1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KỸ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS.DOC

17 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 5,61 MB

Nội dung

KỸ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Liên - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hồng Phong – Phúc Yên PHẦN I: MỞ ĐẦU A. ĐẶT VẤN ĐỀ. “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ” là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta, là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, ngành giáo dục không ngừng đổi mới công tác quản lí giáo dục, chương trình SGK, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng học và làm bài thi là vấn đề then chốt trong việc rèn tư duy cho học sinh vừa để có được điểm cao trong bài. Về kiến thức lý thuyết cũng như vận dụng đọc Atlat và vẽ biểu đồ được thầy cô trang bị rất kĩ trong từng bài học vậy vận dụng chúng như thế nào trong bài thi mới là điều cần được các thầy cô giáo quan tâm. Như chúng ta đã biết khi theo dõi kết quả học sinh giỏi các cấp nhiều năm gần đây thì thấy học sinh của mình điểm vẫn không cao mặc dù các em làm bài cũng thấy có khả quan vì trong quá trình làm bài các em chưa biết cách và xác định được các loại câu hỏi ở dạng nào. Từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được những kết quả khả quan, đồng thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lý đạt kết quả cao hơn. B. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1. Phạm vi nghiên cứu: 1 Chuyên đề có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng và phong phú song do điều kiện chưa cho phép nên tôi chỉ tập chung nghiên cứu trong phạm vi lớp 9 với một số kĩ năng cơ bản để học tốt và làm bài thi HSG tốt. 2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 9 và đội tuyển học sinh giỏi lớp 9. 3. Giá trị sử dụng của đề tài. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ A- KHÁI QUÁT Thông thường trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp thì bản thân các em đã được các thầy cô giáo trang bị kiến thức vững chắc từ phần lý thuyết đến phần kĩ năng. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều học sinh còn gặp khó khăn, lúng túng về phương pháp học, yếu các kỹ năng địa lý và kĩ năng làm bài Để các em học sinh có được tự tin, dễ dàng khi học và làm bài được điểm cao, tôi xin nêu một số kinh nghiệm để học tốt bộ môn này : - Phải nắm vững kiến thức cơ bản - Phải thành thạo các kĩ năng địa lý - Biết cách học và cách làm bài đạt hiệu quả cao B. NỘI DUNG I. Phương pháp học. 1. Học, ôn tp theo cc bài: Trong từng bài học trên lớp thầy cô cần phải hệ thống kiến thức cho học sinh theo sơ đồ tư duy để cho dễ học, dễ nhớ và sẽ nhớ lâu hơn. Vd 1: Dạy bài 6 “Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam” 2 Vd 2: Khi dạy bài 3 lớp 9: “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư” cần xác định các ý chính rồi triển khai những ý cơ bản cần nhớ. Sơ đồ như sau Vd 3: Dạy bài 9 “Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản”(tiết 1) 3 2. Học, ôn tp theo cc ch đ: - Trong môn Địa lý được chia thành các chủ đề sau: + Chủ đề địa lý tự nhiên. + Chủ dân cư xã hội. + Chủ đề địa lý các ngành kinh tế: Nông nghiệp chung, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, công nghiệp, giao thông, thương mại, du lịch. + Chủ đề địa lý các vùng kinh tế. - Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung Bộ. - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng Tây Nguyên - Vùng Đông Nam Bộ. - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Nên hệ thống hóa kiến thức bằng các sơ đồ khái quát khi học 4 Vd 4 : Học các bài phần địa lý tự nhiên nên theo cấu trúc sau: + Đặc điểm các thành phần tự nhiên của nước ta + Biểu hiện của các đặc điểm đó + Nguyên nhân của các đặc điểm đó + Ý nghĩa của các đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (thuận lợi, khó khăn) Vd 5 : Phần địa lí kinh tế các ngành cấu trúc dễ học thường theo : + Vai trò + Nguồn lực phát triển của ngành (kết hợp khai thác, sử dụng nhiều trang Át lát khi trình bày. + Hiện trạng phát triển và phân bố của các ngành (kết hợp khai thác, sử dụng một trang Atlat ) + Những tồn tại của ngành và hướng phát triển Vd 6 : Phần địa lí kinh tế xã hội các vùng, cấu trúc sẽ là : + Khái quát chung + Nguồn lực phát triển * Nguồn lực tự nhiên : vị trí, địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật, khóang sản. * Kinh tế xã hội : dân cư lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và các nguồn lực khác (vốn, trình độ phát triển, thị trừơng, chính sách, lịch sử ) 5 * Tình hình khai thác các thế mạnh kinh tế của các vùng * Những tồn tại kinh tế và hướng phát triển - Nếu theo cấu trúc bài học này, học sinh sẽ rất dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và đồng thời luôn có sự so sánh, đối chiếu khi học giữa các đặc điểm tương đồng và những nét khác biệt của các đối tượng địa lý. 3. Học cc kĩ năng địa lí Những kĩ năng địa lí bắt buộc các em phải thành thạo: - Kĩ năng khai thác sử dụng Atlat Địa lí khi học và làm bài - Kĩ năng vẽ, nhận xét và giải thích đặc điểm của các dạng biểu đồ - Kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê a) Học kĩ năng khai thác sử dung Atlat: Học sinh cần nắm một số quy định cơ bản khi đọc Atlat như sau : - Nắm được ý nghĩa của các kí hiệu - Hiểu được các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ - Xác định được đối với dạng câu hỏi vận dụng, khai thác Atlat + Các câu hỏi sử dụng một trang Atlat : đặc điểm phân bố khóang sản, dân cư, các ngành kinh tế + Các câu hỏi sử dụng nhiều trang Atlat: giải thích nguyên nhân của sự phát triển và sự phân bố các ngành kinh tế Thực chất là phân tích được những mối liên hệ nhân quả giữa các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ (tự nhiên – tự nhiên; tự nhiên – kinh tế xã hội ). - Quy trình đọc Atlat: Đọc theo trình tự khái quát trước, thành phần sau b) Học kĩ năng nhận biết và vẽ biểu đồ - Xác định được các dạng biểu đồ thích hợp đối với các đề bài + Nhóm biểu đồ thể hiện quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng : biểu đồ cột, đường và biểu đồ kết hợp + Nhóm biểu đồ thể hiện cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu: biểu đồ tròn, biểu đồ miền - Vẽ biểu đồ phải đảm bảo yêu cầu: vẽ đúng, đủ, đẹp, chính xác - Kĩ năng nhận xét và giải thích + Nhận xét: Số liệu khái quát trước, thành phần sau (cần nhấn giá trị cao nhất, thấp nhất, giá trị có tính chất đột biến ) 6 + Giải thích: Vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải thích, chỉ nêu nguyên nhân chứ không phân tích. c) Học kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê - Đọc kĩ câu hỏi để tìm ra yêu cầu và phạm vi phân tích - Tìm mối liên hệ giữa các số liệu, không bỏ sót dữ liệu - Đọc số liệu khái quát trước, thành phần sau (thành phần nhấn giá trị cao nhất, thấp nhất và giá trị có tính chất đột biến). - Chuyển số liệu tuyệt đối sang tương đối để so sánh, phân tích - Chú ý mối liên hệ giữa hang ngang và hàng dọc. II. Kĩ năng làm bài - Đọc kỹ đề bài, xác định được các yêu cầu của đề bài - Lập dàn bài đại cương cho các câu hỏi khi làm bài - Chọn câu hỏi dễ làm trước - Phân bố thời gian làm bài hợp lý - Phân biệt được các dạng câu hỏi lý thuyết và các dạng câu hỏi bài tập kỹ năng. Cần nắm được quy trình làm các dạng câu hỏi lý thuyết. 1. Câu hỏi lý thuyết: Có 4 dạng chính * Dạng 1: “Giải thích” với dạng câu hỏi giải thích yêu cầu học sinh phải trả lời câu hỏi "tại sao?". Đây là dạng câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lý. Đối với dạng câu hỏi này cần đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ nhân quả Vd7: Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư nước ta? Nêu các biện pháp giải quyết sự phân bố dân cư chưa hợp lí? * Đặc điểm sự phân bố dân cư : Dân cư phân bố không đều: + Tập trung đông đồng bằng, ven biển (500-2000 người/km 2 ) + Thưa thớt miền núi và cao nguyên (50 đến 100 người/km 2 ). + Quá nhiều ở nông thôn 73%, ít ở thành thị 27% (2007). * Giải thích : - Các vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi sinh sống và phát triển kinh tế: Địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào 7 nên dân cư tập trung đông Vùng núi địa hình đi lại khó khăn, nguồn nước thiếu, điều kiện sinh hoạt và phát triển kinh tế hạn chế nên dân cư tập trung ít. - Dân số thành thị còn ít, quy mô đô thị còn chưa lớn, số việc làm ở đô thị còn chưa nhiều nên chưa thu hút được dân cho nên tỉ lệ dân thành thị thấp. Do tập quán sản xuất lâu đời của nhân dân sản xuất nông nghiệp gắn bó với quần cư làng xóm nên dân số tập trung đông ở nông thôn. * Các biện pháp : - Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên. - Nâng cao mức sống của người dân để ổn định dân cư. - Phân công, phân bố lao động một cách hợp lí nhằm khai thác thế mạnh của từng vùng. - Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở phù hợp nhu cầu phát triển KT- XH. Vd 8: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề này cần có các giải pháp nào? * Việc làm đang là vấn đề gay gắt do: - Đặc điểm mùa vụ của ngành nông nghiệp nên lao động có quỹ thời gian sử dụng trong năm chiếm 77,7% ( lao động theo thời vụ), sự phát triển nghề nông thôn còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu việc làm lớn ( 2003: 22,3% ). - Các khu vực thành thị tỉ lệ thât nghiệp tương đối cao khoảng gần 6%. - Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trong những năm gần đây tăng cao trong khi số việc làm tăng không kịp. * Cách giải quyết : - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn . - Tăng vụ, sử dụng các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp để lưu giữ lao động. - Thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm cho người lao động. - Mở thêm nhiều xí nghiệp, nhà máy thu hút lao động. - Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí. Vd9:Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới? Cho ví dụ minh họa. (Đề thi cấp tỉnh năm học 2012-2013 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) 8 - Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới vì: Khí hậu nước ta có sự phân hoá theo độ cao nên trong mùa hè ở những nơi có địa hình cao có khí hậu mát mẻ nên phát triển được các sản phẩm cận nhiệt đới, ôn đới. - Ví dụ: các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới, ôn đới như: Cải bắp, su su, cà chua,… ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo,… * Dạng 2: “So sánh” với dạng câu hỏi này không nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức, nghĩa là cứ trình bày lần lượt các đối tượng phải so sánh. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, phải tổng hợp kiến thức đã học, sau đó tìm cách phân biệt cho được sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng địa lí. Khi làm bài với dạng này cũng có thể phải kẻ bảng nhưng đôi khi không cần kẻ bảng chỉ cần trả lời lần lượt các yếu tố có trong yêu cầu của đề bài. Vd10: So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. (Đề thi cấp tỉnh năm học 2011-2012 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) Đặc điểm Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Đất đai Đất phù sa màu mỡ, diện tích nhỏ, có đê bao bọc. Đất phù sa màu mỡ, nhất là dải phù sa ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích lớn, không có đê bao bọc. Khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh. Cận xích đạo, nóng quanh năm với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Nguồn nước Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng – Thái Bình. Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lớn nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Dân cư, lao động Có nguồn lao động đông, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cao. Có nguồn lao động ít hơn, chất lượng lao động và kinh nghiệm sản xuất thấp hơn. Cơ sở vật chất kỹ thuật Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày đặc. Thưa hơn với chất lượng kém hơn. Vd11: So sánh và giải thích sự khác nhau về sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ ở nước ta. (Đề thi cấp tỉnh năm học 2012-2013 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) 9 * So sánh: - Tổng sản lượng thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ. - Bắc Trung Bộ là vùng có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn Bắc Trung Bộ. * Giải thích: - Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng sản lượng và sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngành thuỷ sản như: vùng biển tiếp giáp nhiều hơn, khí hậu nóng quanh năm, có trữ lượng thuỷ sản lớn hơn (có các ngư trường trọng điểm),… - Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn do: có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nuôi trồng, đặc biệt có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, sông ngòi và sông lớn hơn, độ dốc nhỏ hơn,… * Dạng 3: “Chứng minh”. Tuy không thật khó như hai dạng trên nhưng thí sinh phải nắm chắc kiến thức và cả những số liệu thống kê tiêu biểu để chứng minh theo yêu cầu đề ra. Ở đây liên quan đến số liệu. Ngay từ khi học các em cần nắm chắc những số liệu quan trọng của những năm bản lề. Ví dụ như năm 1975-1976 (sau khi đất nước thống nhất); 1985 (trước đổi mới), 1986 (năm bắt đầu quá trình đổi mới), và những năm 90 của thế kỷ XX (công cuộc đổi mới phát huy tác dụng). Trong bài thi, các Em có thể nêu được số liệu tuyệt đối hoặc số liệu đã được làm tròn. Nếu có số liệu cập nhật thì càng hay, còn không thì cứ lấy số liệu trong sách giáo khoa. Vd 12: Chứng minh rằng nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Trong công nghiệp nước ta hiện nay ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất? Vì sao? (Đề thi năm học:2012-2013 thị xã Phúc Yên- Lớp 9) * Chứng minh - Ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu gồm: Khai thác than, dầu khí. - Ngành công nghiệp điện gồm: Nhiệt điện, thuỷ điện … - Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Chế biến sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, chế biến thuỷ sản … - Ngành công nghiệp dệt may - Nhiều ngành công nghiệp khác như: công nghiệp cơ khí điện tử, công nghiệp hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng … 10 [...]