác, tinh thần tập thể của các em trong hăng say lao động. Từ đó, nhằm khắc sâu tính giáo dục về đạo đức môi trường cho hoc sinh. - Sử dụng các hình thức dạy đa dạng phong phú( kể chuyện,văn nghệ, diễn kòch, hóa trang khảo sát, chứng minh ), nhằm kích thích tính ham hiểu biết, thích hoạt động của các em. - Giáo viên tạo chỗ dựa tinh thần cho các em. - Giúp các em giải quyết một số thắc mắc về vấn đề sức khỏe và vệ sinh học đường, giúp các em điều chỉnh hoạt động cụ thể, sống thân thiện với môi trường. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 3 III- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1.Sơ lược chương trình: - Là giáo viên giảng dạy môn sinh học cấp THCS nói chung trường DTNT nói riêng, bản thân tôi ý thức được trách nhiệm là phải giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường học đường cho học sinh kh ối lớp tôi phụ trách và học sinh lớp chủ nhiệm. - Không những truyền thụ kiến thức về sinh học sao cho hiệu quả mà còn phải làm sao thu hút học sinh, tạo ấn tượng tình cảm trong mỗi học sinh thì mới đạt hiệu quả cao. - Trong những tiết (ngoại khóa tham quan thiên nhiên và vấn đề về môi trường) ở các lớp 6,7,9 thì tôi không sử dụng các bài diễn văn, thuyết trình về các khái niệm, quy đònh, bộ luật, yêu cầu về môi trường Như thế, các em sẽ cảm thấy đơn điệu, nhàm chán, ấn tượng không sâu vào tâm trí các em. - Các vấn đề, về đề tài môi trường thì vô cùng rộng lớn. Do thời gian thực hiện các tiết ngoại khóa có giới hạn và thời gian sinh hoạt chủ nhiệm không cho phép, nên tôi chỉ thực hiện một số vấn đề về giáo dục đạo đức môi trường. - Mỗi tiết SHCN (nếu thời gian cho phép), hoặc tiết ngoại khóa sau mỗi chương trình học bộ môn của lớp 6, 8 và 9. Tôi thực hiện một mô đun về giáo dục đạo đức môi trường. - Trong quá trình thực hiện tôi dùng các phương pháp dạy học khác nhau. VÍ DỤ: + Các vấn đề vệ sinh cá nhân, hành vi ứng xử, giao tiếp như thế nào để có một sức khỏe tốt và tôn trọng sức khỏe của mọi người là những vấn đề hết sức tế nhò, không phải tất cả các em đều có thể nói ra. Tôi dùng hình thức khảo sát ý kiến kín của học sinh(điều tốt và chưa tốt) sau đó lấy ý kiến phản hồi của các em làm nội dung giáo dục dạy bảo như: vệ sinh cá nhân, vệ sinh hô hấp, răng miệng + Vấn đề khơi dậy tình yêu thiên nhiên thế giới sinh vật, tôi dùng hình thức diễn kòch, ca hát, đọc truyện hoặc hóa trang. + Vấn đề coi trường học là ngôi nhà thứ hai của mình, tôi dùng hình thức ví dụ chứng minh. + Vấn đề sức khỏe học đường dùng hình thức nghiên cứu khảo sát để dạy bảo. 1.Nội dung: - Chọn phương pháp chủ động tích cực bằng nhiều hình thức kích thích tình cảm của học sinh yêu mến môi trường hơn. - Đặt ra nhiều tình huống thực tế liên quan đến giáo dục đạo đức môi trường, cho học sinh nhận xét lấy ý kiến phản hồi của các em, làm rõ nội dung cần giáo dục. - Giáo dục hành vi ứng xử vệ sinh của cá nhân. - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, thế giới thực vật hình ảnh cây và con vật gắn với tình cảm, kỉ niệm của con người. - Giáo dục trường học là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. - Giáo dục học sinh biết phòng tránh một số bệnh liên quan đến học đường, biết bảo vệ sức khỏe. 3. Liên hệ thực tế: - Học sinh chỉ được học bằng lí thuyết chưa được tập huấn thực tế về môi trường, kiến thức về giáo dục đạo đức môi trường ở các tiết học chưa nhiều. - Các khâu thực hiện cần phải thu hút các em vào chủ đề cụ thể. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 4 - Phải dự đoán các tình huống mới có thể xảy ra khi thảo luận trao đổi. Lựa chọn hướng về chủ đề cần triển khai. - Tìm hiểu nhu cầu của các em về vấn đề môi trường ở các tiết dạy theo đònh hướng. - Sẽ có một số học sinh cá biệt thường có cử chỉ hành vi ngược, không tuân theo yêu cầu của giáo viên, giáo viên phải nhẹ nhàng bỏ qua không truy cứu khiển trách, từ từ qua các hình thức hoạt động khác nhau chắc chắn sẽ lôi cuốn các em tự nguyện vào cuộc. - Sau mỗi chủ đề, giáo viên phải chốt lại nội dung kiến thức cơ bản cần truyền thụ để học sinh khắc sâu kiến thức, tình cảm với môi trường. - Các vấn đề phát triển thể lực của học sinh cần phải có sự trao đổi với PHHS, tổ quản sinh nội trú, cấp dưỡng, y tế học đường. Thông báo cho PHHS, y tế học đường, quản sinh nội trú, cấp dưỡng biết kết quả khảo sát ở học sinh để có định hướng, kế hoạch quan tâm hơn đến các vấn đề về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các em học sinh. - Phối hợp với các hoạt động của đội , quản sinh nội trú tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt nói về đạo đức môi trường. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-Cơ sở lí luận : - Với chủ đề năm học 2009- 2010 này, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động phong trào “ Ti ếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’. Tôi nghó việc giáo dục vấn đề về môi trường là một yếu tố không thể tách rời để xây dựng một ngôi trường thân thiện. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ cảm thấy tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với ``ngôi nhà thứ hai’’ của mình, làm động lực thúc đẩy ý thức học tập của các em. Từ đó chúng ta mới có một nền móng thật vững chắc để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đúng với chủ đề mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phát động: “ Ngôi trường thân thiện, hoc sinh tích cực’’. -C ăn cứ vào nội dung chương trình sinh học bậc THCS, nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục mơi trường của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo vào giảng dạy trong trường học. -Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu của nhà trường, chỉ tiêu của tổ chun mơn và chỉ tiêu phấn đấu của bản thân. Tơi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm tích lũy của bản thân trong q trình giảng dạy để cùng chia sẻ với đồng nghiệp. II- Tiến hành: Sau đây tôi xin chia sẻ với q thầy cô, cùng các bạn đồng nghiệp hai chuyên đề cụ thể trong số các chuyên đề mà tôi đã thực hiện thành công trong giảng dạy cũng như trong công tác chủ nhiệm về giáo dục đạo đức môi trường ở trường THCS nói chung , trường DTNT nói riêng. Chủ đề một: “Trường học là ngôi nhà thứ hai của chúng ta.’’ (Chủ đề này được thực hiện vào dòp tháng phát động “trường em sạch, lớp em đẹp’’ hàng năm) - Sau lời giới thiệu về ý nghóa của phong trào, tôi hỏi các em: “ Nhiệm vụ của các em phải làm gì để hưởng ứng tốt phong trào trên?’’