1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Nghiên cứu hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam

32 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

1.2.Đặc điểm chung về hệ sinh thái - Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của nó,đó là một hệ thống hoàn chỉnh,tương đối ổn định,có sự tác động lẫn nhau giữa sinh vật và

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Nam Giang là một huyện miền núi,địa hình cách trở,dân cư thưa thớt,phần lớndân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số,đời sống của đại bộ phận người dântrong vùng còn gặp nhiều khó khăn Giao thông cách trở, đi lại khó khăn, nhất làmùa mưa.Việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính Huyện Nam Giang có tài nguyên rừng giàu có, nó trở thành một đối tượngquan trọng và chủ yếu trong đời sống sản xuất của người dân Việc phá rừng làmnương raayxkhai thác nguồn tài nguyên rừng trái phép và quá mức làm cho tàinguyên rừng ngày càng can kiệt Kéo theo hệ sinh thái rừng cũng bị tác động,môi trường bị ô nhiễm… Để khắc phục tình trạng trên trong những năm quahuyện Nam Giang thực hiện các chương trình trồng cây gây rừng, phủ xanh đấttrống đồi trọc, như trồng keo, đặc biệt trong những năm gần đây diện tích rừngcao su của huyện không ngừng tăng lên Trong đó, Chàval là một trong những

xã có diện tích rừng cao su lớn trong huyện Đó cũng là một hình thức tạo thức

để tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn huyệnnói chung và người dân xã Chàval nói riêng

Nhằm giới thiệu sơ lược về hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện NamGiang tỉnh Quảng Nam,từ đó có cái nhìn khái quát về sự khác nhau cơ bản giữa

hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo,đưa ra những biện pháp hợp lí gópphần nâng cao năng suất cây cao su,đồng thời nâng cao ý thức của người dântrong việc bảo vệ và cải thiện hệ sinh thái rừng ngày càng phong phú,đa dạnghơn,ngăn ngừa sự phá vỡ môi trường sinh thái tự nhiên ở Việt Nam và trên toàn

cầu Chính vì những lí do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hệ sinh thái rừng cao su tại xã Chàval huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam”

Trang 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

-Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinhthái rừng cao su

-Nghiên cứu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong quần xã, giữaquần xã với ngoại cảnh thể hiện qua lưới và chuỗi thức ăn

-Nghiên cứu các nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật tham gia vào chutrình địa hóa trong thiên nhiên, từ đó xác định rõ mối tương tác giữa các nhân tốlàm nâng cao năng suất sinh học của quần xã sinh vật

4.Đối tượng và phạm vì nghiên cứu.

4.1.Đối tượng nghiên cứu.

-Sinh vật rừng cao su và môi trường vật lý của chúng

4.2 Phạm vi nghiên cứu.

-Không gian: khu rừng cao su tại xã Chàval, huyện Nam Giang tỉnh QuảnNam

-Thời gian: 1 tuần

5 Phương pháp nghiên cứu.

-Nghiên cứu tài liệu: sách giáo trình, sách tham khảo, tài liệu internet.-Nghiên cứu ngoài thực địa

Trang 3

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ SINH THÁI

1.1 Khái niệm về hệ sinh thái

Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh (môitrường vật lí) của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau và với môitrường để tạo nên chu trình sinh địa hóa và biến đổi năng lượng

1.2.Đặc điểm chung về hệ sinh thái

- Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần xã và sinh cảnh của nó,đó là một

hệ thống hoàn chỉnh,tương đối ổn định,có sự tác động lẫn nhau giữa sinh vật vàmôi trường,mà ở đó thực hiện dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng

- Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh một cơ thể, thưc hiệnđầy đủ các chức năng sống như trao đổi vật chất và năng lượng giữa hệ với môitrường thông qua hai quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất Đó chính là sựtrao đổi vật chất và năng lượng giữa cơ thể trong nội bộ quần xã và giữa quần

xã với ngoại cảnh của chúng Trong hệ sinh thái qua trình tổng hợp “ đồng hóa”

do các sinh vật tự dưỡng thực hiện; còn quá trình phân hủy “dị hóa” do các sinhvật phân giải thực hiện

