1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay

306 1K 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 306
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

Trang 1

TS PHAM VAN TUYET & TS LE KIM GIANG

HOP DONG

TIN DUNG

VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

Trang 2

TS PHAM VAN TUYET

TS LE KIM GIANG

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 3

LOI GIGI THIEU

T1; dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt

động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Ra đời

cùng với sự xuất hiện tiền tệ, tín dụng thực chất là quan hệ vay

mượn để đáp ứng nhu cầu cho một chủ thể nhất định khi họ cần

một lượng hàng hóa (vốn) cho tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh

mà chưa có tiên hoặc số tiền đã có chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đó

Hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp tý mà qua đó, ngân

hàng và các tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động kinh doanh cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tốn tại và phát triển của mọi tổ chức tín dụng Hầu hết, trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng thì hoạt động cho vay chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động cho vay cũng luôn là một rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng Để tránh điều này, ngoài việc cần có chun mơn vững về tài chính, ngân hàng, cán bộ tín dụng ngân hàng cịn cần nắm vững các quy định của pháp luật vê hợp đồng tin dụng, về biện pháp bảo đảm tiên vay cũng như các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài

Trang 4

điều chỉnh của Bộ luật dân sự thì hợp đồng tín dụng với tư cách là một hợp đồng chuyên ngành về tín dụng ngân hàng nên còn phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín dụng ngân hàng

Cuốn sách “Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đâm tiên vay” của TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang đã phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra cách hiểu

thống nhất về các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng, biện pháp bảo đảm tiên vay, cách xử lý tài sản bao đảm tiên vay, giúp bạn đọc hiểu thêm quy định của pháp luật về những vấn đề đó

Dựa vào quy định của pháp luật, tác giả cũng đã đưa ra một số mẫu của hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố tài sản, hợp

đồng thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh, để bạn đọc tham khảo

trong việc đàm phán và thiết kế hợp đồng khi tham: gia vào quan hệ vay vốn

Cuốn sách là cẩm nang cho người hoạt động tín dụng thực tiễn, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên luật, luật sư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong

hoạt động giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh

chấp về giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm

Nhà xuất bản Tư pháp xin trân trọng giới thiệu cuốn sách

cùng bạn đọc Rất mong nhận được sự phê bình, góp ý chân

thành để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản Hà Nội, tháng 4 năm 2012

Trang 5

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Pháp luật về hợp đồng ra đời với mục đích bảo vệ quyển tự do ý chí của các bên Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba

Hợp đông được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật

khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh

doanh bảo hiểm , tuy nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn để chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được

xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm Các quy định về hợp đông trong Bộ luật

Dân sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các

nhu cẩu sinh hoạt hàng ngày Trên cơ sở các quy định chung

về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của

Trang 6

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

thể có những quy định riêng về hợp đồng để điều chỉnh các

mối quan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như: các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo

hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm Các quy định về hợp

đồng trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy định chung, còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên áp dụng

Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi,

bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước,

cụ thể hoá các quyên về kinh tế, dân sự của công dân được ghi

nhận trong Hiến pháp năm 1992 và đáp ứng được các yêu cầu

trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các quy định về giao

kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường

quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp

đồng, nội dung của hợp đông và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm

Trang 7

Phương 1 Một số vấn dé chung về hợp ding tin dung

đông còn các luật chuyên ngành thì chỉ quy định các vấn đề

mang tính đặc thù của hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau

1 Khái niệm về tín dụng và hợp đồng tín dụng

1.1 Khái niệm chung về tín dụng

Tín dụng là một trong những chức năng cơ bản trong hoạt :

động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Ra đời cùng với sự xuất hiện tiền tệ, tín dụng thực chất là quan hệ vay

mượn để đáp ứng nhu cầu cho một chủ thể nhất định khi họ

cần một lượng hàng hóa (vốn) cho tiêu dùng hoặc sản xuất

kinh doanh mà chưa có tiền hoặc số tiền đã có chưa đủ để đáp

ứng nhu cầu đó Thơng qua quan hệ tín dụng, người ta có thể

vay tài sản là chính loại hàng hóa đang cần hoặc vay tiền để

mua loại hàng hóa đang cần đó và hoàn trả khoản vay vào một ngày được xác định Vì vậy, có thể nói rằng, quan hệ tín dụng là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể nhằm chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị là hiện vật hoặc tiền tệ từ chủ sở hữu (người cho vay) sang người sử dụng (người vay) để sau

một thời gian nhất định, người cho vay thu về một lượng giá

trị lớn hơn lượng giá trị chuyển nhượng Thuật ngữ tín dụng có

thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau với nhiều hình thức

khác nhau

Nếu dựa vào chủ thể trong các quan hệ tín dụng, người ta

có thể chia tín dụng thành các loại sau đây:

Trang 8

HỢP DONG TIN DUNG VA BIEN PHÁP BAO DAM TIEN VAY

- Tín dụng thương mại: Là quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau về việc mua bán chịu hàng hóa, trong đó, doanh nghiệp bán chịu hàng hóa được coi là bên cho vay, doanh nghiệp mua chịu hàng hóa được coi là bên đi vay Công cụ để ghỉ nhận công nợ giữa các bên trong tín dụng thương mại là

thương phiếu Đây là loại giấy tờ xác nhận quyên đòi nợ của người sở hữu hợp pháp thương phiếu (là bên bán chịu hàng

hóa hoặc người được chuyển giao thương phiếu đó) và xác nhận nghĩa vụ hoàn trả nợ của bên mua chịu hàng hóa Vì vậy,

thương phiếu có thể do bên bán chịu hàng hóa lập ra (thương

phiếu ghi nợ), có thể do bên mua chịu hàng hóa lập ra (thương

phiếu nhận nợ) với các hình thức khác nhau như thương phiếu

vô danh, thương phiếu ký đanh, thương phiếu định danh

Trong đó, thương phiếu vô danh là loại thương phiếu

không ghi tên người được hưởng nên thương phiếu này có

thể lưu thơng một cách tự do và người sở hữu hợp pháp

thương phiếu vào thời điểm đến hạn thanh tốn sẽ chính là

người thụ hưởng

Thương phiếu ký danh là loại thương phiếu có ghi tên người được hưởng, nhưng người sở hữu thương phiếu vẫn có

thể chuyển nhượng thương phiếu đó cho người khác bằng cách ký hậu Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện thông qua việc người sở hữu thương phiếu dùng thương phiếu để chỉ trả trong các quan hệ mua bán trên thị trường mà họ có nghĩa vụ chỉ trả hoặc có thể thơng qua hình thức chiết khấu