. Đa số các em đều ý thức được việc vệ sinh trường lớp, nhưng vẫn là lí thuyết xuông, còn hành động thì chưa thật cụ thể. Chính vì thế tôi cần khắc sâu cho các em học sinh ý nghóa của việc “ coi trường là ngôi nhà thứ hai’’ của mình. - Bằng những dẫn chứng chứng minh cho cho các em thấy về thời gian: 1.Học sinh trường THCS nói chung: Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 5 + Thời gian các em ở trường, ở lớp từ 12 giờ 30 phút đến 17 giờ 15 phút(hoặc 6 giờ 30 phút đến 11 giờ 15 phút)  Khoảng 4,5 đến 5 tiếng. (1) + Trong một ngày, trừ thời gian ăn uống nghỉ ngơi, giải trí. Thời gian chúng ta hoạt động khoảng 9 - 10 giờ. (2) Từ (1) và(2) suy ra: Trong một ngày, thời gian các em hoạt động ở trường bằng thời gian các em hoạt động ở nhà. + 12 năm học phổ thông = 6 năm ở nhà + 6 năm ở trường  trường học là ngôi nhà thứ hai của chúng ta. 2.Học sinh trường DTNT nói riêng: +Th ời gian ở trường, ở lớp nhiều hơn ở nhà: 1 tháng 4 tuần học học sinh chỉ về thăm gia đình vào thứ bảy & chủ nhật tuần thứ tư của tháng. +Thời gian 12 năm học, trong đó có: 5 năm bậc tiểu học + 4 năm nội trú + 3 năm THPT) thời gian ở trường > thời gian ở nhà => trường học là ngơi nhà thứ 2 của các em. - Tại sao ta phải giữ vệ sinh trường lớp? Vì: 1.Học sinh trường THCS nói chung : + Mật độ dân số ở trường học rất cao, cao hơn so với ở nhà. Một ngày các em học 5 tiết, hầu như hoàn toàn ở trong lớp. Một lớp học có khoảng 40 em học sinh, diện tích phòng học: 7 x 6 = 42 m 2  tính trung bình mật độ dân số 42/40  1 người /m 2 , nên phải thông thoáng mát mẻ. + Số lượng học sinh đông dẫn đến làm ảnh hưởng tới môi trường lớn hơn ở nhà. 2.H ọc sinh trường DTNT nói riêng: +Học sinh ở tập trung (10 HS/ phòng), nếu khơng sạch sẽ, thống mát sẽ dễ bị lây nhiễm một số bệnh (tiêu chảy, bệnh đau mắt đỏ) +Ph ần lớn thời gian ở trường là các em tập trung học tập trên lớp, vì thế lớp học phải sạch sẽ thống mát. +H ọc sinh ăn ở tập trung nếu trường khơng sạch sẽ thống mát , đảm bảo an tồn vệ sinh phòng dịch thì khả năng lây bệnh cao. Ví Dụ : Lượng bụi, khí cacbonic, tiếng ồn nhiều hơn ở nhà + Số lượng học sinh đông nếu vệ sinh không tốt, thì khả năng lây các bệnh truyền nhiễm cao hơn ở nhà. + Trường lớp sạch đẹp, giúp ta thấy thoải mái, có sức khỏe tốt, học tập tiếp thu bài tốt. + Trường lớp sạch đẹp còn nói lên vẻ thẩm mó, phản ánh học sinh trường có nếp sống văn minh, lòch sự. Từ điều này tôi liên hệ và đặt ra vấn đề giáo dục học sinh:  Sống ở trường lớp, chúng ta phải biết bảo vệ giữ gìn tài sản chung của trường, lớp như ở nhà của mình. Biết bảo vệ tài sản chung và của cá nhân là tiết kiệm tiền , công sức của mọi người, của gia đình và xã hội. Ví dụ 1 :  Nếu mỗi lớp 1 năm làm hỏng 1 cái bàn học, như vậy trường có 7 lớp sẽ làm hỏng 7 cái bàn.  1 cái bàn trò giá 300.000 đồng  7 cái x 300.000 đồng = 2.100.000 đồng.  Tương tự đồ dùng tài sản khác cũng có giá trò tương đương hoặc lớn hơn. Ví dụ 2: Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 6 Đa số các em chưa có thói quen tiết kiệm vở, còn xé gấp phục vụ các trò chơi. Từ đó làm lượng rác thải tăng lên, làm trường lớp khơng sạch đẹp, làm thiệt hại tiền của cá nhân gia đình và xã hội. Còn rất nhiều ví dụ, chứng minh cho chúng ta thấy tác hại của việc chúng ta thiếu ý thức, trách nhiệm không coi trường là nhà, tác hại của việc không biết tiết kiệm bảo vệ tài sản vật chất, tinh thần của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Qua tiết sinh hoạt hôm nay, cô cho các em biết chúng ta là học sinh phải có lối sống, hành vi ứng xử tốt, phải