- Hệ sinh thái là một hệ động lực mở và tự điều chỉnh vì tồn tại dựa vàonguồn vật chất và năng lượng từ môi trường; trong giới hạn sinh thái củamình,hệ có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định

1.3 Khái niệm hệ sinh thái rừng cao su

- Hệ sinh thái rừng cao su là tập hợp quần xã sinh vật mà chủ yếu là câycao su với môi trường vô sinh của nó Các sinh vật có sự tương tác với nhau vàvới môi trường để tạo nên các chu trình dịa hóa và biến đổi năng lượng trong hệsinh thái rừng cao su

- Đặc điểm: Hệ sinh thái rừng cao su tương đối đơn giản về thành phần vàthường đồng nhất về cấu trúc cho nên khó bền vững Tuy nhiên năng suất sinhvật và năng suất kinh tế là mục đích hoạt động chủ yếu của người dân

Trang 4

1.4 Các thành phần của hệ sinh thái

1.4.1 Thành phần vô cơ.

- Chất vô cơ: Nước, CO2, O2, N2, P,

- Chất hữu cơ: Protein, lipit, gluxit, vitamin, các chất mùn,

- Các yếu tố khí hậu: bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,…Chúng có ảnh hưởng tổng hợp lên đời sống của hệ sinh thái: đến sự phân bố, cấutrúc, sinh trưởng, phát triển và năng suất của quần thể hệ sinh thái rừng cao su.Đối với cây cao su ,cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình

- Thành phần thực vật: Cây cao su, các loài cây thân bụi, cỏ…

+ Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu với cây cao su là thànhphần chính của hệ sinh thái Ngoài ra còn trồng xen các cây hoa màu,như cây họđậu đối với cây cao su khoảng từ năm thứ nhất tới năm thứ 3, vì rễ cây họ đậu

có nốt sần cố định đạm do đó cung cấp một phần nitơ cho đất

+ Thành phần cây bụi nhỏ và cỏ dại cũng là một phần trong cấu trúc hệsinh thái rừng cao su Chúng có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ đất, chốngxói mòn, giữ độ ẩm cho đất, tham vào quá trình hình thành, cải tạo đất Tuynhiên, chúng cũng có thể là tác nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trongcông tác trồng và phục hồi cao su

+ Vi sinh vật tự dưỡng như tảo và một số vi khuẩn có khả năng quanghợp

1.4.2.2.Sinh vật tiêu thụ:

Gồm những động vật ăn thực vật và những động vật ăn động vật,được gọi

là những sinh vật dị dưỡng Sinh vật tiêu thụ được chia thành các bậc như sau:

Trang 5

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Động vật ăn thực vật hay ký sinh trên thực vật.Cây cao su cũng như các loài cây khác trong hệ sinh thái đều bị nhiều loài côntrùng tấn công,như côn trùng miêng nhai (mối, sâu róm, châu chấu, sung hại rễ),côn trùng chích hút (nhện, rệp, bọ xít), ốc sên, chim ăn hạt,…

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: Là động vật ăn thịt,sử dụng sinh vật tiêu thụbậc 1 làm thức ăn,như chim ăn sâu,chuột ăn châu chấu,ếch ăn kiến,thằn lằn ăncôn trùng

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Là động vật sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2làm thức ăn cho mình,như rắn ăn chuột,ếch:diều hâu,cú ăn chuột

Sinh vật phân giải: gồm các sinh vật song dựa vào sự phân giải các chấthữu cơ cí sẵn Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại môi trườngcác chất vô cơ đơn giản ban đầu, như vi khuẩn, nấm, giun đất

1.5 Quan hệ sinh thái giữa các loài trong hệ sinh thái rừng cao su

1.5.1 Quan hệ hỗ trợ

- Các cây cao su trong giai đoạn đầu có quan hệ hỗ trợ là chủ yếu, chúng

sẽ cùng nhau tạo bóng mát, che phủ đất chống nóng, chống gió bão…

- Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn, nấm men và động vât đơn bào sốngtrong ống tiêu hóa của sâu bọ, chúng góp phần tăng cường tiêu hóa, nhất là tiêuhóa chất xenluloz

- Quan hệ hội sinh: hiện tượng ở gửi của sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến,nhờ đó chúng được bảo vệ tốt hơn và tránh được khí hậu bất lợi mà không làmhại đến kiến

1.5.2 Quan hệ đối kháng

- Quan hệ cạnh tranh: Các loài tuy khác nhau nhưng có chung nhu cầu vềthức ăn,nơi ở và các điều kiện sống khác,điều đó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh vàngày càng gây gắt,nhất là khi các nhu cầu đó không đủ để đáp ứng cho tất cả cácloài trong quần xã

+ Cây cao su và các cây thân bui cạnh tranh với nhau ở phía trên về ánhsáng, dưới đất về nước và nguồn dinh dưỡng

+ Các loài cỏ cạnh tranh về nguồn muối dinh dưỡng

Trang 6

+ Sâu ăn lá cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn khi mật độ cá thể tăngquá cao,…

Qun hệ vật ăn thịt và con mồi: Là quan hệ trong đó,vật ăn thịt là động vật

sử dụng những loài động vật khác làm thức ăn và con mồi sẽ bị tiêu diệt ngaysau khi bị vật ăn thịt tấn công

+ Chuột ăn châu chấu hoặc côn trùng Quan

+ Rắn ăn chuột hoặc ếch

+ Diều hâu ăn rắn, chuột hoặc chim,…

Quan hệ ký sinh – vật chủ: Là quan hệ sống bám của một sinh vật – vật

ký sinh,trên cơ thể sinh vật khác – vật chủ,bằng cách ăn mô hoặc thức ăn đãđược vật chủ tiêu hóa,chế biến sẵn để chúng tồn tại và phát triển mà không giếtchết ngay vật chủ

+ Sâu bọ ký sinh và ăn lá cây cao su

+ Vi khuẩn ký sinh trong đường ruột của một số loài đông vật như chuột,chim,…

Trang 7

CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG CAO SU

2.1 Chuỗi thức ăn

2.1.1 Khái niệm

- Khái niệm 1: Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa cácloài trong quần xã, trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản phẩm của nólàm thức ăn, về phía mình nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp

- Khái niệm 2: Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật cóquan hệ dinh dưỡng với nhau Mỗi loài là một mắt xích thức ăn, vừa là sinh vậttiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ

2.1.2 Đặc điểm chuỗi thức ăn

- Các sinh vật trong một chỗi thức ăn thường được chia thành 3 nhóm sinhvật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy

- Nếu căn cứ vào chất hữu cơ đầu tiên là cây xanh hay mun bã hữu cơ sẽ

có 2 loại chuỗi

2.1.2.1 Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng

- Cấu trúc chuỗi gồm tất cả thực vật có hạt diệp lục

- Có 3 nhóm chính: vật cung cấp, vật tiêu thụ và vật phân giải

+ Vật cung cấp: là thực vật (cây cao su, một số loài cây cỏ,cây thân bụi).+ Vật tiêu thụ bậc 1(VTTB1): gồm động vật ăn thực vật hay là các sinhvật ký sinh trên thực vật xanh

+ Vật tiêu thụ bậc 2(VTTB2): gồm động vật ăn thịt, sử dụng vật tiêu thụbậc 1 làm thức ăn

+ Vật tiêu thụ bậc 3(VTTB3): gồm động vật ăn thịt sử dụng vật tiêu thụbậc 2 làm thức ăn

+ Vật phân hủy: Vi khuẩn, nấm, giun

- Sơ đồ chuỗi: Vật cung cấp ( thực vật ) Động vật ăn thực vật(VTTB1) Động vật ăn động vật ( VTTB2) Động vật ăn động vật( VTTB3)…

- Ví dụ:

Trang 8

+ Cỏ (Vật cung cấp)  Châu chấu (VTTB1)  Chuột (VTTB2)  Rắn(VTTB3)  Vi sinh vật phân giải (Vật phân hủy).

