Là một giáo viên đượcphân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 năm học2013- 2014 , bản thân tôi luôn nghiên cứu, suy nghĩ làm thế nào trong quá trìnhgiảng dạy c
Trang 1MỤC LỤC
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do và mục đích chọn đề tài
II Đối tượng nghiên cứu
III Phuơng pháp nghiên cứu
IV Phạm vi nghiên cứu
2 2 2 2
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Cơ sở lý luận của vấn đề
II Thực trạng của vấn đề
III Các giải pháp thực hiện
IV Kết quả đạt được
2 3 3 14
C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
II KIẾN NGHỊ
15 16-17
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lí do và mục đích chọn đề tài.
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp và trong sáng Cảm nhận sự giàu đẹp
và trong sáng ấy đã lớn lên cùng năm tháng của mỗi con người Ngay từ thuở lọtlòng, tiếng ru à ơi của mẹ đã đi vào mỗi tâm hồn trẻ thơ Lớn lên cắp sách tớitrường, những vần thơ, câu văn cùng lời giảng của thầy ở mỗi bài tập đọc, mỗitiết luyện từ và câu đã đi vào tiềm thức sâu lắng Để rồi những kiến thức giảnđơn ấy tích hợp trở thành đoạn viết Cảm thụ văn học ở trường Tiểu học Mặtkhác, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡngnăng lực cảm thụ văn học cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng nhằm: Bồidưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàuđẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa cho học sinh
Trong những năm gần đây, mỗi đề thi giao lưu học sinh giỏi môn TiếngViệt bậc Tiểu học nói riêng thường có một câu hỏi dành cho bài tập về cảm thụvăn học và trước tình hình thực tế nói chung học sinh của chúng ta dù ở bậc họcnào tỉ lệ học sinh yêu thích học môn văn còn chưa cao Là một giáo viên đượcphân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 năm học2013- 2014 , bản thân tôi luôn nghiên cứu, suy nghĩ làm thế nào trong quá trìnhgiảng dạy có biện pháp giúp cho học sinh yêu thích học văn, có được năng lựccảm thụ văn học, chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, nắm vữngkiến thức cơ bản về Tiếng Việt để phục vụ cho cảm thụ văn học, kiên trì rènluyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học, phấn đấu trở thành học sinhgiỏi Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này
II Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5D trường tiểu học Đồng Cương
III Phuơng pháp nghiên cứu:
I Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Đặc điểm của trẻ ở tiểu học là nhanh nhớ, chóng quên Việc phát hiện các biện pháp nghệ thuật, ngữ pháp và từ vựng trong luyện
Trang 3từ và câu không được bền vững nên các em không hiểu được nội dung ý nghĩa của nghệ thuật làm tô đẹp giá trị của tác phẩm.
- Trí nhớ của học sinh chưa bền vững chỉ dừng lại ở phát triển tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng, khái quát còn chưa phát triển nên khi gặp những bài cảm thụ văn học ở dạng tìm hiểu nội dung, ý nghĩa học sinh chưa biết khai thác nội dung để cảm nhận được vẻ đẹp tinh tế và sâu sắc qua các tu từ nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào.
- Mặt khác, dạng bài cảm thụ văn học này ít gặp ở trong chương trình sách giáo khoa.
II Thực trạng của vấn đề:
- Học sinh khi gặp dạng bài cảm thụ văn học thì rất bỡ ngỡ và khó giải quyết, không có kỹ năng phân tích tổng hợp nội dung theo yêu cầu của bài.
- Kết quả khảo sát chất lượng cụ thể của lớp 5D với số học sinh là 30 em vàotháng 9 năm 2013
Nắm kiến thức cơ bản Vận dụng kiến thức làm bài
III Các giải pháp thực hiện:
Để hình thành và xây dựng tốt các biện pháp bồi dưỡng học sinh Tiểu họccảm thụ văn học, điều đầu tiên phải giúp học sinh hiểu thế nào là cảm thụ vănhọc
Vậy cảm thụ văn học là gì?
Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trịnổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thôngqua các tác phẩm văn học, hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí chỉ là một từngữ có giá trị nghệ thuật trong câu văn, câu thơ
Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình học tập, tổng hợpkiến thức trong các phân môn của Tiếng Việt Các em cảm nhận được cái sâusắc, tế nhị và đẹp đẽ của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, quaviệc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩacũng như nghệ thuật của tác phẩm Để có được những kết quả đó học sinh phảibiết vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ trong phân môn Luyện từ và
Trang 4câu, đọc hiểu trong giờ Tập đọc và kĩ năng viết đoạn văn trong Tập làm văn kếthợp với kiến thức thực tế trong vốn sống bằng sự trải nghiệm của mình.
Học sinh Tiểu học mặc dù còn ít tuổi, vốn sống chưa trải nghiệm nhiều,vốn từ còn nghèo song các em vẩn có khả năng rèn luyện, trau dồi để từng bướcnâng cao khả năng cảm thụ văn học Tuy nhiên sự cảm nhận đó không giốngnhau.Vậy giáo viên phải lựa chọn phương pháp, biện pháp phù hợp giúp cho các
nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học
Các biện pháp nghệ thuật thường gặp trong các bài văn, bài thơ ở bậcTiểu học là:
- So sánh
- Nhân hóa
- Điệp từ
- Đảo ngữ
Để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện
pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ Học sinh cần thực hiện tốt các yêu
cầu sau đây:
- Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ
và đảo ngữ , (thông qua phân môn Luyện từ và câu.)
- Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ
- Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh (ngữ liệu) thể hiện biện pháp
Trang 5So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nétgiống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sựvật, hiện tượng
+ Các dạng bài so sánh:
1 Sự vật với sự vật:
(Hai bàn tay em như hoa đầu cành)
2 Sự vật với người:
(Bà như quả ngọt chín rồi)
3 Hoạt động với hoạt động:
(Chân đi như đập đất)
4 Âm thanh với âm thanh:
(Tiếng suối trong như tiếng hát xa)
5 Hiện tượng với hiện tượng:
(Sương rơi như mưa dội)
+ Cấu trúc đầy đủ của so sánh gồm 4 yếu tố:
Ví dụ: Mặt / tươi / như / hoa
Trang 6Chùm khế ngọt, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi với làng quê, gắn bó với
con người Việt Nam Đặc biệt là gắn liền với những kỉ niệm của thời thơ ấu mỗingười Qua đó cho ta thấy hình ảnh quê hương trong tâm trí của người Việt namluôn gần gũi, gắn bó sâu nặng và không bao giờ quên được
* Vì vậy khi so sánh, cần biết lựa chọn những sự vật, hình ảnh quenthuộc, gần gũi, sẽ có tác dụng gợi hình ảnh để cho lời nói hay câu văn thêm sinhđộng hơn
b Nhân hóa:
+ Nhân hoá là gì?
- Nhân hóa là biện pháp gán cho đồ vật những tình cảm, đặc điểm, tínhchất của con người nhằm làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi và sinhđộng
+ Các dạng bài nhân hoá
Dùng từ gọi người để gọi sự vật:
(Ông mặt trời, cô gió…)
Dùng từ tả người để tả sự vật:
(Ông sấm tức giận, Chị tre chải tóc…)
Nói với sự vật như nói với người:
(Xuống đây nào mưa ơi!)
Ví dụ: Cho đoạn thơ:
“Rừng mơ ôm lấy núiSương trắng đọng thành hoaGió chiều đông gờn gợnHương bay gần bay xa’’
(Rừng mơ- Trần Lê Văn.)Hãy nêu những cảm nhận của em về vẽ đẹp của rừng mơ Hương Sơnđược gợi tả trong đoạn thơ trên
+ Học sinh xác định được:
- Nghệ thuật được sử dụng: Nghệ thuật nhân hóa
- Hình ảnh nhân hóa: Rừng mơ ôm lấy núi.
- Từ ngữ nhân hoá: từ ôm
+ Cảm nhận được:
- Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa (ôm lấy núi) cho thấy sự gắn bó
gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên
Trang 7- Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại.
- Gió chiều đông nhè nhẹ (gờn gợn) đưa hương hoa mơ lan tỏa đi khắp nơi
- Có thể nói, đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hòaquyện trong rừng mơ Hương Sơn
* Vì vậy, khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa hợp lý sẽ tạo cho sự vật trở nênsinh động, gợi hình ảnh gắn bó gần gũi
c Điệp ngữ.
+ Điệp ngữ là gì?
- Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc lại nhiều lần nhằmmục đích nhấn mạnh ý, khẳng định, gây ấn tượng hấp dẫn hoặc gợi ra nhữngcảm xúc trong lòng người đọc, người nghe
Ví dụ : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.”
( Hồ Chí Minh)
+ Học sinh xác định được:
- Nghệ thuật được sử dụng: Điệp ngữ
- Từ ngữ được nhắc lại trong hai câu thơ (đoàn kết, thành công.)
+ Học sinh cảm nhận được sự mạnh mẽ trong lời khẳng định của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết sẻ đem đến sự thành công to lớn
* Vì vậy, sử dụng điệp ngữ có chọn lọc, hợp lý sẽ có tác dụng làm nổi bật
ý, giúp câu văn, câu thơ mạnh mẽ, nhịp nhàng và tạo nên âm điệu, tính nhạc chođoạn thơ, câu văn
- Lưu ý: Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ trong viết văn, tránhnhầm lẫn với trường hợp lặp từ
D Đảo ngữ.
+ Đảo ngữ là gì?
- Đảo ngữ là hình thức đảo trật tự thông thường của cụm chủ - vị trong
câu Nhằm mục đích nhấn mạnh hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượngtrình bày
Ví dụ: Câu đảo ngữ : Đẹp vô cùng // tổ quốc Việt Nam!
VN CN
+ Học sinh xác định đúng bộ phận chủ - vị của câu đảo ngữ Thông qua
đó để hiểu được giá trị về nội dung, ý nghĩa của câu
Khẳng định vẻ đẹp bất tận của tổ quốc Việt Nam ta
Trang 8Vì vậy, đảo ngữ có tác dụng làm nổi bật ý và giúp cho việc diển đạt có giátrị biểu cảm.
1.2 Một số bài tập vận dụng phát triển cảm thụ văn học cho học sinh Bài tập1: Trong bài thơ Cô giáo lớp em (TV2/1)nhà thơ Nguyễn Xuân
Sanh có viết:
“Cô dạy em tập viếtGió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớpXem chúng em học bài.”
Em hãy cho biết: Khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gìnổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạnhọc sinh
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu và nêu được:
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ?
+ Tác dụng của biện pháp nghệ thuật
nhân hóa trong khổ thơ trên ?
+ Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa
+ Được thể hiên qua các từ ngữ ( ghé,
xem)
+ Cho ta thấy được tinh thần học tậprất chăm chỉ của các bạn học sinh ( làm
cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung
tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại
ghé vào cửa lớp để xem các bạn học
Em hãy cho biết: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ?Cách sử dụng nghệ thuật đó đã nói lên điều gì? Nhằm khẳng định điều gì ?
Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu và nêu được:
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện biện pháp
+ Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ
Trang 9nghệ thuật ?
+ Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
thuật điệp ngữ
(Gợi ý 1 : nhận xét về cách ngắt nhịp,
ngắt dòng và điệp ngữ Mai sau )
(Gợi ý 2 : Xem xét việc lặp lại từ xanh
trong dòng thơ cuối)
+ Từ ngữ được lặp lại là: Mai sau, xanh
+ Với sự thay đổi cách ngắt nhịp, ngắtdòng và hình thức điệp ngữ (Mai sau,/Mai sau,/ Mai sau./) đã góp phần gợicảm xúc về thời gian như mở ra vô tận,tạo cho ý thơ âm vang bay bổng vàđem đến cho người đọc những liêntưởng phong phú
+ Với cách nhắc lại từ xanh, nhằm
khẳng định một màu xanh vĩnh cửu củatre Việt Nam Qua đó nói lên sức sốngbất diệt của con người Việt Nam, đềcao truyền thống cao đẹp của dân tộcViệt Nam
Bài tập 3 : Trong bài thơ Cây dừa ( SGK-TV2/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa
thuật nhân hóa
+ Nêu tác dụng của các từ ngữ Dang
tay ; gật đầu ?
+ Những từ ngữ nào thể hiện nghệ
+ Phép nhân hóa được thể hiện qua các
từ ngữ : Dang tay đón gió: gật đầu gọi
trăng.
+ Các từ ngữ đó có tác dụng làm chocác vật vô tri vô giác (là cây dừa) trởnên có những biểu hiện tình cảm như
con người Dừa cùng biết mở rộng
vòng tay để đón gió, cũng gật đầu mời gọi trăng lên.
Trang 10thuật so sánh.
+ Nêu tác dụng của các từ ngữ thể hiện
nghệ thuật so sánh
+Phép so sánh được thể hiện qua các từ
ngữ: Quả dừa (giống như) đàn lợn
con; tàu dừa (giống như) chiếc lược.