có tinh thần trách nhiệm coi trường học là nhà của chúng ta, phải có lòng nhân ái, phải sống yêu thương chan hòa với bạn bè và hài hòa với thiên nhiên. Nếu chúng ta “ yêu q và bảo vệ môi trường, trường học thì trường học sẽ ưu đãi ta’’ Chủ đề hai: Chuyên đe à: “Giáo dục môi trường, tình yêu thiên nhiên’’. Thực hiên trong tiết ngoại khóa. Sau lời giới thiệu khái niệm về môi trường, tôi hỏi học sinh: “Các em hãy kể các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của trường học chúng ta?’’  Học sinh trả lời: “ Đất, nước, không khí, kiến, mối , cây bàng, cây phượng, thầy cô, học sinh trong trường’’. - Tôi hỏi tiếp: “Cây xanh trong trường có vai trò như thế nào?’’  Học sinh trả lời: “Tạo bóng mát, cung cấp khí oxi, cản gió, cản bụi, làm không khí trong lành mát mẻ ’’. Các em biết không ngoài các ý nghóa quan trọng như bạn đã nói, hình ảnh cây xanh còn gắn bó tình cảm với con người, với những kỉ niệm về con người. Sau đây cô sẽ kể cho các em nghe cuộc trò chuyện giữa “ Cây phượng vó già và cây bàng con’’, do các bạn học sinh trong trường trình diễn ( Lớp tôi chủ nhiệm). Ti ểu phẩm: CÂY PHƯỢNG VĨ GIÀ VÀ CÂY BÀNG CON Trung: trong vai “ Cây phượng vĩ già” Hà: trong vai “ Cây bàng con” Huệ : trong vai “Người dẫn truyện”  Cây bàng con hỏi: “ Bác phượng ơi ! Bác đến trường này từ bao giờ vậy ?’’  Phượng già trả lời: “ Bác đến đây đã lâu rồi cháu ạ !’’  Bàng con hỏi: “Bác thấy cuộc sống ở đây như thế nào?’’  Phượng già trả lời: “ Bác thấy ở đây buồn cũng có vui cũng có cháu ạ!’’. Để Bác kể cháu nghe nhé, từ ngày mới lập trường Bác được các anh chò học sinh đem về trồng cùng với mấy người bạn của Bác. Hồi mới đến đây khí hậu ở đây khô và nắng nóng, đất khô cằn. Bác cứ tưởng mình sẽ chết vì nắng và thiếu nước, nhưng được sự chăm sóc, bón phân và tưới nước của các bạn học sinh.Vì thế, Bác đã sống và bám trụ được ở trường này. Ba năm sau, Bác bắt đầu trổ hoa. Sân trường thấp thoáng cụm hoa màu đỏ rực của Bác, đi ngang ai cũng ngắm nhìn. Có một vài bạn học sinh nam tinh nghòch trèo lên thân Bác với tay bẻ gãy những cánh hoa, làm các cánh tay của Bác tứa nhựa, đau nhức nhối Bác rất buồn. Bàng con hỏi: “Thế làm thế nào mà các anh chò học sinh không phá bẻ cành Bác nữa?’’  Phượng già từ tốn trả lời: “ À ! Đó là nhờ sự nhắc nhỡ của các thầy cô giáo và Bác bảo vệ , nên từ đó các bạn học sinh không còn quấy rầy Bác nữa. Cháu thấy đấy, bây giờ Bác to lớn xum xuê như thế này’’.  Bàng con hỏi: “ Bác ơi ! Bác có thích sống ở trường này không?’’ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 7  Phượng già trả lời: “Ồ ! Bác rất thích sống ở đây cháu ạ, sống ở sân trường này Bác thấy cuộc đời thật đầy ý nghóa. Cháu biết không, hình ảnh của Bác gắn liền với ngôi trường, được ghi nhớ sâu đậm trong lòng các bạn nhỏ, mái trường và Bác được ghi vào trong thơ, vào bài ca và cả những dòng nhật kí. Khi các bạn đã rời xa mái trường, trong mỗi lá thư của các bạn gửi về thăm thầy cô luôn có những lời hỏi thăm về Bác, như: Cô ơi ! Cây phượng ở cổng trường mình bây giờ chắc cao lớn lắm cô nhỉ. Hồi tụi em còn ở trường cây phượng cao đến ngang cửa sổ lớp học Cháu biết không, còn rất nhiều niềm vui hạnh phúc khi được sống và làm đẹp cảnh quan trường học của chúng ta. Cháu đang còn nhỏ, lại mới về cháu chưa hiểu hết đấy thôi, sống ở trường càng lâu ta thấy cuộc đời càng đầy ý nghóa’’.  