+ Lá cây cao su  Sâu ăn lá  Chim  Diều hâu  Vi sinh vật phângiải

- Nhận xét: Kích thước của các động vật tiêu thụ càng ở các cáp sau cànglớn hơn cấp trước ngay sau nó; số lượng cá thể qua mỗi mắt xích ngày cànggiảm dần

2.1.2.2 Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã sinh vật và vật tiêu thụ bậc 1 là vật phân hủy

Ví dụ: Chất mun bã  Giun (VTTB1)  Chim (VTTB2)  Diều hâu(VTTB3)

Trang 9

Sâu Cú

Lá Châu chấu Chim

Rắn

- Nhận xét:

+ Mỗi loài sinh vật trong quần xã không chỉ liên hệ với một chuỗi thức

ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn khác Tất cả các chuỗi thức ăntrong quần xã hợp thành lưới thức ăn

+ Tất cả các chuỗi thức ăn đều là tạm thời và không bền vững nên cấutrúc của quần xã có thể bị thay đổi

Trang 10

+ Do cấu trúc của quần xã rừng cao su ít đa dạng về thành phần loài nêntính ổn định của quần xã thấp.

2.3 Bậc dinh dưỡng và hình tháp sinh thái rừng cao su

2.3.1 Bậc dinh dưỡng

- Trong chuỗi thức ăn,các mắc xích làm thành các bậc dinh dưỡng Trongquần xã,mỗi bậc dinh dưỡng gồm nhiều loài cùng đứng trong một múc nănglượng

- Bậc dinh dưỡng là đơn vị cấu trúc nên chuỗi thức ăn Có nhiều bậc dinhdưỡng:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1( sinh vật sản xuất thuộc mắc xích số 1) gồm cácsinh vật có khả năng tự dưỡng

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (thuộc mắc xích số 2) gồm các động vật ăn cácsinh vật sản xuất,đó là sinh vật tiêu thụ bập 1

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 ( thuộc mắc xích số 3) gồm những động vật ănđộng vật,đó là sinh vật tiêu thụ bậc 2,…

2.3.2 Các hình tháp sinh thái học rừng cao su.

2.3.2.1 Khái niệm hình tháp sinh thái học

- Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã được thể hiện bằngchuỗi,lưới thức ăn và các bậc dinh dưỡng Số lượng cá thể, sinh vật lượng, hoặcnăng lượng được xếp theo bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao bao giờ cũng sắp xếptheo hình tháp Hình tháp sinh thái được biểu diễn bằng những hinh chữ nhật

Trang 11

xếp chồng lên nhau Các hình chữ nhật đều có cùng một chiều cao, chiều dàiphụ thuộc vào năng lượng hay số lượng của cùng một bậc dinh dưỡng.

- Hình tháp có dạng thu nhỏ dần ở trên do hình tháp sinh thái học tuântheo quy luật: Sinh khối của sinh vật sản xuất bao giờ cũng lớn hơn sinh khốicủa sinh vật tiêu thụ bạc 1, sinh khối của sinh vật tiêu thụ bậc 1 lại lớn hơn sinhkhối của sinh vật tiêu thụ bậc 2,… Như vậy, tổng năng lượng bao gồm (số lượnghay khối lượng) liên tiêp giảm giữa các bậc dinh dưỡng, nên hình tháp có đáy to

+ Kích thước cơ thể của những cá thể thuộc bậc dinh dưỡng cao thườnglớn hơn kích thước cơ thể của những cá thể ở bậc dinh dưỡng thấp

+ Số lượng cá thể ở bậc dinh dưỡng cao lại ít hơn số lượng cá thể ở bậcdinh dưỡng thấp

- Ví dụ: Chuỗi thức ăn: Cỏ lạc  Sâu róm  Chim ăn sâu

Chim ăn sâu 10 con

Hình 1 Sơ đồ hình tháp số lượng 2.3.2.2.2 Hình tháp sinh vật lượng

- Là hình tháp biểu thị tổng trọng lượng chất khô ( gam, kg) hay các chỉ

số đo khác của tổng số chất sống Nó được xây dựng trên cơ sở phân tích các

Cỏ lạc 100.000 cây

Sâu róm 1000 con

Trang 12

bậc dinh dưỡng theo sinh vật lượng và chuỗi thức ăn có vật ăn thịt, thường códạng hình tháp với đỉnh nhọn phía trên.

- Đặc điểm hình tháp

+ Có đáy rộng, đỉnh nhọn

+ Nó có giá trị khoa học cao hơn hình tháp số lượng, vì mỗi bậc dinhdưỡng được biểu thị bằng số lượng chất sống (gam, kg), do đó có thể so sánhphần nao các bậc dinh dưỡng với nhau

+ Hạn chế: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của chất sống trongcác bậc dinh dưỡng là khác nhau; không chú ý đến thời gian trong việc sinh vậtlượng ở mỗi bậc dinh dưỡng; hình tháp sinh vật lượng này không đề cập tới vikhuẩn, vì tuy kích thước nó nhỏ nhưng tốc độ chuyển hóa và tác dugj của nó rấtlớn

- Ví dụ:

Chim ăn sâu

Hình 2 Sơ đồ hình tháp sinh vật lượng.

2.3.2.2.3 Hình tháp năng lượng

- Đây là loại hình tháp hoàn thiện nhất Các bậc dinh dưỡng trong hìnhtháp được trình bày dưới dạng tỷ số giữa số năng lượng ( tính bằng kcal ) đượctích lũy trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích hay thể tích

- Đặc điểm:

+ Đáy rộng, đỉnh nhọn, do khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậcdinh dưỡng cao luôn có sự mất năng lượng, nên chỉ còn giữ lại một phần nănglượng rất nhỏ cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể

Cỏ lạc 5000kg

Sâu róm 40kg

5kg

Trang 13

+ Nó là loại hoàn thiện và có giá trị nhất, vì nó không những cho phép sosánh các hệ sinh thái với nhau, mà còn có thể đánh giá vai trò của quần thể cácloài trong hệ sinh thái.

- Ví dụ: Năng lượng mặt trời  Cỏ lạc  Sâu róm  Chim ăn sâu

2.4 Chu trình địa hóa trong hệ sinh thái rừng cao su

- Chu trình địa hóa ( chu trình vật chất) trong hệ sinh thái là sự trao đổiliên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật Nhờhoạt động quang hợp, cây xanh hấp thu CO2, muối khoáng và nước để tổng hợpcacbonhydrat và các chất dinh dưỡng khác Những hợp chất này cây xanh sửdụng làm thức ăn,cuối cùng lại được sinh vật phân giải, trả lại môi trường nhữngchất ban đầu

- Chu trình địa hóa là chu trình trao đổi các chât trong tự nhiên,theođường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng,rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường Hay đó còn là chu trình vận độngcủa các chất vô cơ trong hệ sinh thái theo đường từ ngoại cảnh chuyển vào cơthể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại ngoại cảnh Chu trình địa hóaduy trỳ sự cân bằng vật chất trong sinh quyển

- Chu trình địa hóa được chia thành 2 nhóm: Chu trình các chất khí và chutrình các chất lắng đọng

+ Chu trình các chất khí: Các chất tham gia có nguồn dự trữ trong khíquyển hay thủy quyển, sau khi đi qua quần xã sinh vật, ít bị thất thoát, phần lớnhoàn lại cho chu trình Bao gồm những nguyên tố: cacbon, nitơ, nước Ở dạngkhí chúng chiếm ưu thế trong chu trình,măt khác từ cơ thể sinh vật chúng trở lạimôi trường tương đối nhanh

+ chu trinh các chất lắng đọng: Các chất tham gia có nguồn dự trữ từ vỏtrái đất, sau khi đi qua quần xã, phần lớn tách khỏi chu trình đi vào các chất lắngđọng, gây thất thoát nhiều hơn Đây là chu trình của những chát lưu huỳnh,photpho

Trang 14

- Sơ đồ tổng quát về trao đổi vật chất trong tự nhiên.

2.4.1 Chu trình nước

- Nó không chỉ là nguồn õi, hydromaf còn là thành phần quan trọng cuẩ

cơ thể sống Chu trình nước có 2 dạng quan trọng là:

+ Quá trình bốc hơi nước trên bề mặt Trái Đất: Năng lượng Mặt Trời làmcác thủy vực bốc hơi tạo hành hơi nước trong khí quyển, hơi nước tích tụ lạithành mây, mây được gió mang đi gặp lạnh tạo thành mưa, mưa rơi một phầnthấm vào đất một phần đổ vào biển và đại dương, Nước thấm vào đất sẽ được rễcây hút rồi thoát hơi nước vào khí quyển, phần khác được con người khai thác

và sử dụng Lượng nước rơi xuống bề mặt lục địa rất ít, trong đó 2/3 lại bốc hơivào khí quyển

Phần trao đổi giữa quần thể và quần xã với môi trường

Sinh vật sản xuất

Sinh vật tiêu thụ

Phần

vật chất

lắng

dọng

Chất dinh dưỡng trong tự nhiên

Sinh vật phân giải

Trang 15

+ Quá trình thoát hơi nước do thực vật: thực vật chỉ dung một phần nướcmưa rơi xuống rồi lại thoát hơi nước vào khi quyển Khối lượng nước bốc hơi dothực vật là rất lớn.

Chu trình nước có thể chia thành 4 mảng lớn: Mảng khí quyển ở phía trên

bề mặt trái đất Còn ở bề mặt trái đất có 3 mảng: Mảng lục địa, gồm nguồn nước

ao, hồ, sự bốc hơi nước từ các sinh vật và hoạt động của núi lửa thiêu đốt hơinước làm giảm độ ẩm hơi nước Mảng đại dương,nhận nước từ lục địa và khíquyển Mảng các núi bang ở các cực thường xuyên bị chảy ra xuống đại dương

do nhiệt độ không khí nóng lên Giữa các khí quyển và bề mặt Tái Đất có sựluôn chuyển của nước ở dạng hơi nước

2.4.2 Chu trình cacbon

- Cacbon tham gia vào thành phần cấu tạo của cacbonhydrat, chất tiềnnhân để hình thành nên các hợp chất hữu cơ khác như protein, lipit, các vitamin,

- Cacbonhydrat đi vào chu trình dưới dạng CO2, một phần được thực vật

sử dụng để tạo chất hữu cơ, tạo thức ăn cho các động vật ăn cỏ… Hô hấp củađộng vật, thực vật và sự phân giải của vi sinh vật đã trả lại CO2 và nước cho môitrường

- Chu trình cacbon có thể chia thành 4 mảng lớn: Mảng khí quyển ở phíatrên bề mặt trái đất Còn ở bề mặt trái đất có thể chia thành 3 mảng; Mảng lụcđịa do hoạt động của các quá trình địa chất và sinh học; mảng đại dương vàmảng do hoạt động của con người Giữa khí quyển và bề mặt Trái Đất có sựluân chuyển cacbon

2.4.3 Chu trình nitơ

- Không khí chứa tới 78% nitơ, nhưng hầu như không có một sinh vật nào

có thể sử dụng được trực tiệp từ không khí ( trừ vài loài cố định đạm, tảo lamcộng sinh với bèo dâu) Nitơ xâm nhập vaoh hệ sinh thái là nhờ: Hiện tượngphóng điện do sấm sét hay từ chất thải của các quả trình dị hóa, do động vật tạo

ra (urê, ammoniac…) Nhờ hoạt động cuae các vi khuẩn cố định đạm đã tạo ramột số lượng lớn nitơ

Trang 16

- Chu trình nitơ cũng có thể phân thành 4 mảng lơn: Mảng khí quyể,mảng trầm tích, mảng của vi sinh vật, mảng của động vật và thực vật.

2.4.4 Chu trình photpho

- Photpho có trong thành phần của cơ thể sinh vật và và khi sinh vật chết

đi tạo ra một nguồn photpho, tham gia vào chu trình lắng đọng, có khối lượnglớn dưới dạng quặng

- Có thể chia thành các mảng: Mảng sinh vật và các chất thải tạo ra từchúng, mảng các mỏ quặng và các hoạt đông khai khoáng của con người, mảngtrầm tích ở biển và đại dương

2.4.5 Các con đường hoàn lại vật chất vào chu trình sinh địa hóa

- Sự bài tiết sơ cấp (nước tiểu, phân) của động vật

- Sự phân giải các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ vi sinh vật (nấm, vikhẩn…)

- Xác sinh vật, phân, nước tiểu khi tự tiêu sẽ giải phóng ra 25-27% chấtdinh dưỡng trước khi bị vi sinh vật phân giải

- Do năng lượng của Mặt Trời (thủy triều, ánh sáng) và con người sảnxuất tạo ra các loại phân bón (đạm, lân,…)

Điều quan trọng nhất trong chu trình trao đổi vật chất không phải là lượngcác chất có thể trao đổi mà là cường độ của sự trao đổi và tốc độ của dòng vậnchuyển vật chất nhanh hay chậm, mạnh hay yếu

Ngày đăng: 10/04/2015, 17:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w