Trang 9

Chương 1 Một số vấn đề chung vé hop đổng tín dụng

Thương phiếu định đanh là loại thương phiếu đã xác định rõ tên người được hưởng và chỉ người có tên trên

thương phiếu đó mới có quyền đồi tiền khi thương phiếu đến

hạn thanh toán Vì thế, loại thương phiếu này không được

phép chuyển nhượng

- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ giữa Nhà nước với các

chủ thể khác (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước

ngồi) Trong đó, Nhà nước là người đi vay dưới hình thức phát hành các trái phiếu, tín phiếu, cơng trái, các chủ thể khác là người cho vay dưới hình thức mua trái phiếu, tín phiếu, công trái do Nhà nước phát hành Tùy theo tình hình thiếu hụt ngân sách và mục đích của việc huy động vốn từ các chủ thể khác

nhau, Nhà nước có thể phát hành các loại chứng khoán khác nhau như trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, cơng trái

- Tín dụng doanh nghiệp: Là quan hệ giữa một bên là doanh nghiệp với một bên là công chúng Trong đó, đoanh

nghiệp có thể là bên cho vay bằng cách cho phép khách hàng

của họ sử dụng hoặc sở hữu một khối lượng hàng hóa và chỉ

phải trả tiền sau một thời hạn nhất định Ngoài ra, doanh

nghiệp có thể là bên đi vay bằng cách phát hành các loại trái

phiếu trên thị trường Công chúng đã mua trái phiếu mà các

doanh nghiệp đã phát hành chính là người cho doanh nghiệp đó vay khoản tiên mà họ đã bỏ ra mua trái phiếu

- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ giữa ngân hàng với

các chủ thể khác tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ tiến vay giữa một bên chủ thể là ngân hàng với chủ thể bên

Trang 10

HỢP BỂNG TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP BAG DAM TIEN VAY

Kia là doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức

khác Trong đó, ngân hàng với vai trò là trưng gian tài chính

và điều tiết nguồn vốn nên vừa là bên đi vay trong hoạt động

huy động vốn (nhận tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức; nhận

tiên tiết kiệm của các chủ thể khác) vừa là bên cho vay trong

hoạt động cấp tín dụng thông qua các hợp đồng tín dụng tín dụng ngân hàng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với nên kinh tế đất nước, bởi thơng qua tín dụng ngân hàng, một

khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được chuyển

giao tạm thời về các ngân hàng Mặt khác, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng là sự điều tiết vốn đảm bảo cho nhu cầu

phát triển kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp và các

chủ thể khác Tài sản trong tín dụng ngân hàng có thể bằng

tiên (thông qua hoạt động cho vay), có thể là các bất động

sản, động sản (thông qua hoạt động cho thuê tài chính) Trước đây, hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ thơng qua hình thức cho vay bằng tiền, vì thế, thuật ngữ tín dung đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay

Hiện nay, trong hoạt động cấp tín dụng của mình, ngoai

việc cho vay bằng tiền, các định chế tài chính cịn thực hiện

địch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính Đây là một

sản phẩm kinh doanh của ngân hàng và các tổ chức tín dụng

khác mà trong đó, tài sản giao dịch là các bất động sản như

nhà ở, văn phòng làm việc và các động sản như máy móc, thiết bị và các hàng hóa khác

Trang 11

Chuong 1 Mat sé van dé chung vé hop déng tin dung

chính cũng được thực biện thông qua nhiều phương thức khác nhau như hợp đồng cấp vốn, cho thuê tài chính, huy động vốn, nhưng trong phạm vi phần này của cuốn sách, chúng

tôi chỉ xem xét tín dụng dưới góc độ là một hoạt động cấp vốn

của các tổ chức tín dụng cho các chủ thể khác

Dưới góc dO nay thi tin dung là phương thức chuyển dịch vốn từ người cho vay sang người Äi vay trên cơ sở các bên

thiết lập với nhau một hợp đơng, theo đó, ngân hàng cấp tiên

cho bên vay và sau một thời hạn nhất định bên vay phải thanh toán cho ngân hàng vốn gốc và lấi vay Như vậy, ở góc độ này, tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ ngân hàng cho các chủ

thể khác vay vốn

1.2 Khái niệm chung về hợp đồng tin dung

Hợp đồng tín dụng là một dang cu thể của hợp đồng vay

tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự Theo quy định tại điểu 471 Bộ luật Dan sự thì “ợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khí đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho

vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ

phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luột có quy định.” Bộ luật Dân sự có một số quy định chung đối với hợp

đồng vay tài sản như sau:

- Hình thức của hợp đồng cho vay do các bên thỏa thuận:

Trang 12

HOP BONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO BAM TIEN VAY

- Đối tượng của hợp đồng vay tài sản có thể là một số tiền hoặc tài sản có giá trị khác Nến vay bằng vật, thì đối tượng của hợp đồng phải là vật cùng loại Người vay trở thành chủ sở hữu kể từ thời điểm nhận tài sản vay và có tồn quyển định

đoạt đối với tài sản đó

- Kỳ hạn trong hợp đồng vay tài sản là một khoảng thời gian nhất định đo hai bên thỏa thuận khi xác lập hợp đồng

Theo đó, người vay phải trả hết nợ gốc và lãi suất trong thời

hạn đó

- Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ phần trăm so với tiển vay và nhân với thời gian vay Thông thường, phần

tram (%) lãi suất được tính theo tháng, theo năm, nhưng có thể

được tính theo ngày nếu thời gian vay ngắn hơn một tháng

Lãi suất vay do hai bên thỏa thuận, nhưng không được vượt

quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố

đối với loại cho vay tương ứng (Điều 476 Bộ luật Dân sự năm

2005) Nếu trong hợp đồng vay không thỏa thuận rõ ràng về

lãi suất, thì bên cho vay khơng có quyền đồi lãi Trong trường hợp có thỏa thuận về lãi trong việc vay, nhưng không xác định 1Õ tỷ lệ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì 4p dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại địa điểm trả nợ

- Các bên trong hợp đồng cho vay cịn có thể thỏa thuận

việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay và bên

cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản đã cho vay

Trang 13

Chuong 1 Một số vấn để chung về hop đổng tín dụng

cho vay đã nhắc nhở nhưng vẫn sử dụng tài sản trái mục đích

vay, thì bên vay có quyền địi lại tiền, tài sản đã cho vay trước

thời hạn

- Bên cho vay giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng số

lượng, chất lượng vào thời điểm và tại địa điểm các bên đã thoả thuận trong hợp đồng

- Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không

báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó

- Bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản

trước kỳ hạn, trừ trường hợp được bên vay đồng ý trả trước

- Bên vay phải trả nợ đủ và đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng Nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận

khác Nếu bên vay khơng thể trả vật thì có thể trả bằng tiên theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu

được bên cho vay đồng ý

- Việc trả nợ phải thực hiện tại nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ

sở của bên cho vay, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về địa điểm trả nợ là ở một nơi khác Nếu trước kỳ hạn trả nợ mà

bên cho vay đã chuyển địa điểm cư trú, trụ sở đến nơi khác và

đã kịp thời thông báo trước cho bên vay, thì bên vay phải trả

nợ tại địa điểm mới của bên cho vay Mọi chỉ phí cần thiết

Trang 14

HOP BONG TIN DUNG VA BIEN PHÁP BAG DAM TIEN VAY

~ Trong trường hợp vay khơng có lãi mà bên vay không trả được nợ hoặc trả khơng đây đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả do quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại

thời điểm trả nợ, nếu các bên có thỏa thuận

- Trong trường hợp vay có lãi, mà khi đến hạn bên vay

không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên

nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm

trả nợ

- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và khơng có lãi thì bên cho vay có quyền đồi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước

một thời gian hợp lý, nếu không có thỏa thuận khác

- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên

cho vay có quyền đồi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải

báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền

trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời

điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý

- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và khơng có lãi thì bên vay có qun trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo

trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay

Trang 15

Chương 1 Một số vấn để chung vé hop đổng tín dụng

- Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có

qun trả lại tài sản trước kỳ han, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu khơng có thỏa thuận khác

Hợp đồng tín dụng là một căn cứ pháp lý mà qua đó, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thực hiện hoạt động cho

vay Hoạt động cho vay luôn là một trong những hoạt động cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tổn tại và phát

triển của mọi tổ chức tín dụng Hầu hết, trong hoạt động kinh

doanh của các tổ chức tín dụng thì hoạt động cho vay chiếm

quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu

Do vậy, với tư cách là cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam luôn ban hành các

văn bản dưới dạng quyết định để quy định cụ thể về các vấn để

liên quan đến hợp đồng tín dụng Bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng tín dụng với tư cách là một hợp đồng chuyên ngành về tín dụng ngân hàng nên còn

phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật chuyên ngành về tín đụng ngân hàng

Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản

pháp luật vẻ tín dụng, ngân hàng, có thể đưa ra một khái niệm

về hợp đồng tín dụng như sau:

Hợp đơng tín dụng là sự tha thuận giữa một bên là ngân

hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác với tư cách là

bên cho vay với một bên là các chủ thể khác với tư cách là bên

vay, theo đó, tổ chức tín dụng cho vay chuyển cho bên vay một

Trang 16

HOP DONG TÍN DỤNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

cùng với khoản tiên lãi được xác định theo lãi suất mà các bên đã thỏa thuận

2 Đặc trưng của hợp đông tin dụng

Để phát triển bên vững, các tổ chức tin dụng luôn quan

tâm đến lợi nhuận, tính lành mạnh và sự an tồn trong chính

sách tín dụng của mình Lợi nhuận trong hợp đồng tín dụng là lượng giá trị tăng lên so với lượng vốn ban đâu mà tổ chức tín

dụng đưa vào cho vay, sự an toàn trong hợp đồng tín dụng là

sự bảo toàn được vốn cho vay, thu vốn về cùng với lãi suất

đúng thời hạn Vì thế, hợp đồng tín dụng ln có các đặc trưng sau day:

- Sự chuyển nhượng trong hợp đồng tín dụng chỉ mang

tính chất tạm thời

Cho dù đối tượng chuyển nhượng trong các hợp đồng tín dụng có thể là một khoản tiền hay một lượng hàng hóa nhất định thì sự chuyển nhượng các lượng giá trị đó từ bên này

sang bên kia chỉ mang tính chất tạm thời Tính chất tạm thời

của sự chuyển nhượng này thể hiện ở chỗ, bên được chuyển

nhượng chỉ được sử dụng lượng giá trị đó trong một thời gian

nhất định, hết thời hạn này, lượng giá trị được chuyển nhượng

phải được hoàn trả về cho bên đã chuyển nhượng

Vì vậy, về thực chất, trong hợp đồng tín dụng chỉ có sự chuyển giao quyên sử dụng lượng giá trị mà một bên đang tạm thời nhàn rỗi cho bên đang cần sử dụng lượng giá trị đó, bên

Trang 17

Chương 1 Một số vấn dé chuny vé hop déng tin dung

đã chuyển giao không mất đi quyển sở hữu đối với lượng giá trị đã chuyển giao mà chỉ làm thay đổi tình trạng khách thể

của quyền sở hữu (từ sở hữu một khoản tiên hoặc một lượng

hàng hóa sang sở hữu một quyền tài sản là quyền đời nợ)

Mặt khác, nhu cầu của bên vay đối với lượng giá trị đã được chuyển giao chỉ được đáp ứng khi họ được toàn quyển định đoạt lượng giá trị đó trong chi tiêu, sản xuất, kinh doanh

nên về mặt pháp lý, pháp luật luôn xác định việc chuyển giao

này là chuyển giao quyền sở hữu và coi người vay là chủ sở hữu của lượng giá trị đã vay (có đầy đủ cá ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đã vay)! Tuy

nhiên, người vay chỉ là chủ sở hữu tạm thời lượng giá trị đã vay bởi sau thời hạn nhất định, họ phải chuyển trả lượng giá trị đó cho bên cho vay, mặc dù tài sản vay đã được họ định đoạt, tiêu dùng hết

Tính chất tạm thời của sự chuyển nhượng lượng giá trị trong hợp đồng tín dụng là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng tín dụng/cho vay với các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu khác như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản

~ Là một hợp đông ln mang tính chất đền bù

Tinh chat đền bù trong hợp đồng nói chung thể hiện ở sự

trao đổi ngang giá giữa các bên trong quan hệ hợp đồng đó

Nói cách khác, hợp đồng có tính chất đên bù là hợp đồng mà

+ Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hiểu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sẵn để”