Bàng con nghe xong vừa mỉm cười, vừa khẻ vươn tay thở dài.  Phượng già thấy vậy hỏi: “Bàng con ơi ! Sao cháu lại thở dài vậy?’’  Bàng con trả lời: “Cháu buồn lắm Bác ơi ! Cháu mới đến đây được 3 tháng, các bạn nhỏ hầu như chỉ để ý đến Bác và yêu q Bác mà thôi, không ai thèm để ý gì đến cháu, cháu khát nước đến cháy khô mà không ai cho cháu uống. Có bạn nhìn thấy cháu còn chê “nhỏ xíu như thế này thì làm được gì, chắc phải nhổ bỏ để thay cây khác thôi’’. Bác biết không, tệ hơn nữa có bạn đi ngang đá chân vào thân cháu làm cháu rụng cả rễ muốn ngã q xuống đất Bác ơi ! cháu muốn sống và tồn tại ở trường này, muốn trở thành sinh vật có ích như cuộc đời Bác’’.  Phượng già an ủi bàng con: “Cháu ơi ! đừng buồn nữa những lời tâm sự nguyện vọng và ước muốn của Bác cháu ta sẽ được các bạn biết đến trong giờ sinh hoạt ngoại khoá giáo dục đạo đức môi trường, tình yêu thiên nhiên môi trường học đường.’’ Sau khi kết thúc câu chuyện tôi hỏi các em: “Muốn cây xanh trong trường tồn tại và phát triển chúng ta phải làm gì ?’’ - Học sinh trả lời: “Chăm sóc, tưới nước, bón phân, bảo vệ’’. - Trong câu chuyện Bác phượng vó có nói hình ảnh của cây xanh trong trường học đã được con người đưa vào thơ ca. Mỗi lớp cử đại diện lên đọc thơ, hát những bài hát có ghi hình ảnh cây xanh (Trường làng tôi, phượng hồng, hàng cây xanh xanh chúng em trồng ) - Tôi nhận xét và trao giải cho các đội hát hay đúng chủ đề. III- KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện các chuyên đề về “giáo dục đạo đức môi trường, tình yêu thiên nhiên’’tôi thu được một số kết quả sau: - Học sinh trong trường có ý thức bảo vệ cây xanh hơn. Cụ thể là việc bảo vệ khuôn viên nhà trường, biết yêu q cây xanh hơn, thể hiện ở việc chăm sóc vườn hoa, vườn cây thuốc nam chu đáo hơn, ý thức lao động vệ sinh nâng cao dần. - Có em còn tặng tôi những chậu hoa cây kiểng do chính tay các em trồng rất xinh. - Có rất nhiều ý kiến phản ảnh đóng góp của các em về vấn đề vệ sinh môi trường của cá nhân, nhóm, tập thể thực hiện chưa tốt. - Lớp tôi chủ nhiệm, các em ban đầu vệ sinh cá nhân còn vô tư mất trật tự thiếu ngăn nắp, phòng ở còn luộm thuộm. Nay các em quần áo tươm tất gọn gàng hơn, ngồi học ngay ngắn, nghiêm túc hơn, lao động vệ sinh trường lớp ln được tun dương, phòng ở vệ sinh gọn gàng sạch sẽ. Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 8 - Qua những thông tin từ các em cho tôi thấy các chuyên đề tôi triển khai giáo dục các em về đạo đức môi trường có ít nhiều ảnh hưởng tốt đến các em. - Để đánh giá toàn bộ những ảnh hưởng nội dung của các chuyên đề, tôi thực hiện hàng loạt các phiếu kiểm tra đánh giá, nhằm làm động lực để thúc đẩy tôi tiếp tục hăng say trong công tác giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh. VÍ DỤ 1: “Phải điều chỉnh hành vi ứng xử, vệ sinh cá nhân như thế nào để có một sức khoẻ tốt’’ 1. Một ngày vệ sinh răng miệng tốt nhất: a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần d. 4 lần 2. Ăn uống khoa học là: a. Ăn nhanh b. Ăn chậm, nhai kó c. Vừa ăn vừa đọc sách d. Cả a,b,c 3. Để bảo vệ mắt chúng ta cần: a. Vệ sinh mắt sạch sẽ, cung cấp đủ vitamin. b. Đeo kính khi ra đường. c. Đọc sách báo trên tàu xe. d. Cả a và b. 4. Tác hại của da bẩn: a. Dễ viêm chân lông, ngứa ngáy khó chòu. c. Dễ lây các bệnh nấm b. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. d. Cả a, b và c 5. Để hạn chế khả năng tạo sỏi thận, cần phải a. Đi tiểu đúng lúc, không nhòn tiểu. b. Uống nhiều nước. c. Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu d. Cả a, b va øc * Qua thống kê số liệu có: + 100% học sinh biết vận dụng tốt việc vệ sinh da, vệ sinh răng miệng, vệ sinh ăn uống. + 80% học sinh vận dụng tốt vệ sinh cơ quan bài tiết, ăn uống khoa học, bảo vệ mắt  Qua đó cho thấy chúng ta cần tăng cường giáo dục các cơ sở khoa học của việc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh thông qua các bài giảng các giờ ngoại khoá, nhằm giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ tuổi trẻ học đường. Ví Dụ 2: Con người và môi trường sống có quan hệ với nhau như thế nào? a. Con người lấy chất dinh dưỡng, khí oxi từ môi trường. b. Môi trường tiếp nhận các sản phẩm thừa( chất thải) của con người. c. Cả a và b. * Qua thống kê số liệu có: - 90% học sinh đã xác đònh được con người và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau. - 10% học sinh chỉ xác đònh được mối quan hệ một chiều giữa môi trøng và con người. + Thật vậy, bạn có thể không ăn, uống, hay không hít thở mà vẫn sống được không ? Ngoài ra bạn cần một mái ấm cho gia đình không? Rồi các điều kiện học tập, giải trí Chắc chắn ai trong chúng ta cũng cần những điều kiện thiết yếu ấy cho cuộc sống của mình. Tất cả các điều kiện đó chúng ta đều lấy từ môi trưòng. Vì vậy con người và các sinh vật khác đều phụ thuộc vào môi trường. + Nhưng chúng ta đối xử lại với môi trường như thế nào? Bên cạnh những việc làm tốt như trồng cây gây rừng, biết tiết kiệm nguồn nước Chúng ta còn tiến hành biết bao hành Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 9 động khác huỷ diệt môi trường. Chúng ta xả chất thải bừa bãi vào môi trường. Lượng chất này lớn hơn nhiều so với quá trình tự nhiên có thể đồng hoá được, nên gây ô nhiễm cho tất cả các môi trường đất, nước và không khí. Rồi sự khai thác quá mức, làm cạn kiệt các nguồn lợi tự nhiên, gây nên sa mạc hoá nhiều vùng đất, làm cho thời tiết thay đổi thất thường bất lợi + Ô nhiễm làm cho môi trường mất dần khả năng nuôi dưỡng sự sống, hàng loạt sinh vật bò tiêu diệt và chính bản thân con người cũng phải chòu ảnh hưởng. Những thay đổi bất lợi trên trái đất vì môi trường bò huỷ hoại do bàn tay con người sẽ quay lại đe doạ chính cuộc sống của họ. + Vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của chúng ta, là học sinh các em phải có những động thái tích cực vào việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta( trường, lớp, khu nội trú) Ví Dụ 3: Xanh hoá nhà trøng là biện pháp tích cực chống ô nhiễm môi trường. Đúng hay sai? 100% học sinh đã thấy được mặt tích cực của phong trào này - Xanh hoá nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trøng trong nhà trường. Vậy chúng phải làm gì để xanh hoá môi trường? Khi nói đến xanh hoá, chắc nhiều người trong chúng ta chỉ nghó đến việc trồng cây trong trường. Đúng vậy, trồng cây là một trong những nội dung để xanh hoá. Vì tất cả các trường học đều có điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh, trồng cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia trồng cây phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc. Các trường ở ven miền biển tham gia trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường. Trồng