... thiết và quan trọng trong việc dạy và học môn Địa lí nói riêng và tất cả các môn học nói chung Đối với học sinh lớp 9 kỹ năng này có tác dụng thúc đẩy tính tích cực, tự giác, tư duy độc lập logic trong học tập của học sinh, giúp các em chủ động, sáng tạo, độc lập tự mình phân tích, nhận biết đề bài và làm bài theo đúng câu hỏi đã cho với các dạng khác nhau Trong khi học cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi. .. số thành thị và nông thôn nước ta từ năm 199 0 đến năm 2005 b Vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp? (Đề th icấp tỉnh năm học 2008-20 09 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) Vd18: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 198 0 – 2005 Năm Diện tích (triệu ha) 198 0 5,6 199 0 6,0 199 5 6,8 2000 7,6 2005 7,3 14 Sản lượng (triệu tấn) Năng suất (tạ/ha) 11,6 20,7 19, 2 32,0 25,0... 36,8 32,5 42,8 36,0 49, 0 a Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 198 0 - 2005 b Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích (Đề thi cấp tỉnh năm học 2011-2012 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) III Một số điểm cần lưu ý khi học và làm bài thi - Phải vận dụng khai thác, sử dụng Atlat tối đa khi học và làm bài - Xác định và giải thích được... như bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý, ngoài việc cung cấp cho học sinh các kiến thức ra thì giáo viên cần rèn kỹ năng học và làm bài thi phân tích đề thi theo đúng hướng của đề, đó là một thành công của sự nỗ lực của cả thầy và trò 15 Trên đây là một số việc làm và những suy nghĩ về phương pháp học và làm bài thi HSG của tôi để giúp học sinh có được kết quả cao trong các kì thi HSG các cấp của bản... khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 2 Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích (Đề thi tỉnh năm học: 2012-2013 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) Vd17: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta (đơn vị: %) Khu vực Năm Năm Năm Năm Năm 199 0 199 5 2000 2003 2005 Thành thị 19, 1 20,8 24,1 25,8 26 ,9 Nông thôn 80 ,9 79, 2 75 ,9 74,2 73,1 a Hãy vẽ biểu đồ thể... khoa Địa lí 9 nhưng có thể có 4 cách hỏi khác nhau Hỏi cách nào thì phải trả lời theo các đó mới được điểm cao Còn nếu hỏi một đằng (VD: hỏi dạng giải thích), trả lời một nẻo (trả lời theo dạng trình bày) thì dù rất thuộc bài nhưng điểm sẽ rất thấp vì điều đó chứng tỏ rằng thí sinh đó không hiểu câu hỏi PHẦN III KẾT LUẬN Rèn kỹ năng học và làm bài thi HSG lớp 9 trong các kì thi huyện, thị xã và thi tỉnh... Tránh học thuộc lòng nhất là đối với các số liệu kinh tế Học sinh phải biết phân tích ý nghĩa các số liệu đó, những biến động của số liệu phản ánh được điều gì và tại sao có sự biến động như vậy - Khi làm bài, cần : + Đọc thật kĩ, xác định được yêu cầu của đề hay còn gọi là nhận dạng đề đây là khâu quan trọng hàng đầu + Nên phác họa dàn bài đại cương + Chọn câu dễ làm trước + Phân bố thời gian làm bài. .. nhất, học sinh chỉ cần tái hiện SGK cho thật chuẩn, sắp xếp các ý cho tốt rồi viết vào bài thi là đủ Vd14: Trình bày đặc điểm phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta (Đề thi cấp tỉnh năm học 2011-2012 tỉnh Vĩnh Phúc- Lớp 9) - Dịch vụ ở nước ta chiếm 25% lao động, 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002) 11 - Ngành dịch vụ phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc... tìm ra phương pháp học và làm bài thi HSG các cấp môn Địa lý mang lại hiệu quả cao hơn Xin chân thành cám ơn ! Phúc yên, ngày….tháng…năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Liên 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS -THPT (Nhà xuất bản Giáo dục) 2.Rèn luyện kỹ năng Địa lí cho học sinh (Tác giả : Mai Xuân San - Nhà xuất bản Giáo dục) 3 Sách giáo khoa Địa lí 9 (Nhà xuất bản Giáo... quy mô và cơ cấu thành phần trong một tổng thể Cơ cấu, tỷ lệ tỷ trọng -Biểu đồ một cột chồng -Biểu đồ 2 – 3 … cột chồng (cùng một đại lượng %) Vd16: Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta năm 2000 và 2010 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2000 2010 108,4 162,2 171,3 441 ,9 Khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tổng 407,6 824 ,9 748,4 198 0 ,9 1 Vẽ . viên, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp. Trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS và nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng học và làm bài thi là vấn đề. KỸ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Liên - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Hồng Phong – Phúc Yên . vi lớp 9 với một số kĩ năng cơ bản để học tốt và làm bài thi HSG tốt. 2. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là học sinh lớp 9 và đội tuyển học

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w