Trang 18

HOP HONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

trong đó, một bên khi nhận được một lợi ích từ bên kia mang đến, phải trao lại cho bên đó một lợi ích tương ứng Trong hợp

đồng tín dụng, tính chất đên bù thể hiện ở chỗ, khi bên vay

được sử dụng một khoản tiền vốn không phải là của mình (khoản tiền đi vay) trong một thời hạn nhất định (là một khoản lợi đo bên cho vay mang đến) thì phải thực hiện cho bên cho

vay một khoản lợi tương ứng (chính là khoản lãi mà bên vay

phải trả cho tổ chức tín dụng cho vay)

Một cá nhân hoặc một chủ thể khác có thể bỏ ra một khoản tiền nhàn rỗi cho người khác vay mà khơng tính đến lợi

nhuận (không lấy lãi) trên cơ sở tình cảm, sự tương trợ giúp đỡ

nhau khi khó khăn, nhưng đã là một tổ chức tín dụng, vì mục

đích hoạt động và sự tổn tại, phát triển của mình nên mọi khoản tiền cho vay đều phải gắn liên với lãi suất Bản thân của

hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua hợp đồng tín dụng là một hoạt động kinh doanh nên mục tiêu không thể thiếu trong hoạt động này là mục tiêu lợi nhuận Để có lợi nhuận trong hoạt động cho vay, các tổ chức tín dụng ln phải tính tốn về cân đối thu chỉ trong hoạt động tín dụng Để có một khoản thu từ lãi suất của một khoản cho vay, tổ chức tín

dụng phải chỉ rất nhiều khoản khác nhau như lãi suất huy

động vốn, các chỉ phí trong hoạt động tín dụng ngân hàng

trong đó, khoản thu từ hoạt động cho vay phải lớn hơn tổng

các khoản chi đó

Tuy nhiên, khơng phải vì lợi nhuận mà các tổ chức tín

Trang 19

Chương 1 Một số vấn đề chung vé hop đổng tin dụng

suất theo lãi suất cơ bản mà Ngân hàng nhà nước đã quy định

thì mức lãi suất của các tổ chức tín dụng còn phụ thuộc rất

nhiều vào tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng với nhau

Tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của mình và tính cạnh

tranh trong hoạt động cho vay mà các tổ chức tín dụng đều phải hoạch định vẻ chính sách lãi suất và áp dụng mức lãi suất

đối với từng khách hàng cụ thể cho phù hợp Chẳng hạn, một tổ chức tín dụng ở giai đoạn này thì mục tiêu hàng đầu của họ là thu hút khách hàng để mở rộng quan hệ tín dụng nên lãi

suất cho vay có thể được áp dụng ở mức thấp nhưng ở một giai

đoạn khác thì mục tiêu hàng đẩu lại là lợi nhuận nên lãi suất cho vay có thể áp dụng ở mức cao Ngoài ra, tổ chức tín dụng

có thể khơng áp dụng mặt bằng lãi suất tiền vay đối mọi khách

hàng mà tùy thuộc vào từng khách hàng trên cơ sở uy tín, mức

độ quan hệ tín dụng, sự ổn định và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ để phân loại khách hàng và có

chính sách lãi suất cụ thể đối với từng khách hàng đó

- Thường có biện pháp bảo đảm kèm theo

Hoạt động tín dựng nói chung và hoạt động cho vay nói

riêng của tổ chức tín dụng ln có các rủi ro tiém ẩn Các rủi

ro này có thể do sự biến động của thị trường, có thể do chính

chủ quan của tổ chức tín đụng và cũng có thể do chính khách | hàng mang lại vì khơng hoàn trả được khoản vay với muôn

vàn lý do khác nhau

Để hạn chế rủi ro do khách hàng mang lại thì cơng tác

Trang 20

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO BAM TIEN VAY

trọng Đối với mỗi một khoản vay, cán bộ tín dụng cần phải

thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng và theo đó để xác định cần có một biện pháp bảo đảm tiên vay kèm theo để tránh rủi ro nói trên Trong thực tế hoạt động, các tổ chức tín

dụng ln có chính sách đánh giá và phân loại khách hàng,

trong đó có những khách hàng đủ điều kiện để tổ chức tín

dụng cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản Tuy nhiên,

trong hoạt động cho vay, các tổ chức tín dụng ln cơi nguồn

tài chính trong các biện pháp bảo đảm tiền vay là nguồn thu

nợ thứ hai khi khách hàng khơng hồn trả được nợ vay Trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của khách hàng thì việc thua

lỗ trong kinh đoanh của khách hàng doanh nghiệp làm ăn thua

lỗ, ốm đau của khách hàng cá nhân là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khơng cồn khả năng hoàn trả nợ vay Trong

những trường hợp này, nếu khơng có một nguồn tài chính dự

phịng để tạo nên nguồn thu nợ thứ hai thì rủi ro tín đụng sẽ xảy ra đối với tổ chức tín dụng cho vay Vì vậy, ngoại trừ hợp đồng tín dụng mà trong đó bên vay là doanh nghiệp đủ điều

kiện để vay khơng có tài sản bảo đắm hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh của Chính phủ, các hợp đồng tín dụng đêu phải có biện pháp bảo đảm kèm theo như thế chấp tài sản, cầm cố tài

sản, bảo lãnh của người thứ ba

- Là cầu nốt để các bên cùng phát triển

Trang 21

0hương 1 Một số vấn dé chung về hợp đổng tín dung

thu trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển bên vững của khách hàng nhất là khách hàng doanh nghiệp Ngược lại, hoạt động cấp vốn của tổ chức tín dụng như huyết mạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của các đơn vị, tổ chức kinh tế Vì vậy, có thể nói hợp đồng tín

dụng là câu nối để tổ chức tín dụng và khách hàng vay cùng phát triển

Với tính chất trên, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

ln phải đảm bảo tính lành mạnh trong khâu trung gian chu

chuyển nguồn vốn (huy động vốn và cấp vốn) Nói cách khác, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần vì mục đích lợi nhuận

mà còn phải hướng tới việc thúc đấy sự phát triển vững chắc

và lâu đài của nên kinh tế đất nước ở phạm vi vi mô, các nhà hoạt động kinh doanh tín dụng phải coi việc cấp vốn của mình đối với các doanh nghiệp như là một nghĩa vụ để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và đôi lúc phải “ra tay” giúp