vườn hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt ở hành lang lớp học. - Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh, vì cây làm đẹp trường lớp, cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxi, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô nhiễm. - Cây xanh chính là nguồn cung cấp thức ăn cho con người và động vật, nguồn cung cấp hoa quả, rau xanh cho học sinh. - Nhưng xanh hoá nhà trường không phải chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lí các chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có ý thức, có thói quen không vứt rác bừa bãi, phân loại rác để có thể tái sử dụng chúng. - Trường học cần giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm, làm sao cho mỗi học sinh, trong từng hành vi có thói quen tiết kiệm. Tiết kiệm ở nhà, tiết kiệm ở trường, tiết kiệm nơi công cộng. -Ở trường tơi có nhiều điều thuận lợi hơn các trường bạn, học sinh học tập vui chơi giải trí sinh hoạt tại trường. Chính vì vậy nói đến xanh hóa nhà trường là một chủ trương lớn của trường tơi. Với diện tích khơng phải là q rộng nhưng cũng đủ để cho 201 học sinh cùng với các tổ chức trong nhà trường thực hiện “chiến dịch xanh hóa”. Bằng nhiều hình thức lao động “tập trung, nhóm nhỏ, giao khốn cho lớp”…Các em đã ý thức tốt việc trồng cây, chăm sóc, bảo vệ chúng. Cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất. Đến Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 10 hơm nay trường tơi có một mơ hình tương đối hồn chỉnh về cơ sở hạ tầng , sân chơi bãi tập, khu tăng gia sản xuất…  Kết quả sau nhiều năm thực hiện chuyên đề: - Lớp chủ nhiệm: Kết quả cuối năm/ học kì I Năm học TSHS đầu năm nhận thức về mơi trường Nhận thức tốt Còn hạn chế 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 20/42 HS(chiếm 47,6%) 18/39HS( chiếm 46,2%) 28/34 HS( chiếm 82,4%) 36/46 HS( chiếm 78,3%) 15/28 HS, chiếm 53,6%) 38/42 HS( 90,5%) 35/39 HS(89,7%) 32/34 HS(94,1%) 42/46 HS(91,3%) 28/28 HS(100%) 4/42 HS(9,5%) 10,3% 5,9% 8,9% 0% + Năm học 2007- 2008: Cuộc thi “ Chúng em yêu môi trường’’ do liên đội tổ chức đạt giải II. +Năm học 2009-2010: Qua cuộc thi làm báo tường chào mừng 27 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2009. Với chủ đề “thầy cơ, trường lớp”, các em tâm sự về trường lớp rất thân thương. Chứng tỏ các em đã hiểu tầm quan trọng về “Ngơi nhà thứ hai của mình” Kết quả: Đạt giải III. - Khối phụ trách bộ môn : + Đầu năm ý thức vệ sinh rất kém( xả rác lớp học, vệ sinh bảng, bàn giáo viên kém.) + Đến thời điểm đầu tháng 11 hàng năm, hầu hết các lớp dọn vệ sinh tốt trước khi giáo viên vào lớp. (Vì tôi luôn ra điều kiện cho HS, nhặt sạch rác dưới chân trước khi bắt đầu tiết học.) + Chính những thói quen hằng ngày đã uốn nắn rèn luyện các em ý thức việc giữ gìn vệ sinh. Vì vậy vấn đề giáo dục ý thức cho học sinh phải được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, và cùng được nhiều người hưởng ứng, đồng thời cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức trong nhà trường. PHẦN C: KẾT LUẬN Bằng tâm huyết của người giáo viên có tinh thần trách nhiệm trước sự phát triển thế hệ trẻ, trước các vấn đề sức khoẻ và môi trường. Bằng sự cố gắng của bản thân tôi đã nảy sinh những sáng kiến nhỏ giáo dục học sinh, chắc chắn còn nhiều hạn chế. Qua thời gian đóng góp của