1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVH DẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH

32 32,7K 55

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 257,5 KB

Nội dung

VD: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945” có viết: “ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt th

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN

-*** -CHUYÊN ĐỀ

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI NLVH DẠNG CHỨNG MINH MỘT NHẬN ĐỊNH

Họ và tên : TRƯƠNG LỆ HẰNG

Chức vụ : Giáo viên

Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng – huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 2

Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 9

Số tiết bồi dưỡng: 09

A Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:

I Kiến thức cơ bản trong SGK :

1 Văn nghị luận

2 Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

3 Nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ)

4 Các văn bản thơ, truyện được học trong chương trình Ngữ văn 9

5 Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh…

II Kiến thức nâng cao, mở rộng:

1 Kiến thức về văn học sử

2 Kiến thức về lí luận văn học

3 Một số tác phẩm văn học ngoài chương trình

B Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề:

I Nhận định về một giai đoạn văn học.

Với dạng đề này nhận định được đưa ra trong phần đề bài thường yêu cầu

chứng minh nội dung, hình thức nổi bật … của một giai đoạn văn học trong tiếntrình văn học sử

VD: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám 1945” có viết:

“ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân,

đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”.

Trang 3

Đề bài thường nêu ra những nhận định về tư tưởng sáng tác, phong cách sángtác, sự nghiệp sáng tác…của một tác giả văn học cụ thể.

VD: Nhận định về giá trị tư tưởng trong các sáng tác của thi hào Nguyễn Du,

có ý kiến cho rằng:

“Nguyễn Du là một con người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời.”

(Nguyễn Du toàn tập – Mai Quốc Liên, NXB Văn học, H 1996) Hãy chọn phân tích một hoặc một số tác phẩm của Nguyễn Du để làm sáng tỏnhận định trên

III Nhận định về một tác phẩm văn học.

1. Nhận định về nội dung của tác phẩm văn học:

Nội dung của một tác phẩm văn học thường thể hiện qua các yếu tố nhân vật,chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…nên các nhận định của dạng bài này bao giờ cũng nêu

rõ một trong các nội dung ấy

VD1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện

tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của Thanh Hải.

Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên

VD 2: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để

cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:

“Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng ”

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)

Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn

2 Nhận định về nghệ thuật của tác phẩm văn học:

Lời nhận định thường yêu cầu nghị luận về một trong những khía cạnh nghệthuật cụ thể của một tác phẩm văn học như:

+ Với tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Trang 4

+ Với bài thơ (hoặc đoạn thơ): nghệ thuật về hình ảnh, cấu tứ, giọng điệu,ngôn từ…

VD: Người đọc “Truyện Kiều” từ xưa đến nay đều công nhận: “Thi hào

Nguyễn Du xứng đáng là bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật.”

Qua các nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

3 Nhận định về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học:

Ở dạng này, nhận định thường nêu yêu cầu nghị luận về cả giá trị nội dung vànghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể Tuy nhiên học sinh cần đọc kĩ nhậnđịnh để xác định rõ dạng bài này vì có khi nhận định không nêu cụ thể vấn đề nghịluận mà ẩn đi (đề chìm)

VD: Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.

Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm

sáng tỏ nhận định trên

IV Nhận định về một vấn đề lí luận văn học.

Nhận định thường nêu lên một vấn đề lí luận văn học như chức năng của vănhọc (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ…), phương pháp sáng tác của nhà văn, nhân vậtđiển hình…Tuy nhiên, cũng giống như dạng bài chứng minh một nhận định về nộidung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học, vấn đề nghị luận trong các nhậnđịnh về một vấn đề lí luận văn học thường không xuất hiện trực tiếp Vì thế, để xácđịnh đúng vấn đề nghị luận mà nhận định thuộc dạng này đưa ra, ngoài việc đọc kĩnhận định học sinh còn phải biết vận dụng kiến thức lí luận văn học

VD: Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng: Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của

Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên

C.

Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề:

1 Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu

2 Phương pháp gợi mở, phân tích, giảng bình

3 Phương pháp liên hệ, so sánh

4 Phương pháp thảo luận nhóm

5 Phương pháp viết đoạn văn, lập luận

D Hướng dẫn cách làm bài NLVH dạng chứng minh một nhận định:

I Tìm hiểu đề và tìm ý:

Trang 5

1 Tìm hiểu đề:

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hướng dẫn các em nắm được

cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữquan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau:

- Kiểu bài: Chứng minh nhận định.

Đối với bài nghị luận văn học dạng chứng minh một nhận định, trong đề

thường xuất hiện các từ ngữ “làm sáng tỏ nhận xét trên”, “làm sáng tỏ nhận định

trên”, “làm sáng tỏ ý kiến trên”…

- Vấn đề nghị luận: Là nội dung chính cần làm sáng tỏ trong bài viết.

Để xác định được vấn đề nghị luận giáo viên hướng dẫn học sinh đọc

kĩ nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định…Vấn đề nghị luận của dạng bài chứng minh một nhận định thường là một trong cácvấn đề sau: nội dung (nhân vật, sự việc, chủ đề, cốt truyện, hình ảnh…), nghệ thuật(ngôn từ, giọng điệu, xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật…) của một tác phẩmvăn học; phong cách sáng tác, tư tưởng sáng tác…của một tác giả văn học; hay đặcđiểm của một giai đoạn văn học…

- Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác

định phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận thường là kiếnthức về các phương diện như: văn học sử, các tác phẩm văn học trong và ngoàichương trình, kiến thức lí luận văn học…

câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?” Tuy nhiên, đối với những đề bài nhận định

đã mang nghĩa tường minh thì không cần giải thích

+ Giải thích cơ sở của vấn đề: trả lời những câu hỏi “Vì sao lại thế?”, “Lí

do nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm hướng

Trang 6

Chứng minh luận điểm

Luận điểm phụ 1: (Luận cứ)

Luận điểm phụ 2: (Luận cứ)

+ Đánh giá thành công của vấn đề: sự kế thừa, phát huy của vấn đề, vấn đề

có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? …

+ So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận với các tác giả, tác phẩm cùng chủ

đề, với giai đoạn văn học khác…

+ Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân: nhận thức, hành động…

- Xác định phương pháp lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh,phân tích, bình luận, bình giảng…

II Lập dàn bài.

Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm được giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luậnsắp xếp theo bố cục ba phần, đúng với nhiệm vụ từng phần: mở bài, thân bài, kếtbài

1 Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: có thể dẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chungđến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác…

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Nêu khái quát vấn đề nghị luận

- Giải thích nghĩa của vấn đề

- Giải thích cơ sở của vấn đề

Trang 7

b Chứng minh nhận định:

+ Luận điểm 1:

Nêu luận điểm

Chứng minh luận điểm

Luận điểm phụ 1: (Luận cứ)

Luận điểm phụ 2: (Luận cứ)

- Đánh giá thành công của vấn đề

- So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận

- Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân

3 Kết bài:

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề

- Nâng cao

E Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề:

Đ Ề 1: Trong bài “ Mấy nét khái quát về Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng

tháng Tám 1945” có viết:

“ Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân,

đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử”.

(Văn học 9, tập 2- NXBGD 2001- Trang 75)

Em hãy phân tích một số tác phẩm đã học và đọc thêm để làm sáng tỏ nhận xéttrên

Trang 8

Hướng dẫn:

I Tìm hiểu đề, tìm ý:

1 Tìm hiểu đề:

- Kiểu bài: NLVH dạng chứng minh một nhận định về một giai đoạn văn học

- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của Tổ quốc, con người Việt Nam trong văn học

- Phạm vi: tập trung vào các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975

- Luận điểm phụ 1: Hình ảnh đất nước

+ Dẫn chứng 1: Miền Nam (Tố Hữu)

+ Dẫn chứng 2: Chúng con chiến đấu ( Nam Hà)

- Luận điểm phụ 2: Hình ảnh nhân dân

+ Trên mặt trận chiến đấu: nhân dân là những người lính, người mẹ, ngườichị… góp phần kháng chiến

Dẫn chứng 1: Bếp lửa (Bằng Việt) – người bà

Dẫn chứng 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa

Điềm) – người mẹ

Dẫn chứng 3: Lượm (Tố Hữu) – chú bé Lượm

Dẫn chứng 6: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) – ông Sáu là một

người lính

+ Trên mặt trận xây dựng đất nước:

Dẫn chứng 4: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) – những người ngư dân

Trang 9

Dẫn chứng 5: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) – những trí thức trẻ

* Luận điểm 2: Hình ảnh thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”:

- Luận điểm phụ 1: Đó là lớp thanh niên trẻ có lí tưởng cách mạng cao đẹp, cóhoài bão và những ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đất nước

+ Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

+ Dẫn chứng 2: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

“Cháu chiến đấu hôm nay

+ Dẫn chứng 3: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) - Phương Định đã

từ giã tuổi học trò để đến với chiến trường ác liệt

+ Dẫn chứng 4: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ )

“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”

- Luận điểm phụ 2: Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thầntrách nhiệm, coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hisinh làm tròn nhiệm vụ

+ Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

“Không có kính, ừ thì có bụi”

“Không có kính, ừ thì ướt áo”

+ Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) – ba nữ thanh niên

xung phong chấp nhận hoàn cảnh sống và công việc; hình ảnh Phương Định trongmột lần phá bom

+ Dẫn chứng 3: Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ )

Trang 10

“Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”

- Luận điểm phụ 3: Họ là những con người trẻ trung, giàu sức sống, tinh thầnlạc quan:

+ Dẫn chứng 1: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

“Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”

“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

+ Dẫn chứng 2: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê): Họ luôn lạc quan,

làm đẹp cho cuộc sống, họ có những sở thích đáng yêu, niềm vui của các nhân vậttrong một trận mưa đá

- Đứng trước những nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy, con người Việt Nam đồnglòng, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Theo sát những bước đi của lịch sửdân tộc, văn học đã tập trung thể hiện cuộc chiến đấu ở mọi miền đất nước và xâydựng thành công, sinh động vẻ đẹp con người Việt Nam trên trận tuyến đánh Mĩcứu nước và xây dựng đất nước Việt Nam đi lên CNXH với ý thức ngày càng sâusắc về trách nhiệm của nhân dân với vận mệnh dân tộc và Tổ quốc Bằng ý chíquyết thắng và khí thế thời đại mới, văn học từ 1955 – 1975 đã sáng tạo những hình

Trang 11

tượng tuyệt đẹp về Tổ quốc, nhân dân và đặc biệt là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Namtrong thời đại mới.

2.2 Chứng minh nhận đinh:

2.2.1 Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và

Nhân dân.

a Hình ảnh đất nước:

- Đất nước Việt Nam luôn phải trải qua chiến tranh với những đau thương,

mất mát, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường Đất nước hiện lên trong niềm

tự hào được làm chủ giang sơn, tổ quốc mình Trong niềm cảm nhận ấy, đất nướcđẹp hơn gấp bội phần, cách mạng và lý tưởng CNXH đã đem đến cho nhà thơ, nhàvăn quan niệm về đất nước, nhân dân Đất nước được xây dựng và bảo vệ bằng mồhôi, nước mắt và xương máu vì thế hòa bình đã đem đến niềm vui bất tận

- Giai đoạn 1955 – 1975, đất nước là một nguồn đề tài có sức hút lạ kì đốivới các nhà văn, nhà thơ Đất nước mang vẻ đẹp, vóc dáng riêng và chưa bao giờhình tượng Tổ quốc lại đẹp đến như vậy

+ Đất nước Việt Nam nghìn năm văn hiến từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thờihiện đại luôn là niềm tự hào và mang tình yêu bất diệt của con người Việt Nam Tổquốc luôn hiện lên cao đẹp, hùng vĩ và là bà mẹ lớn của mỗi người Tố Hữu đã cho

ta những cảm nhận thật đẹp về Tổ quốc trong những năm tháng đánh Mĩ:

“Ôi Tổ quốc, giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi

Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mĩ

Có miền Nam anh dũng tuyệt vời”

+ Cảm hứng đất nước với truyền thống kiên cường, nhân ái đã đi vào chiếnđấu với những con người, cuộc đời cụ thể, họ đã góp phần tạo nên linh hồn của Tổquốc:

Trang 12

cụ già tóc bạc phơ… Những con người ấy góp phần làm nên chiến công Họ lànhững hình tượng cao đẹp trong văn học trên mặt trận xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trên mặt trận chiến đấu: nhân dân là những người lính, người mẹ, ngườichị… góp phần kháng chiến:

+ Người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt: Luôn gánh hết buồn lo, lặng

lẽ hi sinh cho con cháu…

+ Người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của

Nguyễn Khoa Điềm

+ Chú bé Lượm trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu.

+ Ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hi sinh tình cảm của

mình để chiến đấu

- Trên mặt trận xây dựng đất nước:

+ Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

+ Những trí thức trong Lặng lẽ Sa Pa.

+ Chị lao công trong bài thơ Tiếng chổi tre hay những người lao động trong

“Cô Tô” – Nguyễn Tuân…

- > Họ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi… nhưng ở họ có đặc điểm chung làchung sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc

2.2.2.Hình ảnh thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”:

- Dẫn dắt: Giữa hình tượng cao đẹp về Tổ quốc nhân dân, thế hệ trẻ là hìnhtượng trung tâm Đặc biệt khi viết về con người và đất nước Việt Nam, các tác giả

đã hướng đến thể hiện rõ nét sinh động tuổi trẻ Việt Nam có lý tưởng sống cao đẹp:yêu nước, yêu CNXH, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, hi sinh vì độc lập tự do dân

Trang 13

tộc Ở họ là những phẩm chất cao quý của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu đểxây dựng và bảo vệ Tổ quốc với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm với dântộc và nhân dân, với Tổ quốc và lịch sử Những con người ấy mang trong mìnhnhiệt huyết và khí thế dân tộc hào hùng.

a Đó là lớp thanh niên trẻ có lí tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão và những ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức lực, tuổi trẻ cho đất nước :

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

+ Những ngôi sao xa xôi: Phương Định đã từ giã tuổi học trò để đến với

chiến trường ác liệt

+ Khoảng trời hố bom:

“Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa.

Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”

b Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi

thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh làm tròn nhiệm vụ:

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

“Không có kính, ừ thì có bụi”

“Không có kính, ừ thì ướt áo”

+ Những ngôi sao xa xôi: Chấp nhận hoàn cảnh sống và công việc; Phương

Định trong một lần phá bom

Trang 14

+ Khoảng trời hố bom:

“Để cứu lấy con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom.”

c Họ là những con người trẻ trung, giàu sức sống, tinh thần lạc quan:

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

“Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”

“Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

+ Những ngôi sao xa xôi: Họ luôn lạc quan, làm đẹp cho cuộc sống, họ có

những sở thích đáng yêu, niềm vui của các nhân vật trong một trận mưa đá.()

- > Họ tìm thấy ý nghĩa sự sống trong Tổ quốc, Nhân dân, trong tương lai tươisáng, trong lẽ sống vĩnh cửu Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc mình.Không phải ngẫu nhiên văn học cách mạng viết nhiều về cái chết Từ cái chết của

người chiến sĩ vô danh trên đường băng Tân Sơn Nhất để “Tên anh đã thành tên

đất nước/ Ơi anh giải phóng quân/ Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân) cho đến sự hi sinh của người nữ thanh niên xung phong “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đi qua khoảng trời em/ Vầng dương thao thức” (Khoảng trời, hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ), thì Đất nước, Tổ quốc chính

là cõi vĩnh hằng, bất diệt mà con người có thể hóa thân Hình ảnh của thế hệ trẻ saysưa cống hiến cho lí tưởng, sẵn sàng hi sinh, có ý thức sâu sắc và trách nhiệm caotrước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử đã gợi cho người đọc niềm yêumến, cảm phục và kính trọng

2.3 Đánh giá, mở rộng:

- Khẳng định Tổ quốc, nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiếnchống Mỹ hiện lên trong những trang viết của những nhà văn đã thể hiện vóc dángniềm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc

- Văn học đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng: phản ánh bước chuyển mình vĩđại của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ Các sáng tác 1955-1975 lànhững trang sử vàng ghi lại những dấu ấn của dân tộc, khẳng định thế đứng vữngchắc của đất nước và con người Việt Nam

- Suy nghĩ, hành động:

+ Sự khâm phục, tự hào, yêu quý

Trang 15

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng cách lập luận hợp lí, sử dụng thành

thạo và linh hoạt các thao tác lập luận

- Cần bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từngphần

- Giáo viên hướng dẫn cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễndịch, qui nạp… (khuyến khích viết đoạn Tổng - Phân - Hợp)

- Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, cácđoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản

- Hướng dẫn cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫntrực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu… trong văn bản sau đó phân tích những ý nổibật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duysáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề

- Lần lượt hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài vàđoạn kết bài

2 Hướng dẫn viết mở bài:

a Cấu trúc của phần mở bài của HSG gồm :

- Dẫn dắt vấn đề: Nêu các ý liên quan đến vấn đề cần bàn, chuẩn bị tư tưởng

dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở

đề bài

- Nêu vấn đề, trích dẫn nhận đinh: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, nêu đúng

vấn đề đặt ra trong nhận đinh rồi trích dẫn nhận định Vấn đề mà mở bài nêu rachính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới Vấn đề này được nêu ra ở dạngkhái quát, nêu một cách ngắn gọn và gây được sự chú ý của người đọc Mở bài cónhiệm vụ thông báo chính xác, rõ ràng, đầy đủ vấn đề, dẫn dắt sao cho việc tiếp cận

đề tài được tự nhiên nhất

Trang 16

- Nêu giới hạn vấn đề : nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ nào (một

giai đoạn, một tác giả, một tác phẩm hay nhiều tác phẩm )

- Nêu nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với

cuộc sống, xã hội, dòng văn học ; với trước đó và đương thời (phần này khôngnhất thiết phải có, tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể)

b Các cách viết mở bài :

- Mở bài trực tiếp: Mở thẳng vào vấn đề hoặc có thêm phần dẫn dắt (thời

gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm)

- Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở

bằng cách nêu sự kiện, con số

IV Đọc và sửa chữa:

- Sau khi các em viết đoạn văn giáo yêu cầu các em đọc lại để tự phát hiện vàsửa lỗi

- Cho học sinh trao đổi bài để sửa lỗi cho nhau, có thể tự chấm bài, nhận xét

về cách diễn đạt, dùng từ đặt câu…của bạn

- Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh

*************************

ĐỀ 2: Nhận định về thơ ca Việt Nam 1945-1975 có ý kiến cho rằng:

“ Thơ ca ngày nay là sự kết hợp hài hòa hai nhân tố hiện thực và nhân tố lãng mạn cách mạng.”

Qua những kiến thức về thơ ca Việt Nam 1945-1975 trong Sách giáo khoaNgữ văn THCS, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w