đoanh nghiệp thoát khỏi bờ vực phá sản

3 Các loại hợp đồng tín dụng

Trong thực tế, các ngân hàng thực hiện nhiều loại hình tín đụng như: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dai hạn, tín dụng luân chuyển, tín dụng chứng từ, tín dụng tiêu dùng, tín dụng thuê mua tài chính Trong đó, tùy theo đặc

Trang 22

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

phải xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã để ra, đồng thời hướng tới việc hạn chế rủi

ro, bảo đảm an toàn vốn trong kinh doanh tín dụng của mình Theo đó, mỗi ngân hàng có thể chọn một loại hình tín dụng

phù hợp với khả năng về nhân lực, nguồn vốn và các đặc điểm

trong một giai đoạn nhất định của nên kinh tế làm mỗi nhọn cho việc cấp tín dụng Ngược lại, ngân hàng có thể khơng

chọn mũi nhọn ma phan chia tin dụng cho nhiều loại hình tín dụng khác nhau một cách cân đối

Với các loại hình tín dụng nói trên, việc cấp tín dụng của

ngân hàng dưới góc độ là một giao địch cho vay tiền thực hiện

thông qua các hợp đồng tín dụng được phân loại như sau:

- Nếu dựa vào mục đích sử dụng vốn vay thì hợp đơng tin dụng (hợp đồng cho vay giữa ngân hàng và các chủ thể khác)

được chia thành các loại sau đây:

+ Cho vay bất động sản: Là một hợp đồng tín dụng, trong

đó mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng mua sắm hoặc

xây dựng các bất động sản như đất đai, nhà ở nhằm thực hiện

mục đích cơng nghiệp, thương mại dịch vụ

+ Cho vay công nghiệp và thương mại: Là hợp đồng tín dụng, trong đó mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vay là nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động trong lĩnh vực công

nghiệp, thương mại và dịch vụ

+ Cho vay nông nghiệp: Là hợp đồng tín dụng, trong đó

Trang 23

Chương 1 Một số vấn ñề chung về hợp đổng tín dụng

thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, vật nuôi khác, nhiên liệu

+ Cho vay tiêu dùng: Là hợp đồng tín dụng, trong đó mục

đích sử dụng vốn vay của khách hàng vay là mua sắm các vật

dụng hoặc chỉ tiêu thông thường

- Nếu dựa vào thời hạn cho vay thì hợp đồng tín dụng được chia thành các loại sau đây:

+ Cho vay ngắn hạn: Là các hợp đồng tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng với việc sử dụng vốn vay nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc đáp

ứng các nhu cầu chỉ tiêu ngắn hạn của cá nhân

+ Cho vay trung hạn: Là các hợp đồng tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, trong đó người vay sử đụng vốn

vay để mua sắm các tư liệu sản xuất, đổi mới thiết bị và dây

chuyển công nghệ để nâng cao và mở rộng sản xuất kinh đoanh hoặc xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ với thời

gian thu hồi vốn nhanh

+ Cho vay đài hạn: Là các hợp đồng tín dụng có thời hạn

trên 36 tháng với việc sử dụng vốn vay để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới hoặc đầu tư thực hiện các dự án có quy mơ lớn và thời gian đầu tư lâu dai

- Nếu dựa vào vào biện pháp bdo dam tién vay:

+ Cho vay không bảo đảm bằng tài sản: Là hợp đồng tín

Trang 24

HOP BONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

ngân hàng đánh giá, xếp loại uy tín của khách hàng, theo đó,

đối với khách hàng truyền thống, có bể dày uy tín trong quan

hệ tín dụng, có khả năng tài chính, quản trị và sử dụng vốn vay

có hiệu quả thì ngân hàng có thể chỉ cần dựa vào ny tín của bản thân khách hàng đó mà cho Vay

+ Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Là hợp đồng tín dụng, trong đó, để được vay, khách hàng phải có tài sản để câm cố, thế chấp hoặc có người thứ ba bảo lãnh để bao dam

việc trả nợ vay, Loại cho vay này được áp dụng đối với khách

hàng thông thường nhằm tạo ra nguồn thu bổ sung dự phòng cho trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc trả không

đầy đủ khi đến hạn 5

- Nếu dựa vào chủ thể vay vốn:

+ Cho vay doanh nghiệp: Là các hợp đồng tín đụng, trong đó khách hàng vay là các đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân và mục đích sử dụng vốn Vay của khách hàng là đáp ứng nhu

câu sản xuất kinh doanh

+ Cho vay cá nhân: Là hợp đồng tín dụng, trong đó kách

hàng vay là các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân khơng có tư

cách pháp nhân và mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là đáp

ứng nhu cầu chỉ tiêu,

+ Cho vay hộ gia đình: Là hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng vay là các hộ gia đình và mục đích sử dụng vốn vay

Trang 25

hương 1 Một số vấn để chung về hựn déng tín dụng

- Nếu dựa vào phương thức hoàn trả vốn vay:

+ Cho vay trả góp (trả nhiều lần theo định kỳ): Là hợp

đồng tín dụng mà trong đó xác định khách hàng vay phải trả

vốn gốc là lãi vay theo định kỳ Định kỳ trả nợ vốn gốc và lãi vay do các bên thỏa thuận theo một thời hạn nhất định Có thể là một tháng/lân, có thể là hai tháng, ba tháng/Iân tùy theo thời hạn vay dài hay ngắn và khả năng của khách hàng Việc trả

góp thường được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: ï) Phương pháp cộng thêm, ii) Phương pháp trả vốn gốc

bằng nhau và trả lãi tính trên mức vốn gốc được hoàn trả, iii) Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và trả lãi theo số dư vào

cuối mỗi định kỳ trả nợ, vi) Phương pháp hoàn trả vốn ĐỐC và

trả lãi bằng nhau trong tất cả các định kỳ trả nợ

+ Cho vay trả một lần: Là hợp đồng tín dụng, trong đó khách hàng vay chỉ phải hoàn trả vốn vay và trả toàn bộ lãi khi

kết thúc thời hạn vay đã thỏa thuận

- Nếu dựa vào xuất xứ tín dụng:

+ Cho vay trực tiếp: Là hợp đồng tín dụng, trong đó, ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng vay và khách hàng trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn

+ Cho vay gián tiếp: Là hợp đồng tín dụng, trong đó, ngân

hàng mua lại các hợp đông hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh

Trang 26

HOP BONG TiN DUNG VÀ BIEN PHAP BAO BAM TIEN VAY

Hoạt động của các tổ chức tín đựng nói chung và đặc biệt

là hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng đóng vai trị

đặc biệt quan trọng trong sự phát trén kinh tế của đất nước Với vai trò là trung gian tài chính, tiền tệ, là mach mau của

nên kinh tế, các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại không chỉ là nơi cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp mà còn là nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác cho các giao dịch dân sự, kinh

doanh, thương mại thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế đất

nước Vì vậy, ngồi việc cấp tín dụng với hình thức cho vay trực tiếp, ngân hàng còn thực hiện việc cho vay gián tiếp theo các hình thức sau:

i) Chiết khấu thương mại; Là Việc ngân hàng mua lại các

thương phiếu còn trong thời hạn thanh toán từ người hưởng

thụ Theo đó, ngân hàng cấp cho người hưởng thụ một khoản

tiên bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi lãi chiết khấu và hoa hông Khi các chứng từ nợ đến hạn thanh toán, người thụ

lệnh hối phiếu hoặc người phát hành lệnh phiếu phải thanh

toán cho ngân hàng khoản tiền theo các chứng từ đó Ví dụ: Ngày 20/11/2010, doanh nghiệp A phát hành lệnh phiếu có

mệnh giá là 30 tỷ đồng để mua chịu hàng hóa của doanh

nghiệp B, doanh nghiệp A phải thanh toán lệnh phiếu vào

ngày 20/11/2011 Ngày 10/4/2011, doanh nghiệp B nhượng lại

lệnh phiếu đó cho ngân hàng Theo đó, ngân hàng trả cho

Trang 27

Chương 1 Một số vấn dé chung vé hon dong tin dung

+ hoa héng phi), dén ngay 20/11/2011, doanh nghiép A phai trả cho ngân hàng số tiền là 30 tỷ đồng

ii) Mua các phiếu bán hàng của doanh nghiệp: Để cạnh

tranh và đẩy mạnh sức tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp

thương mại phải thực hiện bán hàng hóa cho khách hàng theo

phương thức trả góp Tuy nhiên, vì nhụ cầu vốn để đáp ứng

việc sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải được ngân hàng tài trợ nguồn vốn thông qua việc nhượng lại các

phiếu bán hàng trả góp cho ngân hàng Để bảo tồn nguồn vốn

của mình, khi ký kết và thực hiện hợp đồng mua lại các phiếu bán hàng trả góp, ngân hàng phải thỏa thuận với doanh nghiếp

bán phiếu mua hàng trả góp các diéu kiện nhất định và chỉ mua các phiếu bán hàng đã thực hiện theo đúng các điều kiện đó Mặt khác, ngân hàng phải giữ lại ít nhất là 30% so với số

tiên phải thanh toán từ phiếu mua hàng và chỉ hoàn lại cho doanh nghiệp bán phiếu mua hàng trả góp khi ngân hàng đã

thu được hết nợ từ người mua hàng Đồng thời, phải thỏa thuận và xác định trong hợp đồng mua phiếu bán hàng trả góp

về việc ngân hàng có quyển truy đòi người bán phiếu mua

hàng trả góp phải thanh toán nếu như khách hàng mua trả góp khơng thanh toán được nợ cho ngân hàng

iii) Bảo lãnh ngân hàng

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bảo lãnh ngân

hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo

Trang 28

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO BAM TIEN VAY

nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải

nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay

Như vậy, nói cụ thể hơn thì bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng cấp cho khách hàng chứng thư bảo lãnh, trong đó

ngân hàng cam kết với bên có quyên về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên có nghĩa vụ khi người này không tự thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với bên có

quyển Sự kiện bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đối với bên có quyền chính là điều kiện làm phát sinh việc thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh

Khi tổ chức tín dụng thực hiện bảo lãnh thì sẽ phát sinh hai mối quan hệ: một là, quan hệ giữa ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyển (bên nhận bảo lãnh), hai là, quan hệ

giữa tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với khách hàng (bên có nghĩa vụ)

Về bản chất thì quan hệ bảo lãnh là một loại giao dich dan

SỰ, giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung Tuy

nhiên, xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng nên bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm riêng sau đây:

— _

`:Xem khoản 1 Điều 2 Quy chế bảo lãnh ngan hàng ban hành kèm theo

Trang 29

Chugng 1 Mat sé van dé chung vé hop đổng tín dung

- Bên bảo lãnh bao giờ cũng là các tổ chức tín dụng: Theo quy định hiện hành của pháp luật vẻ ngân hàng thì bên bao lãnh là các tổ chức tín dụng, bao gồm: Ngân hàng Thương mại

Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phẩn, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng

Liên doanh, Chỉ nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam,

Ngân hàng hợp tác, các loại hình ngân hàng khác và các tổ

chức tín dụng phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo Luật

Các tổ chức tín đụng (gọi chung là tổ chức tín dụng)

- Bên được bảo lãnh là các khách hàng bao gồm: các

doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại: Việt

Nam như doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty

trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đâu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín đụng, hợp tác xã và các tổ chức khác có đủ điều kiện

quy định tại Điêu 94 của Bộ luật Dân sự, các tổ chức kinh tế

nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thâu các dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc vay vốn để

thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam Để được ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh cần có đủ các điều kiện sau: Phải có

đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi đân sự theo quy định của pháp luật, mục đích để nghị bảo lãnh là hợp

pháp; có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh tốn với

Trang 30

HOP BONG TiN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY:

được bảo lãnh; có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong thời hạn cam kết Trong trường hợp bên

nhận bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh là tổ chức, cá nhân

nước ngồi, thì ngồi các điều kiện trên, khách hàng còn phải

thực hiện các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài,

cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại hối và các quy định có liên quan khác Đối với trường hợp

nhận bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách hàng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về thương phiếu

- Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân với tư cách là

bên có quyên đối với người được ngân hàng bảo lãnh Theo

đó, họ có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức

tín dựng

- Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập: Bảo lãnh ngân

hàng được thể hiện iôn độc lập với hợp đồng chính, người bảo lãnh không liên quan và bị ràng buộc bởi chính hợp đồng

đó Quan hệ giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với bên nhận bảo

lãnh và quan hệ giữa bên được bảo lãnh với tổ chức tín dụng

bảo lãnh hoàn toàn độc lập với nhan, cho dù khi bên được bảo

lãnh có thể vi phạm đối với tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng khơng vì thế mà tổ chức tín dụng bảo lãnh có quyền từ chối

thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Mặt khác, bên nhận bảo lãnh chỉ

có quyển khi tuân thủ đẩy đủ các quy định về bảo lãnh bao

gồm cả việc đảm bảo tính chính xác, đúng đấn của văn bản

Trang 31

Chuong 1 Mét sé van dé chung về hợp đồng tín dung

cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dù bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ

- Bảo lãnh ngân hàng là loại dịch vụ có thu phí: Bảo lãnh ngân hàng là một trong các loại địch vụ được thực hiện trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng Theo quy định

tại Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng thì khi

tổ chức tín dựng cam kết bảo lãnh cho khách hàng, “đồng thời

tổ chức tín dụng sẽ được nhận một khoản phí nhất định theo

thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, mức phí này phù hợp với chỉ phí của tổ chức tín dụng và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này” Cơ sở để tổ chức tín dụng thu phí bảo lãnh từ khách hàng chính là việc tổ chức tín dụng đã phát hành thư bảo lãnh

theo đúng yêu cầu của khách hàng như đã thoả thuận và khách hàng phải trả phí bảo lãnh khi tổ chức tín dụng đã phát hành

chứng thư bảo lãnh mà không cần phải đợi cho đến khi tổ chức tín dụng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

- Đối tượng để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh luôn là một khoản tiền nhất định: Mặc dù tổ chức tín dụng bảo lãnh cho

quan hệ phát sinh từ hợp đồng, nghĩa là có sự thoả thuận của

bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh, song đối tượng để

thực hiện nghĩa vụ luôn là nghĩa vụ trả một số tiễn nhất định

trong văn bản bảo lãnh Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng

một công việc đối với tổ chức tín dụng là không thể thực hiện

Trang 32

HOP DONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

công việc không thuộc nghiệp vụ của mình Chính vì vậy, khi

thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, đối tượng để thực hiện nghĩa vụ là bằng tiền

Mặc dù các quy định về bảo lãnh ngân hàng được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản của bảo lãnh thực hiện

nghĩa vụ dân sự nói chung, song bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khẳng định là loại hình bảo lãnh có tính đặc thù Tính chất đặc thù của bảo lãnh ngân hàng được hình thành

trong quá trình phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức

tín dụng và chịu ảnh hưởng của những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của thực tiễn kinh doanh

Bảo lãnh ngân hàng bao gồm các loại sau đây:

- Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong

trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh

- Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với

bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán

thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực

hiện hoặc thực hiện không đây đủ nghĩa vụ thanh tốn của

mình khi đến hạn

- Bảo lãnh dự thâu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vu tham gia du thầu của

Trang 33

Chuong 1, Mot sé van dé chung vé hợn đổng tín dung

đủ tiễn phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực

hiện thay :

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín

dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và

đây đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp

đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không

thực hiện hoặc thực hiện không đây đủ thì tổ chức tín dụng sẽ

thực hiện thay

- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của

của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc

khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của

sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh

Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải

bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

- Bảo lãnh hoàn trả tiên ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hồn trả hoặc hồn trả khơng đây đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay

- Bảo lãnh đối ứng: là cam kết của tổ chức tín dụng (bên

Trang 34

`_ HỰP ĐỒNG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh

- Xác nhận bảo lãnh: là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín

dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên

bảo lãnh

Ngồi ra, tổ chức tín dụng cịn có thể thực hiện các loại

bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông

lệ quốc tế như: Bảo lãnh thuế quan (là hình thức bảo lãnh, trong đó, ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh cho nhà nhập khẩu để họ được lấy hàng rä khỏi cảng mà chưa phải đóng thuế nhập khẩu cho nhà nước, người hưởng thự của việc bảo lãnh này là tổ chức thuế quan của nhà nước), bảo lãnh

khoản tiên giữ lại (đây là một loại hình bảo lãnh được áp dụng trong hoạt động xây đựng, theo đó, bên chủ thâu xây dựng

muốn nhận toàn bộ khoản tiền theo hợp đồng xây đựng từ phía

nhà đầu tư thì phải được ngân hàng đứng ra bảo lãnh)

4 Điều kiện có hiệu Rực của hợp đồng tín dụng

Theo quy định của pháp luật dân sự, giao dịch nói chung và hợp đồng nói riêng muốn được thừa nhận là có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Người giao kết hợp đồng phải có năng lực hành vị dân sự;

- Mục đích, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều

Trang 35

Phương 1 Một số vấn để chung về hợn đổng tín dụng

- Người tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện';

- Đối với những hợp đồng mà pháp luật đã quy định phải được thiết lập theo một hình thức nhất định thì phải tn theo hình thức đó

Chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hợp đơng tín

dụng cũng phải thỏa mãn các điều kiện nói trên Vì vậy, để có hiệu lực, khi thiết lập hợp đồng tín dụng, các bên trong hợp

đồng cần chú ý đến một số yếu tố sau đây:

- Năng lực chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng

Việc xem xét tư cách chủ thé của bên vay vốn là một vấn

đê quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp

đồng tín dụng Trên thực tế, nếu tổ chức tín dụng xem nhẹ vấn để này, không xác định đúng tư cách chủ thể (đặc biệt là trường hợp khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp) dẫn đến

việc ký hợp đồng tín dụng với người khơng có thẩm quyền ký

kết Hợp đồng bị tuyên bố vơ hiệu, tổ chức tín dụng không thu

hồi được lãi gây thiệt hại nặng nề cho các tổ chức tín dụng Từ khái niệm về hợp đồng tín dụng đã được đề cập ở phần

trước, chúng ta thấy rằng, chủ thể của hợp đồng tín dụng gồm

hai bên là bên cho vay và bên vay Trong đó, bên cho vay bao giờ cũng là một tổ chức tín dụng (có thể là một tổ chức tín

dụng ngân hàng, có thể là tổ chức tín dụng phi ngân hàng),

bên vay là một chủ thể bất kỳ (có thể là doanh nghiệp, hộ gia

đình, cá nhân)

Trang 36

Hop BONG TIN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

Vi vay, xem xét năng lực hành vi của người tham gia hợp đồng tín dụng chính là việc xem xét năng lực chủ thể của các

chủ thể nói trên, đồng thời xem xét tư cách của người đại diện nếu chủ thể đó là một tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc là hộ

gia đình

# Nếu chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng là tổ chức

có tư cách pháp nhân thì người được nhân danh pháp nhân

để giao kết hợp đồng phải là người đại điện hợp pháp của pháp nhân đó Vì vậy, chỉ cần người giao kết hợp đồng tín dụng là

người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó thì được coi là thỏa

mãn điều kiện về năng lực hành vi của chủ thể Tuy vậy, cần

phải xem xét người tham gia hợp đồng tín dụng có phải là

người đại diện hợp pháp của pháp nhân đó hay không Để xác định vấn dé này, cần căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự

và Luật Doanh nghiệp Đại diện của pháp nhân bao gồm đại diện theo pháp luật va đại điện theo ủy quyền