đồng nghiệp tôi sẽ chỉnh sửa phương pháp và nội dung vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh sao cho đạt hiệu quả hơn, toàn diện hơn, tôi có một số ý kiến sau: + Giáo viên phải phối hợp với đoàn đội thực hiện nhiều hình thức hoạt động giáo dục môi trường đa dạng. Ví dụ: Thi vẽ tranh về môi trường, diễn đàn về môi trường. Có khen thưởng cho cá nhân, tập thể tham gia tốt. + PHHS, quản sinh nội trú, cấp dưỡng, y tế học đường phải quan tâm hơn các vấn đề về dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân của các em học sinh. + Ban giám hiệu thường xuyên cử ban kiểm tra đònh kì, phát hiện kòp thời những sai sót về vấn đề môi trường. Mỗi tháng lên kế hoạch phát động học sinh hành động vì môi trường, như: “ Tuần nước sạch’’ chủ đề “ Vệ sinh thực phẩm’’, “ Tiết kiệm điện nước” [...].. .Môi trường với học sinh THCS Sáng Kiến Kinh Nghiệm +Ban giám hiệu phối hợp với y tế học đường thường xun kiểm tra chất lượng bửa ăn, vệ sinh an tồn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho học sinh nội trú học tập và lao động tốt +Y tế học đường tăng cường kiểm tra, khám chữa bệnh kịp thời, tổ chức các buổi sinh hoạt ở khu nội trú về chủ đề “ Vệ sinh phòng dịch bệnh”, tập huấn... về môi trường + Tổ chức tham quan khu bảo tồn động thực vật Bình Long, Ngày 25 tháng 2 năm 2010 Người viết Nguyễn Thò Hạnh NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 1 TỔ CHUN MƠN: 2 BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG: 3.SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO: TÀI LIỆU THAM KHẢO Hỏi đáp về môi trường và sinh thái của tác giả: 1 Phan Nguyên Hồng 2 Trần Thò Thu Hương 3 Nguyễn Phương Nga Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 11 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh. .. nữ cơng tổ chức sinh hoạt “Câu lạc bộ bạn gái” giáo dục vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho học sinh Vì các em sống xa gia đình khơng ở cạnh mẹ và các chị Vì vậy các tổ chức đồn đội, y tế, ban nữ cơng, tập thể hội đồng sư phạm là cầu nối kết hợp các hoạt động chun mơn giúp các em trưởng thành một cách tồn diện + Phối hợp với các hoạt động môi trường ở đòa phương... Trần Thò Thu Hương 3 Nguyễn Phương Nga Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 11 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS MỤC LỤC Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ I-Lí do chọn đề tài ( trang 1) 1.Lí do khách quan 2.Lí do chủ quan 3.Phạm vi nghiên cứu II-Mục tiêu cần đạt (trang 3) 1.Mục đích giáo dục học sinh 2.u cầu giáo dục III-Phương pháp thực hiện( trang 5) 1.Sơ lược chương trình 2.Nội dung 3.Liên hệ thực tế Phần . Kinh Nghiệm Môi trường với học sinh THCS Giáo viên: Nguyễn Thò Hạnh 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : MÔI TRƯỜNG VỚI HỌC SINH B ẬC THCS NĨI CHUNG HỌC SINH TRƯỜNG DTNT NĨI RIÊNG PHẦN. trong trường học. Học sinh chưa coi trường học là nhà của mình. Trường học chỉ là nơi đến học, học xong rồi về, nên ý thức bảo vệ môi trường học đường chưa cao. - Lứa tuổi thiếu niên (bậc THCS nói. giảng dạy môn sinh học cấp THCS nói chung trường DTNT nói riêng, bản thân tôi ý thức được trách nhiệm là phải giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường học đường cho học sinh kh ối

Ngày đăng: 11/04/2015, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan