1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây

40 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 813,5 KB

Nội dung

1.3 Nguyên nhân gây lạm phát: Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng có thể rất khá

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở nhiều các quốc gia trên thế giới Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò hết sức to lớn góp phần vào sựnghiệp phát triển của đất nước

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó và qua nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này trong quá trình học tập cũng như trong thực tế, chúng em đã thực hiện đề tài: “Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong

5 năm gần đây và một số giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát”

Đề tài được tìm hiểu theo 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận chung về lạm phát

Chương II: Tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2008-2013)

Chương III: Một số giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát

Trang 2

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1.1 Các khái niệm về lạm phát:

1.1.1 Khái niệm lạm phát:

Theo Marx, Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá lố.

Theo Lênin, Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong các kênh lưu thông.

Theo Milton Friedman, Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng của tiền tệ.

Như vậy, lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá chung theo thời gian.

Các khái niệm liên quan:

- Giảm phát là tình trạng giảm liên tục của mức giá chung theo thời gian Nó xảy ra khi nềnkinh tế suy thoái, sản xuất trì tệ, thất nghiệp gia tăng Nguyên nhân của giảm phát do sự thay đổi

từ phía tổng cung và tổng cầu

- Thiểu phát là việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết dẫn đến sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế bị “nghẹt” do thiếu tiền Nguyên nhân của thiểu phát do sự mất cân đối giữa cung tiền và cầu tiền

1.1.2 Phương pháp đo lường lạm phát:

Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổng sản phẩm quốc dân Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế Ttrong thực tế, thường được thay thế bằng một trong 2 loại chỉ số giá thông dùng khác là: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất)

Cụ thể như sau:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ):

Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ cái tiếng anh Consumer Price Index) Đây là chỉ tiêu sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá chính là lạm phát Đồng thời,phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội Công thức tính:

Trang 3

Ip = ∑ip.d

Trong đó: Ip: Chỉ số giá của cả giỏ hàng.

ip: Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng trong giỏ.

d: Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ (với ∑d=1).

Chỉ số giá sản xuất (PPI) :

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index – PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất Đồng thời, phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là biến động giá cảchi phí sản xuất

Chỉ số giảm phát (GDP):

Chỉ số giảm phát dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội Nó là tỷ lệ của tổng giátrị \GDP thực tế với tổng giá trị GDP năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theogiá so sánh hay GDP thực Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất

Tỷ lệ lạm phát :

Tỷ lệ lạm phát là được tính là phần trăm thay đổi của mức giá chung trong thời kì nghiên cứu

so với thời kì gốc Là thước đo chỉ yếu của lạm phát trong một thời kì Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát

Công thức tính tỷ lệ lạm phát: gp =( -1).100

Trong đó: gp: tỷ lệ lạm phát (%)

Ip: Chỉ số giá của thời kì nghiên cứu.

Ip-1: Chỉ số giá của cả thời kì trước đó.

1.2 Phân loại lạm phát:

1.2.1 Căn cứ vào quy mô lạm phát:

• Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát 1 con số (tỷ lệ lạm phát thấp dưới 10%/năm) Lạmphát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, đồng tiền

ổn định.Ip1 – Ip0

Trang 4

• Lạm phát phi mã: là loại lạm phát 2 hay 3 con số (trong khoảng hơn 10%, 50%, 200%,800%,…) trong một năm Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra nhữngbiến dạng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền mất giá nhanh chóng.

• Siêu lạm phát: là loại lạm phát xảy ra khi tỉ lệ lạm phát từ 3 con số trở lên, lạm phát độtbiến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã thường gây ra những thiệt hạinghiêm trọng và sâu sắc, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảyra

1.2.2 Căn cứ vào nguyên nhân:

• Lạm phát kinh niên: kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm

• Lạm phát nghiêm trọng: thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50%/năm

• Siêu lạm phát: kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm

Ngoài ra, lạm phát còn được phân thành:

• Lạm phát dự kiến (lạm phát ì): giá cả tăng liên tục, đều đặn theo 1 tỉ lệ nhất định và người

ta có thể dự đoán trước được mức độ

• Lạm phát do tiền: do tiền trong lưu thông nhiều, mất cân đối với cầu tiền

• Lạm phát cầu kéo: lạm phát từ phía cầu

• Lạm phát chi phí đẩy: lạm phát từ phía cung

1.3 Nguyên nhân gây lạm phát:

Lạm phát là sự tăng giá chung của toàn bộ nền kinh tế, mà các yếu tố đưa đến tăng giá lại rất

đa dạng và phức tạp; mức độ tác động của chúng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm

cụ thể của một nền kinh tế trước và trong quá trình xảy ra lạm phát Vì vậy, có rất nhiều nguyênnhân dẫn đến tình trạng lạm phát ở Việt Nam những năm trở lại đây “Trong một nền kinh tế,lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giản sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nềnkinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền yệ khác” Vậy nguyênnhân lạm phát là gì?

1.3.1 Lạm phát do cầu kéo:

Lạm phát do cầu kéo chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu Nguyên nhân chủ yếu

là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp, hay nói một

Trang 5

cách đơn giản sản lượng trong nền kinh tế thị trường đạt tới hoặc vượt quá mức tiềm năng của

nó Các nguyên nhân làm gia tăng tổng cầu:

• Khu vực tư nhân tự động tăng chi tiêu: Hộ gia đình tăng tiêu dùng, các doanh nghiệp tăngđầu tư

• Khu vực chính phủ: Tăng chi tiêu G, giảm thuế T

• Khu vực ngân hàng trung ương: Tăng cung tiền dẫn tới lãi suất giảm và đầu tư tăng

• Khu vực quan hệ với nước ngoài: Do tỉ giá thay đổi làm cho người nước ngoài tăng muahàng hóa và dịch vụ trong nước → xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm

Việc hàng hóa tăng lên so với mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang), mà ở đây là tăng giá chung của hầu hết các hàng hóa dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa đặc biệt thì sức mua của đồng tiền giảm đi Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được

ít hàng hóa hơn so với trước đó Nền kinh tế có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng giá lớn hơn tốc

độ tăng trưởng → Cầu kéo giá → Lạm phát và tăng trưởng ngược chiều nhau

Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng (giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng Trong khi đó,nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp Tất cả các yếu

tố nói trên gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, nhất là lương thực thực phẩm tăng theo

Bên cạnh đó thị trường lao động cũng là một dịch vụ, ở thời điểm này thị trường lao động trở nên khan hiếm, việc tăng lương là một điều tất yếu để lôi kéo nguồn nhân lực Đấy là một phần của quá trình lạm phát Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận

Y

E

AD Y0 = Y*

P0

E1 E

AD1P1

Y1

0

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn ban đầu ở

E (P0; Y0 = Y*)

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn mới ở E1

(P1; Y1)

P

Trang 6

thấy lượng tiền trong lưu thông và lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa.

Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng Có thể thấy tổng mức chi đối với C + I + G tăng, chi tiêu tăng lên trong khi có một mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, phần lớn tổng mức chi cao hơn dẫn đến giá cả cao hơn Do chính mức cầu cao hơn khiến giá cả cũng cao hơn, đó chính là lạm phát cầu kéo

1.3.2 Lạm phát chi phí đẩy:

Lạm phát chi phí đẩy – một đặc điểm của lạm phát hiện đại còn được gọi là “lạm phát đình trệ”, nó vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng, lại còn tăng thêm thất nghiệp cho xã hội Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy xuất phát từ phía cung, các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào – đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điên nước, …) là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phílên cao khiến đường tổng cung cũng tăng lên Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng:

• Tiền lương tăng nhưng năng suất lao động không tăng

• Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém hơn

• Thuế tăng

• Thiên tai, chiến tranh

Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống một cách đáng kể Nền kinh tế suy thoái nhưng không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp Đặc

Y 0

Y1

Trang 7

biệt sự biến động giá dầu lửa do OPEC tạo ra những năm 1970 đã gây ra các cuộc “lạm phát đình trệ” nghiêm trọng trên quy mô thế giới.

Bên cạnh đó, do tác động của yếu tố bên ngoài dòng tiền nước ngoài đổ vào trong nước quá nhiều, đồng tiền nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác, do giá cả của một số mặt hàngthiết yếu thường xuyên nhập khẩu tăng cao cũng là nguyên nhân gây nên lạm phát chi phí đẩy

độ của nó Tất cả mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để điều tiết một cách hợp

lý (điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong hợp đồng kinh tế, các khoản chi tiêu ngân sách,…)

Ở mức lạm phát này, tổng cung và tổng cầu sẽ tăng lên với cùng một tốc độ nhất định Vì có thể dự kiến trước chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnhcho phù hợp với tốc độ lạm phát Bởi vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã được hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trìtrong một thời gian Tuy nhiên có những cú sốc mới trong nền kinh tế (trong hoặc ngoài nước)

sẽ đẩy lạm phát khỏi “trạng thái ỳ”

E P0

Trang 8

1.3.4 Lạm phát do tăng trưởng tiền tệ:

Tăng trưởng tiền tệ được coi là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng lạm phát kéo dài Thuyết số lượng tiền tệ cho rằng, sự gia tăng khối lượng tiền trong một thời gian dài làm cho mức giá cũng tăng lên kéo dài và dễ gây ra tình trạng vì tỉ lệ lạm phát tương ứng với tỉ lệ tăng tiền Như vậy, lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ

Lý thuyết số lượng tiền tệ:

- Giả định sản lượng nền kinh tế trong 1 năm là Y; giá mỗi đơn vị hàng hóa là P →Tổng giá trị giao dịch trong năm đó là PxY

- Giả định cung tiền trong nền kinh tế là M; tốc độ chu chuyển tiền tệ trong 1 năm là V → Tổng giá trị giao dịch trong năm đó là MxV

→ phương trình trao đổi: PxY = MxV

- Giả định phân tích trong dài hạn và GDP tiềm năng không thay đổi → %∆Y = 0

- Tốc độ chu chuyển tiền tệ được ước tính tương đối ổn định và thay đổi rất ít theo thời gian → %∆V = 0

→ %∆P = %∆M → Tỉ lệ lạm phát cân bằng với tỉ lệ tăng trưởng tiền tệ

Theo Milton Friedman phát hành tiền không gây ra lạm phát vầ đưa ra quy tắc tiền tệ: chính sách tốt nhất là làm cho cung tiền tệ luôn tăng lên theo một tỉ lệ không đổi đã quy định; sản lượng sẽ tăng theo một tốc độ ổn định thì giá cả sẽ ổn định Chỉ khi tốc độ tăng M.V nhanh hơn tốc đọ tăng của sản lượng Y thì P mới tăng nhanh và lạm phát xảy ra

Có thể thấy rõ ngưỡng tăng cung tiền tệ để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng (nhân lực) Khi nền kinh tế chưa toàn dụng thì nguồn nguyên vật liệu còn nhiều, chưa khai thác nhiều Songnhiều nhà máy xí nghiệp lại bị đóng của chưa đi vào hoạt động dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, … Trong trường hợp này, khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi suất giảm đến một mức độ nào

đó, các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và tăng thêm đầu tư Từ đó, các nhà máy xí nghiệp mởcửa sản xuất, kinh doanh, … tạo việc làm cho người lao động và sản lượng lại tăng mạnh Tuy nhiên, tình hình này diễn ra quá mạnh mẽ sẽ dẫn đến tắc nghẽn trong lưu thông Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả lại tăng nhiều thì tất yếu sẽ xảy ra lạm phát

Trong việc chống lại lạm phát các Ngân hàng trung ương luôn giảm thiểu việc cung tiền Trường hợp tăng cung tiền có thể xảy ra khi Chính phủ không quản lý được lượng tiền đang lưu thông khiến cho khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên quá cao; hoặc do Chính phủ pháthành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Trong khi sản lượng hàng hóa được sản xuất

Trang 9

trong xã hội vẫn không tăng, dẫn tới tiền bị dư thừa Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêu dùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả leo thang, có khi đưa đến siêu lạm phát Đó cũng là nguyênnhân xuất phát từ tâm lý của người tiêu dùng.

1.3.5 Một số nguyên nhân khác:

Ngoài những nguyên nhân chính đã đề cập một số nguyên nhân gián tiếp cũng ảnh hưởng ít

nhiều dẫn đến lạm phát như do tâm lý người dân, chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý hay mất cân đối trong thu chi, …Ví dụ, khi người dân không dự trữ bằng tiền mặt nữa mà chuyển sang dự trữ bằng một loại hàng hóa nào đó, như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao, từ đó lạm phát sẽ xảy ra Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng, cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát

Thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra

lạm phát cao Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần thiếu hụt Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất Vì thế mà khi thâm hụt ngânsách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây lạm phát càng lớn Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu có lợi hơn Nhưng việcphát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất tăng cao hơn Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại phải mua vào các trái phiếu đó Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm phát Tóm lại, nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn

Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá tăng đồng bản tệ sẽ

bị mất giá khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái Mặt khác, khi tỷ giá hối đoái tăng, chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên Do đó giá cả của các hàng hoá này tăng lên cao Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý, mất cân đối cũng xảy ra lạm phát

1.4 Tác động của lạm phát:

1.4.1 Đối với sản lượng và việc làm:

Trang 10

Nhìn chung, tác hại của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối

đã thay đổi, đi đôi với sự gia tăng giá cả, sản lượng quốc gia có thể giảm xuống, tăng lên hoặc không đổi

- Lạm phát do cung: mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

- Lạm phát do cầu: Mức giá chung tăng, sản lượng quốc gia thường tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm

- Nếu lạm phát từ cả hai phía thì tùy theo mức độ tác động từ phía tổng cung, tổng cầu mà sản lượng sẽ tăng lên, giảm đi hoặc không đổi

1.4.2 Đối với việc phân phối thu nhập:

Nếu tỉ lệ lạm phát thấp và dự đoán được thì không xảy ra sự phân phối lại

Nếu lạm phát không được dự đoán trước và với tỉ lệ lạm phát cao sẽ dãn đến việc phân phối lại tài sản và thu nhập

- Giữa người đi vay và người cho vay: Khi lạm phát xảy ra, một phần tài sản sẽ chuyển vàongười đi vay tùy theo mức độ → có lợi cho người đi vay, người cho vay chịu thiệt

- Giữa người hưởng lương và người trả lương: người hưởng lương chịu thiệt

- Giữa người mua và người bán tài sản tài chính:

- Giữa người mua và người bán tài sản hiện vật: Khi lạm phát xảy ra, người bán tài sản có lợi vì giá của các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống

→ người mua chịu thiệt

- Giữa các doanh nghiệp với nhau: Tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệu quả kinh doanh – sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn

- Giữa chính phủ và dân chúng:

1.4.3 Đối với cơ cấu kinh tế:

- Khi lạm phát xảy ra, giá các loại hàng hóa và dịch vụ không thay đổi theo cùng tỉ lệ

- Một số ngành tăng giá nhanh, nguồn sản xuất chảy về ngành đó, làm tăng sản lượng thực của ngành Ngành có tốc độ tăng giá chậm, sản lượng sẽ giảm xuống

→ Kết quả: Tỉ trọng ngành có giá tăng nhanh sẽ cao hơn, tỉ trọng ngành các ngành khác sẽ thấp hơn → Thay đổi cơ cấu kinh tế

1.4.4 Đối với hiệu quả kinh tế:

- Làm suy yếu thị trường vốn

- Làm sai lệch tín hiệu giá cả

- Làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá

- Làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ

Trang 11

- Làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài

- Kích thích người nước ngoài rút vốn về

- Làm biến dạng cơ cấu đầu tư

Các tác động khác

Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vìkhi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lêncao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vàonhững ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiềurủi ro Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hànghóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rốiloạn Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái Sựmất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàngxuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu Lạm phát cao và siêu lạm phát làmcho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng Nguồn tiền trong xã hội bịsụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả năng thanh toán, lạm phát pháttriển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả

bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho cáchoạt động đầu tư Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thựccủa những khoản công phí Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước được làm chonguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái Tuy nhiên, lạm phát cũng có tácđộng làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường hợp nhất định Nếu hệ thốngthuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sangnhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà khôngphải thông qua luật Trong thời kỳ lạm phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vữngchắc, bên cạnh đó tiền lương danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tếcủa người lao động nói chung có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờcũng suy giảm

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước phải

áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát

Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thông qua đó nó cũng có tác động tới đời sống chính trị mỗi quốc gia Tuy nhiên, tác động trên lĩnh vực kinh tế được coi là nổi bật và quan trọng nhất Nó làm thay đổi mức độ vầ hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại

Trang 12

của thu nhập và của cải xã hội Lạm phát tác động tới nền kinh tế Việt Nam theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực.

Lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất Việc làm được tạo thêm Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm Lạm phát phải được ví như “dầu mỡ bôi trơn nền kinh tế” Trong điều kiện nào đó, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ đầu tư,do đó, giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế Mức lạm phát được xem là lý tưởng nhất trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là từ 2 –5%

• Lạm phát vừa phải cho phép Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng và tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội theo các định hướng mục tiêu

và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc Đối với sản lượng và việc làm: Nếu lạm phát xảy ra từ phía cầu thì sản lượng tăng lên

1.4.2 Tác động tiêu cực:

Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ của lạm phát Lạm phát phi mã và siêu lạm phát – với mức dộ tiến triển không thể dự báo trước và vượt qua khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của chính phủ – là những giai đoạn tai họa khủng khiếp cho đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia Lạm phát làm nền kinh tế kém hiệu quả, làm biến dạng cơ cấu đầu tư, suy yếu thị trường vốn, sai lệch tín hiệu giá cả, gây lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ

Trong lĩnh vực kinh doanh:

Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hàng hóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn Qui mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liên tục Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ có xu hướng bị đình đốn, phá sản Vì vậy trong điều kiện có lạm phát, lĩnh vực thương nghiệp thường phát triển mạnh Bên cạnh đó việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là hình thức

Trong lĩnh vực thương mại:

Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò là trung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá Điều này càng làm cho lưu

Trang 13

thông tiền tệ bị rối loạn Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như đầu cơ, tích trữ gây cung – cầu hàng hóa giả tạo…

Trong lĩnh vực về tiền tệ tín dụng:

Tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạm phát gia tăng Lạm phát làm sức mua của đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khácthường, tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hành bị phá sản do mất khả năng thanh toán và thô lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạn không thể kiểm soát nổi

Trong lĩnh vực tài chính nhà nước:

Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho NSNN qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập qốc dân nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu của NSNN (chủ yếu là thuế ) ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phá sản, giải thể…

Trong lĩnh vực đời sống xã hội:

Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn trật tự an toàn xã hội bị phá hoạinặng nề

Như vậy, lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội và nhà nước phải

cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát

1.5 Giải pháp chống lạm phát:

Trải qua lịch sử lạm phát hầu như chưa có ở nước nào có thể dập tắt hoàn toàn lạm phát mà vấn đề cần duy trì lạm phát ở mức độ vừa phải Tuy nhiên, khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu lạm phát thì lạm phát không còn được xem là công cụ điều tiết kinh tế nữa mà nhà nước cần áp dụng những biện pháp nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát sao cho thích ứng trong từng giai đoạn, tình huống của nền kinh tế

Để kiềm chế và đẩy lùi lạm phát chúng ta cần chống lạm phát cả từ hai phía cung và cầu

- Chống lạm phát từ phía cầu có thể thực hiện bằng việc sử dụng chính sách tài khóa chặt, chính sách tiền tệ chặt hoặc đồng thời cả 2 biện pháp

Trang 14

- Chống lạm phát từ phía cung có thể thực hện bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất và nângcao năng lực sản xuất trên cơ sở nâng cao hiệu quả.

Để thực hiện được điều đó cần:

- Kiểm soát để hạn chế các cú sốc cung cầu

- Kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế: hoạt động của thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc,…

- Kiểm soát để ổn định giá cả, đặc biệt là giá cả của các mặt hàng vật tư cơ bản: xăng dầu, điện nước,…

Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển

1.6 Mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất và thất nghiệp.

1.6.1 Mối quan hệ giữa lạm phát với lãi suất:

Lãi suất thực tế thường ít khi thay đổi, nó ở mức người cho vay và người đi vay có thể chấp nhận được Nếu khác đi sẽ tạo ra mức dư cầu hoặc dư cung và sẽ đẩy lãi suất này về mức ổn định Nhưng lãi suất danh nghĩa lại thay đổi theo lạm phát Như vậy, khi lạm phát thay đổi lãi suất danh nghĩa sẽ thay đổi theo để có thể duy trì lãi suất ở mức thực tế ổn định Có thể nói, lãi suất danh nghĩa thực tế = lãi suất thực + lạm phát:

Trang 15

Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì lãi suất danh nghĩa tăng theo, làm tăng chi phí cơ hội của việc giữtiền, càng giữ nhiều tiền sẽ càng thiệt Trong các cuộc siêu lạm phát, điều này đặc biệt đúng vì tiền mất giá càng nhanh, sẽ tăng mức độ gửi tiền vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm hoặc đẩy ra thị trường để mua về mọi hàng hóa có thể dự trữ, gây thêm mất cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa và tiếp tục đẩy giá lên cao.

1.6.2 Mối quan hệ giữa lạm phát với thất nghiệp:

Lạm phát và thất nghiệp là hai căn bệnh của nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lạm phát và thất nghiệp, là hai thước đo tình hình ổn định của nền kinh tế vĩ mô,

và được toàn bộ xã hội đặc biệt quan tâm Thất nghiệp và lạm phát là những vấn đề xã hội lớn được rất nhiều các nhà kinh tế học quan tâm, và nó được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề kinh

tế, chính trị, xã hội của mỗi một quốc gia

Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất tới con người, người lao động, thất nghiệp đồng nghĩa với tình trạng giảm mức sống và tăng sức ép về mặt tâm

lý của người người dân Bên cạnh thất nghiệp, thì lạm phát cũng là một biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế quốc dân Vì vậy kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức thấp là một nhiệm vụ hàng đầu của các chính sách kinh tế vĩ mô

Ban đầu dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh, năm 1958 Phillips công bố một công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỉ lệ thay đổi tiền lương và tỉ lệ thất nghiệp đã ra đời đường Phillips và gọi là đường Phillips ban đầu

Trang 16

Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó Lý thuyết này gợi ra rằng muốn giảm được tỉ lệ thất nghiệp phải đánh đổi 1 tỉ lệ lạm phát rất lớn Khi ra đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (tại đó sản lượng đạt tiềm năng và lạm phát không thay đổi) đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh hơn và có dạng như sau:

Đường PC1 cho thấy:

- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra

- Độ dốc ɛ càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể

về lạm phát Độ lớn của ε phản ánh sự phản ứng của tiền lương Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì ε lớn, nếu có tính ì cao thì ε nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang) Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp

Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế Đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỉ lệ lạm phát dự kiến (gpe)

PCE

Gpe

Trang 17

- Trong dài hạn do gp = gpe

- Tỉ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

→ Đường Phillips trong dài hạn là 1 đường thẳng đứng

KẾT LUẬN:

• Trong ngắn hạn tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp

• Trong dài hạn không tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ thất

tự nhiên

PC

0

*) (

0 = − ε uu

Đường Phillips dài hạn

Trang 18

2.1 Khái quát tình hình lạm phát ở Việt Nam từ trước 1986 đến 2007:

2.1.1 Trước 1986:

Từ năm 1980 trở về trước, tình hình lạm phát đã tồn tại nhưng không công khai, các nghị

quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam không sử dụng khái niệm lạm phát mả chỉ sử dụng các cụm

từ “chênh lệch giữa thu và chi, giữa hàng và tiền”, “vật giá không ổn định…” Hay nói cách khác lạm phát trong thời kì này là “lạm phát ngầm” Do cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước có vai trò quyết định giá cho hầu hết các sản phẩm và các dịch vụ lưu thông trên thị

trường

Thời kì 1938 – 1945

Ngân hàng Đông Dương cấu kết với chính quyền thực dân Pháp đã lạm phát tiền Đông Dương để vơ vét của cải của nhân dân Việt Nam nhằm đem về Pháp đóng góp cho cuộc chiến tranh chống phát xít Đức Hậu quả nặng nề của lạm phát là nhân dân Việt Nam phải gánh chịu giá sinh hoạt từ năm 1939-1945 bình quân là 25 lần

Thời kì 1946-1954

Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo đã pháthành đồng tài chính thay cho đồng Đông Dương và sau đó là đồng ngân hàng thay cho sức người, sức của toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm đánh đuổi quân xâm lược Pháp, kết quả giải phóng hoàn toàn đất nước

Thời kì 1955-1965

Chính phủ tay sai Mĩ ở miền Nam liên tục lạm phát đồng tiền miền Nam để bù lại cuộc chiếntranh chống lại phong trào giải phóng dân tộc ở miền Nam Mặc dù chính phủ Mĩ đổ vào miền Nam một khối lượng hàng viện trợ khổng lồ với giá trị hàng trăm tỉ đô la nhưng cũng không thể

bù đắp được chi phí bỏ ra

Thời kì 1965-1975

Ở miền Bắc, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành một cuộc chiến tranh chống Mĩcứu nước, chống phá hoại của Mĩ ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Chínhphủ ta đã phát hành số tiền lớn (gấp 3 lần tiền lưu thông của năm 1965 ở miền Bắc) để huy độnglực lượng toàn dân đánh thắng quân xâm lược Nhưng nhờ có sự viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN anh em nên chúng ta đã hạn chế được lạm phát trong thời gian này

Thời kì 1976-1980

Trang 19

Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta thiếu kinh nghiệm trong thời bình nên duy trì quá lâu

cơ chế tập trung quan lieu bao cấp toàn diện, không mở rộng sản xuất XHCN tiến hành hạch toán kinh doanh nên đã gây cho mình nhiều khó khăn, sản xuất không đủ tiêu dung, ngân sách không đủ chi tiêu, lạm phát tiền giấy liên tục và bùng nổ dữ dội với tỉ lệ lên tới 3 con số

Giai đoạn 1981-1985

Lạm phát trong thời kì này diễn ra trong điều kiện bắt đầu có những cải cách quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cơ chế kinh tế Lạm phát diển ra trên qui mô cả nước Giá cả hàng hóa tăng với tốc độ phi mã: chỉ số giá bán lẻ năm 1985 tăng 13,97 lần so với năm 1980 Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) từ 1981 đến 1985 lần lượt tăng là 70%,95%,50%,65%và 92%.Không có giải pháp tổng thể nào được đưa ra trong một thời gian dài cho đến khi xảy ra cuộc đổi tiền vào năm 1985

Có lẽ có quan niệm cho rằng đổi tiền sẽ khôi phục lại giá trị đồng bạc Việt nam và lạm phát

sẽ chấm dứt nên chính phủ mới có qui định “sức mua của đồng tiền mới gấp 10 lần sức mua của đồng tiền cũ” (Quyết định 01/HĐBT-TĐ ngày 13-9-1985) Nhưng sau đổi tiền CPI năm 1985 tăng đến 92% Cải cách 1981-1992 và 1985 không giúp lạm phát giảm mà còn trở thành tác nhân trực tiếp của lạm phát sau đó

2.1.2 Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986-2007:

* Siêu lạm phát 1986-1988

Tiếp tục hậu quả về qui định sức mua đồng tiền năm 1985, năm 1986 CPI tăng đến 775% nềnkinh tế bước vào thời kì lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong 2 năm tiếp theo Chỉ số bán lẻ năm 1998 tăng 181,48 lần so với năm 1985

Lạm phát trong giai đoạn này có 5 đặc trưng cơ bản: lạm phát 3 con số kéo dài 2 năm liên tục, được mở rộng bằng cuộc cải cách lớn về giá và lương cùng việc đổi tiền; thời kì này ảnh hưởng giá cả trong quan hệ xuất nhập khẩu tuy có nhẹ hơn thời kì 1981 – 1985 vẫn bất lợi cho cán cân thanh toán của Việt Nam; tính chất công khai của lạm phát được bộc lộ rõ rệt hơn bất cứgiai đoạn nào trước đó Hệ quả của siêu lạm phát nghiêm trọng trong 2 năm là rất nặng nề Theo nguồn tin từ Tổng cục Thống kê cho biết tỉ lệ lạm phát trong các năm 1987 – 1997:

*Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao (1989-1994)

Sau một thập kỉ lạm phát cao liên tục nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai doạn mới của lạm phát được đặc trưng bởi sự hạ sốt lạm phát

và đến năm 1994 triển vọng bước qua thời kì kiểm soát lạm phát một con số là khả năng thực

Trang 20

hiện được Trong giai đoạn này lạm phát giảm nhanh và giảm dần song song với tiến trình đổi mới kinh tế, chuyển hẳn và chuyển toàn diện sang kinh tế thị trường.

*Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam 1995-2007

Theo định hướng chung nền kinh tế Việt Nam (nền kinh tế nhiều thành phần, xóa bỏ toàn bộchế độ quan liêu bao cấp) trong những năm này tiếp tục trên đà phát triển và mục tiêu đặt ra là kiểm soát chặt chẽ sự lạm phát

Từ năm 1995 đến 2007 mức lạm phát của nước ta luôn ở một con số Trong giai đoạn này, nền kinh tế vì đã thoát khỏi khủng hoảng và phát triển khá bền vững

Sau cơn khủng hoảng lạm phát vào những năm cuối 1980 đầu 1990, giá cả chung ở Việt Nam đã duy trì ở mức ổn định với những tỷ lệ lạm phát bình quân chỉ trên 3% trong những năm

1996 – 2003 Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta được nhắc đến nhiều từ những năm 1996 – 2003

Đây là chỉ số CPI từ năm 2000 đến năm 2007 theo Tổng Cục Thống Kê:

Có thể thấy liên tục từ 1998 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau đều cao hơn năm trước

và năm 2008 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm Chỉ số CPI đã liên tục tăng suốt trong 4 năm qua: bắt đầu là 9.5% năm 2004; 8.4% năm 2005; 6.6% năm 2006; 12.6% năm 2007 và trong 4 tháng đầu năm 2008 đã tăng 11%

2.1.3 Các nguyên nhân chính:

Một là, lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nức chiếm tỉ trọng rất

lớn: vốn cố định trong những năm 80 chiếm 85-87%, cán bộ kĩ sư – kĩ thuật chiếm 95% Trong tay thành phần kinh tế nhà nước có nguồn tài nguyên to lớn, nhưng sử dụng kém hiệu quả Đại

nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ Doanh nghiệp nhà nước nhận các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước gấp 3 lần các khoản doanh nghiệp nhà nước nộp cho ngân sách nhà nước các khoản trợ cấp này cao hơn số bội chi ngân sách nhà nước Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa

và cơ bản dẫn đến lạm phát

Ngày đăng: 11/04/2015, 00:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w