“Đại diện theo pháp luật của pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc `

quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên” (khoản 4 Điêu 141 Bộ luật Dan sự) Theo quy định này, có thể hiểu

rằng: đối với pháp nhân là đoanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ của đoanh nghiệp đó Đối với pháp nhân là các tổ chức khác thì người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân

Mặt khác, theo quy định tại các Điều 46 và Điều 116 của

Trang 37

Phương 1 Một số vấn để chung về hop đổng tín dụng

ty có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc tùy theo quy định tại Điều lệ của cơng ty đó

Vì vậy, để xác định người tham gia giao kết hợp đồng tín |

dụng có phải là người đại diện theo pháp luật của doanh

nghiệp tham gia hợp đồng tín dụng hay không, cần xem xét

theo hai trường hợp sau đây:

- Nếu pháp nhân đó là một doanh nghiệp thì cần căn cứ

vào Điều lệ của doanh nghiệp đó và Giấy chứng nhận đãng ký

kinh doanh để xác định Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội

đồng quản trị hay Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó

- Nếu pháp nhân là tổ chức khác (không phải doanh

nghiệp) thì cần căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó (người đừng đầu pháp nhân)

Ngoài ra, người tham gia giao kết hợp đồng tín dụng có thể là người đại diện theo ủy quyển của của pháp nhân

Đại diện theo uỷ quyền là đại điện được xác lập theo sự uỷ quyên giữa người đại điện và người được đại diện Hình

thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật

quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản (Điều 142

Bộ luật Dan sự) Đại diện theo uỷ quyển của pháp nhân là người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân uỷ

Trang 38

HOP BONG TÍN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

Trong thực tiễn, việc uỷ quyền cũng được ghi nhận trong một loạt các tài liệu có giá trị chứng cứ khác như quy chế hoạt động của tổ chức đó, quyết định quy định trách nhiệm, nhiệm vụ, quyển hạn của từng lãnh đạo và thành viên của

doanh nghiệp và kể cả trong thông báo chào hàng v.v Và những giấy tờ này, về nguyên tắc có giá trị hợp lệ để chứng minh cho việc phân công của lãnh đạo doanh nghiệp/tổ chức

đối với các lãnh đạo và thành viên khác của tổ chức/doanh

nghiệp đó Tuy nhiên, để tránh tranh chấp không đáng có thì bất cứ một người nào không phải là người đại diện theo pháp

luật của pháp nhân nhân danh pháp nhân đó để tham gia ký kết hợp đồng đều phải có giấy uỷ quyền của người đại diện

theo pháp luật của pháp nhân

Khi tham gia ký kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng

phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của người được đại diện

uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thấm quyền hoặc vượt quá thẩm quyên hoặc vượt quá phạm vi đại điện uỷ quyên

* Nếu chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng là hộ gia

đình thì cần phải xem xét việc vay vốn đó có phải là dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh chung của cả hộ gia đình hay

khơng Pháp luật đân sự quy định rằng hộ gia đình chỉ được

coi là chủ thể trong giao dịch dân sự nếu giao dịch đân sự đó

Trang 39

Chương 1 Một số vấn để chung vé hop déng tin dung

nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh khác do pháp luật quy định'

Việc tham gia giao kết hợp đồng tín dụng của hộ gia đình được thơng qua hành vi giao kết hợp đồng của người dai diện

theo pháp luật hoặc người đại điện theo ủy quyển của hộ gia

đình Nếu việc vay vốn được xác định là hộ gia đình thì trách nhiệm hồn trả vốn vay thuộc vẻ tất cả-các thành viên của hộ gia đình đó Nếu việc vay vốn không được xác định là hộ gia

đình thì trách nhiệm hồn trả vốn vay chỉ là trách nhiệm riêng của cá nhân người vay vốn

Với những lý do trên, cần thấy rằng chỉ được coi là hộ gia

đình vay vốn khi có đủ hai điều kiện sau:

- Vốn vay dùng cho việc sản xuất kinh doanh chung của cả hộ gia đình

- Người giao kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình đó

Tuy nhiên, để xem xét người giao kết hợp đơng tín dụng

có phải là người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình hay

khơng cân phải có các giấy tờ là căn cứ chứng minh người

đó là chủ hộ gia đình (nếu người trực tiếp giao kết là chủ

hộ) và phải cỏ giấy ủy quyền của chủ hộ (nếu người trực

tiếp giao kết hợp đồng tín dụng là thành viên khác đã thành

niên của hộ gia đình) :

1 Xem Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005

Trang 40

HỢP BỂNG TÍN DUNG VA BIEN PHAP BAO DAM TIEN VAY

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong tất cả các trường hợp cá nhân đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình để giao kết hợp đồng tín dung thì cũng cần phải xem xét đến năng lực hành vi dan

sự của chính người đó vào thời điểm giao kết hợp đồng

Nếu chủ thể vay vốn là cá nhân thì việc xem xét tư cách chủ thể chính là xem xét về năng lực hành vi của cá nhân đó

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá

nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”' Dựa vào sự phù hợp giữa khả năng nhận thức,

kiểm soát, làm chủ hành vi với các hành vi mà cá nhân đã thực hiện thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định

{heo nhiều mức độ khác nhau như: Người có năng lực hành vi

dan sy day di; người có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa day đủ; người khơng có năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dan sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Đối với các hợp đồng đân sự nói chung thì mọi cá nhân,

trừ người khơng có năng lực hành vi dân sự đều có thể được

coi là có năng lực hành vi đân sự để tham gia hợp đồng Tuy

vay, khi cá nhân tham gia một hợp đồng dân sự, cần phải theo

từng trường hợp cụ thể để xác định xem cá nhân đó có đủ

năng lực hành vi để giao kết hợp đồng đó hay khơng? Chỉ được coi là đủ năng lực hành vị để giao kết hợp đồng nếu nhận thức của cá nhân đó phù hợp với tính chất của hợp đồng Vì

vậy, đối với cá nhân đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (các

* Xem Điêu 17 Bộ luật Dan sự năm 2005,

Ngày đăng: 11/04/2015, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w