Bài tập 4 Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt (SGK-TV5/1) nhà thơ Nguyễn
Duy có viết :
“Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời ”
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật trong hai câu thơ trên ?Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gìđẹp đẽ ?
Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của
đọan thơ trên là gì?
+ Các từ ngữ nào thể hiện nghệ thuật ?
+Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
+ Được thể hiện qua các từ thường chỉ
đặc điểm của người như: nâng, liếm.
+ Gợi tả cảnh mùa gặt ở nông thônViệt Nam thật tươi vui và náo nức
(Gió nâng tiếng hát chói chang); cánh
đồng rộng mênh mông, đang hứa hẹnmột cuộc sống ấm no và hạnh phúc
(Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân
trời)
Cảm nhận được : Với biên pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy được không khí vui tươi, nhộn nhịp, thanh bình và ấm no nơi làng quê Việt Nam vàonhững ngày mùa
II- BIỆN PHÁP 2
2 Cảm thụ văn học thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của một
đoạn viết ngắn.
Trang 11Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ýnghĩa Việc khai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tinh
tế và sâu sắc qua giá trị nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm vào.Phân tích một số
ví dụ minh hoạ cụ thể như sau
Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều
gì đẹp đẽ về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
- Học sinh phải trả lời được các câu hỏi
- Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây dừa
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi những phẩm chất gì của con
người miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ ?
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi phẩm chất gì của con người
miền Nam trong kháng chiến chống
Mỹ ?
+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
-Như dân làng bám chặt quê hương Ý
nói phẩm chất gì của con người miền
+ Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao
vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường,
anh dũng, hiên ngang, tự hào trongchiến đấu
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủychung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộcsống
+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủychung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộcsống
+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
-Như dân làng bám chặt quê hương
Trang 12Nam trong kháng chiến chống Mỹ ? Ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ
giữ đất, giữ làng, gắn bó chặt chẽ vớimảnh đất quê hương miền Nam
*Cảm nhận được :
+ Rễ, thân, lá, dáng vóc của dừa qua ngòi bút miêu tả của tác giả mang phẩmchất cao đẹp của con người miền Nam, đất nước Việt Nam
+ Cây dừa là hình tượng của con người miền Nam, đất nước Việt Nam
Ví dụ 2 : Trong bài Vàm Cỏ Đông (SGK-TV3/1) nhà thơ Hoài Vũ có
6 Học sinh phải trả lời được các câu hỏi
- Biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ là
- Học sinh nêu được :
+ Hai dòng thơ đầu ý gợi tả gì ?
(Gợi ý : Vì sao được ví như dòng sữa
mẹ)
+ Hai dòng tiếp theo ý nói gì ?
(Gợi ý : Tấm lòng người mẹ luôn đầy
ăm ắp những gì ?)
+ Hai dòng thơ đầu: Ý nói dòng sôngquê hương đưa nước về làm cho ruộnglúa, vườn cây thêm xanh tươi, đầy sứcsống Vì vậy, nó được ví như dòng sữa
mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn
+ Hai dòng tiếp theo: Nước dòng sôngđầy ăm ắp như tấm lòng người mẹ trànđầy tình thương yêu, luôn sẵn sàngchia sẻ (trang trải đêm ngày) chonhững đứa con, cho cả mọi người
* Cảm nhận được :
Dòng sông quê hương luôn mang một vẻ đẹp hiền hòa và đầy ắp những kỉ
Trang 13niệm của mỗi con người.
Những vẻ đẹp đầy ăm ắp tình người, làm cho chúng ta càng thêm yêu quý vàgắn bó với dòng sông quê hương
Ví dụ 3 : Trong bài Nghe thầy đọc thơ (sách TV4/1) nhà thơ Trần Đăng
Khoa có viết :
« Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa… » Theo em, cuộc sống xung quanh đã gợi lên như thế nào trong tâm trí củacậu học sinh khi nghe thầy đọc thơ
Học sinh trả lời được các ý sau :
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong đoạn thơ trên là gì ?
+ Các từ nào thể hiện nghệ thuật?
+ Tìm hình ảnh, âm thanh trong cuộc
sống xung quanh đã gợi lên trong tâm
trí câu học trò ?
+ Nghệ thuật nhân hóa và cách gieovần
+ Nhân hóa: thở Cách gieo vần: ngày-cây ; nhà-xa ; xa-
Tiếng ru à ơi của người bà ru cháutrong những năm tháng cậu học trò cònthơ bé
Tiếng tàu dừa trở mình dưới ánhtrăng khuya